tháng 5/2013

Ngày 31/5/2013

- Những yếu tố nào có thể tác động tới cục diện Syria? đó là:

1/ Nga đã thể hiện tới đỉnh cao trách nhiệm.

2/ Nếu chế độ của tổng thống Syria Bashar al-Assad bị lật đổ thì chế độ mới sẽ như thế nào?

3/ Những toan tính của Israel.

4/ Chiến thuật đánh nhau của các bên có gì mới để dành lợi thế.

5/ Mức độ tranh dành ảnh hưởng của các nước lớn với khu vực sẽ như thế nào nếu chính quyền tổng thống Syria Bashar al-Assad sụp đổ hoặc dành chiến thắng.

6/ Trung Đông có dân chủ hơn?

7/ Trung Quốc chỉ quan tâm chủ yếu những vấn đề sẽ 'kìm hãm' phương Tây.

8/ Syria sụp đổ sẽ tác động như thế nào tới Iran và Hezbollah.

9/ Các nước đạo Hồi và phương Tây sẽ như thế nào? các nước đạo Hồi trong khu vực sẽ như thé nào?

.......

Ngày 30/5/2013

- Đạo Hồi có những cái tốt đẹp phát triển con người, nhưng có những điểm mà bị các phần tử cực đoan lợi dụng lái sang 'bạo lực' thì người dân đạo Hồi và Thế giới chưa có giải pháp (để những điểm đó lái sang hướng tốt).

Các nhà nước ở khu vực Trung Đông khó có giải pháp với những vấn đề phát triển đạo Hồi (khác với Công giáo luôn được nghiên cứu phát triển theo thời đại).

Ngày 29/5/2013

- Tình báo hoặc quân đội Israel mà giỏi thì cũng quanh quẩn những trận thắng, những áp đảo.

Nhiều lúc mọi chính sách nhà nước có thể giỏi ở những chiến thuật đối phó với nước khác nhưng vấn cứ khó hòa bình và thịnh vượng chung, vì sao vậy?

Israel nên đề cao những mục đích chung của loài người là: 1/ năm châu bốn bể một nhà đều là anh em (người dân ở đâu cũng mong muốn vậy); 2/ Sự cường thịnh về phát triển kinh tế xã hội, văn hóa, cách phát triển con người...với những sáng tạo và khám phá, chứ không phải vì trên cơ về quân sự; 3/ Những đàm phán vì lợi ích chung nhân loài, vì nhân dân mọi nước ....dẫn tới cái được to lớn cho nhân loài và vị thế 'dân tộc Israel'; 4/ Đạt hòa bình, ổn định giữa Israel và Palestine sẽ triệt tiêu nhiều mối bất ổn ở khu vực Trung Đông.

Ngày 28/5/2013

- Trung Quốc có chính sách không phụ thuộc vào nền kinh tế các nước nhỏ xung quanh nên họ chẳng ngại xung đột?

Trung Quốc là nước lớn nên thị trường lớn, có lợi thế về quy mô số lượng và các lĩnh vực.

Lợi thế quy mô số lượng dẫn tới hàng rẻ phục vụ sinh hoạt hàng ngày các nước khác khó cạnh tranh. Lợi thế lĩnh vực là nhờ thị trường lớn nên nước nhỏ có thể chuyên sản xuất một loại hàng hóa quy mô lớn (chẳng hạn chuối) mới có lợi nhuận cao, nhưng mặt hàng đó chỉ tiệu thụ mức ít trong nước và phụ thuộc quá trình nhập khẩu của Trung Quốc.

Nhưng Trung Quốc bị thua cái gì? đó là:

1/ Hàng hóa chất lượng cao (ô tô, vi tính...của Mỹ, Nhật Bản...).

2/ Hàng rẻ vừa tạo tiêu thụ tốt cho láng giềng nhưng cũng sẽ phá sản xuất của láng giềng, dẫn tới các nước nhỏ phải có chính sách đáp lại.

3/ Quy mô của mức dùng các loại mức hàng hóa (hàng đắt tiền, hàng rẻ, hàng sinh hoạt giản đơn, hàng theo thời gian...) và cách 'tiết kiệm' hàng rẻ sẽ là 'mẫu chốt' để các nước nhỏ (những nước yếu hơn) tạo chiến lược cân đối được.

4/ Những liên kết và thỏa thuận sẽ tạo thị trường rộng lớn ở các nước nhỏ với nhau cạnh tranh được thị trường lớn Trung Quốc.

5/ Những nước nhỏ thoát được cạnh tranh hàng rẻ của Trung Quốc sẽ tăng là thị trường hàng hóa chất lượng cao cho các nước Mỹ, Nhật Bản...

Khi các nước nhỏ nghèo mà Trung Quốc giàu thì nếu Nhật Bản sản xuất 10x xe ô tô thì do nhu cầu hàng chất lượng cao mà Trung Quốc tiêu thụ đến 4x còn lại 3x sẽ ở các nước nhỏ và 3 x ở các nước Mỹ, EU...

