tháng 7/2013

Ngày 15/7/2013

- Từ lúc EU lớn mạnh thì ít nghe thấy tên tuổi một số nước trong đó và một số nước lớn như Đức cũng giảm 'thương hiệu' riêng một số mặt....

Ngày 14/7/2013

- 'Lợi thế' từng lĩnh vực, 'địa chính trị, lối sống...khác nhau ở những nước dẫn tới 'thương mại' Thế giới khó tự do và bình đẳng?

Ngày 13/7/2013

- Trung Quốc với dân số nhiều đang phấn đấu GDP vượt Mỹ để trở thành bá chủ.

Vậy phải chăng Trung Quốc hy vọng dùng kiểu góp của cải theo kiểu tỷ lệ với số người (và nước lớn) để vượt Mỹ? Phân tích các yếu tố:

1/ GDP tạo ra chỉ lớn về số lượng khi một phần ở mức chi lại cho từng người dân Trung Quốc ít hơn Mỹ (phải đạt 'năng suất'). Phải chăng người dân Trung Quốc chấp nhận cuộc sống thấp hơn người dân Mỹ?

Lớn mạnh nhưng không chi đúng cho người dân thì nước đó chỉ đang thực hiện chính sách xấu là 'góp' lại để cạnh tranh với những nước nhỏ (đánh bật 'hàng hóa').

Mỹ ngoài bị đòi hỏi chi đúng của người dân thì Mỹ cũng có chính sách 'bá chủ' (cũng chính sách xấu) để cạnh tranh lợi thế ở các nơi mà bù đắp (dân chủ, chỗ dựa, tạo liên minh, tạo phe, 'tư bản'...).

Mỹ và Trung Quốc khác nhau ở chính sách chi cho người dân. Mỹ cạnh tranh thị trường kiểu 'liên minh' dương cờ 'dân chủ' khác với Trung Quốc tạo thị trường lớn trong nước và hàng hóa tràn đánh bật.

2/ Trung quốc tạo được cạnh tranh hàng hóa theo kiểu 'thị trường lớn'.

Chỉ áp dụng được nếu: mọi nước nhỏ luôn tụt hậu; các liên minh khu vực kém dẫn tới manh múm thị trường, dân trí các nơi - các nước thấp, thể chế ở các nước kém....

Asean nếu phát triển tốt thì tạo thị trường chung cạnh tranh được phần nào chính sách 'công xưởng Trung Quốc (Trung Quốc có thể chỉ 'ưu tiên' Camphuchia để chia rẽ...Asean đáp lại thị trường chung của gắng nhiều nước trong Asean về kiểu 'thị trường' - thiếu Camphuchia hay một nước nào đó trong thỏa thuận nào đó cũng chẳng sao).

Hiện nay Trung Quốc đang phát triển mạnh theo chính sách 'thị trường lớn' hàng hóa đánh bật. Nhưng nếu các nước nhỏ thực hiện tốt chính sách phát triển mà tồn tại đúng mức 'hàng hóa' theo lợi thế từng nước thì chính sách 'thị trường lớn' làm người dân Trung Quốc trở thành nô lệ (chạy theo hàng hóa giá rẻ phụ vụ đánh tràn). Bởi chính sách thị trường lớn: 'giữ giá đồng nhân dân tệ' tạo nhân công rẻ, 'tích lũy tư liệu lớn trong một giá trị hàng hóa (tốn nhiều, ít bền...), dùng kiểu số lượng nhiều cạnh tranh ('lương công nhân' theo kiểu số lượng sản phẩm nhiều)....

3/ Khi chi cho 'xây dựng xã hội' tận dụng được trợ giúp số đông - nước lớn dân đông (kiểu đô thị thuận lợi cho nhiều người ở tập trung - 'một con đường nhiều người được sử dụng'). Nhưng cái ngưỡng hiệu quả của đô thị xã hội hiệu quả thì chỉ đạt được ở các đất nước có dân số vừa phải và quy hoạch tốt (Bắc Kinh quá chen chúc nhiều lúc lại lãng phí: nhiều điểm nghẽn, ô nhiễm....).

