Góc nhìn bất ngờ bầu cử Mỹ mà ông Trump phải thay đổi là

Một góc nhìn bầu cử Mỹ mà dân Mỹ phải sợ:

Ông Trump là tỷ phú, nhà tài phiệt…chính xác là trùm tư bản. Ông Trump là tỷ phú bất động sản nên sự cạnh tranh cách làm giàu của ông ấy cũng khác hơn nhiều so với tỷ phú Bill Gates và những tỷ phú khác…tức là ở cách tạo ra giá trị và cơ hội cho xã hội (quá trình sản xuất của cải).

Trùm tư bản dù sao cũng là cũng là cái khó cho nhân dân lao động. Ở mức độ ông chủ một công ty thì ‘quyền lợi người lao động’ chỉ việc ở ‘mua – bán’ sức lao động mà cùng đạt lợi nhuận cao trong đó, ít quan tâm chia sẻ lợi ích bên ngoài; ở mức độ quốc gia (ông Trump) thì ‘trùm tư bản’ quan tâm lớn cho lợi ích chủ nghĩa tư bản nước đó là trên hết mà nhân dân lao động các nước khác sẽ khó có nhiều lợi ích (khi những nước khác có ít ‘lợi thế’ cạnh tranh, dễ bị ép…) …Trong chính nước Mỹ thì phong cách của ‘trùm tư bản’ cũng sẽ theo kiểu vì lợi ích những nhóm và có những thiệt thòi của nhiều lao động Mỹ khác do khó cân đối …Nước Mỹ vì thế dễ sa vào con đường chủ nghĩa tư bản những năm năm mươi (1950…) với phân biệt quyền lợi cao ở trong nước và quốc tế.

Chủ nghĩa tư bản quá trình tự đổi mới những năm qua đã đạt được những thành quả làm thỏa mãn được xã hội ở một số nước (như Đan Mạch…hay Đức.. thể hiện ở cách tổ chức xã hội cao, mức cuộc sống nhân dân…).

Bà Hillarry Clinton dự định tiếp nối một quá trình nước Mỹ (những tổng thống thời cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21) theo lối đưa nước Mỹ theo hai tiêu chí: 1/ duy trì dẫn đầu siêu cường; 2/ cân đối xã hội để đạt kiểu ‘cuộc sống nhân dân’ như hướng Đan Mạch.

Vậy, chúng ta nên biết ‘đường lối’ của bà Hillary Clinton là tiếp nối chủ nghĩa tư bản với những thành tựu của cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, phục vụ tốt hơn cuộc sống nhân dân (với những tiến bộ về khoa học kỹ thuật, phương thức sản xuất, văn hóa – xã hội…).

Bà Hillary Clinton chịu sự ràng buộc lớn của hệ thống chính trị, sự giám sát của nhân dân qua hệ thống chính trị, báo chí…thì đường lối lãnh đạo sẽ phục vụ sát sườn lội ích nhân dân hơn. Ông Donald Trump là trùm tư bản nên chịu ít ràng buộc hơn, đường lối của ông ấy sẽ tự do hơn, dễ thiên về lợi ích của kiểu ‘trùm tư bản – tài phiệt’ hơn…Bởi vậy dân Mỹ đừng mừng tìm ra được người ‘không bị truyền thông chèo lái’ (bà Hillary Clinton) mà chính ‘truyền thông’ là công cụ đắc lực của nhân dân, chỉ có điều ‘truyền thông Mỹ’ vừa qua đã quá hoảng - gây thiên vị, làm mất tự chủ đánh giá của người dân, tô vẽ sai…

Dân Mỹ mừng vì tìm ra được tỷ phú Donald Trump là tổng thống mà quá trình tranh cử ít bị các nhà tài phiệt chi phối (đóng góp tiền), còn bà Hillary Clinton thì chịu ảnh hưởng các nhà tài phiệt khác khi gây quỹ ư? Dù sao thì đó là cũng cách hệ thống chính trị tạo ra mà phần nào đó bắt buộc các nhà tài phiệt bị lệ thuộc người làm chính trị (kiểu bà Hillary Clinton), khác với ông Donald Trump sẽ tự tạo ‘nhóm tài phiệt’ không bị lệ thuộc quá lớn vào ‘hệ thống chính trị - nhân dân giám sát’, chỉ có điều là khi một nhà ‘tài phiệt’ được làm tổng thống thì trong ‘nhóm tài phiệt’ chỉ còn vấn đề phân chia quyền lợi với nhau ra sao mà thôi (qua chính sách ban – có thể làm lợi cho trùm tư bản ngành nào đây?).