Trung Quốc tiêu thụ chỉ 4x của Nhật Bản (có của các nước khác như Mỹ...) và gấp mấy lần 4x xe của trong nước chế tạo là TQ x (TQx có thể gấp 5 lần 4x). TQx là những người dân Trung Quốc dùng hàng rẻ do Trung Quốc chế tạo và có phần người dân giàu hơn thích dùng 4x. Nhật Bản có lợi chiếm được thị phần 4x xe ôt tô ở Trung Quốc.

Nhưng khi các nước nghèo mà giàu lên thì ở các nước nhỏ có thể tăng tiêu thụ của Nhật Bản lên gấp đôi là 6x, dù có thể thị phần của Nhật Bản ở Trung Quốc sẽ giảm từ 4x xuống còn 2x. Trong hoàn cảnh này thì Nhật Bản vẫn phát triển thịnh vượng lên.

Cái chính là Nhật Bản muốn duy trì 4x ở thị phần Trung Quốc phải phụ thuộc này nọ ở nhà nước Trung Quốc, nhưng nếu thị phần chỉ còn 2x thì chính Trung Quốc phải phụ thuộc, Vì sao vậy? Vì thị phần 2x là giới hạn số lượng hàng hóa chất lượng cao mà Trung Quốc phải nhập bằng mọi giá nếu chưa sản xuất được chất lượng bằng.

Giải thích: giả sử vùng A của Trung Quốc dùng 1000 TV thì nếu kinh tế Trung Quốc phát đạt sẽ có 400 TV chất lượng cao của Nhật Bản được dùng, nhưng nếu thì phần của Nhật Bản bị TRung Quốc hạn chế thì cũng phải có 200 TV chất lượng cao nhập vào để phục vụ những số lượng người Trung Quốc còn ở mức giàu cần dùng TV của Nhật Bản.

(còn nữa)

Ngày 27/5/2013

- Xung đột do mâu thuẫn các sắc tộc ở các nước khu vực Trung Đông làm sao giải quyết? trả lời:

1/ Khi liên đoàn Arab đạt tiến bộ (cách thức hoạt động, xu hướng, mục tiêu, bình đẳng, công bằng...).

2/ Khi tranh dành ảnh hưởng ở các nước và tranh dành quyền lực trong các nước (có lợi dụng bên ngoài tranh dành ảnh hưởng để củng cố quyền lực) ít tác động.

Đạt được do quá trình dân chủ trong cơ chế các nhà nước và đạo Hồi có những cải cách cho phù hợp xu thế tương lai xã hội (có hòa hợp nhà nước). Cơ chế trong các nhà nước phân chia quyền lực (kiểu những chỗ được số ghế đại diện, những chỗ phải bầu...).

3/ Khi khu vực Trung Đông chỉ còn lo giải quyết vấn đề chống khủng bố và mâu thuẫn sắc tộc trong cơ cấu xã hội, không còn vẫn đề 'lật đổ' kiểu Syria.

4/ Những vấn đề như Palestine, người Kurd, biên giới Pakistan...được Liên Hợp Quốc và mọi nước có điều kiện chung tay giải quyết.

5/ 'Dầu' tạo thị trường lao động thịnh vượng chung cho người dân đạo Hồi qua hệ thống thương mại, phát triển văn hóa, đầu tư, du lịch... dầu gắn với đời sống người dân - hưởng lợi (người dân Afghanistan không bị khó cuộc sống chỉ còn cách trồng cây 'thuốc phiện'). Không còn tạo lỗ hổng ở một số nơi quá khó khăn cuộc sống dẫn tới chủ nghĩa cực đoan lợi dụng phát triển.

6/ Càng kéo dài xung đột, càng tranh dành ảnh hưởng (kiểu Syria, Iran...) thì 'văn hóa' đạo Hồi càng khó phát triển hướng tốt, càng dễ bị các phần tử lợi dụng lái sang hướng cực đoan. Người dân khó tiếp cận xã hội thời hiện đại mà bị phân vân chia rẽ giữa 'nhà nước kiểu đạo Hồi và nhà nước dân chủ hiện đại', tạo cái vòng luẩn quẩn thù hận và tấn công lẫn nhau.

Ngày 26/5/2013

- Bao giờ người dân Đài Loan muốn sát nhập Trung Quốc? Chỉ khi người dân thấy cơ chế của Trung Quốc tạo cuộc sống hơn hẳn Đài Loan.

Tương lai thì thế nào? Xu thế tiến bộ loài người thì nhà nước bị triệt tiêu dần, bởi vậy vấn đề sát nhập để tạo ra một nhà nước hùng mạnh lại không đúng với tương lai.

Vấn đề văn hóa Trung Quốc và người dân đều là dân tộc Hán sẽ tác động như thế nào?

Cơ chế nhà nước chỉ tạo chính sách kế thừa phát triển văn hóa và nhà nước tiến bộ thì tạo thêm nét đặc sắc văn hóa giai đoạn đó, bởi vậy văn hóa Trung Quốc không phải do nhà nước Trung Quốc hiện nay làm chủ mà chính nhà nước cũng phải điều chỉnh cho hợp phát triển.

