Bày mưu mẹo bầu cử Mỹ

Ngày 15/11/2012

- Trong những nhận xét đầu tiên sau khi thua ông Barack Obama trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, Mitt Romney nói rằng thất bại của ông là bởi “những món quà” của Tổng thống dành tặng cho lớp trẻ, các cử tri nữ, gốc Phi và gốc Latin...(Chẳng hạn như: Liên quan tới những người trẻ chẳng hạn, việc ân hạn cho các khoản vay học đại học là một món quà lớn”, chăm sóc y tế miễn phí, cho lớp nghèo...).

Ông Romney nói ông Obama “chỉ nỗ lực lớn ở các vấn đề nhỏ,” trong khi ban vận động tranh cử của ông đã tập trung vào “những vấn đề lớn thực sự.”

Bình luận:

Ông Romney có vẻ đúng cho chính sách nước Mỹ thời còn sức mạnh mạnh 'siêu cường'. Ông Obama có vẻ sẽ đúng và dễ thực hiện hơn khi nước Mỹ không ngập trong 'nợ công', bởi 'phân chia lại quyền lợi cho người dân' đúng với thực tại trong nước.

Cái chính là 'bầu cử' nước Mỹ đã không thể chọn ra được theo 'chính sách tổng thể' mà phải theo chính sách chi tiết 'quyền lợi sát sườn' từng nhóm người. Bầu cử Mỹ vì thế giúp phân chia 'quyền lợi đúng hơn' nhưng cũng khó cho chính sách 'siêu cường' về kinh tế?

Khi nước Mỹ còn ở thời sức mạnh với những 'lợi thế lớn' và 'nhiều nước khác trên Thế giới còn kém' thì không phải thể hiện chính sách 'quyền lợi sát sườn' bởi vì 'lợi nhuận' thu được nước Mỹ còn lớn (kiểu Trung Quốc chưa tranh của Mỹ những phần...) mà người dân đang giàu sẽ không áp lực cao kiểu cần về 'vay học đại học, y tế miễn phí...

Chính sách kiểu 'quyền lợi sát sườn' dành thắng bầu cử (tức là chính sách kiểu chi tiết) sẽ khó hơn cho nước Mỹ duy trì vì thế 'siêu cường'. Chính sách 'tổng thể' thì dễ duy trì siêu cường bởi chiến lược đó sẽ 'tích tụ tư bản' mà hy sinh 'lợi ích các tầng lớp lao động trong nước' để cạnh tranh với Thế giới.

'Nợ công' và xu thế đi lên Thế giới đã bắt buộc Mỹ phải chính sách 'quyền lợi sát sườn' dù ông Obama có muốn khác.

Nước Mỹ khó duy trì sức mạnh 'siêu cường' thể hiện ở chính cuộc 'bầu cử', ở chính sách 'quyền lợi sát sườn'.

Thời đại mới bắt buộc nước Mỹ phải chú trọng 'quyền lợi người dân'. Nước Mỹ vẫn mạnh mẽ lên chỉ còn cách chính sách 'quyền lợi sát sườn' mà thế mạnh là các vấn đề phát triển 'quyền con người', đổi mới tích tụ 'tư bản' và phân chia lợi nhuận để tối ưu hơn quy trình sản xuất làm đầu tàu Thế giới.

(mời xem thêm bài 'Xã hội thịnh vượng' ở mục 15 kiểu 'hãng c' là chuẩn bị cho kiểu của nước Mỹ vẫn mạnh lên nhờ chính sách 'quyền lợi sát sườn').

Ngày 13/11/2012

- 'Theo hãng tin BBC, sau khi Tổng thống Obama tái đắc cử, hơn 100.000 người Mỹ đã ký đơn đòi tách các bang của họ ra khỏi nước Mỹ, trong đó có tới 25.000 người đòi tách bang Texas'.

Bình luận:

Sự rầm rộ quá của chiến dịch quảng cáo 'cuộc bầu cử Mỹ' đã làm nhiều dân Mỹ đặt 'cảm xúc' mạnh mẽ vào người bầu. Dân chủ một phần như lái đẩy mọi người vào tham gia cuộc thi thố, một số người 'quyền cá nhân' lên cao độ hơn là sự 'gắn kết hy sinh' với nhau vì quyền lợi chung nước Mỹ. Những người dân gốc lâu đời và những người dân mới tới sau đã có sự phân chia về người bầu, mà mỗi bên mang bản sắc và lợi ích khác nhau với nước Mỹ.

