tháng 01/2013

Ngày 31/01/2013

- Mafia lấy mất phần nào đó sự tăng trưởng, văn hóa.... ở nhiều nước trên Thế giới (như Nga, Nhật Bản,...).

Ngày 30/01/2013

- Chỉ cần mức sống vật chất vừa phải cũng thỏa mãn phần nhiều người dân Thế giới và mọi nơi đều đủ khả năng để phối hợp cùng lao động sản xuất tạo ra, nhưng Thế giới vấn luôn khủng hoảng và chênh lệch lớn mức sống bởi chúng ta có nhiều vẫn đề cần giải quyết: cách thi thố, cách thỏa mãn lối sống, cách phân chia quyền lợi tích lũy, xung đột chạy đua vũ trang...

Ngày 29/01/2013

- Sau một thời gian đại hội đảng ở Trung Quốc chưa thấy có chính sách gì đổi mới về kinh tế ở Trung Quốc? Phải chăng Trung Quốc đã cạn kiệt sự sáng tạo.

Cái mốc đại hội đảng là rất quan trọng, bởi một quá trình dài cách phát triển sẽ được xem xét và tích lũy nghiên cứu để bước nhảy mới. Trung Quốc không tạo được cái mốc thì khó có sự nổi trội những năm tiếp theo.

Khó đổi mới về kinh tế xã hội thì chú trọng quân sự chăng? quân sự có đem lai các lợi thế (tư liệu, dành thị trường nước bị ép theo...) hay là phá vỡ dần tích lũy những năm trước có được?

Ngày 28/01/2013

- Phát biểu tại diễn đàn kinh tế Thế giới diễn ra tại Davos, Thụy Sĩ, Thủ tướng Anh David Cameron cho biết các nước châu Âu cần có biên giới riêng, và việc gắng sức đưa các nước này thành một thể thống nhất là “một sai lầm”.

Thủ tướng Anh David Cameron nói: “Nếu bạn nghĩ rằng châu Âu cần phải trở thành một liên minh về chính trị có nghĩa rằng nó sẽ trở thành một quốc gia thì tôi không đồng ý. Tôi nghĩ mỗi nước có lịch sử, truyền thống, thể chế và muốn có sự tự chủ, cũng như quyết định riêng. Nỗ lực đưa các nước này vào một liên minh chính trị tập trung sẽ là một sai lầm lớn đối với châu Âu và Anh sẽ không trở thành một phần trong đó. Nhưng nếu điều này có nghĩa là chúng ta nên có một quyết tâm chính trị lớn hơn để làm việc cùng nhau thì tôi ủng hộ”.

Bài phát biểu của ông Cameron diễn ra chỉ một ngày sau khi ông đưa ra tuyên bố gây tranh cãi về khả năng tổ chức trưng cầu dân ý về việc Anh ra khỏi liên minh châu Âu (EU).

Bình luận: Các chính sách với lợi ích Đất nước là ở chính quyền, cảm nhận lối sống là ở người dân. Phải chăng chính phủ Anh đã tính toán được ra khỏi EU là đúng cho nước Anh và sẽ tác động như thế nào với châu Âu (nước Anh biết chấp nhận được mất gì cho EU)? trưng cầu ý dân chỉ còn vấn đề 'quyền của từng con người' bởi từng người dân khó cảm nhận được tác động 'xấu tốt' của EU với cái chung (cái riêng từng người ở từng 'chỗ' khác nhau thì mỗi công dân vẫn cảm nhận đúng được).

Chúng ta muốn càng ngày càng rộng lớn, con người tự do đâu cũng như là nhà, tương trợ (thích chung EU)...Nhưng chúng ta cũng muốn có 'bản sắc riêng - văn hóa', sự thi thố sáng tạo, khám phá, tự lập lao động (thích ra khỏi EU)...Làm sao thỏa mãn 2 điều đó? Các chính sách 'thông minh' và 'chi tiết', cách thể chế EU sẽ đảm bảo được...

Ngày 27/01/2013

- Nga là nước lớn có nguy cơ về sau do vấn đề dân số ít. Trung Quốc là nước lớn có nguy cơ do vấn đề dân số đông.