Văn hóa chịu sự chi phối lớn của 'vận động' cuộc sống xã hội người dân, bởi vậy nhà nước Trung Quốc đạt tiến bộ thì mới thúc đẩy, nếu không sẽ kìm hãm. Sự tách biệt ở các nơi của người Hán (Đài Loan, Singapore...) vẫn cứ phát triển được văn hóa chung bởi vậy người dân Đài Loan không phải chịu sự thúc đẩy sát nhập về Trung Quốc để hưởng nền văn hóa. Chính quyền Trung Quốc nếu cơ chế tiến bộ thì cũng chỉ phát huy thêm nét mới văn hóa (như nam Triều Tiên thêm nét văn hóa điệu nhảy Gangnam style ...), chính quyền Đài Loan cũng có thể 'ngang bằng khả năng' phát huy thêm nét văn hóa mới.

Vậy, chỉ có một nhà nước Trung Quốc tiến bộ nhanh mới tạo người dân Đài Loan có đòi hỏi sát nhập về lục địa hoặc sử dụng bạo lực khuất phục (vì sao nhà nước phải tiến bộ nhanh? vì xu thế ở tương lai sẽ triệt tiêu dần nhà nước - bản chất mọi nhà nước là cai trị).

Đài Loan sát nhập về Trung Quốc thì được lợi cho lục địa, nhưng cái chung tổng thể của dân tộc Hán thì có thể sẽ yếu đi vì năng xuất lao động của Đài Loan đang cao và thiếu phong phú. Sát nhập thì Trung Quốc đỡ phần chi tiêu quốc phòng cho vấn đề Đài Loan.

Nhưng chi tiêu quốc phòng cho vấn đề Đài Loan lại chỉ là vấn đề người Trung Quốc tự chống nhau, trong khi đó mục đích cao nhất là vì cuộc sống mọi người dân Hán (đó là nói riêng của một dân tộc).

Mục đích lớn nhất của Liên Hợp Quốc (cái chung nhân loài - mọi dân tộc) là giảm chi tiêu quốc phòng vì chi tiêu quốc phòng chỉ là lấy đi vật chất của người dân, làm người dân nơi này đối chọi người dân nơi khác. Mục đích nhân loài là người dân mọi nơi trên Thế giới đều được bình đẳng và hợp tác trao đổi phát triển, phấn đẩu để tổng thể chung ngày càng phát triển chứ không phải dân tộc này lấy của dân tộc khác.

Nước lớn dùng chi tiêu quốc phòng để dành lợi thế với những nước khác thì tạo lợi thế cho người dân nước đó, nhưng lợi thế ở người dân nước khác lại bị lấy mất, tức là cái chung của nhân loài bị giảm đi do thiếu sự hợp tác phát triển.

Ngày 25/5/2013

- "Ngày 22/5/2013 các điều tra viên vụ đánh bom Boston đã bắn chết một người gốc Chechnya sống tại Florida khi người này trở nên hung hãn trong một cuộc thẩm vẫn".

Bình luận: Nếu xem vụ việc đó là tầm vi mô thì tầm vĩ mô có thể một số chiến lược của Mỹ đã làm các phần tử cực đoan trở nên hung hãn. Giải quyết một cuộc thẩm vẫn mà không xong thì chiến lược cho những phức tạp mang tính toàn cầu về 'khủng bố' sẽ khó (có thể mức độ nhiều lúc sẽ khó phù hợp).

Ngày 24/5/2013

- Chi tiêu quốc phòng Trung Quốc không ngừng tăng hàng năm, nếu cứ đà này nếu các nước cạnh tranh được với 'đại công xưởng Trung Quốc' thì sẽ dẫn tới sự sụp đổ.

'Đại công xưởng Trung Quốc' là tập trung quy mô lớn của các tỉnh miền duyên hải mà thuận lợi cho 'đầu tư' nước ngoài, là hàng hóa tích lũy giá rẻ kiểu số lượng, là 'giữ giá đồng nhân dân tệ, là thị trường rộng lớn cho các công ty...

Ngày 23/5/2013

- Hiện tại, những xung đột sắc tộc tại Trung Đông có vẻ như đang lẫn át các tổ chức 'khủng bố'.

Những mâu thuẫn sắc tộc đang bị phó mặc nhiều hơn là chủ nghĩa khủng bố, nguyên do sắc tộ tự trong một số nước còn khủng bố mang tính toàn cầu.

Ngày 22/5/2013

- Ngày 22/5 tại London, một binh lính Anh đã bị hai đối tượng đâm chết và chúng tuyên bố để trả thù cho người dân đạo Hồi. Sự việc làm rúng động toàn nước Anh.

Bình luận:

1/Có vẻ như đã có một cuộc chiến truyền thông thắng lợi của các phần tử khủng bố.

2/ Nhiều phần tử khủng bố sẽ xem đó như một thắng lợi cách thực thi.

3/ Nếu không có mối liên hệ trực tiếp khủng bố thì là do vấn đề 'dân trí', là cách một số người dân đạo Hồi hiểu về các cuộc chiến.

