Chuyện về đồng xu 1000 tỷ USD

Báo Capital New York đưa tin:

Vừa chấm dứt cuộc đàm phán căng thẳng về kế hoạch ngân sách, Tổng thống Mỹ Barrack Obama và Quốc hội lại chuẩn bị cho cuộc chiến nâng trần nợ vào tháng 2 tới. Nợ công của nước này đã chạm mốc 16.400 tỷ USD ngày 31/12/2012. Nếu không có biện pháp giải quyết, Mỹ sẽ vỡ nợ và khiến cả thị trường tài chính thế giới chao đảo.

Trong cuộc phỏng vấn ngày 2/1 với Capital New York, Hạ nghị sĩ New York Jerrold Nadler đã gợi ý Bộ Tài chính Mỹ cho đúc xu 1.000 tỷ USD, gửi vào Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) để trả bớt nợ. Ông nói: "Tôi hoàn toàn nghiêm túc đấy! Nghe thì có vẻ ngớ ngẩn, nhưng đó là việc hợp pháp. Bạn sẽ thấy điều này là bình thường nếu đặt trong tình cảnh kinh tế Mỹ có nguy cơ bị hủy hoại như hiện nay".

Đồng xu platinum mệnh giá 100 USD của Mỹ. Ảnh: US Coin Book

Ý tưởng trên xuất phát từ một điều luật của Mỹ cho phép Bộ Tài chính đúc tiền xu bạch kim với mọi mệnh giá. Việc này sẽ cho phép chính phủ tiếp tục chi tiêu kể cả khi không được phát hành thêm nợ. Điều luật này có lẽ sẽ rơi vào quên lãng nếu trần nợ được giải quyết. Tuy nhiên, cuộc chiến căng thẳng cuối năm ngoái và đàm phán ngân sách năm nay đã khiến nhiều người phải cân nhắc.

Những người ủng hộ kế hoạch này cho rằng đây là cách duy nhất Tổng thống Obama có thể cắt giảm chi phí An sinh xã hội và các chương trình bảo hiểm khác. Trước đó, các nghị sĩ đảng Cộng hòa đã "nhắn nhủ" sẽ dùng trần nợ công để buộc ông cắt giảm thêm chi tiêu công.

Nhà phân tích Josh Barro của Bloomberg cũng cho rằng nếu Đảng Cộng hòa liệt kê cả danh sách yêu cầu cần đáp ứng để nâng trần nợ, ông Obama chỉ cần tuyên bố sẽ cho đúc xu bạch kim để trả nợ nếu không đi vay được nữa. Tuy nhiên, để tránh lạm phát trong dài hạn, Tổng thống nên cam kết sẽ phát hành trái phiếu để mua lại chỗ xu trên ngay khi có thể.

Ý tưởng này thậm chí còn được đưa lên website của Nhà Trắng để trưng cầu dân ý. Được lập ra hai ngày trước, đến nay, số người đồng ý đúc xu 1.000 tỷ USD đã được 3.158. Theo luật, nếu có 25.000 chữ ký chấp thuận, Nhà Trắng sẽ phải cân nhắc giải pháp này.

Tuy nhiên, cũng có rất nhiều người tỏ ra nghi ngờ tính khả thi của ý tưởng trên. Nhà phân tích Chris Krueger của Guggenheim Partners trả lời trên Huffington Postrằng : "Ảnh hưởng của việc này lên thị trường tiền tệ và lạm phát vẫn rất mơ hồ. Thêm vào đó, nó còn có thể châm ngòi cho một làn sóng kiện tụng". Một số người cũng biện luận điều luật đó đặt ra là để chính phủ đúc tiền kỷ niệm, chứ không phải tiền chi tiêu cho hoạt động thường ngày.

Jack Balkin, giáo sư luật tại Đại học Yale (Mỹ) cũng nhận định giải pháp này quá rủi ro. Theo ông, nếu không thể nâng trần nợ, chính phủ có thể sẽ phải giải tán một số cơ quan. Đó mới chính là việc sẽ thôi thúc Quốc hội hành động.

