tháng 7/2013

Ngày 29/7/2013

- Vì sao Nhật Bản không sợ đối đầu quân sự với Trung Quốc? trả lời:

1/ Về quân sự: thì chỉ đối đầu vấn đề 'biển đảo' - dễ chiến tranh nhưng khó chiếm giữ, phụ thuộc chủ yếu về vũ khí hiện đại và trình độ tác chiến....Những yếu tố đó Trung Quốc khó thắng Nhật Bản.

2/ Về kinh tế:

Một số chuyên gia Nhật Bản cho rằng Nhật Bản sợ mất thị trường rộng lớn ở Trung Quốc nếu xẩy ra chiến tranh, nhưng thực ra Trung Quốc hy vọng trở thành siêu cường thì phải cạnh tranh với Nhật Bản dành thị trường ở các khu vực và các nước khác (như Asean, Peru...).

Hàng hóa Nhật Bản là chất lượng cao nên nếu chính quyền Trung Quốc dùng biện pháp 'kỹ thuật' để hạn chế xâm nhập thì vẫn phải luôn tồn tại tỷ lệ % hàng hóa Nhật Bản mà nhu cầu người dân Trung Quốc 'đòi hỏi' - ký hiệu n1 (chẳng hạn như máy ảnh; dù bị giá, hay hạn chế số lượng...). Nếu chính quyền Trung Quốc đánh bật tất cả hàng hóa Nhật Bản thì do 'cầu' của người dân về 'hàng hóa chứa trong đó tích lũy công nghệ cao' mà đất nước không đáp ứng được sẽ dẫn tới 'bất ổn'.

Khi bình thường thì hàng hóa Nhật Bản sẽ 'xâm nhập - hoặc đầu tư sản xuất' vào Trung Quốc nhiều hơn là n1 + n2 (chiến tranh chỉ tồn tại n1, bình thường Nhật Bản sẽ xuất khẩu và đầu tư sản xuất thêm được hàng hóa n2 ở Trung Quốc). Nhưng vấn đề là Trung Quốc phải cạnh tranh với Nhật Bản để dành thị trường mọi nơi trên Thế giới nếu hy vọng trở thành siêu cường, khi đó lượng hàng hóa n3 của Nhật Bản ở các thị trường khác sẽ lớn hơn (quan trọng hơn) rất nhiều so với n2 (Trung Quốc cũng có n1 n2 n3...với Nhật Bản). Hàng hóa n3 là xu thế cạnh tranh tương lai của Trung Quốc và Nhật Bản trên Thế giới. Hàng hóa n1 thì Nhật Bản cố định được (do cạnh tranh dẫn công nghệ), n2 thì tương lai bị thu hẹp (tính theo tỷ lệ quy mô - nếu Trung Quốc muốn vượt Nhật Bản), n3 thì nước nào dành được ở các thị trường trên Thế giới sẽ mạnh mẽ. Mời xem thêm bài viết về 'Trung Quốc công xưởng Thế giới': Mục đích Trung Quốc xung đột nhiều nơi và leo thang quân sự

Tranh dành lẫn nhau thị trường ở mọi nước mọi khu vực mới là cạnh tranh chính mang tính quyết định của Trung Quốc với Nhật Bản (có thể cả Mỹ...).

Nhật Bản nếu sợ bị co hẹp thị trường ở Trung Quốc thì chỉ do chưa chuẩn bị chiến lược dành thị trường trên Thế giới và dẫn tới sẽ nguy cơ tụt hậu.

3/ Về văn hóa, xã hội...thì trình độ tổ chức xã hội của Nhật Bản đang cao hơn (tay nghề, tổ chức lao động, dân trí chung...).

Ngày 28/7/2013

- Tình hình Ai Cập hiện nay thì chính quyền giải quyết thế nào?

1/ Trưng cầu hiến pháp mới thỏa mãn người dân và 'dân chủ'.

Sự xung đột khó lối thoát các phe thì cần cách tổ chức mới (mẹo).

2/ Ngăn chặn những người biểu tình ủng hộ ông Morsi phá hoại tài sản, những tụ tập biểu tình không bạo động thì cho phép.

Mẹo: cô lập vị trí biểu tình - 'đẩy tới nơi được ngồi'; ngăn nơi không được tới; bắt giữ những người gây xung đột gây phá hoại tài sản, con người...Chính quyền mới 'sống chung' với biểu tình của những người ủng hộ ông Morsi, nhưng thu hẹp dần theo thời gian.

3/ Chuẩn bị tiến hành bầu cử, kêu gọi sự ủng hộ của quốc tế giám sát bầu cử.