(mình đã có bình luận trong quá trình bầu cử là: cuộc chiến tiêu tốn vài tỷ USD thì một nửa đó chi phí tới 'với người dân' là đúng; một nửa dùng quảng cáo 'tô vẽ' như 2 hãng cạnh tranh là chưa đúng. Quảng cáo leo thang nhau kiểu '2 hãng' đã đẩy một số người dân tới 'đòi tách').

Ngày 10/11/2012

- Bầu cử Tổng thống Mỹ rộn ràng như lễ hội, lòng người phới phới...Mừng chọn được ra Tổng thống, nhưng trớ trêu thay ông Obama lại đang nan giải trước các vấn đề khó khăn nước Mỹ như 'vách đá tài chính', các điểm nóng khủng hoảng trên Thế giới, suy thoái kinh tế...mà đang 'đau đầu' tìm lời giải.

"Ô…vui quá là vui, vui quá là vui" (bài hát 'duyên thắm') nhưng hóa ra chỉ vui do thể hiện được 'quyền con người' và 'dân chủ' chứ chưa phải tìm ra được trí tuệ chung nước Mỹ cho 'lời giải bài toán phát triển'.

(phen này mình có lẽ ngao du Thế giới, ghé nước Mỹ giúp ông ấy 'mùa màng' vài bữa chăng).

- Giới truyền thông Trung Quốc và Quốc tế đưa tin bên lề Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc "học sinh phổ thông được huy động tham gia kiểm soát an ninh" (kèm theo ảnh các học sinh mặc trang phục học sinh đang kiểm tra tất cả các hành khách tại một ga tàu hỏa ở tỉnh Sơn Tây).

Kiểm tra giám sát những người khác là xu hướng tước lấy tự do con người, là xu hướng xung đột đạo đức...Lứa tuổi học sinh phổ thông không nên điều đi dò xét người khác. Ở học sinh là sự trong trắng về tinh thần và khát vọng tươi đẹp cuộc sống, chúng đang được trang bị mối quan hệ tốt đẹp về con người đầy tính nhân văn.

Có thể một số học sinh thích 'oai' và nhận thức về tính trách nhiệm được giao mà sẽ nhiệt tình trong công việc, nhưng một số học sinh trí tuệ sẽ cảm thấy 'ngột ngạt'. Những nhân tài kiệt xuất nếu xuất hiện không bao giờ đi trên con đường ấy.

Kiểm tra an ninh nên dành cho lực lượng vũ trang hoặc bảo vệ dân phố, dân quân...

Những sự việc kiểu giúp đỡ về giao thông chỉ dẫn thì huy động được học sinh.

(một điểm sai lầm của cách giải quyết vần đề xã hội của Trung Quốc cần sửa).

Ngày 7/11/2012

- Tờ Miami Herald đưa tin: “Khi cuộc bầu cử chính thức khép lại vào lúc 19 giờ, theo giờ địa phương, hàng trăm người vẫn đợi bên ngoài các khu vực bỏ phiếu ở Nam Florida. Chưa ở đâu lại chứng kiến những hàng người đi bầu cử dài như ở đây. Thậm chí khi Tổng thống Obama đã tái đắc cử, cử tri ở Nam Florida vẫn miệt mài xếp hàng”.

Theo các bạn có nghĩ là quyền công dân của một số người dân ở bang Florida đang chờ bầu có bị vi phạm không? Tổng thống Mỹ tuyên bố chiến thắng như thế có thiếu tôn trọng họ không? (chưa kiểm phiếu xong bang đó).

- Bầu cử tổng thống Mỹ năm 2012.

Thắng lợi của ông Obama sít xao so với ông Romney. Gần một nửa dân số Mỹ có cảm xúc vui mừng, ngược với nửa còn lại nỗi buồn.