Tương lai Thế giới bị ảnh hưởng phần nào các chính sách do hai nước lớn với vấn đề dân số là bài toán khó giải.

Ngày 26/01/2013

- Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 trên Thế giới và mong các nước trên Thế giới nhìn nhận họ là một nước mạnh như Mỹ. Trung Quốc không muốn phải thương lượng về trao đổi kinh tế với các nước bình đẳng mà không có uy lực giữa nước lớn và nước nhỏ, bởi vậy họ 'đổ tiền' vào nền quốc phòng hy vọng sức ép tạo ra 'lợi thế' mọi thương lượng và quyền lực chính trị.

Nước Mỹ nền quân sự lớn nhưng mang tính chất 'bảo kê' chỗ dựa nhiều nước khác, Trung Quốc thì nền quân sự lớn mà 'đe dọa' bất ổn nước khác. Bởi vậy quân sự của Trung Quốc không tạo 'lợi thế' được như Mỹ mà nhiều khi còn bị 'cô lập', gây mất 'lợi thế'.

Ngày 25/01/2013

- Cuộc sống con người nhiều khi thích lắm chuyện, ghen tỵ ghen ghét nhau, bị đối xử, thích công bằng...mà dẫn tới nói xấu hay chê bai những sự việc. Nhiều người cũng thích lắm chuyện về 'tình hình Đất nước' là vậy.

Truyền thông Trung Quốc hạn chế thông tin bên ngoài để tránh bị 'tấn công' thông tin và định hướng thông tin trong nước.

Người dân các nước 'tư bản' thì truyền thông Trung Quốc bị để ngoài rìa bởi nhiều lý do: 'hệ thống chính trị khác nhau, 'sở hữu' khác nhau, 'quan điểm cá nhân', chỉ trích chính quyền...và đơn giản không quan tâm chuyện chính trị nước khác (chỉ những nhà hoạt động xã hội, chính trị...mới quan tâm).

Người dân 'Trung Quốc' thì vì những 'quan điểm cá nhân', sở hữu, sự đối xử - vị thế gì trong xã hội...mà dẫn tới có xuất hiện phần nào đó những người chỉ trích chính quyền và xã hội.

Một phần người dân có quyền lợi tốt trong xã hội nhưng cũng chỉ trích bởi bị hạn chế khám phá so sánh xã hội mọi nơi, mọi nước (bản năng mỗi người đều có tính khám phá sáng tạo).

Sự tô vẽ, định hướng quá mức dẫn tới khi một người 'lớn lên' tìm hiểu đúng bản chất vấn đề sự việc dẫn tới họ thường mất lòng tin vào chế độ đó.

Chủ nghĩa tư bản cá nhân được chỉ trích mọi người trong chính quyền về 'đúng sai xấu tốt', chính sách đề ra (do các cá nhân được bầu chịu trách nhiệm)...thường chỉ tác động các cá nhân với nhau mà tạo mọi cá nhân bình đẳng như nhau và không ảnh hưởng xấu gì - không đả động gì được tới bản chất nhà nước 'tư bản' (có thể còn chọn lọc ra người giỏi). 'Bản chất' của Nhà nước tư bản thì không bị ai chỉ trích ra do thường bị che lấp và phần nhiều cá nhân chấp nhận (do còn thỏa mãn cuộc sống giàu), chỉ xẩy ra một số lúc sự kiện phản đối nhỏ như: 'phong trào biểu tình chiếm phố Wall'...

Bởi vậy, cuộc chiến truyền thông ở Trung Quốc luôn thế yếu.

Ngày 24/01/2013

- Văn hóa gắn liền với hòa bình, hữu nghị. Văn hóa xa rời xung đột.

Văn hóa Trung Quốc ảnh hưởng như thế nào với Việt Nam? Có lẽ sâu đậm nhất là 'công danh' cá nhân và tập hợp quyền lực Nhà nước.

