tháng 3/2016

(Lê Thanh Đức làm cho Chương trình UNDP)

Ngày 10/3/2016

Chúng ta hay nói 'tăng trưởng' của đất nước ở phát triển kinh tế (chủ yếu 'đầu tư' phát triển sản xuất), thế Việt Nam có tìm được tăng trưởng cho xã hội ở các ngành không? những lĩnh vực mà chúng ta chưa biết cách khai thác.

Chúng ta tìm hiểu:

1/ Nếu gánh nặng về chi phí chăm sóc y tế mà giảm xuống thì kinh tế gia đình và xã hội sẽ dư giả hơn.

Chúng ta nhìn thấy gì về phát triển sức khỏe cho cộng đồng? trong khi 'giáo dục' đang cố gắng 'nhồi' kiến thức cho từng người thì 'giáo dục' về ăn uống theo độ tuổi, loại thức ăn gì tùy lúc...rất nhiều người không nắm rõ (chẳng hạn: chỉ riêng ăn mặn quá thì sẽ sinh nhiều bệnh cũng gần một nửa dân số không biết). Sức khỏe là vàng nhưng cứ 50 tuổi rồi thì mọi người mới tiếc tuổi xuân không biết giữ gìn. Vì sao không quyết liệt vấn đề này? vì mỗi người chúng ta ai cũng nghĩ 'mình không bị', trong khi tính tổng thể xã hội thì 10 phần sẽ có 3 phần tới lúc phải 'chăm sóc y tế' (tức là chắc chắn kinh tế xã hội luôn phải chi ra để chăm sóc cho 3/10 dân số).

Nhìn vào phong trào thể thao thì biết 'năng lượng' của một dân tộc nhưng thể thao của Việt Nam đang chủ yếu vào 'thành tích - màu cờ', thỏa mãn giải trí (xem bóng)... mà kém rèn luyện. Một tỉnh nếu mỗi năm dành 50 tỷ đồng của bóng đá cho phong trào rèn thể thao (dạy đá cầu, chạy bộ....) thì tạo được rất sôi nổi. Tự mỗi cá nhân chơi vui thể thao cũng là vừa khỏe vừa giải trí tốt...Bài tập thể dục giữa giờ của học sinh tuy đơn giản nhưng mỗi người chỉ cần một ngày tập 45 phút thì đảm bảo cơ thể khỏe mạnh.

Thực phẩm nhiễm hóa chất? chúng ta ăn rau 10 phần có hóa chất thì thà ăn 5 phần mà không có hóa chất vẫn rất tốt hơn cho sức khỏe. Mỗi người dân có sẵn sàng ăn giảm một phần của rau mà có rau sạch (hoặc có thể tăng thêm ít chi phí để duy trị lượng)? họ sẵn sàng, nhưng chỉ có điều xã hội không quản lý được cạnh tranh 'lẫn vào' và tâm lý a dua 'mọi người ăn được thì mình cũng ăn được' và ăn chưa thấy bị liền, hoặc ăn tạm bợ do sinh hoạt xa nhà....

Đầu tư cho giáo dục môi trường sống và xã hội góp sức cùng từng người tạo môi trường sống tốt là đầu tư rất hiệu quả (vì mọi người ai cũng thấy, cũng thích cái sát sườn). Nhà nước có bị 'tốn nhiều tiền' vào không? trả lời: không. Vì chỉ cần đẩy mạnh khâu quản lý 'hành chính' và giáo dục, chuyển hướng đầu tư thể thao đúng.

Vì sao chúng ta chưa làm được? vì Nhà nước đang quá lo làm cho túi tiền mỗi người tăng lên bằng 'công lao động được trả' mà chưa chú trọng tới các biện pháp làm cho 'túi tiền mỗi người dân ít phải chi ra'.

2/ Về giáo dục:

Chúng ta ai cũng biết có những hoang phí về thời gian, công sức, chệch hướng hoàn thiện con người... nếu phương pháp giáo dục không tiến bộ.

