Bài viết tháng 3 năm 2017

Ngày 30/03/2017

(Lê Thanh Đức - làm cho Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc UNDP)

Giải pháp giảm vũ khí hạt nhân:

1/ Các thể chế nhà nước đạt tiến bộ (dân chủ, quyền lực của nhân dân, phát triển con người...).

2/ Các khối đạt liên hệ với nhau hướng tiến bộ (Asean, EU....).

3/ Bốn thế lực chính là Mỹ, Trung Quốc, Nga, EU ngăn các nước nhỏ, các khu vực vực nhỏ chạy đua vũ khí hạt nhân, giải giáp dần (Ấn Độ, Pakistan...).

Bằng đạt tiến bộ trong kinh tế, lợi ích song phương hợp tác (hội nhập) cùng biên giới ....

Ràng buộc lợi ích trong các mỗi quan hệ kinh tế thế giới, kiểu 'những cuộc chiến nổ ra sẽ kéo' Mỹ, Trung Quốc, Nga thụt lùi do quy mô mức độ và chiến lược của nước nhỏ đối đầu (mời xem: Trung Quốc phải sợ chiến tranh như thế nào? https://sites.google.com/site/weblethanhduc/bien-dhong-1/trung-quoc-phai-so-chien-tranh-nhu-the-nao)

Những nước nhỏ trên thế giới tạo mỗi quan hệ với bốn thế lực trên theo hướng tiến bộ. Khi một thế lực đi ngược với xu hướng tiến bộ 'trong các mỗi quan hệ' sẽ bị gạt ra. Chẳng hạn; khi Trung Quốc tạo chỗ dựa sai cho Pakistan để Pakistan chống Ấn Độ thì mọi nước trên thế giới sẽ giảm sự tin tưởng, khi đó ba thế lực còn lại sẽ dành được phần hơn của mọi nước khác trông về (Trung Quốc bị loại). Thế giới đạt hướng tiến bộ vì lợi ích chung, vì để đi đúng xu hướng tiến bộ nhân loài mà không bị chia rẽ (kiểu Trung Quốc dùng 'lợi ích riêng rẽ' để chia rẽ Campuchia với khối Asean trong vấn đề ra tuyên bố Biển Đông).

4/ Sự phát triển kinh tế xã hội của thế giới giúp cuộc sống người dân hạnh phúc, giảm đói nghèo.

Dân trí nâng cao giúp người dân sống hòa thuận với nhau hơn (giảm mâu thuẫn sắc tộc, phân biệt chủng tộc...).

Đạt quá trình sản xuất không còn phụ thuộc chủ yếu vào chèn ép tranh dành lợi thế kiểu địa chính trị, sự lũng đoạn của nước khác (nước đó bị kém lợi thế cạnh tranh...).

5/ Những mỗi quan hệ trong quá trình sản xuất, phát triển tạo mỗi liên hệ gắn kết. Sự hội nhập tạo sự đan xen lợi ích của tất cả các nước mà đều bị ràng buộc cần sự ổn định.

6/ Triệt tiêu dần những nguy cơ gây xung đột biên giới. Chẳng hạn: chiến tranh biên giới giữa Việt Nam và Lào là xác xuất cực thấp.

7/ Chiến tranh bị ràng buộc lên xuống nhiều cấp độ.

Không bị leo thang nhanh chóng.

Ràng buộc được: những gắn kết, những tổ chức, những tỷ lệ leo thang gắn với thiệt hại, mức xu hướng tiến bộ của thế giới (Mỹ hiện nay xu hướng tách biệt hơn sẽ làm giảm xu hướng tiến bộ)...

8/ Không lợi dụng được xung đột kìm hãm lẫn nhau.

Cạnh tranh trong phát triển kinh tế xã hội là theo hướng chuẩn mực; các thị trường tạo đan xen gắn kết, đạt quy mô...

9/ Xã hội đạt phân chia công bằng, phù hợp hướng tiến bộ...

Lợi ích bị cục bộ, nhóm...mà tạo không công bằng với nhân dân thì có nhiều 'nhóm lợi ích' không ngại chiến tranh; nhân dân bị tác động trực tiếp của chiến tranh.

10/ Trong bộ tứ quyền lực phân tích được nguyên do dễ nguy cơ xung đột 'bộ tứ'.

(1) Trung Quốc: do tranh dành địa chính trị khu vực, cạnh tranh thị trường với Mỹ và các nước, cạnh tranh quá trình sản xuất (luật chơi hướng tiến bộ chưa? bản quyền, luật thương mại....)

Phương pháp: Sự tiến bộ của khu vực; sự tiến bộ quá trình sản xuất; đáp ứng phát triển con người...tạo bền vững và hòa bình cho Trung Quốc và các nước.

(2) Nga: biên giới Nga - Trung, sự can thiệp của các nước lớn vào các khu vực (chủ yếu với Mỹ), chính sách Nga chủ yếu dựa vào tài nguyên có dồi dào và tích tụ quân sự chi phối cùng thế giới, khó tạo khối liên kết (vì tự nước Nga đã quá lớn), tranh dành ảnh hưởng với các nước nhỏ dọc biên giới,...

Phương pháp: Nỗ lực thể chế hành chính tiến bộ; EU và thế giới bảo vệ lá phổi Nga (môi trường rừng trải rộng); chính sách của Nga nên thay đổi là tạo quan hệ tốt với láng giềng cùng thịnh vượng (Nga có ưu thế tài nguyên và khoa học kỹ thuật; Nga có nhiều nước láng giềng trải dài cùng thịnh vượng là có ưu thế lớn với thế giới - Nga đạt được láng giềng thịnh vượng là chiến lược siêu cường, hơn là chiến lược tranh cường như hiện nay; kiểu vướng tranh cùng Mỹ ở Trung Đông); các khu vực khác trên thế giới đạt tiến bộ (để Nga và Mỹ không dính vào cùng tranh dành ảnh hưởng)...

Vấn đề biên giới Nga - Trung là nan giải, giải pháp: 'lá phổi' (rừng Nga)- bảo tồn của cả thế giới; mọi vùng biên giới khác của Nga đạt thịnh vượng với láng giềng để không bị lo tứ phía; Sự tiến bộ mọi vấn đề của thế giới ràng buộc - gắn kết; tiềm lực tài nguyên Nga; Trung Quốc phải dựa vào cửa hậu của Nga; Trung Quốc đạt tiến bộ trong 'phát triển con người' (đáp ứng cuộc sống - lao động sản xuất...người dân nhờ quá trình sản xuất tiên tiến, đạt quy mô...mà không tràn biên giới) ...

