tháng 3/2013

Ngày 31/3/2013

- Chế độ Tổng thống Syria Bashar al-Assad gặp nguy hiểm bởi quá khác biệt ở khu vực (cộng đồng Liên đoàn Arab) và quá đối chọi với Israel.

Bất kỳ một nước mà chính sách 'đối ngoại' với khu vực xung quanh như thế là tự bị khó dần.

Ngày 30/3/2013

- Nguy hiểm ở bán đảo Triều Tiên là nhà lãnh đạo bắc Triều Tiên Kim Jong-un phải tự quyết định mọi tình huống và luôn căng thẳng những tình huống bấp bênh. Những tình huống đó bắc Triều Tiên lại chỉ có cách đáp trả kiểu 'ào ào' mà không lường được mức độ từng giai đoạn, bởi vậy ông Kim Jong-un sẽ rất căng thẳng và dễ bất ổn. Khác với nước Mỹ, tổng thống Obama tuy chịu áp lực nhiều sự kiện trên Thế giới nhưng các sự kiện hầu hết đều có kế hoạch tuần tự kiểm soát và có bộ máy gánh từng phần việc.

Ngày 29/3/2013

- Trung Quốc sẵn sàng mức chiến tranh như thế nào và sợ mức chiến tranh nào? Trả lời:

Trung Quốc sẵn sàng mức chiến tranh: Nếu một nước A ở khu vực Biển Đông không biết cách phòng thủ 'đảo' thì khi Trung Quốc đẩy mức độ leo thang va chạm làm 'chai' dư luận Quốc tế và 'tạo sự kiên gây gỗ' nổ súng Trung Quốc sẽ chiếm 'đảo' vị trí quan trọng bằng tổng lực trong quãng thời gian ngắn.

Trung Quốc sợ chiến tranh bị kéo dài và sợ một nước gắn 'đảo' với 'thềm lục địa' để duy trì chiến tranh gìn giữ không thỏa hiệp tách rời. Vì sao vậy? Vì chiến tranh một 'chỗ' kéo dài sẽ tạo nhiều nước đang bị đe dọa củng cố liên minh chống Trung Quốc, sẽ làm nguồn lực không đủ sức nhiều nơi và không đạt những mục tiêu khác (cân đối với Mỹ, dọa Nhật Bản, dọa Ấn Độ...) bởi chỉ đủ sức một hoặc hai nơi.

Trung Quốc sợ chiến tranh 'thềm lục địa', bởi 'địa chính trị' của các nước có lợi thế phòng thủ và làm cửa ra của Trung Quốc bị hẹp; mời xem bài viết: Trung Quốc sợ gì ở chiến lược quốc phòng của Việt Nam.

Một nước A nếu không có ý chí và dũng cảm gắn chiến tranh 'đảo' với chiến tranh 'thềm lục địa' thì khó phòng thủ các 'đảo'. Trung Quốc sẽ tạo khiêu khích chiếm 'đảo' chớp nhoáng rồi thực hiện 'phòng thủ thềm lục địa' kiểu hòa hoãn và đe dọa 'quốc phòng lớn'.

Chiến lược để gắn 'chiến tranh đảo' với 'chiến tranh thềm lục địa' là:

thực hiện chiến lược phòng thủ đảo, mời xem bài viết Phòng thủ 'Biển Đảo' của Việt Nam. Khi thực hiện chiến lược đó thì cách chiến tranh 'đảo' sẽ tạo đường ra của tiếp viện đất liền với đảo, con đường ra đó cũng chính là 'trận địa chiến tranh' thềm lục địa khi gặp đụng độ ngăn chặn. Cách phòng thủ đảo mà tạo nhiều con đường ra cũng như tạo ra nhiều trận địa 'thềm lục địa'.

Mời xem bài viết: CHIẾN LƯỢC BIỂN ĐÔNG

Ngày 28/3/2013

- Kế hoạch N của chiến lược quân sự nước Nga:

Chiến lược quân sự của Nga tại Đông Nam Á hoặc mở rộng hơn là về phía nam chỉ cần thực hiện tốt kế hoạch N đơn giản và không tổn phí mà lại còn được lợi ích lớn thị trường.