Ngày 23/01/2013

- Tích tụ của người giàu góp phần tạo khủng hoảng kinh tế Thế giới, nợ công... do nhiều nơi (nhiều chỗ) 'tư bản' có được không đúng quy trình sản xuất.

Ngày 22/01/2013

Cuộc chiến kinh tế.

A/ Một nước lớn làm thế nào để khống chế nền kinh tế nước nhỏ? Trả lời:

Chúng ta hãy phân tích một lĩnh vực, chẳng hạn là hàng 'nông sản' (các hàng hóa công nghiệp khác cũng sẽ gần kiểu, chỉ hơi khác).

- Lúa gạo thì không mặt hàng chính bởi với thiên thời địa lợi không tác động được và tích lũy công nghệ không cao (tương tự một số hàng thủy sản).

Còn một số hàng hóa khác, chẳng hạn hoa quả.. thì áp dụng chiến thuật gì:

Năm 2008 - 2009 thì nước đó tăng cường mua 'cam' đẩy giá thị trường lên thúc đẩy người dân chuyển trồng cây cam. Vài năm sau thúc đẩy mua bưởi...vài năm sau giảm mua cà phê...

Sự biến thiên được che dấu 'đánh lừa' người dân mà làm nền kinh tế của nước nhỏ không chủ động được sản xuất mặt hàng nông sản, nước họ sẽ chủ động được sản xuất nông sản (do thị trường lớn của họ). Nước nhỏ không chủ động tập trung được nguồn vốn tạo lợi thế.

Nước lớn chuyển dịch các loại 'hoa quả' (hoặc hàng hóa thay đổi tương tự: dùng bưởi thay thế cam thì cũng nhu cầu dùng gần nhau) với nhiều nước nhỏ mà luôn tạo nguồn cung phong phú.

- Hàng hóa 'công nghiệp' nhu cầu gia đình và cá nhân (hàng giá 'vừa' - không công nghệ cao) thì áp dụng chiến thuật giảm giá, tràn hàng...biến thiên mà dành thị trường.

- Nước lớn khuyến khích thúc đẩy nước nhỏ ham đầu tư chạy theo những 'lớn lao xu hướng sai' mà bỏ ngỏ thị trường, nguồn vốn bị lệch (kiểu khai thác biển ít đầu tư tàu cá người dân mà mua tàu lớn chở hàng và xây cảng lớn...)

B/ Biện pháp với cuộc chiến kinh tế:

1/ Mở rộng thị trường với những nước đang 'hòa bình' với nước mình để ổn định 'cung cầu'.

2/ Xác định đúng quy mô từng 'hàng hóa' để đầu tư dành đúng mức (có phần hàng ngoại) chủ động thị phần trong nước và phần xuất khẩu.

3/ Tạo môi trường áp dụng Khoa học công nghệ trong hàng hóa 'vừa' (hàng hóa 'vừa': đồ dùng sinh hoạt, nông sản...) của nước nghèo.

4/ Phối hợp với nước khoa học tiên tiến để được đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất hàng hóa 'vừa' có chất lượng. Tạo thị trường tốt 'hàng hóa vừa' với chính những nước đó.

Lúc đó tuy hàng hóa 'vừa' của mình sản xuất giá hơi cao hơn 'hàng hóa vừa' tràn ngập của nước lớn (nước lớn giá rẻ hơn do quy mô sản xuất số lượng nhiều làm lợi nhuận) nhưng chất lượng tốt hơn, bởi nhiều hàng hóa 'vừa' chất lượng không theo quy mô số lượng lớn.

5/ Xác định phát triển khoa học kỹ thuật ở lĩnh vực gì? Không phải chỉ sản xuất ô tô mới là 'đại diện' thể hiện được đất nước đã phát triển khoa học kỹ thuật.

Có nhiều cách thể hiện theo kịp tiến bộ Thế giới: quản lý tốt kinh doanh ở một khách sạn, áp dụng vi tính trong xã hội, cung cầu tốt, lối sống phù hợp sản xuất, 'sáng tạo' trong lao động, hiệu quả xây dựng, khoa học kỹ thuật giản đơn (máy bơm...), những hàng hóa dùng đại trà (điện thoại giá vừa...), trí tuệ trong các tay nghề sáng tạo, trình độ thẩm mỹ quy hoạch, cách quản lý xã hội tối ưu....văn hóa trong cuộc sống lao động...