(nhiều vấn đề nữa của quan hệ Nga - Trung trình bày sau; những không nổ ra nhưng vấn tác động thế giới?...).

(3) Mỹ: tranh dành thị phần; tích lũy lợi thế gắn với quân sự, tranh dành của tích lũy khoa học đi trước, muốn tích lũy sức mạnh tổng thể của đi trước để tạo thị trường có lợi - phù hợp phát triển Mỹ, mọi gắn kết có Mỹ...

Phương pháp: tiến bộ thế giới; nước Mỹ đạt tiến bộ trong thể chế vì 'phát triển con người'; những hợp tác quốc tế đạt hướng chuẩn mực; đan xen - gắn kết mọi nền kinh tế; nước Mỹ đề cao được các chuẩn mực thế giới văn minh (đầu tàu gương mẫu: chống biến đổi khí hậu; chính sách thương mại tốt....).

Chính sách của tổng thống Mỹ hiện nay Donald Trump có vẻ bị chệch hướng thúc đẩy tiến bộ cho thế giới...

(4) EU: trình bày riêng.

.... còn nữa...

Ngày 22/03/2017

Châu ÂU đi về đâu? trả lời, một châu Âu thống nhất sẽ:

1/ Không gian rộng hơn.

2/ Quy mô các lĩnh vực lớn và hiệu quả hơn.

3/ Con người thoát được phần nào sự cai trị các nhà nước. Chủ nghĩa dân túy phần nào nâng cao 'sự cai trị nhà nước' (cũng cố các chính quyền riêng rẽ).

4/ Thực thi phát triển con người tốt hơn.

5/ Bản sắc có sự thay đổi theo các vùng do có sự biến đối theo quy mô và có hướng tiến bộ.

Sẽ hình thành những vùng mới với 'lợi thế' phát triển những lĩnh vực. Cuộc sống gắn với lĩnh vực gì đặc trưng mà sẽ tạo sự 'đặc sắc' về văn hóa nơi đó.

6/ Người dân được hưởng sự phong phú và độc đáo của hệ thống đô thị khắp châu Âu, không bị bó hẹp.

Paris sẽ gắn kết với cuộc sống của nhiều người dân khắp châu Âu hơn (chính sách tự do....).

7/ Điều chỉnh được lại sự phát triển các lĩnh vực theo hướng quy mô hơn, tối ưu hơn.

8/ Được tương trợ lẫn nhau trình độ khoa học kỹ thuật và tích lũy đi trước.

Người dân nhiều nước khác được tham gia 'bình đẳng' vào nền công nghiệp tiên tiến Đức. Nền công nghiệp nước Đức phải điều chỉnh để có 'vệ tinh' ở các nước khác, các vùng khác...

9/ Phổ biến được các xu hướng tiến bộ trong quá trình phát triển xã hội loài người. Mô hình thu nhỏ của thế giới mà có những thỏa thuận thực thi dễ hơn khi áp dụng cả thế giới.

10/ Tự tạo được an ninh, gắn kết hơn của mọi nước trong khối. Tôn trọng nhau hơn.

11/ Khối thị trường là cửa mở dễ dàng hơn với mọi nơi khác trên thế giới.

12/ Tạo niềm tin chuẩn mực với mọi nước khác trên thế giới trong các mỗi liên hệ (chuẩn mực của mọi nước trong EU ràng buộc).

13/ Sự khám phá, sáng tạo, thúc đẩy và áp dụng khoa học kỹ thuật có bước nhảy của tích lũy mới...nhờ sự gắn kết quy mô, nhờ không gian thể hiện lớn hơn.

Châu Âu trở thành lục địa trẻ nhất, chứ không phải lục địa già do áp dụng được khoa học kỹ thuật phục vụ cuộc sống hiệu quả (dễ thực thi các chuẩn mực phát triển con người).

14/ Ổn định các xu hướng mà các nước khác trên thế giới dễ điều chỉnh khi muốn mối liên hệ cùng.

15/ Dễ hòa nhập với các nước đạt những chuẩn (chẳng hạn, châu Âu dễ đạt mỗi quan hệ tốt với Nhật Bản, Singapore...).

16/ Khi thế giới ngày càng tiến bộ thì ranh giới của EU với mọi khu vực khác trên thế giới sẽ hòa dần vào nhau (hướng cùng 'chuẩn mực').

17/ Hiệu quả hơn của nền quốc phòng nếu có chiến lược đúng.

Nga có xung đột với Ukraine làm lung lay khối EU.

Xung đột Ukraine làm Nga mất vị trí siêu cường.

18/ Dễ điều chỉnh lại chính sách với khu vực hồi giáo ở Trung Đông.

19/ Phải tạo đồng thuận ràng buộc hướng tiến bộ (chuẩn mực) các thể chế nhà nước.

20/ Phải chia sẻ, gắn kết được lại quy mô mọi lĩnh vực mới tồn tại và thúc đẩy thịnh vượng chung.

21/ EU phải tận dụng được lá phổi Nga (môi trường rừng rộng lớn) và tài nguyên dồi dào Nga.

Chính sách đúng của các nước vùng ven với Nga.

Lấy khoa học kỹ thuật phục vụ cuộc sống, chuẩn mực các thể chế mà mình xây dựng được, mối quan hệ cùng tiến bộ với khắp nơi trên thế giới (phát triển con người, giáo dục, văn hóa, môi trường, khoa học kỹ thuật, giao lưu....)...để điều chỉnh nước Nga không bị chệch theo hướng tranh dành siều cường kiểu đế quốc mới (tích tụ lớn quốc phòng, tích tụ quyền lực nhà nước....).

22/ EU không bị lạc hướng tích tụ 'vật chất' kiểu Mỹ mà hướng tiến bộ hơn trong phát triển con người để tối ưu 'vật chất' tạo ra.

23/ Gánh vác lẫn nhau sự thúc đẩy phát triển con người.

Nợ công do thể chế nước đó hoạt động kém, nhưng cũng có phần lớn do chi tiêu cho 'phát triển con người'. Các nước giúp nhau sẽ giảm chi phí (chẳng hạn, Hy Lạp đang khó khăn thì người dân vẫn có điều kiện tiếp thu nền giáo dục tiên tiến ở các nước phát triển trong EU).

