Giải pháp để bắc Triều Tiên ngồi vào bàn đàm phán, không thử tên lửa đạn đạo

Nguyên nhân hai miền dễ bị leo thang bất ổn là:

1/- Sự chênh lệch bộ binh của bắc Triều Tiên cứ tích tụ dần (số lượng quân của bắc Triều Tiên rất lớn), vũ khí lạc hậu dần theo công nghệ…dẫn tới sợ Mỹ và nam Triều Tiên ‘tập kích bất ngờ’ (nam Triều Tiên được tích tụ vũ khí hiện đại cùng Mỹ).

2/- Nam Triều Tiên sợ bắc Triều Tiên có sự tích tụ lớn về bộ binh và lượng ‘pháo binh’ sẽ thực hiện ‘chiến lược biển người’ tràn sang và tàn phá (bằng pháo binh) nên phải tăng cường tập trận.

Hai vấn đề đó tạo luôn ‘mất niềm tin’ lẫn nhau giữa hai miền, luôn đề phòng lẫn nhau, dễ leo thang để tạo ‘đe dọa cân bằng’.

3/ - - Mỹ ưa nhất là thỉnh thoảng có bất ổn ‘vừa phải’ ở hai miền bán đảo Triều Tiên, khi đó Mỹ sẽ có chiến lược phù hợp nhất.

Quân sự Mỹ sẽ áp sát khu vực, có chỗ ‘đứng chân’, áp sát Trung Quốc…Quân sự Mỹ đạt được ở châu Á là nhiều nước bị ‘chênh lệch’ về quân sự mà phụ thuộc Mỹ.

Sự ‘đồ sộ’ về quân sự của Mỹ phải tìm được chỗ đứng (hiệu quả hơn về kinh tế so với chạy ‘lông nhông’; mới áp dụng được chiến lược- chiến thuật).

- Mỹ chỉ ngại ‘hạt nhân’ của Bắc Triều Tiên sẽ kích hoạt cuộc đua khắp thế giới (sẽ khó kiểm soát hơn cả chủ nghĩa khủng bố ở Trung Đông).

- Mỹ phải tạo tập trận định kỳ với ‘đồng minh’ để tạo chiến lược chiến tranh hiệu quả nhất và tạo uy lực quân sự ‘chỗ đứng’ (quân sự ‘đứng chân’ mà không tập trận thì không có tác dụng kiểu ‘uy lực’ nơi đó), từ đó kèm theo răn đe Trung Quốc và một số nước…

Cộng đồng quốc tế mong muốn bắc Triều Tiên không thử tên lửa đạn đạo và không phát triển vũ khí hạt nhân. Biện pháp để cùng ngồi vào bàn đàm phán, được bắc Triều Tiên chấp nhận, mà yêu cầu bắc Triều Tiên không thử tên lửa đạn đạo, không phát triển vũ khí hạt nhân, ngăn ngừa xung đột trên bán đảo Triều Tiên, đạt dần tới hòa bình cho khu vực là những điểm nêu ra như sau:

1/ Nam Triều Tiên sẽ chủ động giảm dần quy mô các cuộc tập trận với Mỹ, không tăng các vũ khí hiện đại của Mỹ áp sát bắc Triều Tiên.

Sẵn sàng nối lại các mối quan hệ hòa bình của nhân dân hai miền, tăng cường giao lưu văn hóa thể thao, viện trợ nhân đạo, nối lại một số khu công nghiệp sản xuất.

Sẽ có những cấp độ của chiến lược quân sự:

Cấp độ 1: Thúc đẩy quan hệ nhân dân hai miền, viện trợ nhân đạo, không quy mô quân sự áp sát bắc Triều Tiên, giảm quy mô tập trận với Mỹ, thông báo định kỳ với Liên Hợp Quốc và cộng đồng quốc tế về ‘thời gian đang hòa dịu giữa hai miền’ (diễn biến thông qua tình hình thực tế hành động của bắc Triều Tiên và tin tức tình báo nắm được).

Cấp độ 2- khi bắc Triều Tiên tiến hành thử tên lửa đạn đạo hoặc đang tăng cường chế tạo vũ khí hạt nhân.