6/ Xác định mức nguồn lực các loại lao động, nguồn tư liệu, thị trường... phù hợp với khả năng hiện tại và xu hướng.

Từ đó nhìn nhận đúng nguồn tư liệu đang bị lãng phí hoặc đang bị dành sai (lệch, tranh dành nguồn vốn...), cách trang bị con người chưa phù hợp (số lượng mức tay nghề từng loại, cách khuyến khích...).

Đất nước do cách quản lý và 'tiếng nói' (lợi ích cá nhân - nhóm), bị che lấp khó nhìn ra, do đòi hỏi khác nhau...mà nguồn vốn thường bị dùng thiếu chiến lược (không đúng chiến lược).

(rất dài của các giải pháp, nex liên hệ).

Ngày 21/01/2013

- Nhiều nước nghèo thường bị các nước giàu (nước phát triển) cho rằng bán phá giá một số hàng hóa (như nông sản thực phẩm...). Nước giàu sao phải cần chính sách vậy? trả lời:

Những nước đó (nước phát triển) cũng có sản xuất những hàng hóa đó (nông sản...), phần quan trọng là những người sản xuất đó sẽ bù lại cho thất nghiệp của phát triển công nghiệp biến thiên phải có tạo ra (thu hút bớt tỷ lệ thất nghiệp 'công nghiệp').

Những nước giàu vẫn tài trợ những 'hàng hóa' công nghiệp lớn (như hãng ô tô GM của Mỹ...).

Những nước nghèo chỉ xuất khẩu được hàng hóa thô sơ mà phải nhập chủ yếu mọi hàng hóa công nghệ, nhưng không kêu được 'bán phá giá' vì không có hàng hóa công nghệ để cạnh tranh xuất khẩu.

Ngày 20/01/2013

- Vì sao Mỹ không có hệ thống tên lửa mạnh như S400 (S500)? Trả lời:

Đơn giản vì sẽ đổ sập nền quốc phòng Thế giới.

(Có lẽ chỉ xuất hiện ở Mỹ khi xẩy ra sự kiện như chiến tranh Thế giới thứ 2 Phát xít Đức tấn công Liên Xô).

Ngày 19/01/2013

- Nặng đầu, bạc tóc là bài học mà Tổng thống Mỹ Obama cũng như các bậc tiền nhiệm của ông lĩnh hội được sau khi ngồi vào chiếc ghế quyền lực.

Bình luận: Bạn hãy nhìn gương mặt của những người chuyên chơi 'cờ bạc', rất khó thấy ở họ sự 'thanh thoát'. Bởi sự căng thẳng của 'đối chọi' và 'tâm lý' diễn biến khó lường theo 'được thua'.

Các Tổng thống Mỹ thường già nhanh bởi phải chạy theo 'đối chọi' với biến thiên các sự việc nhiều trên Thế giới và sự lo lắng giữ về 'kinh tế' không bị đổ vỡ , phải tính toán với nhiều tình huống và chờ đợi theo xác xuất.

Khi lao động 'sáng tạo', trí tuệ làm chủ được xu hướng, trên cơ...thì nhìn vào biết là 'cao thủ'.

Ngày 18/01/2013

- Nước Anh đang bàn có nên ở lại hay ra đi khỏi EU.

Mái nhà chung EU chỉ tốt lên khi chú ý tới 2 khía cạnh:

Một EU được nhắc tới nhiều về 'đồng tiền' sẽ nhiều lúc làm giảm thương hiệu EU ((b) - trở thành một khối lớn thiếu năng động và bản sắc.

Một EU được phát huy những đặc sắc về văn hóa, sự sáng tạo khoa học kỹ thuật...ở từng vùng, từng nước sẽ tạo cho EU lớn mạnh với Thế giới (b).

Bởi vậy, EU với đồng tiền chung thì gắng phát huy (b).