24/ EU phát triển 3 kiểu đô thị mà tạo hiệu quả trong sử dụng vật chất (kiểu nông thôn, kiểu thành phố thông minh, kiểu Paris ...mời xem bài viết riêng).

Khi đó có thể nhiều tuyến đường, nhiều cơ sở vật chất để gàn gũi thiên nhiên mà không bị xay dựng kiểu 'bê tông').

25/ Phấn đấu đạt bước nhảy mới con người để giảm các chi phí trong quản lý xã hội (cá nhân đạt giáo dục và chinh phục cuộc sống thì tự đạt tự do và mọi vận động giúp xã hội tiến bộ).

26/ Có EU làm cho thế giới dễ liên kết hơn hướng tiến bộ, ít bị chia rẽ, ít bị tranh hùng tranh bá....

Còn nhiều vấn đề nữa....(sẽ trình bày sau)

Ngày 14/03/2017

Bàn về châu Âu nhiều tốc độ:

1/ Tích tụ khoa học kỹ thuật trong công nghiệp là thường lớn hơn rất nhiều so với những lĩnh vực khác như nông nghiệp...

Tích tụ khoa học kỹ thuật trong sản xuất công nghiệp ở các nước là khác nhau, do quá trình ban đầu phát minh ra sản phẩm, tích lũy theo thời gian, thị phần đã dành được....Chẳng hạn dễ thấy nhất là trong sản xuất điện thoại di động thì hãng Samsung đang dẫn đầu ở châu Á.

Tương tự ta thấy ở châu Âu nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật trong sản xuất của nước Đức đi trước nhiều nước (như Ba Lan...), chẳng hạn sản xuất xe ô tô.

Chúng ta thấy tích lũy quy mô ở các nước trong châu Âu là khác nhau. Sự tăng trưởng của nhiều lĩnh vực của tất cả các nước, từng nước...trong châu Âu là phụ thuộc nhiều vào nền kinh tế thế giới (cung cầu thị trường....). Từ đó, tốc độ phát triển của nước Đức phụ thuộc lớn vào sự 'biến thiên' nền kinh tế thế giới (có thể tăng trưởng lúc nhanh, lúc chậm, lúc hơi thụt lùi....). Gánh nặng để những 'mũi nhọn' (những lĩnh vực đang tốp đầu thế giới) tăng trưởng được như thế nào là phụ thuộc lớn vào quy mô tích lũy được (nguồn lực, bí quyết sáng tạo, tối ưu sản xuất....) và biến thiên thị trường - kinh tế thế giới.

Nước Đức khó kéo nước Ba Lan theo kịp mình một số lĩnh vực, một số loại hàng hóa....do quy mô và thị phần phụ thuộc rất lớn vào nền kinh tế thế giới, do tích lũy của khoa học kỹ thuật đi lên là khó đột biến (sáng tạo, kế thừa ....từ từ).

Tốc độ phát triển cụ thể ở một số lĩnh vực ở các nước là khác nhau.

Châu Âu thống nhất có thuận lợi tạo sự góp sức cho nhau. Nước Đức có Ba Lan 'góp vào' sẽ sẽ tạo tích lũy và 'ổn định - mở rộng' quy mô hơn cho một số lĩnh vực mũi nhọn châu Âu (tốp đầu) như sản xuất xe ô tô của Đức (nguồn vốn, con người, tính chuyên biệt những liên kết hãng cung cấp phụ tùng...).

Vậy những nước như Ba Lan được gì? đó là:

1/ Được tham gia vào quá trình sản xuất những hàng hóa tốp đầu thế giới mà nếu không gắn với châu Âu thì chỉ đạt hạng vừa (kiểu như Nhật Bản bá chủ xe ô tô con ở châu Á, những nước khác không được chia sẻ gắn cùng).

Đó là, được gắn kết thị trường lao động tay nghề cao (những người Ba Lan được đào tạo làm chủ công nghệ cao, làm việc ở các hãng đứng đầu thế giới....), được mở rộng quy mô những hãng nhỏ gắn theo tại nước mình (chẳng hạn 'phanh ô tô' sản xuất ở Ba Lan cung cấp cho hãng ở Đức).

2/ Tạo thuận lợi mở rộng quy mô những hàng hóa khác.

Chẳng hạn: hoa hồng Bulngaria tích lũy được quy mô dẫn đầu thế giới.

Nước Đức bị dồn 'nguồn lực' vào lĩnh vực tốp đầu mà không đủ sức ở những lĩnh vực khác (ở nông lâm ngư....thiết bị khác....).

Những lĩnh vực này cũng chịu tác động thị phần ở các lĩnh vực khác và nền kinh tế thế giới.

Chúng ta thấy có tốc độ của nhiều lĩnh vực, chênh nhau ở nhiều nước. Chẳng hạn: nước Đức có thể một số lĩnh vực trong nông nghiệp sẽ thua những nước khác.

Quan trọng nhất: thị trường chung châu Âu như thế tạo phong phú lĩnh vực mà châu Âu dễ đứng đầu thế giới (xe hơi, socola, hoa hồng, thiết bị y tế....). Tổng thể chung 'gắn kết' được với nhau dẫn đầu thế giới. Có thể một nước nhỏ nào đó không có gì nổi bật, nhưng gắn kết với vài nước nhỏ xung quanh có tạo quy mô lĩnh vực nào đó nổi bật (vào tốp đầu thế giới).

Châu Âu tạo được tích lũy và quy mô dẫn đầu thế giới do áp dụng khoa học kỹ thuật, sự khám phá sáng tạo, tối ưu hóa sản xuất...

Tối ưu hóa sản xuất do có gắn kết thị trường chung châu Âu mà áp dụng được lợi thế từng quy mô (khoa học kỹ thuật Đức hàng trăm năm; đất đai phù hợp hoa hồng Bulngaria; nguồn nhân lực chất lượng cao - dồi dào...).

Chính sách của châu Âu là tạo châu Âu nhiều tốc độ nhưng đó phải là phân tích kỹ từng lĩnh vực, tốc độ từng lĩnh vực, tương trợ kiểu 'tốc độ từng lĩnh vực'...chứ không phải cứ nhìn tổng thể cách biệt sự phát triển các nước.