Ngày 21/5/2013

- Những nước nào trên Thế giới chỉ tự tin dựa vào phát triển quân sự ? trả lời: Thật không may cho nhân loại là 3 nước lớn Nga, Mỹ, Trung Quốc cũng lọt vào tốp đó. Nga thì do địa chính trị rộng lớn nên lo giữ của, Mỹ thì để tranh siêu cường, Trung Quốc thì chưa tìm được lối thoát phô trương lớn mạnh nếu không kèm quân sự.

Những nước đó cũng như những cá nhân chỉ tự tin ra đường khi lận khẩu súng trong người.

Ngày 20/5/2013

- Trung Quốc có thể thắng Việt Nam ở những trận đánh hoặc những chiến thuật quốc phòng với tiềm lực đồ sộ lấn át dọa dành 'lợi thế', nhưng tất cả sức mạnh của nền quốc phòng Trung quốc sẽ vô nghĩa nếu như Trung Quốc và Việt Nam duy trì chiến tranh (ký hiệu C). Vì sao vậy? Vì 'địa chính trị' của Việt Nam là trung tâm của Đông Nam Á, đó cũng chính là trung tâm qua lại của châu Á.

Chiến tranh (C) ở biển của Trung Quốc chỉ thắng lợi khi xâm lược được đất liền và lật đổ được nhà nước Việt Nam hiện nay lập ra nhà nước kiểu 'thuộc địa' (như Pháp thực hiện trước đây ở các nước), thời nay điều đó là viễn vông.

Trung Quốc chỉ có thể thắng Việt Nam ở chiến lược 'đánh một vài trận' dành lấy thế thắng rồi yêu sách Việt Nam phải thỏa hiệp hoặc dùng đó để đe dọa Việt Nam phải 'biết điều' nếu không sẽ tiếp tục.

Vậy Việt Nam chiến lược gì để sẵn sàng duy trì chiến tranh (C) nếu bị tấn công? trả lời:

1/ Mở ngay cuộc chiến thềm 'lục địa'.

2/ Liên kết quốc phòng với những nước kìm hãm Trung Quốc. Những ký kết theo 'leo thang' cuộc chiến (mà không đánh mất tự chủ đất nước).

3/ Chiến thuật 'du kích' biển lôi kéo tiềm lực lớn quốc phòng của Trung Quốc phải đổ vào để duy trì kiểu 'tuần tra' mà làm sụp đổ nền quốc phòng Trung Quốc (do không đủ sức đối chọi những nơi khác, như Nhật Bản, cân với Mỹ...).

Như thế nào là chiến thuật 'du kích biển'? không phải như một người ở đất liền vác khẩu súng phục bắn mà là tìm cách 'bắn được những tên lửa', nhử kéo vào, gây phải cả một cụm tàu mới chống lại được những đơn lẻ tấn công, một máy bay hoặc một tàu ngầm tìm cách săn những tầu chiến lớn nhất...

4/ Đất liền cứ lao động sản xuất ngoài biển cứ chiến đấu.

Lúc nào thôi 'chiến tranh C'? Khi Trung Quốc xin 'đầu hàng' chấp thuận đáp ứng quyền lợi trước cuộc chiến gây ra và đền bù.

(mời xem thêm CHIẾN LƯỢC BIỂN ĐÔNG)

(Lê Thanh Đức làm cho UNDP)

Ngày 19/5/2013

- Chính sách quân sự của Nga về các vấn đề quốc tế phải khác Mỹ bởi Nga có địa chính trị trải dài từ châu Âu sang châu Á.

Nga không phải tranh dành lợi thế thị trường ở các nước nhỏ như Mỹ, bởi vì Nga chỉ cần tạo sự ổn định và phát triển là các nước khác phải dựa vào để tạo lợi thế phát triển.

Mỹ có tự bảo trợ được quá trình 'dân chủ' ở Trung Đông hay không? trả lời: rất khó, bởi Mỹ sẽ phải tự đương đầu với các phần tử cực đoan lợi dụng đạo Hồi và sẽ rất khó can thiệp bên ngoài để ổn định tranh dành các sắc tộc.

'Dân chủ' tốt ở Trung Đông và các nước tự lập phát triển mới tự giải quyết được.

Ngày 18/5/2013

- Nhiều phe phái nổi lên chống chính quyền tổng thống Syria Bashar al-Assad mà dẫn tới nhiều nước đang thực hiện chính sách kiểu ngồi xem chính quyền Syria suy yếu.

Tên lửa Nga gửi tới Syria chống sự can thiệp từ bên ngoài nhưng không hợp với chiến lược các nước hiện nay, Nga tự gánh vác 'nỗi lo' chưa tới.

Ngày 17/5/2013

- Mỹ hy vọng gì ở Syria? Mỹ chỉ cần một chính quyền dân chủ và tự lập là đạt mục tiêu. Nga sợ gì ở Syria ? một chính quyền mới dân chủ và tự lập thì Syria cũng sẽ tuột khỏi ảnh hưởng Nga.

Cái khó của Liên Hợp Quốc và các nước nếu 'thỏa thuận' được lập chính quyền mới là gì? đó là khó 'cái bắt tay' giữa 2 bên đánh nhau trong cuộc chiến giờ lại chung điều hành nhà nước (ký hiệu N).