3/ Về tệ nạn xã hội:

Người tham gia 'đánh bạc' thì sẵn sàng vơ vét 'tiền bạc' của xã hội nếu có cơ hội, phá hoại tích lũy của gia đình...Đừng nói người nghiện cờ bạc 'hãy liêm chính'.

4/ Về cách tiêu dùng:

Xã hội mà định hướng tiêu dùng kém thì tự kìm hãm nền kinh tế đất nước.

Chẳng hạn: Nếu vay mượn kiểu đua đòi 'để sắm ô tô' thì chỉ tích tụ tiền thêm cho tư bản nước ngoài (hãng nước ngoài sản xuất ô tô), trong khí đó nếu có dư trăm triệu (mà chịu khó cách đi lại) không mua ô tô thì tha hồ tiêu dùng các dịch vụ cá nhân khác (tacxi, quần áo...đồ dùng gia đình) mà khuyến khích sản xuất 'vừa trong nước'.

Với trình độ sản xuất chúng ta hiện nay thì thấy ô tô tăng nhiều mà 'tội' cho nền sản xuất hàng hóa.

......Rất nhiều các vấn đề khác mà mỗi ngành đều thấy. Những vấn đề đó nhà nước có phải 'bỏ tiền ra' nhiều thêm không? trả lời là 'không'. Chỉ do chúng ta 'đang lạc lối' kiểu làm, do chúng ta chưa khám phá ra, do chúng ta bị cái 'tiêu cực' lợi dụng các yếu kém đó để hưởng lợi (kiểu 'đục nước béo cò').

Nếu cần, thuê mình làm cho tổng thể chăng?

Ngày 9/3/2016

Nền giáo dục của Việt Nam vì sao loay hoay và gặp nhiều vướng mắc? trả lời, vì:

1/ Phương thức sản xuất, cách tổ chức xã hội còn nhiều vướng mắc.

'Xin việc' (bao gồm cách tuyển dụng như thế nào; việc như thế nào) là tác động ngược rất lớn tới quá trình giáo dục. Một người nếu 25 tuổi mới xin việc nhưng xin việc có nhiều tiêu cực thì quá trình 'giáo dục trước đó' (chưa tới 25 tuổi) rất khó đi theo nền giáo dục tiến bộ ('thực dụng' lái hướng xấu).

Hành chính nhà nước, 'cơ cấu hình thành tổ chức sản xuất'... mà chưa đạt hướng tiến bộ thì dù 'đổi mới' giáo dục như thế nào cũng bị chệch hướng.

2/ Định hướng của nhà nước về phát triển con người chưa phù hợp lối sống, chưa chỉ lối đúng.

Nếu xây dựng đúng cách 'phát triển và hoàn thiện con người mới' thì giúp giáo dục có lối phát triển đúng hơn. Chẳng hạn: trước 20 tuổi thì mỗi người trong quá trình giáo dục để làm chủ cuộc sống sau này nhưng bên cạnh đó 'môi trường giáo dục' cũng là nơi được đầu tư để trong 20 năm đầu đời đó từng cá nhân vừa được học nhưng cũng có nơi trường thành nơi sống tuyệt vời (vui thể thao, dã ngoại, giao tiếp, khám phá, tự do với thiên nhiên...).

Nền kinh tế Việt Nam chịu sự định hướng mạnh mẽ của Nhà nước (tích tụ, hình thành, mức các thành phần sản xuất...) thì Nhà nước cũng phải làm chủ được từng mức - từng mục tiêu trong giáo dục. Chúng ta để ngành giáo dục phải tự 'ôm cái phức tạp' của đầu ra rất phức tạp quá trình 'hình thành xã hội' mà mỗi cá nhân sẽ sống và lao động, nên ngành giáo dục nhiều lúc bất lực là đúng. Chẳng hạn: 'hành chính nhà nước' mà phình ra thì đào tạo đại học (và cả cấp dưới...) làm sao tự chủ được theo quy luật cung cầu; thị trường mà nhà nước tạo ra kém (bị nước khác lấn át) thì giáo dục sẽ lơ ngơ giữa đào tạo kiểu 'gà chọi cạnh tranh' với kết hợp giáo dục là môi trường sống tốt (kiểu câu nói người lớn 'lo mà học đi kẻo mai thất nghiệp đầy' - do nền kinh tế đất nước ốm yếu, thì lấy đâu ra được khẩu hiệu 'vừa học - vừa chơi', 'môi trường giáo dục là môi trường sống tốt' ....).

