tháng 6/2013

Ngày 30/6/2013

- Mong chờ gì ở một khối Asean phát triển:

1/ Văn hóa phong phú.

2/ Thiên nhiên phong phú.

3/ Nông nghiệp có thể hàng đầu Thế giới.

4/ Thị trường chung không thua kém Trung Quốc.

5/ Du lịch gần với thiên nhiên, lối sống 'lũy tre làng' còn phổ biến (xu thế du lịch tương lai hoặc là xu thế người dân phương Tây thích).

6/ 'Đòi hỏi' mức sống người dân chỉ cần mức giàu vừa phải, không cần phải chạy đua 'ô tô' như Mỹ do cách lối sống không phụ thuộc quá vào khoa học kỹ thuật (quen canh nông nhiều đời). Từ đó không quá khó của mức phải phát triển xã hội (chỉ cần thoát nghèo và ổn định đi lên đúng xu hướng, chứ không cần phải nhảy vọt thần kỳ - không quá khó cho mọi nhà nước).

7/ 'Địa chính trị' sẽ tạo khu vực là một trong những trung tâm Thế giới nếu các nước có mối liên kết tốt với nhau, đồng thuận và tương trợ. Cùng ước mơ kiểu 'làng xóm bát nước chè xanh' hơn là kiểu bị chia rẽ nước lớn, chia rẽ giữa lạc hậu và phát triển, chia rẽ văn hóa và ứng xử người dân mỗi nước...

8/ Asean giữ được 'đoàn kết' sẽ tận dụng được lợi thế với Trung Quốc.

Trung Quốc muốn dành 'Biển Đông' để lấy mất địa chính trị là trung tâm của Asean, nhưng nếu Trung Quốc thân thiện với Asean thì Trung Quốc mới vượt Mỹ được. Vì sao vậy? đó là: cả Trung Quốc và Asean đủ một thị trường quá ư phong phú mà nhiều nơi trên Thế giới phải hướng về; Asen là cửa ngõ ra Thế giới của Trung Quốc; văn hóa phong phú; 'hàng hóa' của cả Trung Quốc và Asean sẽ phù hợp cạnh tranh vì tiêu dùng mà không cần phải chiến lược cạnh tranh kiểu tràn ngập dẫn tới tiêu tốn năng lượng và không phát triển con người qua lao động (Trung Quốc không phải áp dùng chiến thuật hàng hóa tràn ngập dẫn tới phải tiêu tốn nhiều năng lượng; nhân công Trung Quốc không bị tiền lương rẻ mà khó phát triển con người...); Asean mức sống vừa phải nên phù hợp là thị trường hàng công nghệ mức cao vừa phải như Trung Quốc phát triển sau này....

9/ Asean phát triển mới góp phần đảm bảo an ninh riêng cho từng nước (ngăn chặn phiến quân, giữ lợi thế địa chính trị...).

...còn nữa...

Bởi vậy, giữ gìn hòa bình và ổn định Biển đông là mục tiêu chung của Asean, giúp Asaen không bị khống chế (nếu Biển Đông bị nước khác tung hoành thì cả khu vực Đông Nam Á sau này sẽ bị mất khả năng phòng thủ, từ đó sẽ bị sức ép về mọi vấn đề trên trường Quốc tế...chẳng hạn: Biển Đông giữ được thì Lào cũng không bị nước khác ép buộc thị trường, bởi Lào gắn với thị trường chung Asean - gắn với Biển Đông).

Việt Nam sẽ chia sẻ cho Lào lợi thế biển để tương trợ mọi nước trong khối Asean (tạo thuận lợi đường ra biển, đảm bảo an ninh dầu, cùng khai thác nghề biển...).

Ngày 29/6/2013

- Có vẻ như Mỹ đã thực hiện chiến thuật cung cấp vũ khí ở Syria là : 'cung cấp cho phe nổi dậy kiểu dùng hết'.

Tức là: dùng hết cho từng trận đánh, có đáp ứng nhanh, dùng hết theo thời gian, chỉ mức dự trữ cho phòng thủ - còn khi tấn công sẽ tăng cường....

Với chiến thuật đó thì chính quyền Syria khó đỡ.

Chính quyền Syria nên đàm phán tốt với sự trung gian Nga - Mỹ để tạo chính quyền mới, mà không phải là chiến thắng của phe nổi dậy.

Ngày 28/6/2013

- Trung Quốc cứ rục rịch quân ở biên giới là Ấn Độ hốt hoảng trang bị cho quốc phòng với ngân sách hết sức tốn kém. Trung Quốc thì tỏ ra uy được sẽ tấn công bất cứ lúc nào, còn Ấn Độ chỉ việc phòng thủ. Trang bị quân của Trung Quốc ở vùng Ấn Độ được việc cả hai là vừa kiềm chế Ấn Độ vừa giữ các vùng như Tây Tạng.

Trung Quốc tranh đảo với Nhật Bản là làm tiềm lực kinh tế của Nhật Bản cũng bị hao hụt.

Trung Quốc đổ quân vào Biển Đông làm các nước trong khu vực cũng hao hụt nguồn lực kinh tế (tăng chi quốc phòng).

Mỹ cũng phải chạy đua đổ vũ khí vào khu vực và với danh nghĩa là sẽ tranh dành ảnh hưởng các nước với Trung Quốc, nhưng thật sự hàng hóa mọi nước xung quanh Trung Quốc và nhiều nơi trên Thế giới bị chiến lược 'Trung Quốc là công xưởng Thế giới' thao túng. Mỹ chỉ ưu thế phần hàng hóa chất lượng cao nhưng phải cạnh tranh mạnh mẽ với nhiều nước như EU, Nhật Bản.

Trung Quốc có tiềm lực kinh tế lớn nên chi cho quốc phòng lớn (với sự tích lũy lớn trước đây mà có 'dự trữ ngoại tệ' lớn, ít phải tái đầu tư cho sản xuất và người dân; 'gặp thời' khó chiến lược kinh tế thì ưu tiên quốc phòng tạo vị thế...).

Vì sao Trung Quốc không để quân ở những chỗ ít tỏ đe dọa, không gây bất ổn và giữ hòa bình với láng giềng, vẫn phòng thủ đảm bảo an ninh tốt cho đất nước... mà ngang nhiên đẩy quân ra tạo vùng nóng sức ép với láng giềng? Trả lời, đạt 2 mục đích:

Mục đích 1/ Chiến lược sâu xa của Trung Quốc là không ngại đe dọa phá vỡ hòa bình mà tạo chạy đua quốc phòng, từ đó phá hỏng 'lợi thế' kinh tế mỗi nước có được. Khi đó 'công xưởng Trung Quốc' càng củng cố được lợi thế theo chiến lược.

Mục đích 2/ Tranh dành biển đảo thì để tăng thêm nguồn lực mà gắng vơ vét được nhiều nhất, chiến thuật ở biên giới Nga là dân cư, sức ép Đài Loan, đẩy lùi Mỹ ra để đề phòng xung đột vị thế thị trường sau này...thì ngoài những mục đích đó còn có có mục đích củng cố lợi thế 'Trung Quốc là công xưởng Thế giới'.

Còn duy trì được kiểu 'công xưởng Thế giới' thì hàng hóa Trung Quốc tràn ngập thị trường Thế giới, đẩy lùi mọi nước ra sau (kể cả Mỹ).

Còn có những mục đích khác như: tạo vị thế nước lớn, o ép tranh dành nước nhỏ phải theo; ổn định trong nước...