Cái khó N hướng giải quyết như thế nào? giải pháp cơ cấu tổ chức: 1/ Những người lính thường ít đối kháng nếu ký kết hòa bình; 2/ một số lãnh đạo quá 'đối chọi' khó hàn gắn phải ra đi; 3/ chính quyền dân sự do người dân (lực lượng quân đội không can thiệp); 4/ Liên Hợp Quốc cử lực lượng gìn giữ hòa bình và có đại diện các nước giám sát quá trình chuyển giao chính quyền nhân dân theo thời gian (có thể vài nhiệm kỳ hoặc 5 tới trên 10 năm); 5/ cam kết cộng đồng quốc tế giúp đỡ chính quyền mới Syria tái thiết.

.....

Ngày 16/5/2013

- Cuộc chiến Syria hiện nay phản ánh vấn đề 'nhân đạo' của văn minh nhân loài chưa có lối thoát?

Ngày 15/5/2013

- Có một số quan điểm cho rằng một số nước ngại mức phổ biến 'dân chủ' trên Thế giới lan tới sẽ làm cho phong trào đòi ly khai trỗi dậy?

Nước Nga có ở trong 'hoàn cảnh' đó không? Những chính sách phát triển và cách giải quyết các vấn đề quốc tế của nước Nga phần nào cũng bộc lộ điều đó.

Cái chung: nhân loài sẽ bị 'kìm hãm phát triển hơn' nếu 'dân chủ' khó thực thi.

Bàn về vấn đề nước Nga:

1/ Nước Nga có thể hoạt động được cơ chế kiểu các bang của Mỹ không? trả lời: có chứ, với cách 'cơ chế' phù hợp.

2/ Sự rộng lớn của nước Nga có khó? trả lời: không, dân số Nga không phải là đông và các dân tộc Nga có đặc điểm riêng khác các nước, sự rộng lớn nhưng cách bố trí dân cư ít phải lo hơn về quốc phòng kiểu 'tự trị'.

Khoa học kỹ thuật và tài nguyên cần cái chung nước Nga.

3/ Kiểu Chechnya 'chủ yếu' do chịu tác động vấn đề 'đạo Hồi' là chính.

4/ Châu Âu cần hưởng 'tài nguyên Nga' và mong muốn Nga ổn định để phần đệm an toàn hơn.

Phải chăng một nước Nga chia rẽ sẽ làm cho châu Âu ít được hưởng lợi tài nguyên hơn từ Nga?

Nước Nga mà 'loạn' thì châu Âu sẽ nguy hiểm hơn cả khi Trung Đông bị loạn? Phương Tây không chống phá ông Putin mạnh vì lẽ đó, dù họ thường hay kêu 'nhà nước của ông Putin chưa 'dân chủ' (kêu nhưng một số cứ khen ông ấy giỏi).

....

Những điểm đã nêu ra đó có xóa đi nỗi sợ 'dân chủ' của nhà nước Nga?

Phải chăng 'chính sách' của Nga tại Trung Đông là có phần chưa đúng? Nga chưa ủng hộ mạnh mẽ 'dân chủ' ở Trung Đông.

Phải chăng cái bóng Mỹ thời chiến tranh lạnh quá lớn đè lên nước Nga làm họ 'chờn' một khi 'dân chủ' lan tới?

Địa chính trị trải dài làm lợi thế và một số điểm đã nêu thì kiểu Mỹ cũng chỉ tìm cách ngăn Nga tranh siêu cường thôi? chứ ít nước dám nghĩ nước Nga loạn? Nga với kiểu của mình vấn có thể 'quản lý' được?

Ngày 14/5/2013

- Những mong muốn chính nào của quân nổi dậy ở Syria? đó là:

1/ Thành lập chính quyền mới không có tổng thống Syria Bashar al-Assad tham gia.

2/ Chính quyền mới được tài trợ phát triển của nhiều nước một cách 'công bằng' mà ít chịu ảnh hưởng của Iran, có thể không cần chịu ảnh hưởng của Mỹ như kiêu Syria với Iran hiện nay.

Bao nhiêu nước trên Thế giới sẵn sàng ủng hộ với 2 điểm trên? trả lời: hầu hết các nước đều mong muốn giải pháp đó mà chấm dứt xung đột.

Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã mỏi mệt chưa? trả lời: rồi, vì nếu duy trì được quyền lực khi đánh bại quân nổi dậy thì Syria cũng khó thoát khỏi sự kìm hãm phát triển trong một thời gian dài sau đó. Ông ta mong muốn nhất điều gì? trả lời: 'hạ cánh an toàn' và Syria thành lập chính quyền mới không chịu ảnh hưởng kiểu tranh dành của các nước lớn (kể cả Iran) và chính quyền đó không phải là thể hiện chiến thắng của phe nổi dậy, chính quyền đó 'dân chủ - tự lập'.

Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã mỏi mệt vấn đề với Israel chưa? trả lời: rồi. Sự duy trì chiến lược đối kháng chỉ vì liên quan đối kháng với kiểu Mỹ và kiểu 'phe nhóm' ủng hộ tại vị (được Iran ủng hộ, phe nhóm đối chọi kiểu phương tây ủng hộ...). Israel đàm phán tốt với Palestine để đạt hòa bình phát triển cho nhân dân hai nước thì cũng làm cho Tổng thống Syria Bashar al-Assad sẵn sàng thoái vị.

Vậy 'mục 1 và 2' khả thi được để thực hiện với tình hình hiện nay, không có chiến thắng cho phe nổi dậy và có sự nhượng bộ của chính quyền hiện nay để tạo bước đột phá cho nhà nước Syria mới, không bị lo 'lộn xộn' chính quyền mới (bởi không phải do chiến thắng phe nổi dậy lập nên).

Làm sao để xây dựng chính quyền mới thỏa mãn mục 1 và 2? trả lời:

1/ Tất cả các nước trên thế giới chấp nhận đàm phán và sẽ 'đảm bảo' chính sách với chính quyền mới thỏa mãn 'mục 1 2'.

2/ Những nước lớn, Iran, Liên đoàn Arab...đàm phán thỏa thuận chính sách để tạo sức ép lên cả 2 phía (chính quyền và phe nổi dậy ở Syria) thực hiện.

3/ Sự phối hợp của Liên Hợp Quốc. Liên Hợp Quốc đứng ra đại diện 'bảo đảm' đàm phán vì hòa bình phát triển với chính quyền và phe nổi dậy ở Syria để thực thi.

Ngày 13/5/2013

- Trung Quốc không ngại tạo xung đột với các nước láng giềng dù Mỹ tuyên bố chính sách xoay trục sang châu Á, bởi họ biết cách mức độ như thế nào mới xẩy ra chiến tranh với Mỹ. Trung Quốc nghĩ họ sẽ ép được các nước nhỏ ở chiến thuật kiểu 'mức độ' mà lại không để xẩy ra chiến tranh với Mỹ.

Nhưng thất bại của Trung Quốc ở chỗ, họ tạo sức ép lên các nước thì tạo các nước xích lại gần Mỹ hơn.

Trung Quốc áp dụng 'chiến thuật không đánh mà thắng' nhưng hóa ra họ lại giúp cho Mỹ mới chính là nước không cần đánh mà thắng.

Ngày 12/5/2013

- Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad dọa xóa sổ Israel khỏi bản đồ thế giới. Cuộc bầu cử Iran bắt đầu thay thế tổng thống vào tháng 6/2013, lúc đó có lẽ nhân dân Israel và Iran nên ăn mừng vì thoát khỏi lời đe dọa.

Ngày 11/5/2013

- Tranh dành ảnh hưởng giữa các nước cũng góp phần tạo thêm khủng bố ở khu vực Trung Đông, khác với các tổ chức khủng bố chống phá các nước nếu không có tranh dành ảnh hưởng.

Ngày 10/5/2013

- Sai lầm quân sự lớn nhất của Trung Quốc những năm gần đây là gì?

Đó là, nếu thực hiện chiến lược 'dấu mình chờ thời' về lĩnh vực quân sự thêm chục năm nữa thì tiếp tục có lợi thế rất lớn về hợp tác kinh tế với các khu vực và lượng vũ khí đồ sộ của Mỹ sau khi rút khỏi Trung Đông không biết để đâu (Trung Đông chỉ một phần nhưng xu thế quân sự những năm sau khi Liên Xô sụp đổ của Thế giới đã định hướng khác).

Đồng minh Nhật Bản cũng cần 'vũ khí' Mỹ đổ vào, khác với xu thế những năm 2000 nhiều người dân Nhật Bản còn biểu tình đòi Mỹ rút khỏi.

Ngày 9/5/2013

- Hãng thông tấn Reuter đưa tin 'Israel đã yêu cầu phía Nga không bán tổ hợp tên lửa phòng không S - 300 cho Syria như hợp đồng đã ký trước đó'.

Bình luận:

Nga hiện nay cũng như đang đánh bạc tại Syria, bởi nếu bán S - 300 thì nếu Syria bị thất thủ sẽ để tuột sang chế độ mới, hoặc nếu bán thì với 'chiến thuật' quân sự hiện nay chính quyền Syria cũng khó đảm bảo an toàn cho 'S - 300' khỏi bị tấn công kiểu bộ binh. Nếu không bán thì cũng phần nào Nga không tin tưởng vào sự bền vững của chế độ tổng thống Syria Bashar al-Assad nữa, hoặc sẽ làm yếu hơn.

Cái khó của Nga ở Trung Đông là muốn ủng hộ 'dân chủ' ở khu vực này để kiềm chế sự phát triển đế chế đạo Hồi gây nguy hại tới Nga nếu các phần tử cực đoan thắng thế, nhưng 'dân chủ' phát triển cũng nguy cơ chia rẽ nước Nga rộng lớn theo hướng 'độc lập'.

