tháng 4/2013

Ngày 30/4/2013

- Các công tố viên nam Triều Tiên ngày 30 - 4 đã lục soát trụ sở Cơ quan tình báo quốc gia (NIS) nước này trong cuộc điều tra những cáo buộc NIS đã tìm cách thao túng cuộc bầu cử tổng thống nam Triều Tiên hồi tháng 12 - 2012, theo hãng tin Yonhap.

Bình luận:

Ở nhiều nước khi bầu ra người lãnh đạọ đứng đầu thì xem như người đó đã đương nhiên 'đại diện' chuẩn mực của đất nước nên phải 'tô vẽ' cho xứng thi thố tài danh với lãnh đạo các nước khác, nếu bị xem xét coi lại là hổ thẹn. Trong khi đó cuộc thi thố bầu ra người lãnh đạo của nhân dân mình lại không thực hiện tốt.

Sự việc kiểu đó, chẳng khác gì họ tự đặt hoàn cảnh người lãnh đạo đứng đầu 'đất nước mình' trở thành như một 'ứng cử viên' đang muốn phải thể hiện để 'được lòng - được bầu' của nhân dân và lãnh đạo nước khác (tự bị đặt hoàn cảnh người lãnh đạo cao nhất của nước mình như là ứng cử viên đang đi ứng cử chờ các nước khác xem xét).

Những nước đó đã tự mất đi tính 'tự lập' và 'đại diện' của đất nước.

Nam Triều Tiên đã đi đúng xu hướng phát triển.

Ngày 29/4/2013

- Cái gì cản trở lớn nhất với đổi mới thể chế? trả lời:

1/Những 'nhóm lợi ích' chính trị và quyền lực được nhà nước ưu ái(A).

2/Những người giàu kiểu 'kinh doanh' có tài sản thờ ơ với chính trị(B).

3/ Cơ chế thiếu sự 'sáng tạo' làm con người an phận 'chạy theo' mức việc chỉ vậy.

4/ Tồn tại số lượng lớn những người 'lao động' kiểu manh múm ít có gắn bó quyền lợi và tiếng nói.

Dù so sánh mức sống của 'A' và 'B' với nước khác có thể kém nhưng so với trong nước thì có độ chênh với phần còn lại. Rất nhiều nước nghèo trên Thế giới gặp cái khó đó.

Ngày 28/4/2013

- Nhiều nước có xu hướng tạo khu vực 'du lịch' trở thành 'giải trí' và ngắm cảnh cho du khách nước ngoài là chính, cho nên cứ cố tạo ra nhiều thứ.

Nền du lịch Thế giới có xu hướng phá hỏng 'bản sắc', ít đọng lại 'bản chất' giao tiếp với cư dân bản địa chăng?

Ngày 27/4/2013

- 'Mưa tiền trên đường phố Bỉ'. Những tên cướp đã cuỗm két sắt của một hộ dân ở thị trấn Zedelgem, Bỉ. Trong lúc bị truy đuổi chúng đã ném két sắt và bị vỡ ra làm tiền bay tung tóe và hàng chục ngàn euro đã bị biến mất. Cảnh sát Bỉ cảnh báo người dân sẽ bị phạt tù nếu giữ số tiền đó và họ chỉ mới thu được 11.000 euro.

Bình luận:

Bao giờ tiền bị vung ra phố vẫn gom lại đủ? Trả lời, khi:

1/ Cuộc sống hầu hết mọi người dân ổn định và bảo đảm 'tương lai'.

2/ Cơ chế xã hội được sắp xếp cách hình thành là khoa học, thể hiện ở sự trôi chảy và 'đường hoàng'.

3/ Văn hóa của từng cá nhân và xã hội phát huy tốt.

4/ Tỷ lệ người dân trong xã hội vi phạm pháp luật thấp.

Thử xếp hạng theo các tiêu chí đó thì không biết những nước nào đứng đầu về khả năng thu gom tiền nhỉ?

Ngày 26/4/2013

- Chủ nghĩa tư bản hiện nay là chỗ dựa của người giàu và có vẻ như đã thắng thế bởi được che lấp là 'ai cũng có cơ hội để làm giàu - trở nên giàu có'. Các kiểu 'hoàng gia', 'tư bản nhà nước', chính trị gia 'danh vọng'...đều thích chủ nghĩa tư bản.

Cái dở của của Chủ nghĩa tư bản hiện nay là:

1/ Nếu một xã hội thu nhỏ 100 người thì dù cơ hội để trở thành giàu luôn ngang nhau nhưng trong xã hội đó chỉ có khoảng giới hạn nào đó số người giàu, chỉ có thể 10 người, còn lại luôn tồn tại khoảng 90 người chỉ chiếm được phần nhỏ của tổng tài sản tạo ra.