Ghi chú: '

Trung Quốc là công xưởng Thế giới' là thuật ngữ xuất hiện trong kinh tế, chỉ ra: mọi hãng lớn trên Thế giới đều đầu tư vào Trung Quốc, đầu tư vào nước lớn dân đông bằng vào nhiều nước nhỏ, giữ giá đồng Nhân dân tệ tạo nhân công rẻ, quy mô hàng hóa kiểu 'vừa' (không phải công nghệ cao) về số lượng và phong phú đánh bật giá cả hàng hóa mọi nước nhỏ, nguồn lực dồi dào (hãng lớn cần mọi kiểu trình độ tay nghề chỉ một đêm là tuyển đủ, trong khi ở các nước nhỏ phải chờ đầu tư tay nghề hàng tháng hàng năm mới đáp ứng), chiến lược 'cung cầu' và hàng lỗi mốt mà đánh bật các hãng cạnh tranh ở các nước khác, hàng nhái ít đầu tư chi phí, tiêu tốn nguyên liệu trong một giá trị hàng hóa cao, ít ràng buộc 'giá trị hàng hóa' với khoa học tiêu dùng - cuộc sống....

Chiến lược các nước bị ảnh hưởng đối phó lại:

1/ Tạo thị trường ưu tiên với nhau ở những nước bị ảnh hưởng.

2/ Tạo liên kết, mức đồng minh để giảm chi phí quốc phòng.

3/ Có chiến lược tốt về cách phòng thủ (mời xem bài viết: CHIẾN LƯỢC BIỂN ĐÔNG).

4/ Tái cơ cấu tốt nền kinh tế đất nước.

5/ Chính sách 'chi tiêu cung cầu hàng hóa đảm bảo cuộc sống người dân' một cách thông minh.

6/ Xu thế văn minh và gắn kết giữ gìn hòa bình.

...(còn nữa)...

Ngày 27/6/2013

- Nhiều nước cho rằng Ấn Độ có tham vọng 'nhìn về hướng đông' nhưng khó thành cường quốc quân sự.

Bình luận:

Thật sự Ấn Độ chỉ cần giải quyết tốt vấn đề biên giới và đảm bảo an ninh vùng biển cửa ngõ Ấn Độ Dương.

Ấn Độ không thể như Mỹ trở thành cường quốc quân sự để tạo chỗ dựa nhiều nước mà tạo lợi thế. Ấn Độ phát triển nhờ thực lực lực kinh tế đất nước mà tạo mối quan hệ với các nước.

Chiến lược quân sự của Ấn Độ chỉ mang tính chất phòng thủ. Ấn Độ hiện diện ở Biển Đông cũng chỉ mang tính chất 'chiến thuật' từ xa.

Ấn Độ đảm bảo an ninh tốt ở Ấn Độ Dương thì đã giữ được 'lợi thế' lớn.

Ngày 26/6/2013

- Cạnh tranh hàng hóa về đổi mới công nghệ và phương thức sản xuất sẽ thúc đẩy phát triển và ổn định xã hội, nhưng cạnh tranh hàng hóa kiểu dùng lợi thế tích lũy kiểu lớn cuộc chiến và tiêu tốn năng lượng sẽ gây bất ổn.

Trung Quốc nếu chiến lược tạo được lợi thế thành 'công xưởng Thế giới' và dùng giữ giá đồng Nhân dân tệ tạo nhân công rẻ, hàng hóa lợi thế quy mô số lượng lớn, hàng nhái kiểu phong phú mẫu mã...mà tiêu tốn nhiều 'năng lượng', phá hỏng một số lợi thế của các nước nhỏ, thì sẽ khó thịnh vượng chung cho toàn nhân loài (mọi nước).

Trung Quốc với tiềm lực lớn mà thực hiện chiến lược thương mại văn minh và tôn trọng phương thức sản xuất, 'hàng hóa' chứa trong đó những yếu tố tiến bộ (bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng cho một sản phẩm, chất lượng phù hợp quá trình 'thời gian' sử dụng...)... thì sẽ là đầu tàu phát triển và thịnh vượng cho Thế giới.

Ngày 25/6/2013

- Quân nổi dậy ở Lybia khác ở Syria như thế nào? đó là ở Syria có mâu thuẫn sắc tộc, chia rẽ sâu sắc giữa dòng Hồi giáo Sunni ủng hộ phe nổi dậy và dòng Hồi giáo Shiite ủng hộ tổng thống Assad.

Nhiều nước không vội vàng ủng hộ phe nổi dậy như ở Lybia trước đây do sự chiến đấu của phe nổi dậy là có hậu thuẫn bền vững kiểu sắc tộc.

Ngày 24/6/2013

- Đối chọiTrung - Mỹ sẽ khác với Liên Xô - Mỹ trước đây, bởi Trung - Mỹ chủ yếu tranh nhau thị trường, còn Liên Xô - Mỹ là ý thức hệ.

Ngày 23/6/2013

- Trung Quốc ít lên tiêng vấn đề Syria, thể hiện chính sách kiểu tùy diễn biến ở Trung Đông.

Trung Quốc muốn vươn lên thành siêu cường nhưng chưa có được chiến lược sẽ 'thể hiện' như thế nào với các vấn đề kiểu diễn biến Syria.

Ngày 22/6/2013

Trả lời đòi hỏi về bảo vệ chủ quyền 'biển đảo' của các đại biểu Quốc hội và nhân dân, đã nêu áp dụng chiến lược quân sự của Thế giới như sau:

- Chiến tranh hiện đại trên biển sẽ mang tính tổng hợp của nhiều kế hoạch tác chiến biến đổi nhanh, diễn ra trong cả 3 môi trường tác chiến chủ yếu là trên không phận biển, trên mặt nước và dưới mặt nước.

Đối phương sẽ đồng loạt tiến hành các đòn tấn công tổng hợp từ trên không bằng các máy bay tiêm kích mang tên lửa, các chiến hạm nổi đa nhiệm và các tàu ngầm mang ngư lôi - tên lửa. Đòn tấn công có thể diễn ra từ 1 đến 2 đợt công kích, nhằm vào tất cả các mục tiêu chiến thuật của đối phương (các chiến hạm nổi, các tàu ngầm) với mật độ hỏa lực rất cao, một mục tiêu bất kỳ có thể được công kích bởi nhiều phương tiện và nhiều loại vũ khí khác nhau.

Để tiến hành một đòn công kích mang tính tổng lực như vậy, đối phương sẽ thành lập cụm không quân hải quân công kích chủ lực - ký hiệu DICH, bao gồm: tàu sân bay; 4 - 6 khu trục hạm khác nhau, các tàu hộ vệ tên lửa, từ 1 - 2 tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình và khoảng 20 -30 máy bay chiến đấu các loại.

Số lượng đầu đạn công kích các mục tiêu trên biển của một cụm DICH lên đến 80 - 150 đầu đạn các loại, với tầm bắn từ 80 km đến 300 km.

Để phòng ngự trên biển chống lại chống lại một cụm DICH vô cùng khó khăn. Các chiến hạm Gepald - 3.9 Lý Thái Tổ hoặc tàu ngầm Kilo trong điều kiện theo dõi sát sao của đối phương thì khả năng sống còn trong 1 cuộc xung đột vũ trang giới hạn trên biển rất ít.

Từ đó, mới đề ra chiến thuật đối phó lại cụm DICH là lập cụm chiến hạm phòng ngự cơ động theo kiểu hạm đội sẽ được phòng ngự theo kiểu chiếc ô và lá chắn.