Dân Mỹ mừng vì bầu được người như ông Trump mà phá vỡ được sự ràng buộc hệ thống chính trị cách bầu nhiều năm qua ư? Nhưng có sự thật là đó chính là cách tốt nhất (kiểu bầu bà Hillary Clinton) để bầu được người chịu sự giám sát của hệ thống chính trị - của nhân dân tốt nhất…Vì sự nhàm chán ‘lặp đi lặp lại’ nhiều năm kiểu chọn bà Hillary Clinton ư? Mà nay đổi khác chọn được ông Donald Trump? Chúng ta nên hiểu sự ‘sáng tạo’ phải có tính kế thừa đi lên, sự lặp lại hướng tiến bộ đó là phải có mà mỗi quá trình lặp lại sẽ tạo bước đột phá mức cao mới (kiểu thiết kế cái xe đạp từ thời xưa mà mỗi thời kỳ các phụ tùng được thiết kế mới chuẩn hơn…).

Tất nhiên kiểu ‘đi lên’ mà lặp đi lặp lại của các đời tổng thống Mỹ đó chưa kịp thỏa mãn hết mọi điều của nước Mỹ (nhóm người da trắng ở vùng quê hẻo lánh bị bỏ quên mà ông Trump tận dụng được) nhưng chúng ta phải thừa nhận những năm qua đã làm cho nước Mỹ, cho chủ nghĩa tư bản ‘cân đối’ hơn, phù hợp hơn cách phát triển xã hội thịnh vượng…Sự đi lên là phải quá trình kế thừa cái tiến bộ… Hệ thống chính trị đó có thiếu sót mải mê được quyền lực mà sẵn sàng bỏ qua phiếu bầu dân nơi vùng quê hẻo lánh khi cảm thấy chắc thắng – kiểu bà Hillary Clinton.

Ông Trump như phá bỏ tất cả những cái đó để làm lại nhưng đó chính là cách mà ông ấy và dân Mỹ (những người chọn ông Trump) quay lại cách đi chủ nghĩa tư bản những năm năm mươi…(thời kỳ còn nặng nề chủ nghĩa đế quốc, chưa mối quan hệ tốt nhân dân thế giới, thời chưa thỏa mãn nhiều quyền phát triển con người…). Ông Trump đã tận dụng được một số yếu kém, sai sót chính quyền những năm trước đây để lấy được ‘lá phiếu’ những người bị thiệt thòi… nhưng thành thực mà nói đó là do nước Mỹ bị thách thức quá lớn của khủng bố, của sự trỗi dậy các nước mà có những bị sao nhãng vấn đề trong nước. Một phần cử tri Mỹ chưa hiểu sự ‘lặp đi lặp lại’ hướng đi lên của kiểu chính trị mà bầu cho ông Donald Trump để tạo sựu đột phá theo kiểu ‘phá bỏ’ những gì chủ nghĩa tư bản ‘đổi mới’ đã làm được mà quay lại kiểu những năm 50 vì kiểu ‘phân biệt sắc tộc- nhóm’ mà tư bản kiểu thời đó (những năm 1950) thỏa mãn được cho họ (tầng lớp riêng).

Chính trị kiểu sâu xa, kinh nghiệm bà Hillary Clinton là ‘nước Mỹ không quá mong Trung Quốc sụp đổ CNXH vì dù sao như ta nói CNXH làm giảm người bóc lột người nhưng của cải làm ra sẽ kém CNTB, bởi vậy Trung Quốc đường lối CNXH sẽ không đua kịp Mỹ’ (Trung Quốc có những bứt phá những năm qua nhưng dù sao có phần kiểu lấn chủ nghĩa tư bản nhà nước; Liên Xô trước đây do tranh dành siêu cường, đối đầu gay gắt hai phe).

Kiểu bầu ông Donald Trump là nguy cơ kéo Chủ nghĩa tư bản (CNTB) Mỹ thụt lùi (kiểu đường lối như vậy). Có thể ông Donald Trump sẽ làm nước Mỹ mạnh thêm (do có những lý do như nêu ở bài viết: 18 lý do ông Trump thắng cử https://sites.google.com/site/weblethanhduc/giai-phap-van-dhe-quoc-te/my/ly-do-ong-trump-thang-cu ) nhưng đó là do những sai sót nước Mỹ quá trình qua chậm sửa hoặc phải quay lại sửa (để đi tiếp), rồi cũng phải tiếp tục kiểu đường lối theo kiểu chọn bà Hillary Clinton. Có thể nước Mỹ thời ông Donald Trump sẽ mạnh nhưng quá trình dài sau đó sẽ có những bất cập nổi lên (do kiểu CNTB những năm 1950; do mỗi quan hệ với cộng đồng thế giới không phù hợp hướng tiến bộ tự tạo những cản trở).

Ông Trump và nước Mỹ phải biết vấn đề nêu trên để theo đúng hướng tiến bộ.

Mời tham khảo: 18 lý do ông Trump thắng cử https://sites.google.com/site/weblethanhduc/giai-phap-van-dhe-quoc-te/my/ly-do-ong-trump-thang-cu

(Lê Thanh Đức 13/11/2016 - con người tự do; Phấn đấu cho thành công Chương trình phát triển UNDP)