4/ Nêu lý do chính ông Morsi 'bị thoái' vị vì phần lớn người dân biểu tình trước đây nhưng chính quyền không thỏa mãn, gây chia rẽ đất nước (chú trọng lý do chính - thông báo: loa, TV...). Có thể ép ông Morsi tị nạn (không thể phục hồi, bởi càng loạn) hoặc 'xong thời hạn gam giữ'.

5/ Tổng thống tạm thời cam kết 'lộ trình' về đường lối xây dựng đất nước được 'hội đồng hàn lâm của đất nước soạn thảo'. Bao gồm đường lối về kinh tế xã hội, các mối quan hệ Quốc tế, các tổ chức, đời sống xã hội...

Nên nhớ: tổng thống tạm thời chưa phải là người mà phe ủng hộ ông Morsi bị thua trong bầu cử nếu bây giờ tiến hành (chữ 'tạm thời' chứng tỏ phe ông Morsi chưa mất hết, khác với bầu ra người của phe đối lập: như thế cũng giảm chống đối). Tổng thống tạm thời cứ duy trì nhưng tìm cách 'thỏa mãn' lợi ích chung của dân tộc. Tổng thống tạm thời cam kết vấn đề biểu tình trong 'hòa bình' và xúc tiến chuyển giao trong tiến trình bầu cử.

Kêu gọi cam kết đường lối rõ ràng của quá trình các ứng cử viên tranh cử với những vấn đề chung mà 'hồi đồng hàn lâm' chỉ ra (có thể ràng buộc phần nào đó qua hiến pháp mới thỏa mãn người dân).

6/ Kêu gọi sự viện trợ Thế giới giúp phát triển kinh tế đảm bảo đời sống người dân khi lập lại dân chủ, có tổng thống của người dân.

(cứ cứng rắn những điểm mới vượt qua thời loạn)

Ngày 24/7/2013

- Trung quốc sợ chiến tranh như thế nào? khi đó:

1/ Nền kinh tế Trung Quốc chủ yếu tích lũy được của cải do kiểu tạo ra hàng hóa giá rẻ (giữ giá đống nhân dân tệ tạo nhân công rẻ, hàng nhái, hàng quy mô số lượng làm 'lợi thế', hàng hóa phải chi nhiều 'lượng' trong một mặt hàng tạo ra...) và kiểu 'công xưởng Trung Quốc' (thị trường lớn).

Nền kinh tế đó chỉ đạt tích lũy theo kiểu 'tiết kiệm', tức là bán được hàng hóa nhiều mà tạo số dư (dự trữ ngoại hối nhiều...). Khi chiến tranh nổ ra thì lượng bị hụt đi 'tiềm lực có' chỉ là 'tiền' sẽ làm đất nước nhỏ lại.

Khác với nền kinh tế ở các nước có tích lũy kiểu khoa học công nghệ hàng đầu Thế giới và có phương thức sản xuất tiên tiến hơn thì nếu chiến tranh xẩy ra nước đó vẫn đủ tiềm lực phát triển (có tích lũy công nghệ, tay nghề, cách tổ chức sản xuất...).

Chẳng hạn: Nhật Bản sau chiến tranh Thế giới thứ 2 bị tàn phá (tức là kiểu hết 'tiền' - tương tự dự trữ ngoại hối của Trung Quốc) nhưng vẫn phục hồi mạnh nhờ cách tổ chức sản xuất và tích lũy công nghệ. Trung Quốc nếu giờ bị 'cạn tiền' thì cũng chỉ như một nước bình thường trên Thế giới (thậm chí sẽ khó khăn hơn do tích tụ bất ổn số đông), lúc đó Trung Quốc không đủ sức mạnh công nghệ và cách tổ chức để phục hồi mạnh mẽ được. Khi đó quay lại con đường cũ kiểu tạo chiến lược 'hàng hóa rẻ' càng khó khăn do quãng thời điểm đã qua và 'thị trường' bị thu hẹp do chiến tranh.

2/ Thị trường Trung Quốc bị thu hẹp lại, Trung Quốc bị mất lợi thế 'công xưởng Thế giới' (mời xem bài thế nào là 'công xưởng Thế giới': Mục đích Trung Quốc xung đột nhiều nơi và leo thang quân sự).

Vì sao thị trường Trung Quốc bị thu hẹp lại? vì: phương Tây sẽ 'cô lập' Trung Quốc; nhiều nước nhỏ giảm mức quan hệ; địa chính trị của Trung Quốc sẽ giảm thế mạnh bởi đang là điểm bất ổn; 'công xưởng Trung Quốc' bị phá...