Cụm chiến hạm phòng ngự cơ động theo kiểu hạm đội - ký hiệu TA, sẽ bao gồm các loại tàu, hệ thống phòng không...để đối chọi lại cụm DICH. Cụm TA sẽ gồm nhiều tầng, bao gồm phòng không tầm xa 'chiếc ô' tiêu diệt các tên lửa hành trình và 'lá chắn' là các loại pháo ngăn tên lửa, sùng tự động...Nếu được đầu tư khí tài hiện đại thì cụm TA sẽ phòng ngự được lại với cụm DICH. Cụm TA là lực lượng cơ động, sử dụng: bảo vệ bờ biển, phòng ngự trên biển và phòng ngự đảo, quần đảo.

Quân sự Việt Nam tăng cường đầu tư cho chiến lược TA.

Mình thấy chiến lược đó đã tạo vẻ tốt về 'chiến thuật' để bảo vệ Trường Sa, nhưng sẽ có những yếu điểm:

1/ Cụm TA phải leo thang trang bị liên tục, trong khi đó cụm DICH luôn không ngừng được đầu tư lớn mang tầm quốc tế, với tiềm lực kinh tế lớn.

Trung Quốc đã trang bị máy bay tàng hình H - 6K ném bom và tuần tra, tấn công tới tận Hawaii hoặc eo biển Malacca

2/ Cụm TA luôn mang tính chất phòng thủ, nên dù trang bị nhiều vẫn tỏ yếu thế khi tập trung. Bởi đối phương tấn công sẽ chủ động tập kết thêm binh lực áp đảo, trong khi bên phòng thủ không thể biết lúc bình ổn, lúc nguy cơ để leo thang phòng bị.

3/ Cụm TA giả sử cơ động điều ra bảo vệ Trường Sa thì đối phương sẽ tập trung chiến lược đánh tan cụm TA để buộc khuất phục. Áp dụng kiểu 'đánh thắng một trận chiến bắt bên thua trận phải lui' (kiểu nhiều 'các trận chiến trên Thế giới xoay chuyển cục diện chiến tranh - thua').

Việt Nam nên thực hiện chiến lược:

A/ Trung Quốc sợ gì ở chiến lược quốc phòng của Việt Nam? Trả lời: đó là 'chiến tranh thềm lục địa'. Vì sao vậy? Trả lời:

Giả sử Trung Quốc chiếm một đảo của Việt Nam thì Việt Nam tuyên bố tình trạng chiến tranh và tăng cường 'phòng thủ thềm lục địa' để đẩy lùi Trung Quốc ra khỏi vùng biển của mình. Khi đó 'chiến tranh' ở 'thềm lục địa' sẽ làm cửa ra của Trung Quốc với Thế giới bị hẹp.

Vì sao Việt nam không sợ bị gây chiến tranh ở thềm lục địa? Trả lời:

1/ Vì luật pháp Quốc tế.

2/ Vì thềm lục địa Việt Nam có hậu thuẫn phòng thủ tốt ở đất liền một dải dài (phòng thủ 1 có thể đọ lại 10 hoặc bất khả xâm phạm nếu biết cách...)

3/ Vì chiến tranh 'thềm lục địa' sẽ làm cửa ra của Trung Quốc bị hẹp lại do 'địa chính trị' của Việt Nam ở Biển Đông.

4/ Vì kiểu chiến tranh ở 'thềm lục địa' là chiến tranh kiểu tàn phá tàu thuyền, máy bay và tên lửa...với nhau mà không như kiểu trên đất liền 'phá hỏng cơ sở hạ tầng'.

Ngày hôm nay có thể bên mạnh thắng khi đánh đắm vài tàu chiến...nhưng bên phòng thủ mua được tên lửa tối tân ngày hôm sau sẽ đáp trả lại.

Ngày hôm nay bên mạnh thắng có thể ngông nghênh 'tàu thuyền' đi lại nhưng ngày hôm sau bên phòng thủ mua được tên lửa tối tân sẽ đẩy đuổi khỏi. Vùng biển mà 'tàu thuyền' ngông nghênh qua lại khi thắng trong vài ngày thì khi bị đẩy lùi bên thắng sẽ chỉ còn lưu lại kỷ niệm 'vùng sóng vỗ'.

B/ Trung Quốc sẵn sàng mức chiến tranh như thế nào và sợ mức chiến tranh nào? Trả lời:

Trung Quốc sẵn sàng mức chiến tranh: Nếu một nước A ở khu vực Biển Đông không biết cách phòng thủ 'đảo' thì khi Trung Quốc đẩy mức độ leo thang va chạm làm 'chai' dư luận Quốc tế và 'tạo sự kiên gây gỗ' nổ súng Trung Quốc sẽ chiếm 'đảo' vị trí quan trọng bằng tổng lực trong quãng thời gian ngắn.

Trung Quốc sợ chiến tranh bị kéo dài và sợ một nước gắn 'đảo' với 'thềm lục địa' để duy trì chiến tranh gìn giữ không thỏa hiệp tách rời. Vì sao vậy? Vì chiến tranh một 'chỗ' kéo dài sẽ tạo nhiều nước đang bị đe dọa củng cố liên minh chống Trung Quốc, sẽ làm nguồn lực không đủ sức nhiều nơi và không đạt những mục tiêu khác (cân đối với Mỹ, dọa Nhật Bản, dọa Ấn Độ...) bởi chỉ đủ sức một hoặc hai nơi.

Trung Quốc sợ chiến tranh 'thềm lục địa', bởi 'địa chính trị' của các nước có lợi thế phòng thủ và làm cửa ra của Trung Quốc bị hẹp; mời xem bài viết: Trung Quốc sợ gì ở chiến lược quốc phòng của Việt Nam.

Một nước A nếu không có ý chí và dũng cảm gắn chiến tranh 'đảo' với chiến tranh 'thềm lục địa' thì khó phòng thủ các 'đảo'. Trung Quốc sẽ tạo khiêu khích chiếm 'đảo' chớp nhoáng rồi thực hiện 'phòng thủ thềm lục địa' kiểu hòa hoãn và đe dọa 'quốc phòng lớn'.

Chiến lược để gắn 'chiến tranh đảo' với 'chiến tranh thềm lục địa' là:

thực hiện chiến lược phòng thủ đảo, mời xem bài viết Phòng thủ 'Biển Đảo' của Việt Nam. Khi thực hiện chiến lược đó thì cách chiến tranh 'đảo' sẽ tạo đường ra của tiếp viện đất liền với đảo, con đường ra đó cũng chính là 'trận địa chiến tranh' thềm lục địa khi gặp đụng độ ngăn chặn. Cách phòng thủ đảo mà tạo nhiều con đường ra cũng như tạo ra nhiều trận địa 'thềm lục địa'.

C/ Phòng thủ thềm lục địa nên được trang bị các loại tên lửa hiện đại, chẳng hạn như: tên lửa phòng thủ bờ biển di động K -300P Bastion (Nga) tầm bắn 300 km, hoặc tên lửa Delilah (Israel) tầm bắn 250 km trang bị trên nhiều phương tiện, tăng cường tầm bắn tên lửa từ máy bay SU - 30....hoặc tương lai tăng cường các loại tên lửa tầm bắn tới 500km.

Thực hiện chiến thuật: đẩy lùi dần địch ra xa bờ để nâng tầm tên lửa (khoảng cách gần).

Có những hệ thống tên lửa bệ phóng đơn giản (chỉ bằng container) để trên tàu chiến bình thường (đóng không tốn kém) hoặc trang bị trên máy bay như tên lửa Delilah (độ chính xác tuyệt đối)...thì khi xoay quanh gần bờ chỉ cách 100 - 200 km sẽ khống chế toàn bộ Biển Đông.