Ngày 8/5/2013

- Có vẻ như mọi cá nhân bất mãn với xã hội Mỹ thì tìm tới hành vi 'khủng bố' với tỷ lệ tăng lên hơn là thể hiện bằng hành vi khác. Ở nhiều nước khác thì những cá nhân bị bất ổn hoặc bất mãn thường chỉ có hành vi chửi hay nói xấu chế độ.

Đó là do sự thù hận được gắn thêm kiểu tự cho là 'lý tưởng chiến đấu' để đối lập thể chế.

Ngày 7/5/2013

- Kiểu Syria, Iran..vì sao mâu thuẫn với Israel? Vì:

1/ Israel đồng minh Mỹ, trong khi đó Iran có đối kháng với Mỹ về nhiều vấn đề (dân chủ, cơ chế, tranh dành ảnh hưởng khu vực...).

2/ Vấn đề xung đột Palestine và Israel cần đồng minh.

3/ Tranh dành ảnh hưởng của Iran và Israel tại khu vực.

4/ Những cá nhân chia rẽ đạo Hồi và Thiên chúa giáo.

.....

Giải quyết từng vấn đề riêng thì cũng góp phần giảm đối đầu? hay là giải quyết cái chung? hay là xen lẫn?.

Ngày 6/5/2013

- Mức cạnh tranh được của hàng hóa của các nước khu vực Biển Đông là cũng tăng mức phòng thủ quân sự và giảm bị gây nhiễu.

Ngày 6/5/2013

- Cuộc chiến ở Syria hiện nay quan trọng tới mức nào với phương Tây?

1/ Nếu lật đổ được chế độ Tổng thống Syria Bashar al-Assad thì bàn cờ thế giới đã ổn định các quân cờ đối với phương Tây, chỉ còn cách triển khai thế cờ.

Bắc Triều Tiên, Iran ...thì cũng chỉ là giải pháp thế cờ chứ không kiểu quân cờ được.

2/ Iran và Hezbollah đã can thiệp quân sự trực tiếp chiến đấu ở Syria phá vỡ ngưỡng ngăn chặn 'sự can thiệp bên ngoài'.

3/ Israel dù sao cũng muốn bước đầu đối đầu với Iran và Hezbollah ở Syria hơn là trực tiếp.

4/ Sự khó khăn 2 năm của quân nổi dậy do tự lực chiến đấu mà chính quyền tổng thống Syria Bashar al-Assad khó trấn áp thì sự giúp đỡ lớn hơn sẽ làm cho chính quyền khó lật ngược thế cờ.

5/ Vấn đề nhân đạo bị kéo dài đã che lấp dần vấn đề 'can thiệp bên ngoài'.

6/ Chiến thuật với Syria thì các nước khác đã không cần phải gửi quân tham chiến mà chỉ quân nổi dậy.

7/ Đối với nhiều nước lật đổ chính quyền Syria quan trọng hơn Lybia trước đây.

8/ Chế độ Syria thất thủ làm cho Hezbollah bị thu hẹp lại.

9/ Liên đoàn Arab đã ủng hộ phe đối lập.

Nga, Trung Quốc hay phương Tây tranh dành ảnh hưởng ở Trung Đông thì nếu bên nào bị hất cẳng ra thì cũng chỉ là thiệt hại cho chính những nước đó chứ các nước Liên đoàn Arab không ảnh hưởng chính sách phát triển từng nước.

10/ Nếu Tổng thống Syria Bashar al-Assad ra đi tạo bầu cử chế độ mới dưới sự bảo trợ của Liên đoàn Arab và Liên Hợp Quốc thì sẽ tạo ra một nước Syria mới ít chịu ảnh hưởng hơn với phương Tây, khác với bị lật đổ. Nga và Trung Quốc lúc đó sẽ ít mất tầm ảnh hưởng ở khu vực hơn.

11/ Các nước phương Tây và Liên đoàn Arab chỉ cần 'bầu cử' ra chế độ mới ở Syria không chịu ảnh hưởng Iran, dù có thể chịu ảnh hưởng của Nga và Trung Quốc.

12/ Mục đích cuối cùng của nhiều nước muốn lật đổ chế độ Tổng thống Syria Bashar al-Assad là chỉ cần nhằm mục đích duy trì được chế độ bầu cử 'luân phiên' nhờ sự giám sát của Liên đoàn Arab, Liên Hợp Quốc, phương Tây, Nga, Trung Quốc (ký hiệu mục đích A)...Có thể có tham vọng nhiều mục đích, nhưng chỉ cần mục đích đó là thỏa mãn.

Mục đích tham vọng A được nhiều nước trên Thế giới chấp nhận được, để thực hiện chỉ cần Tổng thống Syria Bashar al-Assad ra đi và thực thi 'bầu cử'.

Với diễn biễn tình hình như vậy, Tổng thống Syria Bashar al-Assad nên ra đi để các bên tạo cuộc bầu cử cho chính quyền mới.

Sự ra đi của ông Bashar al-Assad phải được một nước nào đó cho tị nạn và được cam kết bảo đảm không bị xét xử của chính quyền mới.