Kế hoạch N: Tạo thị trường cung cầu (mua - bán) tốt mọi vũ khí công nghệ hiện đại tốp đầu cho Việt Nam và có thể mở rộng một số cho những nước có lựa chọn ở phía nam bán cầu.

Việt Nam có nguồn lực sức mạnh quân sự thì sẽ giữ và tự lập được vị thế 'địa chính trị' ở khu vực đó. Nga chỉ cần nhiều nước giữ được tư lập vị thế 'địa chính trị' là sẽ cân bằng được Thế giới. Mỹ, Trung Quốc hoặc những nước khác sẽ không lôi kéo tranh dành ảnh hưởng được, kế hoạch N của Nga sẽ giúp những khu vực ổn định và gìn giữ hòa bình.

Nga chọn Việt Nam vì Việt Nam có chiến lược quốc phòng phù hợp cách phòng thủ (mời xem bài viết: CHIẾN LƯỢC BIỂN ĐÔNG).

Ngày 27/3/2013

- Chiến lược kinh tế đúng cũng góp phần ngăn chặn Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông.

Trung quốc không ngại 'xung đột' với các nước trong khu vực bởi 'hàng hóa' của họ dùng kiểu 'giữ giá đồng 'nhân dân tệ', hàng kiểu 'số lượng nhiều tạo lợi thế', hàng nhái 'bằng sáng chế'...mà tràn ngập dành thị trường ở các nước chứ họ không bị phụ thuộc kiểu cân đối trao đổi với các nước.

Khi sự hợp tác, cân đối, trao đổi...diễn ra tốt trong kinh tế thì mới tác động tốt tới mỗi quan hệ các nước về các lĩnh vực như chính trị, văn hóa, ngoại giao, quân sự...

Ngày 26/3/2013

- Trung Quốc sợ gì ở chiến lược quốc phòng của Việt Nam? Trả lời: đó là 'chiến tranh thềm lục địa'. Vì sao vậy? Trả lời:

Giả sử Trung Quốc chiếm một đảo của Việt Nam thì Việt Nam tuyên bố tình trạng chiến tranh và tăng cường 'phòng thủ thềm lục địa' để đẩy lùi Trung Quốc ra khỏi vùng biển của mình. Khi đó 'chiến tranh' ở 'thềm lục địa' sẽ làm cửa ra của Trung Quốc với Thế giới bị hẹp.

Vì sao Việt nam không sợ bị gây chiến tranh ở thềm lục địa? Trả lời:

1/ Vì luật pháp Quốc tế.

2/ Vì thềm lục địa Việt Nam có hậu thuẫn phòng thủ tốt ở đất liền một dải dài (phòng thủ 1 có thể đọ lại 10 hoặc bất khả xâm phạm nếu biết cách...)

3/ Vì chiến tranh 'thềm lục địa' sẽ làm cửa ra của Trung Quốc bị hẹp lại do 'địa chính trị' của Việt Nam ở Biển Đông.

4/ Vì kiểu chiến tranh ở 'thềm lục địa' là chiến tranh kiểu tàn phá tàu thuyền, máy bay và tên lửa...với nhau mà không như kiểu trên đất liền 'phá hỏng cơ sở hạ tầng'.

Ngày hôm nay có thể bên mạnh thắng khi đánh đắm vài tàu chiến...nhưng bên phòng thủ mua được tên lửa tối tân ngày hôm sau sẽ đáp trả lại.

Ngày hôm nay bên mạnh thắng có thể ngông nghênh 'tàu thuyền' đi lại nhưng ngày hôm sau bên phòng thủ mua được tên lửa tối tân sẽ đẩy đuổi khỏi. Vùng biển mà 'tàu thuyền' ngông nghênh qua lại khi thắng trong vài ngày thì khi bị đẩy lùi bên thắng sẽ chỉ còn lưu lại kỷ niệm 'vùng sóng vỗ'.

Ngày 25/3/2013

- 'Dân trí' thấp thì làm cho các xung đột kiểu phé phái ở một nước lâu được giải quyết hoặc thường xẩy ra, thể hiện ở Trung Phi hiện nay.

Khi dân trí thấp thì 'tiếng nói người dân' ít được đại diện và quyền lực.

Liên Hợp Quốc phấn đấu nâng cao 'dân trí' cho người dân Thế giới là một trong các giải pháp của gìn giữ hòa bình.