Khi tên lửa 'phòng thủ bờ biển' tác chiến ở trên đất liền thì đối phương không thể có chiến thuật đánh. Khi được 'nối dài' tên lửa ra biển (ở khoảng gần) để thêm tầm và dễ tấn công thì vì khoảng cách kiểu máy bay (hoặc tàu) gần đất liền nên dễ tránh đối phương và có trợ giúp phòng thủ từ đất liền.

(Trường Sa nếu bị Trung Quốc tấn công thì chỉ cần duy trì tàu ngầm thỉnh thoảng phóng 1 quả tên lửa về Hoàng Sa nơi Trung Quốc tiếp hậu cần thì sẽ chiến tranh 'thềm lục địa')

Những nước khác khó nguy cơ đe dọa Trường Sa, bởi vậy cụm TA là có nhưng không phải là tất cả của quốc phòng Việt Nam.

Tác chiến cụm TA là phòng thủ những nước khác về vấn đề 'đảo' chứ có thể chưa phải là Trung Quốc. Cụm TA chỉ mức độ khoảng cách có trợ giúp gần bờ để tạo lợi thế 'chiến tranh thềm lụa địa' với Trung quốc nếu xấy ra.

Ngày 21/6/2013

- Xu thế vũ khí công nghệ tiên tiến sẽ có lợi thế ở những nước giàu (chạy đua mua) và những nước có chiến lược phòng thủ (nước nhỏ nếu có tên lửa lợi hại sẽ đẩy lùi khoảng cách bị tiếp cận)..

Trung Quốc trang bị Su - 35 sẽ dẫn tới các nước như Nhật Bản và Ấn Độ phải có chiến thuật đáp lại, từ đó 'không gian' tranh dành sẽ phức tạp hơn và ít bên nào tự do được (đều bị co hẹp), như một đấu trường với nhiều tay đua tham gia mà khi leo thang vũ khí tiên tiến sẽ như 'đặt nhiều chướng ngại vật'.

Công nghệ vũ khí tiến tiến sẽ xu hướng tạo phòng thủ tốt hơn là tấn công trên toàn Thế giới (Trung Quốc không áp dụng được đồ sộ quân số).

Ngày 20/6/2013

- Tổng thống Mỹ hôm 19/6/2013 kêu gọi Nga - Mỹ cắt giảm 1/3 kho vũ khí hạt nhân của mỗi nước nhưng bị Nga từ chối,

Bình luận:

Nga không còn tranh dành ảnh hưởng kiểu tham chiến cùng các phe như thời Liên Xô trước đây mà dễ xẩy ra chiến tranh với Mỹ, nên phải dùng hạt nhân đe dọa.

Nga chỉ còn một vài khu vực nhỏ như kiểu Syria nhưng chỉ ủng hộ mức độ theo kiểu chống can thiệp và mua bán vũ khí, chứ không phải tạo quân đội đối kháng như hai khối Varszawa và NATO. Nga chỉ mục tiêu cao nhất là giữ vững lãnh thổ, ổn định.

Vậy Nga sợ nhất là kiểu gì? Đó là kiểu khi Mỹ ủng hộ Gruzia, nhưng quân đội Mỹ sẽ không hiện diện được để chiến tranh với Nga.

Mỹ muốn Nga cắt giảm vũ khí hạt nhân thì phải có chiến thuật với kiểu Gruzia, nếu Mỹ vẫn muốn mức nào đó tranh dành ảnh hưởng với Nga.

Những yếu tố gì nêu ra sẽ góp phần làm Nga cắt giảm kho vũ khí hạt nhân? đó là:

1/ Nga có địa chính trị rộng lớn trải dài từ châu Âu sang châu Á và tài nguyên phong phú nên chỉ cần giữ ổn định là với trình độ khoa học hiện có sẽ luôn tạo vị thế với Thế giới. Nga ít phải tỏ tranh dành ảnh hưởng ở các khu vực như Liên Xô trước đây, nên ít đối đầu với Mỹ hơn (kiểu: Nga cũng ít lo cho Cuba...). Châu Âu không muốn Nga bị loạn, Nga ổn định sẽ là vùng đệm và đối tác tài nguyên.

2/ Thể chế và dân số Nga không tạo cạnh tranh siêu cường trong mọi vấn đề quốc tế, dẫn tới ít cản trở Mỹ những vấn đề cốt lõi, khác với Trung Quốc muốn siêu cường đánh bại đồng USD Mỹ (Syria là vẫn đề chỉ tranh dành ảnh hưởng, Nga can thiệp vấn đề Syria cản trở Mỹ nhưng Mỹ cũng nhờ đó mà ít bị sa lầy kiểu gánh vác ở các nơi).

3/ Chiến thuật ủng hộ kiểu Libya, Syria...được che lấp nhiều nước mà 'hạt nhân' nước lớn không có tác dụng tỏ vị thế với những nơi đó (kiểu xung đột biểu tình, dân chủ...).

4/ Tạo xu thế các nước nhỏ không nhìn nhận sức mạnh nước lớn ở 'tỏ' kho hạt nhân lớn.

5/ Mỹ và EU dân cư phân bổ tập trung trong khi đó Nga rộng lớn nên chiến thuật hạt nhân của Nga chỉ cần số lượng ít hơn, cách bố trí kiểu 'cất dấu' của Nga cũng dễ hơn.

6/ Sức ép vấn đề dân cư biên giới Trung Quốc, dân cư Nga ít, đạo Hồi, cơ chế...là tự tạo áp lực lên Nga hơn là Mỹ phải xem xét can thiệp vấn đề kiểu Gruzia năm 2008 (đổi chiến thuật: Mỹ không cần phải can thiệp...).

7/ Vũ khí Nga thuộc tốp đầu.

8/ Kho hạt nhân lớn tạo tâm lý nhân dân Nga luôn sợ bị nước ngoài o ép nên phải củng cố (tâm lý phải chạy đua vũ trang để giữ).

(còn nữa)...

Ngày 19/6/2013

- Bao giờ Mỹ và Trung Quốc cầm chừng nhau về quân sự (giữ mức trang bị vừa phải với nhau)?

Có vẻ như cú huých để leo thang trang bị vũ khí công nghệ cao là Trung Quốc, bởi vì Mỹ đã có tiềm lực đồ sộ đủ sức.

Mỹ chỉ leo thang theo bởi khi chiến thuật bị đe dọa và dự đoán tương lai bị đe dọa hoặc có phần do Mỹ dẫn đầu khoa học công nghệ nên khơi mào leo thang vũ khí mới chiếm ưu thế, hao tổn các nước đi sau.

Trung Quốc biết đâu là điểm dừng?

1/ Khi Trung Quốc có chiến thuật vấn đề Đài Loan.

2/ Khi Biển Đông có đàm phán và hợp tác tốt. Khi vấn đề Biển Đông các nước trong khu vực liên kết tốt và có chiến lược phòng thủ (mời xem bài viết: CHIẾN LƯỢC BIỂN ĐÔNG).

3/ Khi vấn đề dân số Trung Quốc có lối thoát so với kiểu vấn đề biên giới Nga.

4/ Khi Mỹ và Trung Quốc khó tìm thấy 'lợi thế' lớn (chủ yếu ở kiểu thị trường các nước khác) khi chạy đua vũ khí.

5/ Khi không thực thi được chiến lược cuộc đua đè ép nước nhỏ để tạo vị thế nước lớn, tạo cuộc sống người dân nước lớn hơn nước nhỏ để giữ ổn định (ký hiệu: chiến lược - C).

Phòng thủ bao giờ cũng ít tốn kém hơn bên trang bị tấn công và bị nhiều nước nhỏ phòng thủ là cũng phá sản chiến lược đó - chiến lược C.