Mục 1 và mục 2 thì nhà nước phải chịu trách nhiệm. Hai mục đó hướng tiến bộ thì giáo dục mới tiến bộ được, chứ không 'đố ngành giáo dục' mà làm tốt được.

Ông A giỏi nhất đời nhưng chỉ ở trong 'khuôn ngành giáo dục' (làm Bộ giáo dục) chịu mục 1 và 2 như thế thì cũng bất lực mà thôi. Khi đó phải có ông B giỏi ở phía nhà nước làm tốt mục 1 và 2 nữa.

Ngành giáo dục hãy thuê mình chăng?

Ngày 8/3/2016

Vì sao tàu hỏa ở Việt Nam không là chủ lực trong vận chuyển hàng hóa? trả lời, vì:

1/ Phải có trung gian ô tô chuyển tới tàu và thêm khâu giao nhận, trong khi đó công bốc vác sắp xếp mỗi lần có phiền phức (hàng bốc lên ô tô thì chở liền một lèo tới nơi nhận luôn).

Giải pháp: "Tàu Hỏa' phải có đội ngũ từ A tới Z để nhận thầu luôn (khách hàng thuê thì có ô tô của ga tới vận chuyển lên tàu hỏa).

2/ Kho, bãi, cách bốc xếp lên tàu hỏa chưa được đầu tư phù hợp 'hàng hóa'.

Giải pháp: phải có 'khay đựng' đúng của các loại hàng như: vật liệu, tạp hóa, thực phẩm...

3/ Có nhiều mặt hàng thì từ nhà máy ở Sài Gòn một ô tô nhận chuyển là rải tốt tới nhiều điểm ở các quận của Hà Nội.

Giải pháp: 'Tàu Hỏa' phải có kho bãi cho thuê lớn để thành điểm tập kết nhiều mặt hàng dạng đó và kiêm vận tải nhỏ 'len lỏi' phân chia...

4/ Khách hàng gọi thì ô tô vận chuyển có nhanh hơn.

Giải pháp: Phối hợp tốt với nhà sản xuất để vận chuyển gần đúng với 'dự định' theo định kỳ. Chẳng hạn: dự định được tháng tới Hà Nội cần số lượng 'n lon bia 333' thì trong tháng 'Tàu Hỏa' cứ thong thả kéo ra vài chuyến cho cả miền bắc.

5/ Nhiều hàng hóa là mạnh múm số lượng (chỉ vài ô tô tới các điểm).

Phải vận chuyển kiểu hợp động chi tiết được như 'thư chuyển phát nhanh', tức là cần 2 tấn sữa tới cửa hàng H thì nhân viên đánh xe ô tô tới nhận đưa về đúng lúc lên toa tàu (có đông lạnh), tới nơi có xe bốc nguyên (có khay đóng nguyên cả 2 tấn) chạy giao cửa hàng.

.....Nhiều giải pháp nữa...(hãy thuê mình làm giải pháp phát triển hàng hóa 'Tàu Hỏa' chăng?

Ngày 7/3/2016

Châu Âu có phải là lục địa già?

Nhiều quốc gia châu Âu (như Đan Mạch, Thụy Sỹ....) đã đạt rất tối ưu giữa lao động và phân chia lợi nhuận dành cho cuộc sống. Châu Âu có nền khoa học tiên tiến và cách quản lý xã hội tiến bộ.