GDP của nước lớn (dân số, đất đai...) thì chi cho xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội, phát triển các mặt xã hội (văn hóa, môi trường...), quốc phòng...cũng sẽ khác.

'Dân đông' đất rộng làm ra nhiều thì cũng phải chi nhiều (xây dựng, văn hóa, quốc phòng...)....Trung quốc chỉ có 'lợi thế' lớn khi hiệu quả được tương trợ kiểu 'số đông'.

Tương trợ kiểu số đông là kiểu: chi quốc phòng cho máy bay phía A thì cũng tương trợ cho phía B...hay là chi quốc phòng tới ngưỡng Q át nước nhỏ để tạo 'lợi thế' chèn ép nước nhỏ mà dẫn tới có lợi thế thị trường trong quan hệ với các nước nhỏ....Vấn đề là: chiến lược quốc phòng không có kiểu tận dụng được phía A và B; chỉ áp dụng kiểu ngưỡng Q. Nhưng ngưỡng Q của Trung Quốc lại không có đồng minh mà chỉ phải to ra để căng nhiều mặt trận và Q lại tạo các liên minh nước nhỏ đối chọi...

Trung Quốc to ra nhưng chưa tìm thấy các tương trợ của to ra, mà còn kiểu to thêm mệt (tạo nhiều đối thủ tăng cường). Khác với Mỹ to ra những có nhiều đồng minh, to ra có chiêu bài 'dân chủ' và hợp tác lôi kéo (khác Trung quốc đe dọa xâm lấn)....

....còn nữa....

Ngày 12/7/2013

- Thích quyền lực cá nhân cũng là một nguyên nhân tội phạm, thể hiện ở các đối tượng 'xã hội đen' thích kiểu 'số má'....

Ngày 11/7/2013

- Có nhiều yếu tố để 'hệ thống quan chức' mọi nước là nơi kìm hãm sáng tạo nhất của xã hội.

Nguyên nhân do: sự giáo điều, quản lý kiểu 'cà vạt', lo 'tại vị', không chi tiết được sự việc do chỉ kiểu giấy tờ, thiếu động lực khuyến khích sáng tạo, ít dám thử thách đổi mới....

Ngày 10/7/2013

- Không giao tiếp được kiểu mối quan hệ người dân các nước thì một số mặt cũng sẽ 'hình thức giáo điều' và tốn kém, ít hiệu quả.

Chẳng hạn: ở Việt Nam học tiếng Anh nhưng người dân ít được giao tiếp với người dân nói tiếng đó thì ít động lực thúc đẩy học và cách học phần nhiều giáo điều, ít chính xác cách nói...

Ngày 9/7/2013

- Phải chăng ít đồng minh và ít tham gia bình đẳng ngang hàng với các diễn đàn khu vực cũng sẽ xu hướng bị lái ít 'dân chủ'? vì:

Lúc đó đường lối của đất nước phải đương đầu với sự đối chọi hay tranh dành ảnh hưởng bên ngoài. Chẳng hạn: Nga sẽ vì tranh dành với Mỹ và EU mà người lãnh đạo phải 'củng cố' nhiều nhiệm kỳ như ông Putin (người khác bầu lên sợ sẽ theo EU...); Trung Quốc nước lớn sẽ ứng xử không ngang bằng với nước nhỏ mà sẽ dẫn tới 'độc đoán' hơn; Nhật Bản thì dù người nào bầu lên đối ngoại có lẽ sẽ không đổi khác mấy....

Ngày 8/7/2013

- Vụ tiết lộ nghe lén của Snowden làm các trang blog cá nhân gần kiểu báo chí.

Nhiều người dân không quan tâm lắm khi Snowden tố giác tình báo Mỹ nghe lén bởi thông tin của họ chỉ bình thường trong cuộc sống và biết bị theo dõi sẽ làm cho các mạng ảo của cá nhân tham như facebook sẽ gần với kiểu báo chí hơn. Cá nhân sẽ điều chỉnh cất giữ bí mật và phô bài theo kiểu ai cũng biết như báo chí.