Ngày 24/3/2013

- Phần lớn người dân trên Thế giới và thậm chí nhiều chuyên gia vẫn chưa hiểu rõ về những người tham gia lực lượng Taliban hoặc kiểu phiến quân ở Mali...Chúng ta chủ yếu đang nhìn nhận hiểu về họ theo sự đối chọi của các lực lượng đó với các chính quyền và truyền thông đưa tin, từ đó chúng ta (người dân Thế giới) chưa thể hiểu vì sao họ theo những lực lượng đó.

Có thể do lối sống? hay cách nhìn nhận của họ về 'mục đích' chiến đấu? Chúng ta nhìn vào thì bảo họ sai, nhưng những người trong phiến quân biết đâu lại bị lệch lạc mà tự xem họ đang chiến đấu cho lý tưởng riêng.

LIên Hợp Quốc phải có 'hiểu biết rõ' nhiều vấn đề về 'con người' trong các lực lượng đó mới có giải pháp đúng vì hòa bình, ổn định.

Ngày 23/3/2013

- Ý chí của 'phương Tây' về vấn đề Syria sẽ giảm nếu Tổng thống Syria Bashar Al-Assad giảm ý chí kiểu Iran.

Ngày 22/3/2013

- Trả lời phỏng vấn của hãng thông tấn ITAR-TASS Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận định rằng: "quan hệ song phương Nga-Trung hiện nay nổi bật bởi sự tin tưởng cao độ và tôn trọng quyền lợi của nhau, dành hỗ trợ nhau trong những vấn đề quan trọng sống còn, là quan hệ đối tác chân chính và toàn diện".

Bình luận: Chiến lược quốc phòng của Việt Nam đang dựa trụ cột nguồn 'vũ khí' từ Nga nếu xẩy ra xung đột 'biển đảo'.

Tổng thống Nga tuyên bố trên thì Việt Nam phải thay đổi 'sách lược' liên minh và nguồn lực.

Phải thay đổi, bởi như thế mới tạo uy lực phòng ngừa được.

Ngày 21/3/2013

- "Bạo động diễn ra tại thành phố Meikhtila (cách cố đô Yangon 540km về hướng bắc) vào đêm 21-3 sau một trận cãi vã giữa hai Phật tử và một chủ tiệm vàng người Hồi giáo tại thành phố này. AFP cho biết căng thẳng bùng phát thành bạo lực với sự tham gia của khoảng 200 người. Kết quả là 10 người thiệt mạng và hơn 20 người bị thương".

Bình luận: Tính thiện của các 'tôn giáo' vì sao không ngăn được bạo lực? Trả lời, bởi:

1/ Mỗi người chưa 'hoàn thiện mình' mà đang kiểu 'đọc kinh cầu nguyện' để gắng thiện, nên mức 'thiện' sẽ bị lung lay khi các sự việc vận động va chạm .

2/ Tôn giáo có phần đang nặng về cạnh tranh, 'tập hợp' số lượng tham gia.

3/ Bạo lực đám đông là không áp dụng được kiểu 'bình tính giải thích hoặc độ lượng', nhiều va chạm và hành vi mà khó kiềm chế được tất cả mọi người (chỉ cần một vài người 'leo thang' phá vỡ).

Ngày 20/3/2013

- 'Thị trường' Thế giới vận hành tốt góp phần lớn vào gìn giữ hòa bình.

Nga dùng 'tài nguyên' nước lớn ít quan tâm, Trung Quốc cuộc chiến 'hàng rẻ' chiếm lĩnh, Mỹ dùng quân sự tạo 'lợi thế' ảnh hưởng...

Ngày 19/3/2013

- Cuộc trưng câu dân ý mới đây ở nam Triều Tiên cho thấy 2/3 người dân muốn sở hữu 'vũ khí hạt nhân'.

Bình luận:

Điều đó cho thấy nhiều người dân chưa khát vọng tới thống nhất một nhà, một dân tộc.

Nguyên do chính sách leo thang 'đối chọi' che lấp nguyện vọng người dân.

Ngày 18/3/2013

- Trung Quốc không đau đầu vấn đề Syria hiện nay nhưng Mỹ thì có.