Mọi người nghĩ châu Âu là lục địa già thường do đó là nơi 'khoa học kỹ thuật' phát triển lâu năm nhất? hay là do độ tuổi sinh con muộn và ít con?

Châu Âu muốn làm sao để trẻ mãi, luôn sung sức? trả lời, đó là:

1/ Khoa học kỹ thuật thời đại hiện nay nên gắn với môi trường, đó là hướng tiến bộ đột phá mới của nhân loài. Châu Âu đạt được hướng đó thì châu Âu là non trẻ bước vào giai đoạn mới, trong khi đó phần còn lại nhiều nơi trên Thế giới thì chưa bước chân vào chứ nói gì trẻ hay già (kiểu chưa hình thành gia đoạn mới).

Cuộc sống gắn được thiên nhiên là trẻ mãi...

2/ Thanh niên châu Âu thích khám phá Thế giới với tuổi thanh xuân đi khắp các nước thì đó là sức trẻ của châu Âu (khỏe mới đi được nhiều - hàm ý cả kinh tế, văn hóa, lối sống năng đông...) nhưng có nhược điểm là tuổi thanh xuân ngao du lắm thì ổn định gia đình muộn (lập gia đình - kết hôn). Vậy châu Âu nên có chính sách tốt khuyến khích lối sống gia đình vẫn thuận lợi đi đây đó, bằng cách: ưu tiên nhi đồng khi đi du lịch, lối sống thuận tiện cho người lao động vẫn thuận lợi cho gia đình đi đây đó (như thế sẽ tăng mức độ nhi đồng đã được ngao du, khác với tuổi thanh xuân - tức làm trẻ hơn nữa 'châu Âu khám phá').

Cùng yêu nhau qua những trải nghiệm cuộc sống mọi nơi.

3/ Phát triển những đặc sắc văn hóa để phong phú con người, phát triển tốt con người không bị già đi do giai đoạn đời người trải qua ngắn.

Thế nào là giai đoạn đời người trải qua ngắn? là ít tham gia được các vấn đề phát triển hoàn thiện con người (chẳng hạn: một người thọ 80 tuổi nhưng có thời gian dài ít tham gia văn hóa xã hội, bị vất vả lao động trong môi trường kém...).

Trải nghiệm đúng - đủ giai đoạn từng đời người thì 'cái già' mới đúng đủ già (đủ thời gian trải qua).

Châu Âu có phong trào thể thao mạnh nhất Thế giới thì châu Âu không bị già. Thể thao gắn với trẻ trung con người.

Ngày 6/3/2016

Giải pháp vấn đề Bắc Triều Tiên:

1/ Liên hợp Quốc trợ giúp về lương thực khi gặp mất mùa mà quá khó khăn về lương thực.

2/ Chính sách để 'tĩnh lặng' (kiểu mặt hồ không gợn sóng). Khi chính quyền bắc Triều Tiên không ồn ào được về mặt an ninh - chính trị thì không phát động được người dân phải tuân thủ và chịu thiệt thòi mọi thứ để sẵn sàng 'không sợ' chiến tranh (lấy lối 'chiến tranh' lôi kéo thể hiện con người mà che lấp cuộc sống).

3/ Khi Bắc Triều Tiên có ý khuấy động để đạt mục đích như mục 2 và để 'đòi hỏi' chú ý - đòi hỏi thương lượng (đòi hỏi chú ý: kiểu tỏ được cả Thế giới phải 'phụ thuộc' quan tâm) thì:

- Các nước cứ có từng mức độ giải pháp tuỳ theo mức leo thang gây rối là cố định (chẳng han: thử hạt nhân thì trước sau như một những cấm vận của Liên hợp quốc, phòng thủ tên lửa, điều binh lực sẵn sàng đánh hỏng hệ thống...) và xuống nước là chạy theo sau một thời gian với sự xuống nước của bắc Triều Tiên ('chạy theo sau có thời gian' vì thời gian đây là để có giá ngấm đòn).