Bầu cử Mỹ được mọi người trên thế giới thừa nhận là 'dân chủ' nhất, nhưng cũng chính vì thế mà tạo sự chia rẽ gần một nửa dân Mỹ 'đặt nhầm niềm tin' - một nửa dân Mỹ với 'quyền công dân' mình nếu chọn chính sách cho cuộc đời thì sẽ chọn khác.

'Dân chủ' Mỹ vì thế mới thỏa mãn 'quyền lực người dân' mà chưa thỏa mãn 'trí tuệ người dân'.

Dân chủ Mỹ chỉ tốt hơn khi thỏa mãn 'phương thức sản xuất' và phân chia quyền lợi để chính sách cho lối sống mọi người dân đều phải thừa nhận là công bằng (dù người được 'mầu mỡ' trước đây nhưng nay bị tước đi - như ngành ngân hàng Mỹ vài năm trước). Khi đó chỉ có một phần nhỏ dân sẽ kiểu bỏ 'phiếu trắng' (kiểu một số nhân viên ngân hàng không ưng chính sách bị tước đoạt quyền lợi).

Tương tự như vậy để người dân tìm tới gần như thống nhất với nhau các chính sách khác của quốc phòng, ngoại giao....

Hai ứng cử viên chỉ còn cạnh tranh nhau gần với kiểu sách lược thực thi hiệu quả và cái độc đáo khám phá ra sự tiến bộ, chứ chiến lược thì không chênh nhau lắm. Người được bầu trúng Tổng thống sẽ không làm thất vọng lớn 'người bầu cho đối thủ kia' bởi dù sao thì người mình không đặt niềm tin vẫn có những điểm xu hướng tiến bộ gần với quan điểm của mình.

Hiện tại thì:

Vẫn có những tiến bộ nước Mỹ bởi 'một nửa dân Mỹ đặt niềm tin vào Obama' sẽ ủng hộ quá trình nắm quyền, 'một nửa dân số Mỹ bầu ông Romney' sẽ như nhà 'phê bình văn học' giúp tác phẩm của ông Obama sẽ hoàn thiện hơn, một phần số dân chỉ vì cảm tính và 'quyền chọn' mà dù bầu ông Romney nhưng vẫn ủng hộ ông Obama khi làm tổng thống.

'Quyền lợi của cá nhân và cách vận động xã hội' thì vẫn có nhiều cách để cùng đạt được mục đích cho nên chính sách khác nhau của 2 ứng cử viên nhưng có thể vẫn hướng đúng của 'tương lai xã hội' hoặc 'chính sách kiểu khác với mình' nhưng vẫn điều chỉnh 'vận động đúng của cá nhân - xã hội' (một nửa dân Mỹ bầu ông Romney sẽ tự điều chỉnh thích nghi: kiểu theo ông Romney thì được A trước rồi mới B và có C không có D; kiểu ông Obama thì được B trước mới A và có D không có C).

Sự chênh nhau của số lượng dân Mỹ cách chọn từng ứng cử viên Tổng thống cũng phản ánh xu thế tìm sự tiến bộ được thúc đẩy mạnh mẽ ở nước Mỹ và còn đang nhiều lĩnh vực cần khám phá và người khám phá được mới chiến thắng. Khi cạn kiệt nguồn lực sáng tạo hoặc xã hội đã đạt tiến bộ cao thì 2 ứng cử viên chính sách xích lại gần nhau.

Ngày 6/11/2012

- Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay như là một cuộc thi nước Mỹ với Thế giới về 'dân chủ' và nước Mỹ đã về nhất.

Ngày 5/11/2012

- Tranh luận những chính sách đề ra của 2 ứng cử viên bầu cử tổng thống Mỹ về kinh tế, quốc phòng, ngoại giao mà còn gây phân vân cho nhiều người dân và nhiều nhà nghiên cứu (khó nhận định).

Qua đó phản ánh sự bất ổn của: a/ kinh tế Thế giới; b/ an ninh Thế giới; c/ 'quyền lợi người lao động'.

Bởi đơn giản: 'khi càng đi được đến gần chân lý hành động thì càng dễ gần thống nhất với nhau'.

Chính sách kinh tế cho người dân của mỗi ứng cử viên khác nhau phản ánh cách 'phân chia quyền lợi' và 'phương thức sản xuất' vẫn có những bất cập'.