6/ Khi Trung Quốc biết được 'vị trí' cái ngưỡng N để cân đối giữa: giữ 'lợi ích với toàn cầu' và không bị nổ ra chiến tranh ở các khu vực khác.

(chỉ ra ngưỡng N mới chiến lược và chiến thuật được, mới không hao phí hàng chục tỷ USD; hãy nhờ tôi - 1 triệu USD).

7/ khi cuộc đua tái cơ cấu kinh tế (tái đầu tư) mới đảm bảo cạnh tranh mọi nước và đáp ứng 'đòi hỏi' người dân là xu thế chung nhân loài.

....(còn nữa).

Ngày 18/6/2013

- Siêu cường Mỹ đề cao dân chủ nhưng 'dân chủ Mỹ' tạo quá nhiều xung đột với văn hóa các khu vực, văn hóa Mỹ xâm nhập làm con đường phát triển văn hóa ở các khu vực thiếu phong phú và bản sắc.

Ngày 17/6/2013

- Một nước siêu cường thì cần phải tìm đối thủ là nước đủ sức nổi lên để kìm hãm mà cuốn hút mọi nước nhỏ theo và cũng dựa vào đó để tự điều chỉnh độ lớn (như một vận động viên tìm cách đạt giải mà phải tự cân đối phương pháp tập theo thời đó).

Mỹ muốn siêu cường thì phải tìm đối thủ kìm hãm là Trung Quốc, như thời Liên Xô trước đây.

Bởi vậy, cho nên các nước ở Đông Nam Á cũng không cần phải tìm hiểu chuyện bàn riêng của nguyên thủ hai nước tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ và Trung Quốc vừa qua.

Báo chí Trung Quốc mô tả chuyện riêng của ông Obama và ông Tập Cận Bình, có lúc chỉ có một người phiên dịch mà không có đoàn tùy tùng đi theo thì cũng chỉ góp phần tạo cớ ly gián vấn đề Biển Đông, dọa các nước nhỏ về quan hệ Trung - Mỹ.

Mỹ cũng không thể có thỏa hiệp với Trung quốc về vấn đề Biển Đông, bởi một số nước trong khu vực như Việt Nam đã tự có chiến lược phòng thủ (mời xem bài viết: CHIẾN LƯỢC BIỂN ĐÔNG) và Đông Nam Á là trung tâm của Mỹ ở châu Á. Luật pháp quốc tế ngăn cản phân chia thị trường mọi nơi khác.

Ngày 16/6/2013

- Bài toán hạt nhân Iran là khó đối với tân tổng thống Iran và cả phương Tây, nhưng tân tổng thống Iran phải lo thêm một điều là Iran đang như chạy marathon mà chặng đường dài phá sức.

Ngày 15/6/2013

- "Tranh chấp sử dụng nguồn nước của các nước (kiểu chặn sông làm thủy điện...) có thể xẩy ra xung đột quân sự".

Hợp tác và cách ứng xử văn minh là một bước đột phá đi lên của các nước.

Ngày 14/6/2013

- Cuộc chiến Syria không thấy xuất hiện người dân chiến đấu vì 'yêu đất nước mình, giữ gìn quê hương mình' mà người dân chỉ là nạn nhân của chiến tranh.

Do cơ chế nhà nước, do chính sách quá khác biệt với khu vực của nhà nước Syria trước đây, do tranh dành các nước....

Ngày 13/6/2013

- Chia rẽ vấn đề giải quyết xung đột vũ trang ở các khu vực của các nước trên Thế giới đã làm cho Liên Hợp Quốc khó đưa ra được các quan điểm phù hợp 'thời đại' để giải quyết, chẳng hạn: vấn đề không can thiệp, vẫn đề thảm họa nhân đạo nếu không can thiệp, nhiều mâu thuẫn khó giải quyết...đó cũng là cái hạn chế của nhân loài hiện nay.

Giải pháp của Liên Hợp Quốc về lâu dài là thế nào? đó là:

1/ Phấn đấu xây dựng các cơ chế nhà nước hoạt động tốt; 2/ tạo con người có quyền và môi trường phát triển tốt; 3/ Thích nghi dần của 'đổi mới' cơ chế nhà nước và 'dân trí' theo hướng văn minh để tạo xu hướng phát triển xây dựng và đổi mới theo cấp độ mà tránh kiểu leo thang bạo lực khó kiểm soát.

Muốn vậy, Liên Hợp Quốc:

1/ Xây dựng những yếu tố tiêu chí căn bản của các cơ chế và con người (thông tin, dân chủ, môi trường lao động, phát triển văn hóa, giám soát tài chính, hợp tác giảm chi phí quốc phòng, sáng tạo....). Tạo yếu tố đúng đi liền với xu hướng 'tôn giáo' để tránh bị mê muội, cực đoan (phù hợp thời khóa biểu, thông tin, tu thân rèn luyện, cân đối của nhà nước, 'dân trí', tìm tới điều thiện...).

2/ Tạo tri thức Liên Hợp Quốc (kiểu từ thiện của các chuyên gia hàng đầu các lĩnh vực, nhóm nghiên cứu các vấn đề toàn cầu...) ý kiến về điều hành chiến lược cho các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa....cho các nước tham khảo, tham dự hoặc tự bình luận nếu các nước đó không chủ động tìm tới.

Phân tích các mối quan hệ, các chiến lược....để các nước nhỏ không bị các nước lớn lợi dụng chia rẽ để tranh dành ảnh hưởng.

3/ Chú trọng xây dựng lợi ích chung của mọi nước về thương mại, tương lai chung, hợp tác tương trợ các khu vực....

4/ Đề xuất các tiêu chí chủ đạo vì sự tiến bộ để khuyến khích 5 nước thành viên Hội đồng bảo an là Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp thực hiện. Cải tổ cách hoạt động của Liên Hợp Quốc cho ngày càng phù hợp thời đại.

Chẳng hạn: khuyến khích cơ chế cạnh tranh hàng hóa tốt, phát triển quy chế thương mại ngày càng văn minh, tôn trọng và phát triển văn hóa, không tạo áp đặt quân sự để tranh dành địa chính trị, là đối tác tốt với các tổ chức khu vực (như Asean...), thực hiện tốt các quy chế tiến bộ trong đầu tư sang nước khác (tôn trọng môi trường thiên nhiên, trong sạch,....)....

Muốn giữ vững hòa bình và thịnh vượng cho Thế giới thì phải có những cơ chế nhà nước tốt, con người phát triển tốt....

Ngày 12/5/2013

- Biểu tình chống tư bản chủ nghĩa và phản đối hội nghị G8 diễn ra ở Anh.

Nhiều người dân nước nghèo thì chỉ đang xoay quanh phản đối cơ chế (về chính sách, tham nhũng...) trong mà chưa được đạt tới ngưỡng nhận thấy mâu thuẫn xã hội trong chủ nghĩa tư bản.

Ngày 11//2013

- Nga đang muốn bán cho Trung Quốc hệ thống tên lửa phòng không S - 400 và máy bay Su - 35, là những vũ khí công nghệ tiên tiến nhất hiện nay.

Bình luận:

Có vẻ như Nga đang tính toán theo hai chiến lược chính là: 1/ Mỹ xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương nên Trung Quốc sẽ đối chọi kìm hãm; 2/ Trung Quốc mở về phía biển sẽ giảm áp lực lên biên giới Nga.