Sẵn sàng từng mức với leo thang gây rối thì ai cũng chủ động được tình hình, các nước cứ theo 'lối sẵn' mà mức đáp trả (dù có cả mức chiến tranh) dẫn tới các nước không phải phức tạp vấn đề đó lấn át mọi vấn đề khác, ai cũng rõ cái giá của từng mức leo thang.

4/ Thực hiện tốt 3 mục trên thì bắc Triều Tiên chỉ là như diễn trò, chỉ là kẻ gây rối...

Sự 'tĩnh lặng' và cố định mức đáp trả khi leo thang với bắc Triều Tiên thì sẽ làm cho người dân ở đó được 'tốt hơn với hoà bình', chính quyền bắc Triều Tiên không lợi dụng được lòng dân để lái hướng củng cố chế độ.

Sự 'tĩnh lặng' mà giúp người dân bắc Triều Tiên đủ no (Liên hợp quốc trợ giúp lúc mất mùa), sẽ giúp người dân giảm dần đời sống bị xen lẫn tinh thần và công sức của áp lực chiến tranh. Thời gian 'tĩnh lặng' thì người dân cần sự phong phú hơn nữa cuộc sống mà buộc chính quyền bắc Triều Tiên phải xịch dần theo lối 'tiến bộ' cùng nhân loài.

(Lê Thanh Đức - 6/3/2016 làm cho chương trình phát triển Liên hợp Quốc UNDP).

Ngày 5/8/2016

Hai kịch bản phát triển của Trung Quốc hiện nay:

1/ Vẫn phát triển theo phương thức cũ (từ trước tới nay là tạo nhân công cạnh tranh tràn hàng hoá rẻ) mà có tích tụ 'tư bản nhà nước' lớn (dự trữ ngoại hối lớn) nhưng không đảm bảo được đời sống người dân (nhân công giá rẻ, không chia được tích tụ 'tư bản nhà nước - tiền' ra đúng cho người dân, sai quy trình - tức là cũng đã có bóc lột sức lao động, ép lương thấp).

2/Đổi mới sản xuất, đáp ứng đúng thị trường trong nước (tức để giá nhân công đúng - không ép rẻ; chú trọng 'cung - cầu' thị trường trong nước). Phương pháp này làm đời sống người dân tốt hơn nhưng nhưng 'tích tụ tư bản - dự trữ ngoại hối giảm mạnh', một quá trình dài đổi mới vì phải tái cơ cấu nên tăng trưởng giảm.

Chính quyền Trung Quốc đang muốn chuyển phương pháp phát triển như mục 2 nhưng chưa tự tin lắm.

Bình luận: Phát triển như mục 1 thì 'làm khổ dân', hao tốn nhiều tư liệu sản xuất của giá trị hàng hoá nhưng quan trọng nhất là thế giới đã phát triển hơn nên nhiều nước đã sản xuất được tốt hơn những hàng hoá dạng 'bình thường' nên Trung Quốc khó duy trì lợi thế 'tràn hàng giá rẻ'. Phương pháp này làm thương hiệu quốc gia có những điểm kém (chất lượng hàng hoá kém).

Phát triển như mục 2 thì không tăng trưởng nóng nhưng chia được 'giá trị sản xuất' đúng hơn. Quan trọng nhất khi đời sống người lao động theo đúng quá trình sản xuất, nâng cao mọi mặt theo thì Trung Quốc mới có đủ tích tụ để 'nâng cao chất lượng hàng hoá' lên, tức là xã hội tích tụ đúng từng bước đi lên thì trình độ sản xuất cũng mới đi lên (ví dụ: dân trí lên, cơ cấu xã hội lên, nhu cầu lên, giáo dục và trình độ lao động lên, cách 'hình thành' hiệu quả....thì sẽ sản xuất được xe ô tô chất lượng cao lên đúng cung - cầu; vì sao có chữ 'cung cầu' ? vì nếu dồn sản xuất thì luôn làm được cái tốt nhất, nhưng sản xuất theo đúng giá trị mua bán thị trường mới khó).