Ngày 17/01/2013

- 'Thương hiệu' của một Đất nước mà lớn với sự gắn kết (cùng phát triển) thì ít bị xu hướng li khai (xẩy ra nhiều nơi trên Thế giới).

Ngày 16/01/2013

- Pháp can thiệp quân sự vào Mali.

Có lẽ Pháp có đủ khả năng để tham gia vào châu Phi và nhiều nước châu Phi cần sự có mặt của Pháp với nền khoa học kỹ thuật tiên tiến.

Ảnh hưởng ở châu Phi đang mở ra và có lẽ Pháp là thuận lợi hơn cả.

Ngày 15/01/2013

-Nga ủng hộ mạnh mẽ cho chính quyền tổng thống Syria Bashar al-Assad hiện nay mà ít tìm giải pháp thương lượng thì nếu chính quyền đó bị sụp đổ Nga sẽ phải mất thời gian dài mới lấy lại được lòng tin với các quốc gia ở Trung Đông.

Ngày 14/01/2013

- "Những người đi tàu điện ngầm trên khắp thế giới ngày hôm qua đã tham gia vào ngày hội Thế giới không mặc quần lần thứ 13.

Đây là lần thứ 13 sự kiện này được tổ chức. Để tham gia vào hoạt động này, những người đi tàu sẽ bước lên tàu điện mà không cần mặc quần dài. Tất cả những việc bạn cần làm là giữ cho mặt càng nghiêm nghị càng tốt, cư xử như những người xa lạ với những người khác. Ngoài việc không mặc quần, tất cả các trang phục khác trên cơ thể như mũ, khăn và áo khoác vẫn hoàn toàn giữ nguyên như bình thường".

Bình luận: Nhiều lúc xã hội bị leo thang kiểu ăn mặc phiền phức, che dấu bản chất và khoa trương. Nhiều lúc chúng ta bị lệ thuộc cần tới vật chất (quần áo...) mới tự tin.

Ngày 13/01/2013

- Nhiều chính sách của các chính quyền cũng như 'đánh bạc'. 'Thắng thua' phụ thuộc các nước khác, ưu tiên 'đầu tư', cơ chế từng nơi, biến động thị trường, xung đột, tích lũy, phân chia quyền lợi các nơi trên Thế giới, ngoại giao theo 'thời', 'mượn trước trả sau', leo thang cay cú...

Ngày 12/01/2013

- Trung Quốc tranh dành 'dầu' ở Biển Đông thì giảm bớt xung đột tranh dành với Mỹ ở Trung Đông.

Các nước ở Trung Đông đạt 'dân chủ' thì dù Trung Quốc giảm tranh dành ở Trung Đông với Mỹ thì Mỹ cũng không có 'lợi thế' gì ở đó hơn Trung Quốc (bởi các chính quyền mới ở Trung Đông tự lập, tự chủ là đối tác tốt với tất cả các nước trên Thế giới).

Trung Quốc khống chế được Biển Đông thì Mỹ và phương Tây mất hẳn ảnh hưởng ở châu Á.

Ngày 11/01/2013

- Những nước phát triển chưa đáp ứng được cuộc sống người dân (nợ công...) thì mối quan hệ giữa các nước trên Thế giới vẫn tranh dành quyết liệt 'lợi thế'. Một nước đạt tiến bộ về khoa học kỹ thuật và trình độ xã hội đáp ứng cuộc sống người dân thì nước đó thường quan tâm tốt sự phát triển chung nhân loài.

Ngày 10/01/2013

- Nhiều nước có được mầu mỡ 'lợi thế' lại do chính cách tiêu dùng xa hoa của nước khác đưa lại (xuất khẩu xe sang, hàng hiệu...hoang phí...).

Lối sống xa hoa do các tệ nạn xã hội và phân chia chưa công bằng đưa lại.

Ngày 9/01/2013

- Ấn Độ đã có đủ tích tụ của phát triển nhưng vẫn bị những hạn chế kiểu lộn xộn, hủ tục, nhếch nhác, lối sống, giao lưu người nước ngoài...mà chậm trở thành nước văn minh.