Ngày 6/7/2013

- Tổng hợp lại tiềm năng và hạn chế của một nước một cách chính xác theo từng thời điểm cũng là cách để phát triển tốt.

Ngày 5/7/2013

Theo kênh truyền hình RT:

"Thực tế vũ khí hạt nhân ngày nay đang dần mất đi bản chất tồn tại là chủ đề được ông Mahmoud Ahmadinejad chia sẻ với nữ bình luận viên kênh truyền hình RT Sophiko Shevardnadze. Theo nhà lãnh đạo Iran, lâu nay nhân loại đã vượt qua giai đoạn phát triển tồn tại tiềm năng sử dụng vũ khí nguyên tử.

Mặc dù một số nước phương Tây, Israel và Mỹ nghi ngờ Iran đang chế tạo vũ khí hạt nhân, thực tế Tehran chỉ nghiên cứu chương trình hạt nhân hòa bình phục vụ nhu cầu điện năng của đất nước. “May mắn thay,” - ông Ahmadinejad nói, - “Iran không cần vũ khí hạt nhân.”

"Vấn đề là Iran nỗ lực dùng yếu tố hạt nhân gây ảnh hưởng tới các quốc gia hàng đầu trong thế giới Hồi giáo, xuất khẩu tư tưởng Cách mạng Hồi giáo với phiên bản Shiite. Việc sử dụng tối thiểu, hay nói chính xác là tác động dù hạn chế của vũ khí hạt nhân vẫn nghiêm trọng tới mức làm cho điều này là không thể. Mọi lợi ích quân sự đều bị cào bằng bởi thảm họa về nhân đạo và môi trường. Vì vậy, nghiêm túc mà nói, không ai tính tới khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân."

Ngoài ra, Tổng thống Iran cho biết, vũ khí hạt nhân đang nhường vị thế cho vũ khí có độ chính xác cao, cho phép giải quyết các nhiệm vụ qui mô hơn so với vũ khí hạt nhân đã có thời đảm nhận".

Bình luận: Qua đó cho thấy, nhà nước và nhân dân Israel nên ăn mừng bởi tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad đã bác bỏ quan điểm trước đây cho rằng ông ấy đe dọa sẽ hủy diệt Israel.

Ngày 04/7/2013

- Nước Mỹ tăng tốc nữa mới khó vì thường khó có nguồn sáng tạo kiểu gặp 'mầu mỡ' quãng dài mãi, nhưng các nước nghèo thì ít bị giới hạn bởi chưa đến mức phát triển cạnh tranh sáng tạo với những nước lớn mà chỉ cần tìm cách 'sắp xếp' xã hội cho hiệu quả.

Ngày 03/7/2013

- Kiểu văn hóa Trung Quốc hợp với 'đồng bằng lúa nước' nên Trung Quốc rất đau đầu vấn đề phát triển văn hóa ở Tân Cương, mọi cái khác thì đều có thể đáp ứng được hết.

Ngày 02/7/2013

- Một nước như Thái Lan trở thành giàu có sẽ dễ hơn Trung Quốc thành công 'giấc mơ Trung Quốc'.

Chỉ cần nhìn vào Thái Lan thấy vẫn kiểu chính trị diễn ra biểu tình phe áo đỏ hay áo vàng là còn quá khó để giàu có.

Ngày 01/7/2013

- EU phản ứng Mỹ nghe lén (vụ nhân viên tình báo Snowden tiết lộ).

Nghe lén vi phạm tới đời tư công dân, nhưng nguy cơ chính là nếu Mỹ nắm được diễn biến các công dân nước nào nhiều nhất thì đồng nghĩa với Mỹ có thể biết điều hành quản lý diến biến nước đó tốt hơn nhà nước đó. Bởi vậy, vụ Snowden làm các công dân tức giận và các nhà nước cũng rất tức giận.