Ngày 4/5/2013

- Ngân sách chi cho quốc phòng của Trung Quốc ngày càng lớn lên theo sự phát triển kinh tế, trong khi đó Việt Nam khó có thể theo đuổi leo thang trang bị vũ khí để đối chọi lại. Vậy chính sách quốc phòng của Việt Nam cần có chiến lược gì để bổ sung đối phó? Trả lời: đó là chiến lược 'nam bắc liên kết' với Nhật Bản.

1/ Nhật Bản có tranh chấp đảo với Trung Quốc, nhưng nếu không có tranh chấp đó thì Nhật Bản cũng cần tìm liên minh nước phương nam ở Đông Nam Á ưu ái họ để tạo cân đối 'địa chính trị' cho mình.

Có được cách tiếp cận với Đông Nam Á là làm chủ được phần nào châu Á hay phương Đông và sẽ có tầm quan trọng với các châu lục khác do vị trí qua lại.

2/ Nhật Bản không 'đòi hỏi' quá những vấn đề về thể chế và chính trị của Việt Nam (khác với Mỹ luôn đòi hỏi kiểu 'dân chủ', nhân quyền...).

3/ Nhật Bản và Việt Nam liên minh sẽ tạo hai phía chiến lược mà tốt hơn trong phòng thủ.

Phức tạp phòng thủ hai phía làm cho quân sự Trung Quốc khó chiến lược hiệu quả.

4/ Nhật Bản có tiềm lực khoa học kỹ thuật, Việt Nam có chiến lược phòng thủ 'thềm lục địa' (mời xem bài viết: CHIẾN LƯỢC BIỂN ĐÔNG).

Nhật Bản đầu tư cho Việt Nam thì có phần gián tiếp tác chiến cửa ngõ biển cả phía nam.

5/ Nhật Bản là đồng minh với Mỹ do đó Việt Nam có thể lợi dụng phần nào lợi thế của Mỹ mà ít chịu tác động vấn đề thể chế.

6/ Mỗi liên minh hai nước Việt Nam - Nhật Bản chỉ cần tỷ lệ với mức lớn lên của chi tiêu quốc phòng Trung Quốc mà không cần phải có những ràng buộc 'phức tạp' như kiểu đồng minh Mỹ - Nhật Bản. Liên kết bù trừ cái thiếu mỗi bên (về địa chính trị, khoa học kỹ thuật, chung kiểu bị đe dọa...) do lợi thế từng nước có mà không phải gửi quân đội chiến đấu chung khi xẩy ra chiến tranh mà chiến tranh mỗi nước tự lo.

Kiểu: cho hải quân Nhật Bản mức hiện diện ở Cam Ranh về tự do hàng hải đi các nơi; liên kết nghề cá; thương mại hai nước; mua bán vũ khí; ưu tiên đầu tư; giúp đỡ khoa học biển cả...

7/ Thị trường Đông Nam Á tốt giúp cho Nhật Bản giảm phần phụ thuộc thị trường Trung Quốc và kiểu 'công xưởng sản xuất Trung Quốc'.

Ngày 3/5/2013

- Kiểu chính trị của nam Triều Tiên và chính sách người lao động, người giúp việc Việt Nam tại đó đã tạo sự coi thường của một phần người dân nam Triều Tiên (ký hiệu số lượng N) với người dân Việt Nam.

Bé lai Việt - nam Triều Tiên Hwang Min Woo đạt ngôi sao nhí bị coi thường và cuộc sống từ lớp 1 đã bị bạn bè trong lớp phân biệt đối xử.

Những người N đó có lẽ nếu sống ở bắc Triều Tiên thì tất cả cũng sẽ tỏ phát khóc vì mừng được gặp nhà lãnh đạo.

Ngày 02/5/2013

- Xung đột Iran và phương Tây có phần do tranh dành ảnh hưởng tại Trung Đông, nhưng cũng có phần xung đột do hệ tư tưởng kiểu 'cơ chế chính trị' (nhà nước Iran muốn sức mạnh kiểu 'thể hiện và gắn' với đạo Hồi).

Đạo Hồi có những chuyển biến thích nghi với thời đại 'khoa học kỹ thuật' sẽ giúp giảm bớt va chạm (kiểu Công giáo luôn có nghiên cứu và đổi mới theo các giai đoạn phát triển).

Ngày 01/5/2013

- Chính sách của phần lớn các nước trên Thế giới nhiều lúc dùng 'lãng phí' kinh khủng nhất nhất vào lĩnh vực gì mà người dân lại ít phản đối được nhất? Trả lời:

Đó là chi tiêu quân sự.

Những mỗi nguy cơ khó lường, những tranh dành hoặc duy trì lợi thế, những tạo uy thế nước mạnh...mà phải chi nhiều cho quân sự. Trong khi đó người dân nhiều lúc bị che, bị 'khó hiểu' hoặc bị cuốn theo cuộc tranh dành....mà phải 'thừa nhận' những chi tiêu đó.

Nước Mỹ dù chi tiêu được giám sát kỹ, nhưng người dân cũng khó để hiểu được các vấn đề của 'chiến lược quân sự', 'lợi ích nhóm tư bản' chi phối chính sách...