Cái chính là 90 người đó nhiều lúc không đảm bảo cuộc sống đúng với khả năng thời hiện tại tạo ra.

2/ Ông chủ A là một trong 10 người đó có tích tụ lớn về 'tư bản' thì có vẻ 'vốn' sẽ tái đầu tư sản xuất lớn, nhưng vì 'phân chia lợi nhuận, cách tích lũy, cách thu và chi....nên 'phương thức sản xuất' tư bản không cân đối được sản xuất ra với tiêu dùng, từ đó Thế giới hay lặp 'khủng hoảng'.

Giải thích: 90 người còn lại là số đông nhưng 'đồ dùng' có được lại 'giá trị thấp' do chỉ có nguồn thu thấp.

Ngày 25/4/2013

- Chủ nghĩa tư bản phải chăng đã tới lúc gần chững lại? Thể hiện ở Mỹ là nước dẫn đầu nay đã có biểu hiện cạn dần nguồn 'sáng tạo' và cách thúc đẩy thịnh vượng?

Ngày 24/4/2013

- Dù một số nước ở Đông Nam Á còn tụt hậu, nhưng khu vực này vẫn là một trong những nơi gần như được xem là cửa ngõ với trung tâm Thế giới. Bởi vậy các nước trên Thế giới luôn có chính sách quan tâm tới khu vực này. Những nước ở Đông nam Á vì thế nên chủ động với 'lợi thế' mà có chính sách ngoại giao tốt, tránh lặp như Campuchia bị Trung Quốc lợi dụng tại diễn đàn Asian trước đây.

Ngày 23/4/2013

- Trung Quốc một quãng thời gian dài hiện nay ít có nổi trội gì về nền văn hóa, họ cũng như một nhà thơ thấy khó khăn sáng tác ở thời cơ chế thị trường 'đồng tiền bát gạo'.

Ngày 22/4/2013

- Nhiều nước luôn lo bị tụt hậu mà khó có chính sách để nổi bật văn hóa mới đọ với nước khác.

Ngày 21/4/2013

- Những nước thiếu sự sáng tạo và khám phá sẽ luôn tụt hậu, trong khi đó ở nhiều nước chỉ có cách duy nhất của 'đường tôn' để thể hiện con người là 'phấn đấu làm quan'.

Ngày 20/4/2013

- Văn hóa Mỹ dẫn đầu về sự 'tự do', cách con người xu hướng 'tự do'...trong một thời gian dài bởi được 'đảm bảo' qua quyền con người và có xu hướng cơ cấu xã hội không theo kịp.

Những bất ổn ở Mỹ và Thế giới đã tạo sự kiểm soát phần nào 'tự do' người dân Mỹ mà cũng góp phần để cơ chế xã hội Mỹ điều chỉnh.

Ngày 19/4/2013

- Ở nhiều nước những hư hỏng của 'xã hội - con người' đều đổ lỗi phần nhiều cho nền giáo dục và cho rằng giáo dục lạc hậu, máy móc, nặng nề....nhưng chúng ta phải thấy rằng cách cơ chế chính trị và phương thức sản xuất cũng tác động rất lớn tới cách phát triển hoàn thiện con người và xã hội.

Một học sinh A phẩm giá và lương thiện nhưng vào 'lao động' ở môi trường 'phong bì' thì cũng khó giữ tốt.

Bình đẳng, công bằng, phương thức sản xuất...làm con người tự giác trở thành tốt.

Chủ nghĩa tư bản cũng làm con người quá coi trọng vật chất.

Ngày 18/4/2013

- Những tranh dành, những đối chọi, cách phản ứng của cá nhân những người lãnh đạo ở các nước qua lại với nhau...dẫn tới làm cho nhiều nhà lãnh đạo trên Thế giới bị biến chất trở thành 'diều hâu' hơn.

Người 'hiền' tồn tại nơi chợ tranh dành cũng trở nên ngoa.

Ngày 17/4/2013

- 'Quyền lực' kiểu Hòa Thân thời phong kiến sao át cả vua? Bởi vì: 1/ 'Hòa Thân' như đi trước con hổ, thực sự người khác sợ con hổ đi sau. 2/ Vua 'lợi dụng' kiểu quần thần sợ Hòa Thân để bắt 'quan lại' yếu đuối, lợi dụng Hòa Thân để 'thực thi' các cách quản lý quan lại không 'đường hoàng' theo kiểu chính sách ban ra (chẳng hạn: một quan A nói thẳng sẽ khó trị theo luật lệ nhưng nếu không vừa lòng nịnh thần 'Hòa Thân' thì coi chừng. Từ đó tạo 'hàng rào' ngăn 'chê bai' vua).