Tiến hành quy mô tập trận, giảm quan hệ hai miền, thông báo với cộng đồng quốc tế và Liên Hợp Quốc có biện pháp áp đặt ngăn chặn bắc Triều Tiên .

Cấp độ 3 - khi bắc Triều Tiên tuyên bố thử thành công tên lửa đạn đạo (hoặc gia tăng cường độ thử tên lửa đạn đạo).

Báo động tình trạng nguy hiểm sẵn sàng phòng thủ, tăng mối quan hệ với đồng minh Mỹ, yêu cầu cộng đồng quốc tế cấm vận, yêu cầu Trung Quốc cắt mối quan hệ với bắc Triều Tiên…

Nam Triều Tiên kêu gọi đồng minh và thành lập liên minh sẵn sàng đáp trả nếu bị tấn công..

Cấp độ 4- khi bắc Triều Tiên tuyên bố có vũ khí hạt nhân.

Sãn sàng tình trạng chiến tranh đáp trả, yêu cầu cộng đồng quốc tế cô lập, sẵn sàng chiến lược bất ngờ đánh đòn phủ đầu khống chế hạt nhân.

Cấp độ 5- Mọi tình huống mà bắc Triều Tiên bất ngờ tấn công, đẩy leo thang chiến tranh thì nam Triều Tiên tiến hành chiến tranh đẩy lùi và thực hiện đòn đáp trả hủy diệt những lực lượng phương tiện vũ khí tàn phá qua ranh giới (như pháo binh, tàu ngầm, máy bay …của bắc Triều Tiên)

2/ Liên Hợp Quốc sẽ dỡ các biện pháp trừng phạt để đưa hai miền về đối thoại hòa bình, không vũ khí hạt nhân.

Liên Hợp Quốc sẽ giúp đỡ nhân dân bắc Triều Tiên tiếp cận về thống tin, văn hóa cùng nhân dân thế giới, nối lại các viện trợ nhân đạo…

3/ Trung Quốc sẽ nối lại các mối quan hệ kinh tế xã hội nếu bắc Triều Tiên không thử tên lửa đạn đạo và không phát triển vũ khí hạt nhân.

Những cấp độ của Trung Quốc sau thỏa thuận:

3.1- – Trung Quốc nối lại các mối quan hệ văn hóa, thể thao xã hội với bắc Triều Tiên.

Mở một số quan hệ kinh doanh sản xuất của nhân dân Trung quốc với bắc Triều Tiên.

3.2- Trung Quốc tự tăng cường (gia tăng) mối quan hệ kinh tế với bắc Triều Tiên (khai thác khoáng sản, trao đổi…) khi thấy sự gia tăng tiềm lực quân sự của Mỹ đổ vào nam Triều Tiên (gia tăng trao đổi – kiểu tăng viện kinh tế khi bắc Triều Tiên bình ổn mà nam Triều Tiên có hành động tích tụ quân sự gây hấn).

3.3 – Trung Quốc yêu cầu Liên Hợp Quốc có thông báo cho Mỹ và nam Triều Tiên không tự leo thang quân sự (bằng tự leo thang các chiến lược quân sự gây mất cân bằng; như tàu sân bay, máy bay hiện đại nhất của Mỹ…), các nước không tạo đồng minh thúc đẩy chiến tranh.

Trường hợp này xẩy ra khi bắc Triều Tiên bình ổn mà phía nam Triều Tiên tự leo thang quy mô quân sự.

3.4- Trung Quốc áp sát quân dọc bán đảo Triều Tiên khi thấy nam Triều Tiên có nguy cơ leo thang cuộc chiến tranh, trong khi đó bắc Triều Tiên không thử tên lửa đạn đạo.

3.5- Trung Quốc giúp đỡ bắc Triều Tiên nếu bắc Triều Tiên không phát triển tên lửa đạn đạo và không phát triển vũ khí hạt nhân nhưng bị đe dọa vũ khí hạt nhân từ phía nam triều Tiên (sử dụng hết các giải pháp về vị thế của sức mạnh Trung Quốc, vị thế ở Liên Hợp Quốc).

(Lê Thanh Đức ngày 01/9/2017 làm cho Chương trình UNDP)

Mời tham khảo thêm: https://sites.google.com/site/weblethanhduc/giai-phap-van-dhe-quoc-te/ban-dao-trieu-tien