Ngày 17/3/2013

- Cuộc chiến ở Syria hiện nay là một trong những cuộc chiến nếu xếp hạng thì thuộc dạng khó giải quyết đối với 'trách nhiệm' của nhiều vấn đề.

Ngày 16/3/2013

- Những đe dọa của bắc Triều Tiên như tấn công 'hạt nhân' vào Mỹ, thủ tướng nam Triều Tiên là mục tiêu tiêu diệt....làm cho bắc Triều Tiên lệch dần khỏi 'chuẩn mực' thể chế Nhà nước.

Liên Hợp Quốc và nhiều nước mong muốn giữ bắc Triều Tiên đúng bộ máy 'chính quyền', không chỉ là cỗ máy 'quân sự'.

Có vẻ như các nhà lãnh đạo bắc Triều Tiên bị lệch so với cách nhìn nhận của nhân dân Thế giới các vấn đề, cách tiếp cận của họ bị leo thang theo 'đối thủ' các chiến lược mà xem đó là cách nhân dân Thế giới nhìn nhận về mình.

Nhân dân Thế giới chỉ nhìn nhận cách giải quyết vấn đề của các 'thể chế' theo những chuẩn mực tiến bộ , mục tiêu phát triển chứ không theo kiểu 'tự tuyên bố hoặc hành động này nọ như các cá nhân với nhau, hoặc tự đe dọa nước khác'.

Ngày 15/3/2013

- Cuộc chiến Syria được biết tới nhiều do mức quan trọng của khu vực và thời thế, nhưng đó cũng là cuộc chiến mà người dân trên Thế giới 'thơ ơ' (bởi gặp thời khủng hoảng kinh tế, 'khủng bố', cuộc chiến phức tạp nhiều ảnh hưởng tranh dành và người dân Syria khó rõ...).

Ngày 14/3/2013

- Một xã hội kém 'thông tin' dẫn tới kém sự vận động phát triển, các cá nhân như ngồi lì ở nhà ở ngõ...

Một xã hội chuyển từ kém 'thông tin' sang cởi mở thông tin thì bắt đầu sự 'thử thách' kiểu con người tràn ra liên hệ khắp nơi, từ đó dẫn tới thời kỳ đầu của những 'xung đột' xã hội kiểu va chạm có thể bất ổn (kiểu mở đầu 'dân chủ' sẽ gây phức tạp xã hội)...

Một xã hội qua thời kỳ cởi mở 'thông tin' sau khi đã tự điều chỉnh sắp xếp, thích nghi thì bắt đầu tự ổn định và phát triển mạnh mẽ mà 'từng cái' theo đúng lộ trình (đạt dân chủ).

Xem trình độ 'thông tin', giàu nghèo cách 'đầu tư', cách tổ chức...của khắp nơi trên Thế giới mà Liên Hợp Quốc còn phải lo nhiều cho xu thế 'tương lai' còn bất ổn nhiều nơi.

Ngày 13/3/2013

- Bán đảo Triều Tiên càng phức tạp thì bắc Triều Tiên cũng như một người đang đi 'du lịch' mà hàng ngày phải chi tiêu nhiều, rồi có lúc phải quay về bởi còn 'ít tiền'.

'Phức tạp' thêm bởi chi phí bỏ ra mà chưa 'du lịch' tới được những nơi cần.

Ngày 12/3/2013

- Chênh lệch mức sống căn bản ở nhiều nơi làm cho Thế giới nhiều xung đột.

Liên Hợp Quốc phấn đấu để người dân mọi nước có mức sống căn bản như: học hành, thông tin, y tế, đủ ăn, sinh hoạt văn hóa, đi lại, cơ chế trong sạch....

Ngày 11/3/2013

"Bắc Triều Tiên cho hay, hiệp định đình chiến và không xâm phạm lẫn nhau giữa 2 miền Triều Tiên bắt đầu vô hiệu kể từ hôm nay 11/3 khi liên quân Mỹ - Hàn bắt đầu cuộc tập trận chung có tên gọi Key Resolve".

Bình luận: Kinh tế nam Triều Tiên mạnh nên về lâu dài dù sao ai cũng phải nhìn nhận là bắc Triều Tiên chỉ là 'phòng thủ'. Về lâu dài tình hình biến đổi, nếu bắc Triều Tiên ngày càng bất lợi thì họ sẽ thấy sai lầm do tự phá bỏ 'hiệp đình đình chiến'.