Chính sách đó phải chú trọng phát triển con người (đạt trình độ khoa học chung toàn châu Âu, quyền lợi...); sự gắn kết quy mô lớn nhỏ giữa các hãng ở các nước (hãng xe lớn, hãng phụ tùng...), tìm thấy lợi thế từng lĩnh vực ở từng nước mà được tạo thúc đẩy phát triển, sự hiệu quả ở thị trường riêng châu Âu và thị trường thế giới...

QUAN TRỌNG: Sự gắn kết, đan xen được quy mô lớn nhỏ các hãng (các công ty) trong từng nước ở châu Âu và 'mọi nước' tạo được tầng lớp người tham gia mọi quá trình vận động là bí quyết quan trọng tạo châu Âu vũng mạnh (ví dụ nước Đức đầu tàu về khoa học kỹ thuật ô tô có thể có 10.000 người làm trong lĩnh vực sản xuất xe ô tô thì từng nước nhỏ khác như Ba Lan cũng phải có 'ước lượng' 500 hay 1000 người làm lĩnh vực đó; nước Bulngaria có 10.000 người sản hoa thì nước Đức cũng sẽ có 'ước lượng' 500 hay 1000 người làm lĩnh vực đó....).

Sự cạnh tranh trong cách phát triển con người, mức thúc đẩy tiến bộ trong thể chế, mức 'quy mô' sản xuất cái gì và trình độ sản xuất (gồm cả với thị phần thế giới) ...là tạo bản sắc cho từng nước trong EU - giúp EU phong phú, là 'động lực' kéo nhau cùng đi lên hướng tiến bộ.

EU là nơi phải tìm thấy những nguồn phong phú cái chung, sự tương trợ cái chung của nước tích lũy khác nhau, sự phát triển con người đạt tiến bộ hơn ở không gian lớn hơn, thoát phần nào sự cai trị nhà nước lên từng con người....

Quan trọng: quyền được tham gia và khả năng tham gia của mỗi con người trong châu Âu trong quá trình phát triển là như nhau (không bị phân biệt ở từng nước, được đầu tư đúng....).

Châu Âu thống nhất phải tạo được 'lợi thế' phát triển con người bằng nhau ở mỗi nước. Không xẩy ra tình trạng nước Đức giàu nên 'giáo dục' được đầu tư hơn nước nghèo Ba Lan...Cái khó của châu Âu cũng chính là đó, ở cách đầu tư và phát triển con người. Châu Âu chung phải trích được các 'lợi thế' mà sự thống nhất đưa lại để bù đắp chi phí đầu tư phát triển con người, phải có những chính sách phát triển (cách giáo dục chung của châu Âu là gì, ở từng nước...).

Châu Âu chung phải chỉ ra được thuận lợi thị trường, chấp nhận và hưởng an ninh chung ở các chính sách tiến bộ...

'Chấp nhận an ninh chung'? vì, có những nước ở khuất sau những xung đột có vẻ được che chắn bởi nước khác; bởi chủ nghĩa khủng bố dễ nhằm vào nước trung tâm (kiểu nước Anh có phần sợ mà thoát li).....Đó là trách nhiệm đấu tranh vì hòa bình chung của thế giới (kiểu chủ nghĩa khủng bố là mọi nước chung đấu tranh, chứ không phải chưa chạm tới nước mình, dân mình chưa bị thì chưa nỗ lực...). Mỗi nước phải có nỗ lực cao nhất vì hòa bình chung (dân mình giúp dân các nước bị - đó là sự nỗ lực cao của phát triển con người).

Chính sách đối ngoại vì hòa bình, tiến bộ, đạt chiến lược cho tương lai.

Quan trọng: tốc độ phát triển ở các lĩnh vực là khác nhau ở từng nước. Châu Âu có chiến lược đạt hiệu quả cao cho từng lĩnh vực, từng nơi...Chẳng hạn: cân đối tổng thể, cân đối với từng nước, từng lĩnh vực, đổi thay với nhau, đạt đúng quy mô...nhằm hài hòa nhất 'lợi thế' (của mỗi nước, của cả chung....) của cái riêng - chung có được...

Trình độ dân trí, trình độ lao động, mức hiệu quả hoạt động của các chính quyền, quy mô tích lũy có được, mức cơ sở hạ tầng, mức phát triển con người đã đạt, sự tiến bộ trong các 'vận động' xã hội (lối sống, tiêu dùng, ...)...mà đang tác động khác nhau tới tốc độ phát triển từng nơi trong châu Âu. Châu Âu chung sức giải quyết các vấn đề đó để giúp không chênh nhau về 'tốc độ' phát triển (người dân không đòi hỏi 'tức thì' phải xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại như ở thành phố Paris, xây dựng thể chế tiến bộ, thúc đẩy giáo dục....).

Ngày 14/03/2017

Bàn về tạo nơi 'thiên đường' của những nước phát triển, hướng quá độ của Chủ nghĩa tư bản- chủ nghĩa xã hội....

Nước Đức phấn đấu xây dựng thành phố văn minh, ở đó người ta hạn chế đi lại bằng ô tô mà chủ yếu đi bằng xe đạp, đi bộ, tàu điện...Thành phố áp dụng khoa học công nghệ cao, gần gũi với môi trường, có sự tự giác quản lý và vận hành xu hướng ngày càng tối ưu.

Vậy những thành phố như thế có phải là ước mơ của xã hội văn minh (xã hội tương lai)? trả lời:

1/ Muốn đạt thành phố như thế thì phải áp dụng được khoa học công nghệ tới những việc chi li nhất, kiểu có nhiều sự việc áp dụng rô bốt và nhiều sự việc chân tay tự nguyện thích làm, máy móc tự động làm thay con người...Hệ thống cung cấp tiêu dùng cũng được áp dụng qua những 'cái nhấp chuột mát tính'.

2/ Trong thành phố đó thì người ta lao động bằng những nghề gì để đảm bảo được quy hoạch và lối sống phù hợp? khả năng chỉ những trường hợp: a/ kiểu lao động gắn với công nghệ cao, kiểu sáng tạo, kiểu 'giáo dục trí tuệ', nơi thi thố thể thao - văn hóa...b/ hoặc đó chỉ là nơi ở (sinh hoạt) còn có nơi bên cạnh (cách vài chục km) là nơi lao động (nơi có những nhà máy)? c/ hoặc đó chỉ là nơi về hưởng thụ của những người đã có thu nhập từ trước (về hưu; nhà giàu thỉnh thoảng về ở....); d/hoặc đó là nơi có những cho thuê để có những người nơi khác đến 'hưởng thụ sinh hoạt cuộc sống hàng ngày thân thiện với môi trường;

Vậy chúng ta thấy thành phố kiểu đó khó đáp ứng cho tất cả nhu cầu xã hội mà phải chăng thời quá độ lên xã hội văn minh chúng ta phải có 3 kiểu tồn tại dân cư, đó là:

(1) kiểu trang trại nông thôn, những mái nhà nông thôn...sinh hoạt, lao động cuộc sống gắng với nông thôn (nông lâm ngư nghiệp...) với áp dụng khoa học kỹ thuật cao.