Chính sách quốc phòng thể hiện bất ổn Thế giới chưa có tiếng nói chung mọi nước theo 'tiêu chí' - 'chân lý'.

Chính sách ngoại giao thể hiện: các thể chế ở nhiều nước, 'chính sách thương mại' Thế giới, mức tiến bộ sản xuất các khu vực...còn bất cập mà Mỹ cần tạo 'lợi thế'.

Ngày 27/10/2012

- "Số tiền quyên góp cho bầu cử Tổng thống Mỹ hiện nay đã lên tới hơn 2 tỷ USD".

Giả sử 'đơn giản' quy định chỉ việc in hoặc 'phổ biến internet' các 'sách lược' sẽ làm của mỗi ứng cử viên khi được bầu rồi phát cho dân xem và chỉ tranh luận truyền hình với nhau thì cũng làm cho mọi người hiểu rõ được.

Nhưng cái chính là: a/ 2 đảng bị đẩy như 2 hãng cạnh tranh trên thị trường quảng cáo mà nếu hãng này đẩy mạnh quảng cáo thì hãng kia cũng phải lao theo.

b/ đi vận động tranh cử để tới tận người dân mà 'trình bày năng lực' và 'cầu xin' quyền của họ.

Điểm (b) thì tốn 1 tỷ USD cũng không sao bởi 'đáng đồng tiền bát gạo', nhưng điểm (a) thì nước Mỹ nên có cơ chế để khỏi leo thang dần chi phí theo các kỳ bầu cử và làm ứng cử viên quá phụ thuộc các 'nhà tài trợ'.

Ngày 28/9/2012

- Cuộc chạy đua bầu cử Tổng thống Mỹ giữa ông Obama và ông Romney có một đặc điểm quan trọng mà hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa chưa biết tận dụng để khai thác mà phát huy 'mạnh yếu' đó là: nếu ông Obama trúng cử chỉ còn một nhiệm kỳ, trong khi đó ông Romney nếu trúng cử và làm tốt có thể mở ra cái mới và thời gian nhiều hơn.

Có người dân chỉ cần ông Obama bốn năm và nay mong muốn người mới 'đổi mới' thì cũng có người dân mong muốn ông Obama thêm một giai đoạn ngắn bốn năm nữa.

Ông Romney phải biết chiến lược của 'tám năm nếu có' để làm lợi thế.

Cả hai ông phải biết đề cao hơn nữa sách lược về Quốc phòng và đối ngoại để người dân trong nước biết mức chi tiêu, mức ảnh hưởng bên ngoài sẽ tác động như thế nào người dân Mỹ. Hiện tại đang đề cao quá thỏa mãn sách lược trong nước mà người dân ít biết qua về hai yếu tố quan trọng là Quốc phòng và đối ngoại. Quốc phòng và đối ngoại chỉ cần trình bày qua 'thời gian ít' so với 'thời gian nhiều' những mục 'trình bày về trong nước' nhưng sẽ 'ăn điểm' rất lớn.

Ngày 22/9/2012

- Bầu cử tổng thống Mỹ, sao mọi người chỉ biết ngồi xem?

Dù bạn ở đâu trên Thế giới thì nếu bạn giỏi đưa ra được sáng kiến mà tạo được xu thế phát triển hợp với hiện tại nước Mỹ thì người ta phải xem xét điều chỉnh. Đấu tranh với 'nhóm quyền lợi' thì khi bạn phổ biến được chân lý cho cộng đồng bạn cũng sẽ có quyền ảnh hưởng. Nếu bạn giỏi thì hãy sáng kiến về 'kinh tế - xã hội', quốc phòng...mà thúc đẩy tiến bộ. Bạn thích đảng Dân chủ hay Cộng hòa thì hãy gửi bài cho họ, bí quyết tốt người ta tận dụng ngay...'Nhóm quyền lợi' tư bản chi phối và tác động ứng cử viên Tổng thống phải phần phụ thuộc, nhưng sáng kiến tiến bộ cũng là xu thế phải theo. Bạn 'cao thủ' thì đưa được nước Mỹ phát triển mà chính sách lợi chung cho tiến bộ nhân loài và các nước.