Ngày 4/03/2016

Bao giờ nền kinh tế Việt Nam đạt ngưỡng khó phát triển? trả lời:

Khi đất nước đã tạo ra gần như bão hòa các khu vực mà các nhà đầu tư nước ngoài (các công ty) vào sản xuất. Quá trình này xẩy ra dễ bởi chỉ cần cơ cấu xã hội phụ vụ cho tốt và Việt Nam chỉ cần làm kiểu nhân công rồi hưởng lương và thuế.

Việt Nam muốn bước qua được 'ngưỡng tăng trưởng do ồ ạt đầu tư' thì phải chuẩn bị để tạo cho được nền sản xuất của mình là sáng tạo, khám phá, tự chủ - tận dụng được lợi thế 'sân nhà'...từng bước nâng trình độ sản xuất để tiếp nhận chuyển giao dần những khâu trong quá trình.

Hệ thống giáo dục, cơ chế, 'cách tích tụ cho sản xuất (hình thành công ty)...hiện nay chưa bị 'đòi hỏi' - chưa được chuẩn bị cho quá trình đó. Chẳng hạn: khi chỉ kiểu lao động phổ thông 'công nhân' làm thuê cho nhà máy nhiều thì mức đòi hỏi của 'giáo dục' cũng chưa cao bằng mức làm chủ mọi khâu trong sản xuất; khi một công ty đứng ra sản xuất để cạnh tranh với công ty nước ngoài thì 'cơ chế' phải hỗ trợ cách hình thành và 'tích tụ tư bản' sẽ khác rất nhiều...

Quá trình tăng trưởng kiểu nhờ 'đầu tư mà làm nhân công' sẽ thúc đẩy xã hội hiện tại phát triển nhưng về lâu dài cũng rất dễ ru ngủ 'lạc hậu' - tụt hậu không gượng dậy được, vì sao vậy? Vì quá trình dài 'xã hội Việt Nam' được làm những việc 'giản đơn' là chính, dẫn tới vài chục năm sau sẽ tụt hậu về con người (thiếu khám phá, sáng tạo, hình thành...) và cơ chế cho tích tụ 'hình thành' sản xuất thiếu đổi mới tiến bộ (thiếu sức mạnh cho tự hình thành sản xuất - các công ty). Quá trình chỉ tăng trưởng nhờ đầu tư như hiện nay cũng rất dễ làm cho mọi nhà lãnh đạo (ai mà chẳng làm được), chỉ đang gặp khó do 'tiêu cực - tham nhũng' mà thôi...


Ngày 03/03/2016

Những thành phố lớn như Hà Nội và Sài Gòn vì sao ngày càng phình ra:

1/ Mang tính Trung ương của nhiều cơ quan, thể hiện phụ thuộc quá vào nghề hành chính.

2/ Nhiều trường đại học đóng tại đó do trung tâm đi lại của vùng và do môi trường sống của các đô thị khác chưa phong phú.

3/ Ở Việt Nam chỉ có hai thành phố Hà Nội và Sài Gòn là mang tính tự do cho dân mọi vùng miền, còn các thành phố khác vẫn chủ yếu mang tính cục bộ địa phương (thể hiện ở chính quyền chủ yếu bình bầu là người địa phương,...).

4/ Hệ thống dịch vụ còn chưa đạt thời đại công nghệ Internet nên các dịch vụ còn mang tính 'trực tiếp' cao, mọi người phải tới tận nơi dẫn tới các dịch vụ phục vụ cuộc sống chen nhau xếp hàng (kiểu phố điện thoại...). Khi xã hội tiến bộ thì hàng hóa A nào đó ở Cần Thơ cũng sẽ được tiếp thị tốt như ở Sài Gòn.

Bao gồm cả hệ thống hành chính.

5/ Hệ thống giao thông nối các vùng còn chưa thuận tiện.