(2) Tồn tại những thành phố đô thị đông đúc mang tính giao dịch quốc tế (kiểu Paris...) để chứa trong đó các giao dịch vốn, thi thố khám phá, luân chuyển 'vật chất' với khắp thế giới....

(3) là kiểu thành phố 'văn minh' như ta nêu trên...

Chúng ta thấy có nhiều kiểu lao động chỉ có những thành phố kiểu mục (2) mới đáp ứng được, đó là nơi khám phá, thực nghiệm mở ra cái mới, tiếp cận, cạnh tranh...với những 'phục vụ' đáp ứng sự vận động đi lên.

Có những lớp người (kiểu phần đa tuổi trẻ...) thích lối sống ở thành phố mục (2) bởi mới hợp năng lực, trình độ, kiểu lao động, động lực dồi dào...(kiểu mới ra trường, kiểu lao động thời gian nhiều, kiểu lao động 'khám phá' cái mới và cạnh tranh khốc liệt của sự tích lũy....Khi đã có đủ tích lũy, hay xế tuổi mới thích về thành phố 'mục (3)'.

Quy mô 'dân số', đa dạng nghành nghề, giao dịch mang tính rộng khắp, nhiều tầng lớp...mà chỉ có thành phố kiểu mục (2) đáp ứng được.


Kiểu khi đã có tích lũy (trình độ, tay nghề, vốn...) và độ tuổi (xế tuổi bắt đầu gần 40 trở đi thường thích vận động gắn với thiên nhiên - tư duy....) mới khát khao thành phó mục (3).

Kiểu lối sống ở mục (1) và mục (3) ở những nước phát triển là đã đáp ứng được. Ở mục (3) thị sự tích tụ quy mô giữ vai trò quan trọng của thành công (không thể 'tràn' lan được mọi thứ....).


Kiểu lối sống ở mục (2) thì cũng vì thế mà mỗi nước tùy quy mô nước mình với mối liên hệ thế giới mà điều chỉnh cho phù hợp. Nhiều lớp người khi trải qua mức (2) có tích lũy sẽ chuyển dần với mục (3).

Chi tiết rõ 3 kiểu nơi sống như thế thì mới tạo được quy mô phù hợp cho mục (2), thúc đẩy sự vận động đi lên (phải chăng Bắc Kinh đã sai hướng? Singgapore thì sao?....)


Những nơi sống ở mục (1) và mục (3) dễ chuẩn bị để áp dụng những tiến bộ của xã hội mà xây dưng được nơi sống gần với 'thiên đường' hơn.

Tồn tại được mục (3) ngày càng tiến bộ đòi hỏi mức dân trí của cả thế giới, chính sách thương mại tốt, hòa bình, sự tiến bộ của mọi lĩnh vực, giảm chênh nhau sự phát triển mọi nước (tích tụ đúng), quy mô sản xuất đúng của hàng hóa thế giới, phát triển con người - lối sống phù hợp tối ưu sản xuất những gì - ra sao....Nước Mỹ có vẻ ngày càng tích tụ chệch hướng (kiểu cạnh tranh, kiểu tích lũy...).

Ngày 11/03/2017

Vấn đề chủ nghĩa tư bản muốn phát triển lên trinh độ cao hơn...lên xã hội tương lai:

Ông William Henry "Bill" Gates III chủ tịch tập đoàn Microsoft, hãng phần mềm khổng lồ, luôn có mặt trong danh sách những người giàu nhất trên thế giới. Gần đây, ông cũng là người giàu nhất thế giới với tài sản 77,8 tỷ đô la Mỹ. T Bill Gate làm CEO và kiến trúc sư trưởng phần mềm định hướng cho sự phát triển của tập đoàn. Hiện tại, ông là cổ đông với tư cách cá nhân lớn nhất trong tập đoàn, nắm giữ trên 8 phần trăm cổ phiếu.

Chúng ta ai cũng thấy và hưởng các công dụng mà giá trị của các phần mềm đó phục vụ cuộc sống. Các phần mềm đó giúp các công việc đạt khoa học và đỡ tốn công sức lao động.

Vậy nếu tính về mặt giá trị cuộc sống khi một người được thụ hưởng những giá trị ích lợi đó đưa lại (giả sử) sẵn sàng trả 10 USD thì thống kê số lượng người trên thế giới mà tiện ích đó đưa lại (giả sử khoảng 1 tỷ người) thì sẽ có 10 tỷ USD. Chúng ta thấy ông Bill Gates xứng đáng được mỗi người dân góp 10 USD để trả cho công sáng tạo ra các phần mềm (nếu không có các phần mềm đó thì năng suất lao động, tiêu chuẩn cuộc sống của chúng ta sẽ kém hơn). Sự làm giàu và giàu có của ông Bill Gates là hiển nhiên đáng được hưởng như thế.

Chúng ta thấy tích lũy của Chủ nghĩa tư bản trong trường hợp ông Bill Gates là đúng.

Vậy phải chăng 'xã hội tương lai' ('xã hội tương lai' là bước phát triển hơn nữa, đỉnh cao...khác với chúng ta đang ở xã hội mức thấp CNTB, CNXH...) mà khi kế thừa những xã hội đang ở mức thấp (như Chủ nghĩa tư bản - CNTB) cũng phải chấp nhận xã hội loài người có mức chênh lệch giàu nghèo khủng đến mức vậy? Chúng ta phân tích:

1/ Ở đây là có tính nhân bản dễ. Cứ sáng tạo ra một phần mềm sẽ dễ dàng 'nhân ra' phổ biến cả thế giới mà chi phí cái sau rất ít, khác với một cái ô tô có phát minh ra khi nhân bản vẫn rất tốn kém.