Nhưng về lâu dài thì: 1/ Sẽ làm cho Mỹ được lợi do có nhiều nước dựa, còn thị trường Nga bị hẹp dần ở nhiều nước nhỏ; 2/ Mỹ có đưa 'lượng' quốc phòng lớn chuyển trục thì Mỹ và Trung Quốc cũng khó xẩy ra chiến tranh trực diện (chủ yếu tranh dành tạo sức ép lên các nước nhỏ), kiểu Su - 35 không giúp Trung Quốc đối chọi Mỹ. Lượng quốc phòng 'đồ sộ' của Mỹ lợi dụng sự tranh chấp của Trung Quốc mà có nơi thi thố (Trung Quốc mà dấu mình chờ thời khoảng chục năm nữa thì lượng quốc phòng lớn của Mỹ không biết để đâu, khó dùng để tranh dành lợi thế); 3/ Trung Quốc có sức mạnh ngày càng hướng siêu cường, do 'đia chính trị' của Nga và Trung Quốc mà Nga mất dần địa vị là nước lớn trên diễn đàn Quốc tế. Biên giới Nga và Trung Quốc sẽ giảm dần khả năng ổn định (do kiểu láng giềng mạnh về quân sự và kinh tế); 4/ Trung tâm mới của Thế giới là Trung Quốc sẽ kéo theo nguy cơ Nga bị chia rẽ các vùng bởi mọi nơi đều có xu hướng quay về trung tâm, khác với Mỹ trước đây ở bên kia đại dương;

Vậy, Nga không nên bán S - 400 và Su - 35 cho Trung Quốc.

Nga chỉ bí theo kiểu cần đơn đặt hàng để bán hàng hóa có khả năng sản xuất cạnh tranh với Mỹ. Khó những nước nhỏ mua nhiều, nhưng bán cho Trung quốc cũng nguy cơ bị sao chép.

(Su - 35 tuy hiện đại nhưng chỉ một phi công kiêm nhiệm và tác chiến, khác với Su - 30 MK2 Việt Nam đang sử dụng tính năng gần bằng nhưng có hai người gồm phi công lái riêng và một người chuyên tác chiến vũ khí. Trong cuộc chiến đối phó thì hai người luôn chiếm ưu thế).

Ngày 10/6/2013

- "Mỹ không muốn bị lôi kéo vào cuộc chiến Philippines và Trung Quốc" được bàn luận ở nhiều nước.

Vậy Philippines làm cách nào để đối phó với Trung Quốc tăng sức ép lên mình? Đó là: Philippines ra tối hậu thư với Trung Quốc rằng "nếu Trung Quốc ép quá đáng vấn đề 'biển đảo' thì Philippines sẽ trở thành sân sau của các nước trong phòng thủ nếu bị Trung Quốc tấn công.

Philippines sẽ tạo thuận lợi cho Mỹ triển khai hậu cần nếu xẩy ra chiến tranh giữa Nhật Bản và Trung Quốc, kể cả vấn đề Đài Loan...hoặc sẽ trở thành chiến lược bàn đạp lâu dài nếu quan hệ Mỹ và Trung Quốc bị xấu đi.

Philippines không kỳ vọng ở Mỹ giúp quân cùng tiến hành cuộc chiến khi nổ ra, nhưng Philippines vẫn tạo được lợi thế ở 'vũ khí' công nghệ cao sẵn sàng mua bán của nhiều nước, nhằm kìm hãm Trung Quốc tranh dành lấy mất 'lợi thế' của họ. Philippines có lợi thế cho chiến lược 'gần kề' Trung Quốc của nhiều nước nên được 'đòi hỏi' phần nào về trợ giúp quân sự.

Ngày 9/6/2013

- Chiến thuật của Israel để vô hiệu hóa hệ thống tên lửa phòng không S - 300 Syria (nếu được Nga cấp).

Israel có Tên lửa hành trình nội địa Delilah, thông số: với tầm bắn lên tới 250 km (có thể phóng ở khoảng cách bên ngoài tầm mà S - 300 không với tới), độ chính xác gần như tuyệt đối, được trang bị trên mọi phương tiện (từ ô tô, máy bay...). Giá thành quả tên lửa không đắt đỏ so với S - 300

Thông số S - 300: là hệ thống phòng không, mang tính chất phòng thủ, radar hệ thống này có thể theo dõi 100 mục tiêu cùng lúc, dẫn các tên lửa tiêu diệt đồng thời 12 mục tiêu ở khoảng cách 200km ở độ cao tới 27 km. Các ống phóng có độ bền cao, thời gian sử dụng là 500 quả tên lửa cho một lần bảo dưỡng, trọng lượng đầu đạn là 143 kg. Mỗi xe có 4 ống phóng với vài kiểu đầu đạn và có xe chở đạn đi theo. S - 300 có chiến thuật bắn xong di chuyển vị trí khác, là hệ thống phòng thủ nên tên lửa Delilah nếu vào phạm vi sẽ bị bắn hạ.

Chiến thuật:

Về mặt số lượng dàn bắn thì S - 300 dù được cấp nhiều vẫn đương nhiên ít hơn dàn Delilah (giả sử quả đạn không hạn chế). Vì S - 300 chỉ ở trong phạm vi 200 km và là hệ thống phòng thủ nên Delilah ở ngoài tầm sẽ chủ động tấn công trước.

Nếu S - 300 lộ diện thì khắc chế được. Chẳng hạn: 1 khẩu đội S - 300 ở vị trí tọa độ T, thì dàn phóng và những hậu cần đi theo là chỉ huy, radar, xe chở đạn...đều ở trong tầm ngắm. Nếu có khoảng 20 quả tên lửa Delilah cùng tìm tới mục tiêu ở T thì dàn S 300 chỉ còn cách nổ máy chạy vị trí khác. Nếu giám sát được quá trình di chuyển thì dàn phóng S - 300 lúc di chuyển lại dễ bị Delilah theo đuổi tiêu diệt nhất. Nếu nhiều dàn S - 300 tương trợ phòng thủ cho nhau thì cấp tấn công sẽ nhân lên theo cấp độ lộ diện vị trí các dàn S - 300.

Cách nào để S 300 lộ diện: hệ thống trinh sát hiện đại (vệ tinh, radar...), và có thể máy bay không người lái mang tên lửa tấn công làm mồi nhử...Có thể thật giả tên lửa theo số lượng làm rối mắt S - 300 khi tấn công các mục tiêu (có và không có đầu đạn...).

Máy bay không người lái sẽ góp phần khống chế không phận Syria. Khi máy bay không người lái bị tấn công, sẽ lộ diện trận địa S 300 mà với chiến thuật phản công nhanh cấp tập của Delilah, kèm sự giám sát vệ tinh do thám thì dàn S - 300 khó lẩn trốn. Sự đẩy lùi từng khoảng cách S - 300 sẽ bằng cách Delilah lấn tới những khoảng cách (kiểu trang bị trên trực thăng...).

Vậy, S - 300 chỉ có tác dụng khi phối hợp đầy đủ hệ thống phòng thủ và chủ yếu nhằm lựa chọn tấn công máy bay chiến đấu hoặc ngăn chặn tên lửa đạn đạo với mục tiêu bảo vệ cụ thể.

Nga không nên cấp S - 300 cho Syria vì lẽ đó, nếu cấp thì chỉ còn cách là Nga phải chủ động tham chiến chống Israel mới bẻ gãy được chiến thuật Delilah.

Giải quyết vấn đề Syria theo cách (mời xem bài viết: Syria ở mục GIẢI PHÁP VẤN ĐỀ QUỐC TẾ) chứ không nên dựa vào S - 300. Chính quyền tổng thống Syria Bashar al-Assad đừng quá trông chờ vào S - 300.

Có thể còn những chiến thuật khác.