6/ Cơ sở hạ tầng của các thành phố đơn lẻ khác còn chưa đủ của căn bản (công viên, nhà hát, siêu thị....).

7/ Do lối sống của người dân đang quá tôn sùng vật chất (kiểu có ô tô mà phần để đi lại chưa thật sự át hơn phần để 'khoe'), nên tập trung dồn về mà thuận lợi cho nhu cầu hưởng thụ lớn - cũng đi với hoang phí lớn (kiểu nhà hàng...).

8/ Do chính sách của Nhà nước chưa cân đối, một thời gian dài ưu tiên tập trung. Vì sao thế? vì có vẻ sẽ tạo 'thuế' được nhiều hơn...

Còn nhiều yếu tố nữa (sẽ trình bày sau)....

Sự phình ra quá mức sẽ tạo hoang phí lớn, lấy mất cơ hội của mọi địa phương, chi phí cho mỗi người dân ở Hà Nội và Sài Gòn cao.

Chữa phình ra bằng cách mở rộng Hà Nội bằng cách sát nhập Hà Tây cũng chưa đúng kiểu lắm, không hiệu quả bằng tạo tiềm năng lên cho các vùng vệ tinh.

Có lẽ mình làm được cách điều chỉnh cho Việt Nam Nam chăng?

Ngày 02/03/2016

Bàn chuyện nước Anh ở lại hay rời khỏi EU.

Nhiều người nước Anh muốn rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) vì có nhiều điều trong trong EU gây khó cho nước Anh, nhưng góc quan sát bên ngoài thì thấy:

1/ Nước Anh rời khỏi EU hiểu đơn giản như cuộc sống hàng ngày của một người rời bớt mối quan hệ tốt với nhiều người khác - ở châu Âu (ít hào phóng bạn bè hơn), nhưng mọi người vẫn phụ thuộc bởi vì nếu ít chơi bạn bè hơn thì mọi người vẫn phải tới bởi nước Anh thấy (thật sự có) mình như trung tâm thương mại của châu Âu mà mọi người phải qua (tức là không phải bạn bè nhưng vẫn phải qua giao dịch nhiều).

trả lời: cuộc sống mỗi người thì những mối quan hệ 'tầm phào' có thể giảm nhưng các mối quan hệ làm không gian sống mở rộng hướng văn minh hơn thì nên phát huy.

2/ Nước Anh thấy mình không gắn đất liền với EU, khó nổi bật so với các phần còn lại với Thế giới khi trong EU có nhiều nước mạnh (như Đức, Pháp, Đan Mạch...).

trả lời: Nước Anh rất thuận lợi là cửa ngõ, bước đầu của người dân trên Thế giới biết tới châu Âu.

Không gắn đất liền với châu Âu giúp nước Anh vẫn phát huy được những nét văn hóa riêng đặc sắc.

Ngày 01/03/2016

Bàn về tốc độ xe ô tô tối đa trong đô thị tăng thêm 10km/h.

1/Trong đô thị mà chạy nhanh hơn thì sẽ có nhiều xe vượt nhau hơn (do nhiều kiểu đi của nhiều lớp người...) dẫn tới mức xung đột va tăng hơn mức kiểu nối đuôi.

2/ Tăng tốc độ có giảm ùn tắc hay không? Trả lời: không. Vì tắc đường chủ yếu do dồn về ngã 3 - 4 ... đông mà xung đột nhánh rẽ 'chen nhau'. Khi tăng tốc độ càng tăng chen lẫn ngã 3- 4 ...tổng đoạn đường đi không rút ngắn thời gian được.

Đô thị bán kính vài chục km nên vội tăng tốc thêm 10 km cũng chưa quá cần thiết cho mỗi người.

Ai cũng biết lái xe 40 km/h thì ít hoảng khi có nguy cơ chứ tăng thêm 10 km/h thì tỷ lệ người khó làm chủ tình huống sẽ tăng mạnh và va chạm trong đô thị sẽ số lượng nhiều.