Vậy, lĩnh vực này (phần mềm) được chấp nhận sự tích tụ rộng lớn (nhu cầu giống nhau, và chỉ cần một cái có thể phổ cập cả tỷ cái...). Tức chấp nhận tích tụ sự giàu có của cả thế giới gom về.

2/ ông Bill Gates nếu bán tất cả cổ phiếu mới có 77,8 tỷ USD tức là nếu không bán thì chỉ hưởng tiền ở 'cổ tức' của số cổ phiếu mà hãng trả.

Giá trị của số lượng cố phiếu ông Bill Gates giữ có làm ra từng đó tiền (77,8 tỷ USD) không? trả lời, không; mà nó chứa trong đó mọi tích lũy của của 'hãng phần mềm' đem lại. Đó là: thương hiệu, bí quyết, nhân lực - máy móc, thị phần chiếm được, bản quyền lĩnh vực kiểu 'tiên phong', tích lũy kế thừa kiểu sáng chế...Vậy, một người nếu mua tất cả cổ phiếu của ông Bill Gates là mua 'tất cả những giá trị đó' của hãng tạo ra. Hãy hình dung kiểu 'bạn mua một ngôi nhà 1 triệu USD' phục vụ nhu cầu ở', nếu bạn chỉ tính giá trị cuộc sống được phục vụ thì có nhiều cách sống khác sẽ vẫn tốt hơn mà đỡ tốn tiền hơn, nhưng vấn đề ở đây là 'bạn vẫn có thế bán lại' cái đó.

Chúng ta xét vấn đề giàu có của ông Bill Gates (để phân tích: tích lũy của cải thế giới vào một số người- tức: chênh lệch giàu nghèo), ở đây do:

a/ cổ phiếu của Microsoft có giá trị cao.

b/ ông Bill Gates nắm cổ phiếu nhiều.

Mục (a) cổ phiếu có giá trị cao: do tính phổ cập nhiều (khắp thế giới), do tích lũy bí quyết nhiều, do tiên phong mở ra lĩnh vực đó và giữ bản quyền, do tích lũy 'nguồn lực' (vốn, trí tuệ lĩnh vực...), do thị phần, do hiệu quả phục vụ xã hội (phần mềm hữu ích...)...

Cổ phiếu giảm giá trị đi chỉ khi 'mức xã hội cần' các phần mềm của hãng Microsoft giảm xuống....Điều đó phụ thuộc vào các hãng khác cũng sản xuất được ra phần mềm 'giá trị', phụ thuộc mức 'tích lũy theo năm tháng' (kế thừa đi lên của một sản phẩm), phụ thuộc mức luật cạnh tranh - bản quyền, phụ thuộc vào sự nở rộ cùng thời đại (mức cùng tiên phong sáng tạo ra; kiểu phát minh máy tính mà đổ xô phát minh phần mềm thời kỳ đầu...)...

Vấn đề bản quyền có rất nhiều cái hay để tích lũy, thúc đẩy sự đi lên....nhưng nó cũng có một nhược điểm 'gò bó', đó là: bạn hãy hình dung, hãng Piaggio xe máy Vespa có phần thân vỏ đẹp, là bản quyền hãng Italy từ lâu...nhưng nếu hãng Piaggio không phát minh ra vỏ thân kiểu đó thì theo thời đại (trình độ thẩm mỹ, đòi hỏi hướng thẩm mỹ...) cũng xe có nhiều nơi khác trên thế giới sẽ phát minh ra kiểu 'tương tự'...

Mục (b) ông Bill Gates nắm cổ phiếu nhiều: do tính tiên phong mở ra (thành lập hãng, phát minh kiểu phần mềm...), do theo 'độ lớn của hãng', do giá trị của hãng ngày càng lớn (hãng ngày càng tích lũy được bí quyết, sự sáng tạo các phần mềm hữu ích...)....

Cả mục (a và b) có phần quan trọng là 'do mức quan trọng lĩnh vực đó'(hãng Microsoft tạo phần mềm mà mọi lĩnh vực xã hội đều rất cần).

Với trình độ xã hội thời nay (khoa học kỹ thuật, thị trường, cách tổ chức...) thì ông Bill Gates xứng đáng tỷ phú như thế.

Vậy những cổ phiếu còn lại thì sao? những ai nắm giữ? những nhân viên bình thường trong hãng có nắm được nhiều không? những người sử dụng phần mềm khắp thế giới có thấy hiệu quả để ưu tiên đầu tư lúc thấy 'lợi thế' không? Hay lại bị những nhà chuyên đầu tư vơ vét hết bằng kiểu 'đẩy lên' xuống tạo chiến trường cổ phiếu mà gạt mọi người khác ra (tạo những tỷ phú, triệu phú khác kiểu ăn theo chuyên 'đầu tư' cổ phiếu; khác với 'khám phá ra đầu tư chính đáng - lĩnh vực dự báo được mở ra, cần vốn)? Những vấn đề đó do trình độ cơ cấu tổ chức xã hội tư bản, do trình độ dân trí - phát triển con người...

Chia được phần cổ phiếu còn lại không bị tích tụ sai là cũng tối ưu cho xã hội...

Những nhà nước chủ nghĩa tư bản lại có nhược điểm là 'bị - thich' cơ cấu tạo thuận lợi cho hình thành các nhà đầu tư kiểu 'đầu cơ' mà gạt người lao động ra sự 'thông thái' sở hữu được 'cổ phiếu'. Nguyên do: do quyền lợi các cá nhân làm giàu, chi phối chính trị, cạnh tranh kiểu 'nhà nước tư bản' giữa các nước, do thâu tóm quyền lực của thế chế phục vụ lợi ích gì...do cạnh tranh của 'tư bản' các hãng lớn tự tạo ra để tạo thị phần mầu mỡ...do nước đi trước cạnh tranh nước đi sau...

Vậy chúng ta thấy những tích tụ giàu có do:

(1) tiên phong mở ra, phát triển lên.

(2) Quy mô, cách tổ chức hãng.

(3) Mức quan trọng sản phẩm phục vụ cuộc sống.

Để phân bổ nguồn của cải đúng của xã hội thì chủ nghĩa tư bản muốn lên mức cao hơn nữa phải:

1/ Thúc đẩy khoa học kỹ thuật phát triển, trình độ dân trí (trí tuệ, khoa học giáo dục...) ....để cùng thời đại có nhiều nơi, nhiều lĩnh vực cùng nở rộ...