Ngày 10/3/2013

- Theo AFP "Bán đảo Triều Tiên sẽ trở thành một chiến trường vào ngày mai (11/3) khi cả quân đội bắcTriều Tiên và nam Triều Tiên cùng khởi động cuộc tập trận quy mô lớn trong bối cảnh căng thẳng giữa hai miền đang leo thang mạnh mẽ".

Giải pháp của nam Triều Tiên là cứ tập trận.

Mức 1: nếu bắc Triều Tiên bắn pháo sang hoặc hành động tương đương như đánh đắm tàu chiến của nam Triều Tiên thì nam Triều Tiên không đáp trả lại ngay mà kêu gọi cộng đồng Quốc tế tăng cường trừng phạt 'cấm vận hơn nữa', yêu cầu Liên Hợp Quốc kêu gọi tất cả mọi nước cô lập bắc Triều Tiên về vấn đề 'hạt nhân' bởi nguy cơ của bán đảo là bắc Triều Tiên tự leo thang tấn công, bắc Triều Tiên là nước phá vỡ hòa bình.

Tập trận có sẵn sàng chiến thuật ngăn chặn kiểu 'tàu chiến bị đánh đắm' và bị bắn pháo nhưng ít thiệt hại.

Nam Triều Tiên lúc đó thống nhất đươc mọi nước trên Thế giới đứng về phía mình, phản đối bắc Triều Tiên.

Chỉ thưc hiện chiến lược giải pháp vấn đề bán đảo Triều Tiên (bắn pháo ) - mời xem; khi không tập trận, tức là khi đang yên ổn bắc Triều Tiên tự động gây hấn 'kiểu bắn pháo'.

Mức 2: khi bắc Triều Tiên cố tình leo thang chiến tranh ồ ạt thì nam Triều Tiên phối hợp đồng minh ngăn chặn và bắt đầu đáp trả.

Nga và Trung Quốc phải chấp nhận đứng ngoài cuộc chiến bởi nam Triều Tiên tuyên bố với 2 nước đó 'hành động' đúng đắn quy trình của mình. Bắc Triều Tiên tự phá vỡ thì phải tự chịu trách nhiệm.

Nga và Trung Quốc thừa nhận giải pháp đó thì bắc Triều Tiên sẽ không dám gây hấn chiến tranh.

Ngày 9/3/2013

- Thống kê các kiểu xung đột chủ yếu trên Thế giới hiện nay: kiểu Trung Quốc tranh dành lãnh thổ, kiểu Mỹ tranh dành bá chủ, kiểu Nga giữ nước lớn, kiểu các nước Trung Đông do vấn đề đạo Hồi và tranh dành ảnh hưởng nước lớn...thì Liên Hợp Quốc mới giải pháp được theo từng giai đoạn.

Ngày 8/3/2013

- Các nước khu vực Biển Đông có lo ngại khi Mỹ bỏ rơi 'trục châu Á', tức là Mỹ thỏa thuận hòa giải với Trung Quốc mà chấm dứt di chuyển tới châu Á? (theo một số nguồn tin Trung Quốc nêu ra). Trả lời:

1/ Khi đó các nước châu Á sẽ tự tạo thị trường với nhau mà Mỹ bị vứt ra ngoài (ở Việt Nam hàng hóa Mỹ hiện tại cũng đang ít), châu Á tự phong phú được mọi nguồn hàng từ thấp tới công nghệ cao. Mỹ không thể chỉ dựa vào thị trường EU, thị trường châu Phi thì còn nghèo khó phù hợp hàng hóa MỸ.

2/ 'Đường lưỡi bò' phi lý thì các nước tự đấu tranh được mà không cần lệ thuộc vào Mỹ. Vì sao vậy? Vì Trung Quốc cho tàu chiến chạy 'lông ngông' nơi thềm lục địa nước khác thì cũng chỉ như là 'khách đi đường' nhiều hoặc là hành vi xâm lấn.

Xâm lấn đất liền thì giữ là có, còn ở vùng biển thì 'đi qua lại chỉ còn sóng biển'.