Ngày 8/01/2013

- Mỹ đã phải quan ngại quy mô tội phạm đã vượt mức ở nước láng giềng.

Ngày 7/01/2013

- Tạp chí Chính sách Đối ngoại của Mỹ mới đây công bố bảng xếp hạng những nhân vật quyền lực nhất thế giới hiện nay, theo đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin xếp thứ nhì trong một bảng xếp hạng không có ai là 'thứ nhất'.

Tờ tạp chí của Mỹ cho rằng vị trí quyền lực nhất thế giới không thuộc về ai cả vì "trong một thế giới G-0, mọi người đều chờ đợi một ai đó chia sẻ trách nhiệm đối với các thách thức khắc nghiệt và nguy hiểm nhất".

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama (ảnh) một lần nữa được vinh danh khi được tạp chí Time bình chọn là nhân vật của năm 2012.

Bình luận: Cái khôn của người Mỹ thể hiện ở khi Thế giới bế tắc vấn đề Syria đẫm máu thì người Mỹ nhường 'quyền lực' cho Nga, còn người Mỹ chỉ là 'nhân vật của năm' sốt sắng trách nhiệm.

Ngày 6/01/2013

"Bình Nhưỡng có thể mở cửa nền kinh tế trong năm nay. Bài đăng trên một tờ báo uy tín của Đức nói rằng Triều Tiên đang lựa chọn các chuyên gia kinh tế và pháp luật của Đức để thiết lập nền tảng cho đầu tư nước ngoài theo mô hình của Việt Nam"(Theo Spiegel, Global Asia).

Bình luận: Việt Nam mở cửa nhưng quan trọng nhất vẫn là khi Mỹ bình thường hóa quan hệ.

Ngày 5/01/2013

- Thế giới chúng ta bước sang Thế kỷ 21 có gì mới? Một trong cái mốc quan trọng là Nhật Bản sau chiến tranh Thế giới thứ 2 đứng dậy với nền kinh tế hàng hóa nổi tiếng Thế giới, không chạy đua vũ trang trở thành thương hiệu lớn trên trường Quốc tế thì nay đã bắt đầu phải thay đổi tăng cường chạy đua vũ trang để đối phó với Trung Quốc.

Đó cũng là thụt lùi chung của thời đại.

Ngày 4/01/2013

- Trung Quốc không sợ lắm các nước khu vực chạy đua vũ trang bởi nghĩ nền quốc phòng của họ lớn và họ làm chủ cuộc chơi, còn các nước khác chỉ là phòng thủ.

Nhưng đó là một sai lầm chiến lược lớn của Trung Quốc bởi khi những nước khu vực phải chạy đua vũ trang và đã có mức trang bị thì tuy những nước đó không chủ động tấn công Trung Quốc nhưng vì sức mạnh của từng nước tăng lên và có mối liên kết cùng một nguy cơ đe dọa từ Trung Quốc nên Trung Quốc sẽ mất vị thế là trung tâm của khu vực.

Mỹ có nền quốc phòng khổng lồ nhưng chính sách của họ tạo chỗ dựa cho nhiều nước mà tự dành lấy là trung tâm của nhiều khu vực, Mỹ không cần phải 'đánh' nhưng tự đạt là 'dẫn đầu' Thế giới nhiều thập niên vì chính sách đó.

Ngày 3/01/2013

- Thế giới chịu sự chi phối nhiều của nước Mỹ, nước Mỹ luôn mong muốn duy trì vì trí siêu cường. 'Siêu cường' giúp nước Mỹ dẫn đầu Thế giới nhiều lĩnh vực và giúp 'người dân Mỹ có lợi thế đi trước mà giàu hơn nhiều người dân ở các nước khác.

Nước Mỹ cái gì cũng muốn dẫn đầu, nhưng Thế giới thì nhiều nước nghèo với khoảng cách chệnh lệch ở nhiều nơi. Thế thì chính sách của nước Mỹ áp dụng để 'siêu cường' rất khó phù hợp với người dân nhiều nước, nhiều nơi trên Thế giới. Liên Hợp Quốc mong muốn có cơ chế chung giữa mọi nước với nhau sao cho xóa đói giảm nghèo, dần tới tiến bộ các mặt xã hội.