2/ Cách tổ chức, cơ cấu xã hội....Thị trường thông suốt, cạnh tranh tốt, tham gia và luân chuyển tốt, mỗi người được tích lũy 'giáo dục kinh tế - khoa học' để đầu tư tốt...

3/ Phát triển con người - phát triển cuộc sống...

Chúng ta thấy dễ nhìn ở lĩnh vực phần mềm, còn những tỷ phú ngành 'thời trang' (áo quần, dày dép,...hàng hiệu đắt tiền...) ....phụ thuộc vào trình độ tổ chức xã hội, cách phát triển con người sẽ tạo ra thu nhập đúng của người dân, sẽ tạo ra lối sống đúng...mà giảm hoang phí, giảm tích tụ 'thừa'....

Những tỷ phú ngành ô tô con? những xe ô tô có vẻ phù hợp ở những nước đã giàu (người dân đáng được hưởng), còn những nước nghèo thì có vẻ chỉ nên đang phát triển phương tiện công cộng nhiều hơn (dù sao xe ô tô con cũng đang phải tích góp nhiều mới mua được, 'giá trị' thực chưa sử dụng hết với số tiền bỏ ra mà chỉ đang có phần 'khoe')....Nhật Bản thời nay vẫn chen chúc nhau tàu điện ngầm đi làm....Xã hội văn minh xu hướng tổ chức đi lại kiểu 'mô đun'.

Kiểu tối ưu giá trị của nhà nước, ví dụ: tạo 'tích tụ' sai ở bất động sản (gây phá nền kinh tế, phá 'luân chuyển - vận động' xã hội...)....

Kiểu tỷ phú báo chí do lối sống con người hiện nay, do trình độ tổ chức CNTB, do cách cạnh tranh - quảng cáo hàng hóa, do kiểu 'hoạt động' những tổ chức (nhà nước....), trình độ dân trí, do chính sách phục vụ con người....

Những tỷ phú tạo tối ưu cho xã hội sẽ sử dụng số tiền mình có hiệu quả hơn (thúc đẩy phát triển con người).

Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ làm nước Mỹ giàu lên, có tỷ phú giàu thêm... nhưng sẽ làm Chủ nghĩa tư bản thụt lùi. Có thể ống ấy làm cho phần dân Mỹ giàu lên nhưng sẽ làm méo mó tổng thể chung (qua cách cạnh tranh, cách tỏ chức của các 'liên quan - vận động' thế giới....như thương mại, thỏa thuận, cạnh tranh tích lũy đi trước...).

Còn nhiều vấn đề nữa của chủ nghĩa tư bản cần phải 'đổi mới' để đi lên xã hội tương lai (mình sẽ trình bày sau).

Mời tham khảo bài viết: Con đường xã hội tương lai https://sites.google.com/site/weblethanhduc/xa-hoi-tuong-lai/con-duong-xa-hoi-tuong-lai

(Lê Thanh Đức; 0912389983- ngày 11/03/2017 làm cho Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc UNDP)

Ngày 06/03/2017

Bàn về những khía cạnh 'tư bản' (vốn) ngày nay:

Nhật Bản nổi tiếng là nước có áp lực công việc cao và họ cũng cảm thấy đã dần cạn nguồn sáng tạo (những bứt phá trong cạnh tranh sản phẩm ngày càng khốc liệt).

Phải chăng một phần tạo ra áp lực đó là do 'thị phần kiểu xe hơi'. Sản xuất xe ô tô con phục vụ nhu cầu cá nhân là chính và bị đòi hỏi cạnh tranh khốc liệt giữa các hãng.

Ta thấy vấn đề đó có phần cũng nảy sinh ở một số nước như Đức, Mỹ...

Những nước có thị phần lớn kiểu sản xuất mặt hàng hóa trực tiếp tạo 'của cải' thì có vẻ dễ ổn định hơn (như sản xuất tua bin cho máy thủy điện, xe cẩu....).

Xe ô tô con phục vụ lối sống hưởng thụ cá nhân là chính và có tiêu tốn lớn 'lượng vật chất' mà thế giới dành ra nên phụ thuộc mạnh vào đà tăng trưởng của cả thế giới, ngược lại nó cũng góp phần 'tạo khủng hoảng' (vật chất dồn hưởng thụ thừa - khi xe sang quá nhiều; chênh lệch giàu nghèo dẫn tới dùng chưa hết hao mòn đã đổi xe...).

Xã hội văn minh sẽ xu thế kết nối đi lại bằng các phương tiện công cộng (kiểu mô đun).

Những hãng cạnh tranh tồn tại sản xuất xe hơi có 'lợi nhuận' rất cao...có những 'nơi giàu lên' (nước, hãng...) nhưng sẽ kéo 'nghèo nơi tiêu dùng' nhiều của kiểu xe con (những nước nhập mua nhiều).

Những nước tư bản muốn có nền kinh tế mạnh và muốn ổn định phát triển, kinh tế thế giới muốn dễ ổn định...thì phải có 'phần lượng vật chất lớn' sản xuất hàng hóa máy móc không phải ô tô con.

Các nước và cả thế giới cân đối được kiểu như trên mới nhanh đạt tiến bộ.

Suy rộng ra cho nhiều kiểu hàng hóa, khi đạt cách phân chia thu nhập cân bằng, sự tối ưu xã hội....

'Tư bản' khi đó mới tích lũy được đúng và nhanh hướng tiến bộ...

Sự chênh lệch về trình độ phát triển của các nước trên thế giới đang tạo phần náo đó lệch 'nguồn vốn'...(xét tổng thể cho cả thế giới tiến bộ).

Nhật Bản chen chúc nhau khi đi làm bằng tàu điện...

Ngày 03/03/2017

Mời bạn xem vần đề áp dụng robot thời nay như thế nào trong phát triển kinh tế- xã hội và nêu 2 ý tưởng mà nhà khoa học thế giới nào làm theo có khả năng sẽ được giải Nobel kinh tế

Vấn đề phát triển robot thời nay:

Khi thay thế lao động chân tay bằng robot (máy móc) thì xẩy ra có 'số lượng' nhân công thừa. Vấn đề này tác động như thế nào trong cơ cấu xã hội? chúng ta phân tích:

1/ Lượng nhân công đang đảm đương 'công đoạn' của quy trình sản xuất bị thôi việc. Lượng nhân công này sẽ chuyển đi đâu? khi các quá trình sản xuất khác đang 'đủ' dẫn tới tăng thất nghiệp hay chuyển sang cạnh tranh vào cái khác mà đẩy tăng cung nguồn nhân công của các lĩnh vực khác (mà cầu không tăng) làm giảm lương giờ lao động.