3/ Tài nguyên biển hàng trăm năm sau cũng chỉ 'khai thác cá' là chủ yếu (dầu sẽ hết). Khai thác cá thì 'ngư trường' phải văn minh tiến bộ, kẻ ở xa không xua đuổi người dân ở gần để tới đánh bắt được.

'Tự do hàng hải' vì xu hướng văn minh, thuận lợi cho nhân loài chứ không dùng quân sự để kiểm soát áp đặt được.

Ngày 7/3/2013

- Những lời tuyên bố kiểu 'bắc Triều Tiên đe dọa tấn công phủ đầu hạt nhân vào Mỹ' (hoặc của Iran trước đây với Israel) dẫn tới 'phong trào' hòa bình của nhân dân Thế giới phản đối chiến tranh khó khăn hơn, khác với chiến tranh Việt Nam thì Mỹ bị nhân dân các nước biểu tình phản đối.

Những thế lực 'quân sự' thì có chỗ dựa cái cớ, người dân Thế giới thì bị tước bỏ cách nhìn nhận về xung đột.

Xin mấy ổng khôn khéo tý cho nhân dân mọi nước nhờ.

Ngày 6/3/2013

- Cạnh tranh thị trường không lạnh mạnh, cơ chế xã hội, lối sống... là nguyên nhân leo thang quân sự.

Ngày 5/3/2013

- Iran nếu sở hữu vũ khí hạt nhân thì với chế độ hiện tại cũng chưa lo bằng nếu khi Trung Đông và Iran bị bất ổn do xu hướng các phần tử 'cực đoan' lợi dụng đạo Hồi.

Ngày 4/3/2013

- Trung Quốc làm cách nào để độ chiếm Biển Đông? Trả lời:

Trung Quốc cử tàu tuần tra và khai thác tại các vùng biển đều đặn.

Làm sao họ duy trì được? trả lời:

Tốn kém bỏ ra của tàu thuyền chạy trên các vùng biển cũng không tốn bằng nổ ra các cuộc chiến, kinh phí để 'đi lại' trên Biển Đông cũng không là bao so với chi phí quốc phòng hàng năm và cái quan trọng là nền quốc phòng lớn của Trung Quốc có Biển Đông là nơi để chạy đi chạy lại mà không dàn trải được khắp thế giới như Mỹ.

Các nước đối phó kiểu nào?

- Trang bị quốc phòng duy trì vùng biển của mình.

- Người dân tiến hành khai thác.

- Đấu tranh theo luật pháp quốc tế.

- Các nước không bỏ cuộc, cứ 'chợ dù đông người tứ xứ' cũng là chợ làng mình. Trung Quốc mà cứ thực hiện 'chạy đi chạy lại' va quệt lung tung thì phá vỡ vai trò nước lớn của họ, phá vỡ văn hóa và tiến bộ của Trung Quốc.

- Trung Quốc thực hiện chạy đi chạy lại đều đặn kiểu theo lịch, thì các nước nhỏ thực hiện 'vùng biển' thềm lục địa là cuộc sống hàng ngày.

Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương...rộng lớn không phải cứ ai chạy đi chạy lại lông ngông mãi là tuyên bố của mình được.

Ngày 3/3/2013

- Mỹ sắp xếp đối phó với Iran theo nhiều cấp độ, cấp độ cuối của họ khi nguy cơ phát triển vũ khí hạt nhân là có thể tấn công xóa bỏ chương trình hạt nhân của Iran hoặc thực hiện cuộc chiến tranh lạnh như với Liên Xô trước đây.

Bởi vậy, nếu Iran có tuyên bố đã sở hữu vũ khí 'hạt nhân' thì cũng không chờ được Mỹ phải nới lỏng, mà Mỹ sẽ yêu cầu phải dỡ bỏ để không bị cấm vận hoặc sẽ bị 'leo thang' chiến tranh lạnh.

Ngày 02/3/2013

- Làm một nước 'quan trọng' với Thế giới thì dễ, làm một nước phát triển thì khó.

Bắc Triều Tiên có vẻ muốn tỏ là nước 'quan trọng'.

Ngày 01/3/2013

- 'Mùa xuân Arab' không mang tới 'dân chủ' thực sự cho người dân các nước đó bởi nguyên do một phần là 'dân chủ' sẽ đe dọa một số 'hoàng gia'.