S - 300 ở Việt Nam là phải chủ động lựa chọn mục tiêu và có đầy đủ mọi tầm phòng thủ khác, mọi cách tấn công tàu chiến (mời xem bài viết: CHIẾN LƯỢC BIỂN ĐÔNG và phòng thủ thềm lục địa của Việt Nam).

(Những nước nào muốn các chiến lược quốc phòng vì hòa bình hãy liên hệ. Lê Thanh Đức - con người tự do - Phấn đấu cho thành công Chương trình phát triển Liên Hợp uốc UNDP).

Ngày 8/6/2013

- Các nước nhỏ làm thế nào để chống lại được chạy đua của nước lớn sở hữu vũ khí công nghệ tiên tiến? chẳng hạn như: Trung Quốc mua được của Nga hệ thống tên lửa phòng không S 400 hoặc máy bay Su - 35.

Cách các nước nhỏ đáp lại là liên kết ưu tiên thị trường tốt của các nước bị đe dọa với nhau (về thương mại, văn hóa xã hội, đầu tư...).

Những nước bị Trung Quốc đe dọa nên tạo thị trường 'ưu tiên' tốt với nhau, chẳng hạn: những nước khu vực Biển Đông, kể cả với nước lớn Ấn Độ và Nhật Bản. Những thị trường này cũng phải có phần ngăn Nga, bởi Nga giúp Trung Quốc mà tạo những nước đó bị uy hiếp.

Những công nghệ vũ khí tiên tiến mà nguy cơ gây bất an những nước nào thì những nước đó phải có chính sách thị trường chung đáp lại. Từ đó những vũ khí công nghệ tiên tiến phải có đắn đo tính toán lúc triển khai.

Ngày 7/6/2013

- Các nước lớn tăng cường quân sự theo chiến lược tấn công và phòng thủ. Nhưng nếu khả năng xẩy ra chiến tranh mà thấp do các bên đều thiệt hại thì các nước lớn vẫn tạo quy mô lớn về quân sự. Vì sao vậy? đó là:

Quy mô lớn về quân sự sẽ đe dọa các nước nhỏ. Các nước nhỏ sẽ cảm thấy bất an mà phải chia phe chạy đua dựa những nước lớn, từ đó các nước lớn sẽ có 'lợi thế' thị trường.

Cách phát triển của các nước, có chiến lược quốc phòng, liên kết thương mại - văn hóa xã hội, chính sách đối ngoại vì lợi ích chung....thì sẽ tốt cho các nước nhỏ.

Có thể trong khu vực có một vài nước được nước lớn ưu ái để chia rẽ. Nước nhỏ đó nhận sự 'đầu tư' của nước lớn đó mà sẽ làm hỏng 'lợi thế' địa chính trị chung của cả khu vực (mất nghĩa phòng thủ chiến lược, thị trường chung méo mó, chia rẽ dựa các nước mà khối chung thiếu tự lập...).

Ngày 6/6/2013

- Philippines nếu được Nhật Bản, Mỹ... tạo ưu tiên thị trường thì sẽ góp phần tốt thêm cho phòng thủ quân sự.

Ngày 5/6/2013

- Những đặc điểm của biểu tình rầm rộ ở Thổ Nhĩ Kỳ:

(Hàng trăm cuộc biểu tình liên tiếp xẩy ra và lan rộng khắp đất nước, bắt nguồn từ việc cảnh sát trấn áp quá mạnh tay với những người biểu tình hòa bình vì môi trường, nhằm phản đối kế hoạch phá một công viên ở dọc quảng trường Taksim để xây dựng trung tâm thương mại.

Bất chấp việc chính phủ đã lên tiếng xin lỗi, vấn diễn ra biểu tình rộng lớn, đòi thủ tướng Recep Tayyip Erdogan từ chức.)

1/ Không mục đích như mùa xuân Arab, chỉ có tranh dành giữa các đảng phái.

2/ Khi cuộc biểu tình mà đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát thì nhiều 'tích tụ' phản đối chính phủ về phát triển cũng sẽ được dịp bung ra.

3/ Trấn áp sẽ phản tác dụng khi người dân đạt mức quyền 'dân chủ' và người dân có cái lý đúng của sự việc.

4/ Sự 'nổi dậy' của người dân về mọi vấn đề là luôn xẩy ra nếu có sự kích thích. Kiểu tâm lý con người có phần thích 'nổi loạn', phá bỏ phần nào sự trói buộc nhà nước.

5/ Giải pháp: Chính phủ đứng ra đàm phán (biểu tình là mọi yêu sách phải đàm phán thảo luận...), những người ban hành chính sách sai phải chịu trách nhiệm; cảnh sát cứ hướng biểu tình quay lại dần kiểu 'biểu tình vì hòa bình' (chỉ ngăn ngăn chặn những xung đột phe phái, những phá hoại cơ sở hạ tầng...).

Cảnh sát có chiến thuật tách sự kích thích kiểu a dua ở mục 4.

Ngày 04/6/2013

- Sự cân bằng lực lượng các bên ở Congo mà cuộc chiến dai dẳng suốt hơn 50 năm qua đã làm hàng triệu người bị chết.

Thế giới (Liện Hợp Quốc...) đã phần nào lãng quên, không có những cú huých để triệt tiêu dần cuộc chiến.

Ngày 03/6/2013

- Iran kêu gọi các ứng cử viên tổng thống không nhượng bộ phương Tây.

Bình luận:Vì sao Iran muốn chương trình hạt nhân (đang gây tranh cãi)? do:

Ngoài vấn đề sợ can thiệp quân sự, Iran nghĩ hạt nhân của họ sẽ có lúc ép phương Tây phải nhượng bộ.

Nhưng phương Tây sẽ không nhượng bộ nếu Iran sở hữu vũ khí hạt nhân vì:

1/ Iran sở hữu vũ khí hạt nhân thì theo logic đối chọi các khu vực 'lan ra' toàn Thế giới sẽ nguy cơ cao chiến tranh hạt nhân. Bởi vậy Liên Hợp Quốc quyết tâm ngăn chặn.

2/ Phương Tây đã từng trải qua leo thang 'chiến tranh lạnh' với Liên Xô nên sẽ có đủ chiến thuật với Iran.

Phương Tây có trình độ khoa học đi trước Iran và có liên minh rộng lớn, có vùng đệm (Nga...hoặc ở xa).

3/ Nhà nước có phần Hồi giáo ở Iran sẽ khó đảm bảo 'niềm tin' cho cộng đồng Quốc tế về 'vũ khí hạt nhân' dù cam kết, khác với nhà nước 'dân chủ' tốt.

4/ logic của leo thang hạt nhân Iran và Israel sẽ đặt cả khu vực Trung Đông trước nguy cơ hủy diệt (tấn công và phòng thủ).

5/ Chiến lược của phương Tây sẽ lật đổ chính quyền hiện nay của Iran nếu có thời cơ nếu tự bên trong suy yếu và bất ổn (thêm hích bên ngoài), nhưng vẫn đề can thiệp quân sự kiểu Iraq sẽ không xẩy ra bởi:

a/ Còn Iran đối chọi sẽ đặt nhiều nước còn lại ở khu vực dựa Mỹ; b/Cuộc chiến tốn kém; c/ Phương Tây có chính sách lối thoát cho Iran, đó là: 'Iran cứ đối chọi với phương Tây, cứ liên kết với vài nước như bắc Triều Tiên, Venezuela...nhưng không đe dọa tấn công kiểu hạt nhân hoặc không tạo làn sóng bài trừ lợi ích phương Tây là được. Ta gọi đó là 'lối thoát' cho mức tồn tại của nhau (ký hiệu T).