Sự bố trí lại của ngành này giảm nhân công thì những ngành khác có đủ lớn quy mô để thu hút nhân công? hay cũng áp dụng robot...Lượng nhân công khi bắt đầu 'vào đời' (học xong) được điều chỉnh ra sao? (1 năm trước cần 100.000 người trong các nhà máy nay chỉ cần 80.000 người).

2/ Quy mô ngành công nghiệp trong một lĩnh vực cụ thể ('chỗ' máy móc áp dụng robot) là khó mở rộng ra khi áp dụng robot thêm để giữ nhân công. Giả sử một nhà máy sản xuất ô tô 1000 chiếc/tháng thì nếu áp dụng robot sẽ giảm 100 nhân công nhưng không vì thế mà dễ tăng được lên 1500 chiếc/tháng để bố trí 100 nhân công đó vào những chỗ mở rộng quy mô (tăng chiếc), vì 'lượng' sản xuất ra còn tùy mức tiêu thụ được (thị phần chiếm được khó đổi). Áp dụng robot chỉ tăng năng xuất lao động, làm giảm chi phí sản xuất....nhưng giá của một chiếc ô tô giảm không thể theo kịp lượng cầu tăng (có thể chỉ nhích thêm mức tiêu thụ được 1100 chiếc/tháng) bởi 'áp dụng đó' chỉ bù sự cạnh tranh phải có của mọi hãng, bởi 'giá trị robot đó chỉ hiệu quả hơn một phần nào đó của nhân công (chẳng hạn chi phí trả cho 100 nhân công là 30000 USD/tháng; nhưng chi phí thay robot cũng không nhỏ của làm mới ban đầu, bảo dưỡng...).

Trong một nước quy mô ngành công nghiệp nhiều lĩnh vực cũng khó mở rộng khi áp dụng robot do nguyên nhân tương tự trên (sản xuất ô tô, máy tính...). Trong khi đó những ngành khác cũng đã duy trì đủ (nông- lâm - ngư nghiêp...các lĩnh vực hành chính nhà nước...), ở đây chưa kể các lĩnh vực khác cũng áp dụng robot...

3/ Thử xét ở một lĩnh vực (của nhiều lĩnh vực áp dụng robot) như sản xuất ô tô :khi giá của một chiếc ô tô giảm xuống (áp dụng robot trong sản xuất) có kéo theo tăng sản xuất các ngành khác không? chẳng hạn như: nhiều người mua xe ô tô hơn; người dân ăn cá nhiều hơn do có nhiều tiền hơn của so sánh chi phí những cái khác (những áp dung robot như tivi, ô tô...).

Ở đây có lẽ phụ thuộc 2 vấn đề là:

(1) Có thể giàu lên và giá xe ô tô bán giảm đi thì người ta sẽ nhanh đổi cũ mua mới hơn (kiểu chưa dùng hết công năng), khía cạnh này không mang lại hiệu quả gì cho xã hội. Chú ý vấn đề này: 'xu thế giàu lên và hàng hóa giảm đi có làm cho người tiêu dùng sẽ mau thay 'cũ đổi mới - chưa hết hào mòn', dẫn tới xã hội có phần lãng phí 'vật chất' lớn hay không? tỷ lệ vấn đề này ra sao? Mình chỉ ra cho các nhà khoa học trên thế giới làm đề tài này có thể sẽ được giải Nobel kinh tế (mình bận cái tổng thể nhiều vấn đề quá làm cho Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc UNDP nên không đi sâu vào cái riêng lẻ được, không có công sức kiểu thống kê đươc...).

(2) Cách tích lũy và phân bổ của xã hội sẽ như thế nào? trong khi đó, từ mục 1 và mục 2 ta thấy robot chủ yếu tạo tích tụ sức mạnh cho 'hãng' (công ty sản xuất) áp dụng (tăng thu nhập).

4/ Thị phần áp dụng robot còn phụ thuộc ở sự chênh nhau giàu nghèo các nước, trong chính từng nước, nguồn vốn bị lãng phí do 'chiến tranh'...

Thị phần robot còn phụ thuộc vào kiểu 'cơ chế nhà nước đó' tạo ra giá trị có tối ưu không?

Như thế nào là giá trị 'mà thể chế xã hội tạo ra không tối ưu'? chẳng hạn: Khi có một 'ngôi nhà' ở khu đất vàng giá trị cao (giá 10 tỷ đồng). Thì có 2 vấn đề ở đây; a/ người mua dồn hết mọi tích lũy có được để mua ở (chỉ để ở) thì để có đủ 10 tỷ đồng đó người đó phải làm ra kiểu quy ra thóc là mấy cánh đồng sản xuất thu hoạch được; trong khi đó 'phục vụ điều kiện sống của nhà đó' cũng chỉ như nhà khác, chỉ có giá trị khi bán lại.b/ Nhà đó ở khu đất vàng nên cho kinh doanh sinh lãi. Vấn đề ở đây là 'quy hoạch' và cách 'luân chuyển xã hội' đã tạo ra 'vị trí đó', nếu cách tiếp thị và luân chuyển hàng hóa tốt của xã hội thì không cần phải cứ bám mặt đường trung tâm là buôn bán lời, mà khi đó ở mọi nơi đều tiếp thị được tốt - đều luân chuyển được tốt. Kiểu khu đất vàng 'tạo lợi' cho cá nhân được sở hữu đó, còn cả một xã hội thì không cần hiệu quả kiểu đó (tập trung ở trung tâm đó) mà xã hội hiệu quả khi có cơ cấu tiếp thị và luân chuyển hàng hóa tốt (ví dụ: tiếp thị tốt của Internet về hàng hóa nào đó có thể thay thế kiểu trưng bày ở của hàng nơi ngã tư phố).

Vấn đề 'cơ chế nhà nước tạo ra giá trị có tối ưu hay không' cho nền kinh tế, sự phát triển đất nước... nếu nhà khoa học nào làm đề tài này có thể sẽ được giải Nobel...

Vậy làm sao để áp dụng được robot hiệu quả? Mình sẽ trình bày sau cho kinh tế thế giới, cho EU...

(Lê Thanh Đức - làm cho Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc UNDP)