Nước Mỹ vừa muốn áp dụng chính sách siêu cường cho nước mình, cho 'lợi ích' người dân Mỹ là nước mạnh nhất thì làm sao các chính sách khác phù hợp được với mọi nước khác đang phát triển hoặc kém phát triển.

Từ đó mà nước Mỹ khó tham vọng 'siêu cường' mà vừa dương cao khẩu hiệu thúc đẩy 'tiến bộ' trên Thế giới.

Thế giới chúng ta có nhiều sai lầm mà một trong những sai lầm chính là ở chính sách của nước Mỹ (như đã nêu trên), khác với chính sách đúng của nước Mỹ 'đầu tàu' kéo phát triển.

(mình có XYZ rất hay vô giá cho mọi Quốc gia dẫn đầu phù hợpThế giới).

Ngày 02/01/2013

- Bộ trưởng Nội vụ Pháp, ông Manuel Valls ngày 1.1 công bố số liệu cho thấy có 1.193 chiếc xe hơi bị đốt cháy trong đêm giao thừa 31.12.2012 ở nước này. Ông Valls cho biết những vụ đốt xe đêm giao thừa bắt đầu kể từ thập niên 1990.

Bình luận:

Người dân mọi nước không thể ngờ được ở nước Pháp phát triển lại xẩy ra sự việc đó. Những nguyên nhân có thể:

1/ Truyền thống để xẩy ra sự việc dẫn tới một số người thấy hành vi ấy 'bình thường' như mọi năm.

2/ Pháp luật xử lý sự việc xẩy ra ban đầu của cá nhân chưa tới nơi tới chốn dẫn tới hành vi đã thành kiểu 'số đông'.

3/ Tâm lý 'ồn ào' và tạo nổi bật thu hút thời khắc chuyển giao, kiểu gần với phong tục 'phá đồ cũ' ở một số nơi.

4/ Quyền lợi của cá nhân và mối quan hệ trong xã hội có những chưa 'thỏa mãn'.

5/ Một số thanh niên thích kiểu 'tự do' đường phố do thiếu lối thoát, thường cảm thấy bị ràng buộc.

6/ Những thanh niên cảm thấy không bị (không được gắn kết) với chỗ phố đó (kiểu thanh niên nông thôn ra thủ đô ở Hà Nội hay xả rác bởi thấy mình lạc lõng ít được tự chủ, tự tin; thanh niên Hà nội gốc thì lại xả rác bừa bãi bởi tựu khẳng định chỗ của mình mà thích làm gì thì làm).

Ngày 01/01/2012

- 'Vách đá tài chính' Mỹ đã được thông qua và sẽ giúp nước Mỹ vượt qua khủng hoảng, nhưng cũng sẽ tạo cho nước Mỹ thêm phần tích lũy xấu bởi chưa có giải pháp từng giai đoạn cho thâm hụt ngân sách.

Chẳng hạn: Nước Mỹ vượt qua 'Vách đá tài chính' sẽ kích thích kinh tế phát triển làm cho người dân giàu hơn, nhưng 'thâm hụt ngân sách' sẽ khó giảm. Từng người dân giàu lên thì cách tiêu dùng của họ chỉ góp phần nào đó cho lợi ích nước Mỹ, còn thâm hụt ngân sách thì chắc chắn làm cho thương hiệu nước Mỹ giảm sút dần.

Giả sử: 'Vách đá tài chính' làm cho người dân Mỹ giàu thêm 500 tỷ USD nhưng làm cho thâm hụt thêm ngân sách 300 tỷ USD thì có thể vẫn nguy cơ cho tương lai nước Mỹ, bởi 'tài sản' của cá nhân không thể cống hiến hoặc tiêu dùng chỉ vì lợi ích nước Mỹ (du lịch, tiêu dùng hoang phí, cách đầu tư những nơi khác...).