Bình luận:

Bạn hãy hình dung trong một vùng nhỏ biệt lập gồm 5 xóm (x1,; x2; ...x5), mỗi xóm có 1 loại đồng tiền lần lượt là T1 T2 ...T5 trao đổi với nhau, mà tổng giá trị của từng lượng đồng tiền là T1...T5 do mức lớn của nền kinh tế từng xóm. Giả sử T1 = 1000 x1; T2= 2000 x2....T5 = 5000 x5;

Khi xóm X5 vì nợ nhiều mà in thêm số lượng 2000 thì lượng tổng tiền của X5 là 7000 mà của cải không sản xuất tăng. Thế thì có 2000 x5 đó chia cho những cư dân 'không việc làm' ở xóm X5 thì họ vẫn cứ có quyền mua tài sản để sống mà không cần lao động, từ đó tất cả những người dùng đồng tiền X5 sẽ bị phá giá.

Những ai cất trữ đồng USD sẽ tự nhiên thấy tài sản của mình bị mất giá, tài sản của mình bị lấy mất.

Phải chăng? Tiền của nước Mỹ thì họ có quyền 'in ra' dù thương hiệu của nước mình bị giảm? 'lạm phát' về sau sẽ làm tổn hại tới nước Mỹ thì nước Mỹ tự chịu?

Nhưng có những vấn đề:

1/ Về thương mại Thế giới: Có những nước khác cất trữ đồng USD sẽ bị thiệt, dẫn tới chính sách thương mại Thế giới đã bị méo mó. Chính sách đó đã can thiệp bóp méo 'thương mại Thế giới'.

2/ Người dân lao động có đồng USD tiết kiệm đã bị Nhà nước bớt đi tài sản của mình. Các nhà sản xuất cũng phải thay đổi chu trình và lợi nhuận.

3/ Những trao đổi của mọi nền kinh tế là theo thỏa thuận về các nguyên tắc sản xuất qua các công cụ như: WTO; 'quyền đảm bảo thị trường lao động'; các thỏa thuận ký kết về nhân công; ngân hàng...

Các nước trao đổi với nhau nên công cụ của các Nhà nước cũng phải minh bạch, thể hiện ở 'tăng - giảm' lãi suất hoặc phát hành tiền theo đúng mức ở các cán cân 'thương mại', khả năng phát triển, công bằng sức lao động được trả....Ở chính sách này, khi tỷ lệ phát hành đồng tiền là sự trao đổi của nền kinh tế nước đó tự chịu đúng được 'cán cân' giao dịch Quốc tế. 'Lượng tiền' phát hành ở đây đã được tính toán theo 'mức đòn bẩy' của nền kinh tế nước đó và chỉ có giới hạn nhất định, với mức 'lạm phát' nước đó tự gánh chịu.

Nước Mỹ phát hành tiền để trả nợ mức lớn như thế là một hình thức vi phạm các thỏa thuận Quốc tế, 'lạm phát' đồng USD bắt nước khác (người dân) phải gánh chịu tăng đột biến (do trả nợ đã chi tiêu) sẽ không đúng với 'phát hành tiền' có giới hạn để kích thích tăng trưởng.

4/ Nhiều giao dịch của các 'tổ chức cá nhân' dùng đồng USD không thông qua các Nhà nước bị tổn hại.

5/ Nước Mỹ phát hành tiền trả nợ để cứu nguy cơ sụp đổ đồng USD mà làm cho những người đang cất giữ đồng tiền USD không bị trắng tay?

Thế thì 'lượng tiền' phát hành ra phải đúng với mức độ nền kinh tế chịu trách nhiệm (đã - đang và sẽ trao đổi) và phải siết chặt các chi tiêu chứ không phải ồ ạt 1000 tỷ USD để xóa nợ.

"Để tránh lạm phát trong dài hạn, Tổng thống Mỹ cam kết sẽ phát hành trái phiếu để mua lại chỗ xu trên ngay khi có thể" Thế thì 'lượng tiền in' phải tỷ lệ nhỏ hơn đúng với 'tiềm lực' kinh tế Mỹ chứ không phải 1000 tỷ USD bắt cả 'bên ngoài nước Mỹ' gánh vác đột biến ('đột biến' bởi bên ngoài dùng USD thì phải chấp nhận biến thiên nhưng không đột biến can thiệp mà ngoài khả năng người sử dụng nghĩ).

Mời xem thêm Giải cứu Hy Lạp và nền kinh tế Thế giới