Nhiều nước chính trị cũng gần như kiểu 'Hòa Thân', dựng nên một 'hình thức' H của quan điểm nào đó mà ràng buộc mọi người phải tuân thủ, dù lý luận của quan điểm H thì tùng người cũng chẳng khẳng định được đúng sai hoặc hiểu là thế nào.

Nước lớn nhiều lúc cũng át nước nhỏ kiểu đó ở từng chính sách.

Ngày 16/4/2013

- Sự quan tâm, những tác động và cách phản ứng của các chính quyền, báo chí...làm cho vụ đánh bom ở giải marathon Bston - Mỹ như là một chiến dịch quân sự thành công đánh vào nước Mỹ.

Các tổ chức khủng bố sẽ vẫn thấy tác động lớn của cách tấn công mà thực hiện theo.

Ngày 15/4/2013

- Những nước tăng chi tiêu quân sự nhằm tranh dành 'lợi thế' cũng trả khác gì là bắt mỗi người dân nước đó bớt khoản thu nhập để mà mua khẩu súng đi đe dọa nhằm 'cướp' của người dân nơi khác.

Ở đây người dân bị ép (hoặc một số đồng tình) với kiểu đó và họ không trực tiếp cướp nhưng được các nhà nước che dấu qua 'quân sự'.

Ngày 14/4/2013

- Đồng tiền chung châu Âu sẽ tạo công việc của các 'nhà lãnh đạo tổ chức' ở Liên minh châu Âu có thể tăng thêm 1/4, nhưng thực tế các nước đang tự để cho diễn biến ở từng nước là chính và chỉ can thiệp khi bất ổn lớn.

Nợ công châu Âu là cũng do một thời gian dài Liên minh châu Âu cơ chế vận hành kém, gần với kiểu chỉ hội họp hình thức, dẫn tới bây giờ 'mất công sức lớn chữa cháy.

Người ta thấy nhiều ích lợi của đồng tiền chung châu Âu đưa lại nhưng trước đây 'công việc chung' của Liên minh châu Âu hoạt động như thế nào thì nhiều khi không được quan tâm bằng ở một nước riêng lo thực hiện chính sách điều hành nào đó của họ (có thể một nước riêng một quá trình dài ít dành tâm huyết phát triển EU bằng lo chính sách trợ giúp cho nghề cá nước đó).

Ngày 13/4/2013

- Ngày 12/4, Thượng viện Pháp cho phép hôn nhân đồng giới ở nước này, điều này đồng nghĩa các cặp đồng giới được quyền kết hôn và xin con nuôi.

Bình luận: Nếu xu hướng trong xã hội có khoảng 1% cặp hôn nhân đông giới (hoặc xác định được nhỏ hơn) thì tương lai xã hội thất bại.

Ngày 12/4/2013

- Trung Quốc có dẫn đầu Thế giới? nếu theo xu hướng kiểu phát triển như hiện nay thì để đạt được Trung Quốc cũng phải tiêu hao khỏi quy trình sản xuất khoảng 10% 'nguồn lực'.

Ngày 11/4/2013

- Một thiệt thòi lớn cho xã hội loài người là những nhà lãnh đạo thường dễ trở thành nhà quân sự giỏi, chứ rất khó để trở thành những nhà lãnh đạo giỏi về cải cách để tiến bộ xã hội, đổi mới phương thức sản xuất, văn hóa...

Thế hệ những nhà lãnh đạo của Trung Quốc tiếp theo khó tìm sự đổi mới nên rất dễ chú trọng vào quân sự để tạo 'bề nổi'.

Ngày 10/4/2013

- Vì sao một quá trình dài Thế giới không tạo ra bước nhảy 'quá trình sản xuất tiến bộ' hơn? Vì sự chênh nhau lớn giữa các nước về trình độ phát triển (giàu và nghèo), vì tranh dành 'địa chính trị' - xung đột, vì cách tích lũy và đầu tư (kiểu dẫn tới nợ công)...

Ngày 9/4/2013

- Tham nhũng tàn phá nền kinh tế của nhiều nước như thế nào?