Lối thoát T sẽ đủ cho tỏ thể hiện này nọ của 2 phía là phương Tây với Iran, những liên quan Iran (như Nga, Trung Quốc, Cuba...), đó là: tranh dành thị trường, cách tỏ 'dân chủ', cách văn hóa xã hội, ký kết thương mại riêng...

Không có kiểu can thiệp quân sự như Iraq cho nên Iran cũng không nên phòng thủ vũ khí hạt nhân.

Phương Tây mở lối thoát T cho Iran chỉ đòi hỏi 2 mục đích: 1/ Iran không phổ biến vũ khí hạt nhân; 2/ Iran không tạo làn sóng toàn khu vực (toàn cầu) bài trừ lợi ích phương Tây.

Mức T chẳng hạn: Iran có thể liên kết các nước 'đối chọi' để phát triển (như Venezuela,...) hoặc có thể phấn đấu làm trung tâm phát triển các giá trị đạo Hồi vì tiến bộ đều được...nhưng Iran nếu sau này ngấm ngầm 'lợi dụng' kích động đạo Hồi làm cho cả khu vực Trung Đông bất ổn là không được...Iran và phương Tây tranh nhau ảnh hưởng kiểu với Venezuela vì cách phát triển nhưng phải tuân thủ Liên Hợp Quốc.

Ngày 02/6/2013

- Chiến lược của Việt Nam đối phó với tuần tra của Trung Quốc tại Biển Đông.

Theo AFP, tại sự kiện Đối thoại Shangri - la ở Singapore ngày 02/6/2013, Phó tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) nói rằng "các tàu chiến Trung Quốc sẽ tiếp tục tuần tra tại các vùng biển tranh chấp trên biển Đông mà phía bắc Kinh tuyên bố chủ quyền"

Chiến lược đáp lại của Việt nam:

1/ Trích phần chi đảm bảo an ninh quốc gia để đảm bảo 'lao động' của ngư dân nghề biển ít bị khó khăn cản trở, khuyến khích phát triển nghề biển.

Việt Nam có chiến lược phòng thủ thềm lục địa (mời xem bài viết riêng) nên chưa phải 'ra tay' leo thang chạy đua vũ khí, mà phát triển theo chiến lược thời cuộc (ký hiệu A). Bớt lượng 'thời cuộc' A cho người dân nghề biển.

Ngư dân Việt Nam có 'lợi thế' cạnh tranh hàng hóa nghề biển do thềm lục địa trải dài (không quá xa như Trung Quốc).

2/ Tăng cường (cường độ lớn theo mức) mời các nước trên Thế giới cử tàu quân sự tới các hải cảng của Việt Nam để phối hợp tạo đảm bảo an ninh hàng hải chung mọi nơi trên Thế giới, tạo giao lưu trao đổi quốc phòng vì hòa bình.

3/ Có kế hoạch của tàu tuần tra quân sự (ký hiệu HQ) theo lộ trình cố định với thời gian biểu chia đều cố định bao quát phần biển của Việt Nam.

Đường đi của HQ kiểu dọc theo đất liền của Việt Nam và cách đất liền những khoảng cách (kiểu hình dáng 'vòng cung' ngoài khơi theo hình dáng đất liền của Việt Nam - theo quy định Quốc tế về biển)

Tàu tuần tra tới vùng mà Trung Quốc đã đánh lấy của Việt Nam (chẳng hạn một đảo Đ ở Hoàng Sa), thì xác định khoảng cách 'vì gìn giữ hòa bình -, kiềm chế không để nổ súng' và 'vì biện pháp ngoại giao' mà sẽ dừng lại 'thời gian G'.

Dừng lại thời gian G có tổ chức phổ biến nghi lễ ngắn gọn cho toàn bộ cán bộ chiến sĩ trên tàu về 'vùng biển đảo Đ' của Việt Nam đang bị chiếm đóng, chính sách của Nhà nước đang tìm biện pháp ngoại giao cộng đồng Quốc tế và các nước, vì hòa bình và phát triển. Dừng lại thời gian G thì tàu HQ phải báo về căn cứ 'đã tuần tra vì hòa bình tới vị trí HB theo kế hoạch' xin chỉ thị, căn cứ sẽ trả lời 'không vào vùng Đ, chờ giải pháp của nhà nước với các nước và Quốc tế vì hòa bình và phát triển'. Sau đó tàu HQ chuyển hướng đoạn tuần tra tiếp theo hoặc kết thúc về căn cứ (tùy kế hoạch).

Tàu tuần tra HQ đang đi theo lộ trình 'X tới Y' (chưa tới kiểu vùng biển đảo Đ) mà bị tàu Trung Quốc cản đường thì tránh sang một bên rồi đi tiếp, nếu không đi được thì dừng, nếu bị ép buộc ở vị trí E (bao vây - ký hiệu BV) thì báo về Bộ quốc phòng rồi quay về hải cảng, nếu bị gây gỗ thì chấp nhận 'thiệt hại' mà nhà nước Việt Nam sẽ lên tiếng. Mức độ bị leo thang cản trở mà sẽ tăng từng mức độ nhà nước đáp lại sau về quốc phòng (cao nhất là mức chiến tranh thềm lục địa - mời xem bài viết riêng).

Tích lũy những lần bị bao vây 'BV' phải quay về hải cảng tới những mức độ thì tăng mức độ 'liên kết' quốc phòng với những nước đang bị tranh chấp với Trung Quốc và leo thang mức độ chiến lược phòng thủ thềm lục địa của Việt Nam. Lần tuần tra tiếp theo có thể sẽ từ hải cảng chạy ra điểm qua E (không phải 'máy móc' cố định chính xác tới tọa độ E - có thể cách vài km, tới vài chục km...) mà hoàn thành lộ trình tới Y, chứ không cần phải lộ trình từ 'X tới Y'.

Tàu tuần tra số 1 (ký hiệu HQ1) thực hiện lộ trình ngày N1 từ vị trí 'X tới Y' thì từ hải cảng chạy thẳng ra vị trí X rồi theo lộ trình vòng vạch sẵn tới Y.

Chia vùng biển của Việt Nam mà sẽ có nhiều tàu tuần tra (HQ1, HQ2, HQ3...) mà mỗi tàu sẽ những đoạn (X2 - Y2; X3 - Y3...) theo những ngày (N1; N2...). Một số các điểm kiểu như Y1, Y2...nên kết thúc ở gần tới kiểu vùng Đ.

Kế hoạch tuần tra kiểu 'X - Y' thì các vị trí X1, X2...hay Y1, Y2...không cần phải đúng tọa độ mà có thể xê dịch hàng chục km theo chiến thuật quy định, nhưng vẫn ở trong vùng biển Việt Nam (các điểm X hay Y chỉ gọi là vùng điểm chiến thuật tuần tra).

Kinh tế Việt Nam còn nghèo thì kế hoạch tuần tra những ngày N1, N2 ...có thể dàn trải ra cho đỡ bị 'leo thang chạy đua chi phí quốc phòng.

4/ Thực hiện chiến lược phòng thủ thềm lục địa nếu bị tấn công đánh chìm khi tuần tra HQ.

Mời xem thêm CHIẾN LƯỢC BIỂN ĐÔNG

(Lê Thanh Đức - Con người tự do Phấn đấu cho thành công Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc UNDP; nhật ký ngày 02/6/2013 làm cho UNDP vì hòa bình)

Ngày 01/6/2013

- Mỹ tuy có xung đột với nhiều nước để tranh dành lợi thế nhưng vẫn phần nào được người dân Thế giới thích bởi mang danh nghĩa phổ biến 'dân chủ', Trung Quốc chưa có quan điểm gì về 'tương lai' nên sự vận động những xung đột sẽ gây người dân các nơi chán ghét.