Chẳng hạn mức thất thoát vật chất chỉ là 5% nhưng nếu 5% đó chủ yếu bị lấy ra từ nguồn 'đầu tư' sản xuất thì nền kinh tế đất nước đó có thể bị thất bại bởi hàng hóa không cạnh tranh được với hàng hóa nước khác (1 hàng hóa A trị giá tích lũy 1 triệu đồng nhưng nếu bị lấy đi 50.000 đ giá trị trong đó thì bị đẩy khó cạnh tranh).

Mức 'sáng tạo' cái mới (hoặc sắp xếp, giảm thuế...) nhiều khi cũng không đẩy mức cạnh tranh cao hơn so với được tích lũy thêm 5% nguồn lực.

Những nước còn gần kiểu 'bao cấp' kinh tế thì tham nhũng chủ yếu tấn công bớt xén nguồn lực vật chất của 'guồng kinh tế', do đó rất khó có sức mạnh canh tranh hàng hóa để phát triển nền kinh tế.

Những nước bị tham nhũng kiểu khác còn đỡ hơn cho canh tranh hàng hóa.

Ngày 8/4/2013

- Bất ổn bán đảo Triều Tiên có làm cho thị phần hàng hóa của nam Triều Tiên tăng lên trên Thế giới? Trả lời: Có thể có.

'Điểm nóng' làm người dân Thế giới biết tới nam Triều Tiên nhiều hơn, phe 'danh nghĩa gìn giữ hòa bình' được lòng người hơn.

Ngày 7/4/2013

- Thủ tướng Anh David Cameron bị cảnh sát giao thông phạt vì đỗ xe 3h, gấp 6 lần thời gian cho phép, ngay cạnh biển báo giao thông khi qua văn phòng bầu cử địa phương tại Witney, Oxfordshire.(biển báo chỉ rõ rằng, chỉ được đỗ xe trong vòng 30 phút và không được quay lại trong 1 tiếng).

Bình luận: Như thế mới giảm đươc mầm loạn xã hội, mới giúp người dân không oán 'cơ chế'.

Cái biển báo kiểu đó rất hay mà nhiều nước sao không thấy học tập.

Ngày 6/4/2013

- Cơ chế hoạt động các nhà nước và những cá nhân 'lợi dụng quyền lực' dẫn tới Thế giới nhiều bất ổn, xung đột.

Liên Hợp Quốc phấn đấu xây dựng các thể chế hành chính Nhà nước hoạt động tốt góp phần xây dựng hòa bình, thịnh vượng'.

Ngày 5/4/2013

- Xung đột làm cho Israel mất đi cơ hội là nước có thương hiệu hàng hóa công nghệ tốp đầu Thế giới như Nhật Bản, dù đất nước có đủ tích lũy (tất nhiên không phải hàng hóa kiểu ô tô quy mô lớn).

Ngày 4/4/2013

- Chính sách của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương đã tạo được thắng lợi về hình ảnh 'nước Mỹ' chỗ dựa ủng hộ nhiều nước trong khu vực.

Ngày 3/4/2013

- Một đất nước mà ít khai thác 'tạo ra vàng', lượng vàng do nhập về là chủ yếu trong khi đó người dân thích 'tích trữ vàng' và của cải có được để tích trữ vàng 'do mầu mỡ' đưa lại thì nền kinh tế đó đang bị phá, nguồn lực đang tạm thời bị rút khỏi quá trình sản xuất (mua vàng).

Đất nước đó bị phá vỡ chu trình của quá trình sản xuất (một chu trình vốn đầu tư rồi xoay vòng phải đủ lượng thì mới đủ tích lũy cho hàng hóa và cạnh tranh).

Ngày 2/4/2013

- Người dân các nước nhập cư vào Mỹ trở thành công dân Mỹ, họ yêu nước Mỹ và coi là đất nước mới của mình bởi vì nước Mỹ có những tiến bộ phát triển con người, tạo cách tham gia chính trị, sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Ngược lại nhiều người dân ở các nước ít quan tâm đất nước sở tại của mình.

Tất nhiên để thỏa mãn con người, nước Mỹ đã 'lợi dụng chất xám' của các nước mà chọn lọc được những người đến Mỹ đủ trình độ.

Ngày 01/4/2013

- Tổng thống Afghanistan xác nhận đã bắt đầu đàm phán với chính quyền Quatar để Taliban mở cơ quan ngoại giao ở nước này (sau khi Mỹ muốn đàm phán với Taliban).

Bình luận: Nếu Mỹ trước đây không quá tỏ sức mạnh dựa vào 'vũ khí' mà thực hiện chiến dịch quân sự có đàm phán thì đã đỡ hơn. Mỹ nếu biết cách tách kiểu Afghanistan ra khỏi Iraq và Al Qaeda thì đã đỡ hơn.