Vì sao phương Tây không sợ 'công xưởng Trung Quốc'? vì: công xưởng Trung Quốc tồn tại phần nào khi các nước nhỏ trong khu vực và trên Thế giới còn 'lạc hậu' tạo Trung Quốc là trung tâm; Trung Quốc còn tiềm lực thực hiện chiến thuật 'thương mại' tạo lợi thế....Khi chiến tranh xẩy ra thì Trung Quốc không thâu tóm được các nước nhỏ nữa để tạo kiểu 'công xưởng Trung Quốc' (tập trung các hãng lớn rồi tràn hàng sang mọi nơi).

Trung Quốc bị phá thị trường ở các nước thì sẽ trở thành nước yếu.

3/ Những trận chiến nhỏ thì Trung Quốc không sợ bởi bị tiêu hao ít và những chiến thắng sẽ củng cố vị thế 'có vẻ là nước lớn' ép các nước nhỏ phải theo.

Nhưng những mức leo thang chiến tranh lớn của Trung Quốc như với Nhật Bản thì sẽ sụp đổ nền kinh tế Trung Quốc...Trung Quốc nếu đánh đảo của Việt Nam thì Việt Nam thực hiện 'chiến tranh thềm lục địa' (mời xem bài: CHIẾN LƯỢC BIỂN ĐÔNG) cũng sẽ làm Trung Quốc bị chặn hy vọng trở thành siêu cường.

...còn nữa...

Ngày 23/7/2013

- EU liệt Hezbollah vào danh sách tổ chức khủng bố, điều đó bắt buộc Iran phải có một số thay đổi.

Ngày 22/7/2013

- Mỹ ở Syria như kiểu xem hổ đấu nhau?

Ngày 21/7/2013

- Bạo lực xẩy ra tại khu vực phía Tây thủ đô Paris phản đối Pháp áp dụng lệnh cấm mang khăn che mặt Hồi giáo nơi công cộng.

Bình luận:

1/ Có thể như dân Anh phá máy móc thời kỳ đầu công nghiệp hóa chăng? (vì máy móc tăng năng suất làm thất nghiệp).

2/ Sang Pháp là ở nước khác nước quê nhà? cách quản lý xã hội của nước Pháp?

3/ Cạnh tranh phổ biến 'đạo'? hay cách nhìn nhận phát triển con người?

4/ Tôn giáo đạo Hồi quá gắn liền với cái khăn che mặt như theo đạo nào cũng phải 'cầu nguyện'?

Ngày 20/7/2013

- Báo Tương Dương cho hay: 'Một vụ rơi thang máy đã xảy ra trong một tòa nhà văn phòng ở thành phố Tương Dương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào giờ cao điểm 8h sáng ngày 16/7/2013. Thang máy đã phát ra tiếng kêu báo hiệu quá tải, nhưng không ai trong số 16 người lớn và 2 trẻ con chịu bước ra ngoài, dù nhân viên tòa nhà đã yêu cầu (thang máy chỉ chở được tối đa 13 người), dẫn tới thang máy đã rời từ tầng một xuống tầng hầm làm bị thương vài người. Tòa nhà đã xẩy ra vụ việc kiểu tương tự.

Sự việc tưởng như đơn giản nhưng có ảnh hưởng như thế nào tới vị thế muốn siêu cường của Trung Quốc? bởi nó liên quan tới nhiều mặt phát triển của xã hội, đó là:

1/ Có thể 'ai cũng cũng sợ chậm giờ'.

Phản ánh cách 'cạnh tranh' lao động còn thiếu sự sáng tạo. Nếu có số người lao động kiểu 'cạnh tranh' sáng tạo (trí tuệ) đi trong đó thì phong cách làm việc của họ không bị 'cấp bách' kiểu gò bó như thế.

Nếu tất cả đều là kiểu lao động 'giờ giấc' đếm cổng thì chứng tỏ 'phương thức sản xuất' của Trung Quốc còn chưa tiến bộ, còn nặng về kiểu 'số lượng' (kiểu đếm người lao động qua cổng công ty thường gắn với lao động kiểu số lượng mặt hàng). Dù sao thì đó cũng là một khía cạnh sự thụt lùi về phát triển con người, dù có thể có những yếu tố khác đạt hơn...

Khi 'cạnh tranh' sản xuất hoặc cạnh tranh 'vận động' trong xã hội mà thiếu tính văn hóa thì sự cạnh tranh của xã hội đó còn chưa đạt mức tiến bộ.

'Vận động' xã hội như thế thì sẽ kiểu cạnh tranh vất vả về 'nguồn tiêu tốn', khó hợp tác, thương hiệu chữ tín...Sự cạnh tranh dễ trở thành 'đơn độc' (khác với 'cùng lợi ích').

Có thể còn bị thúc ép quá, còn bon chen xã hội, còn thiếu đan xen tính văn hóa, còn bị gắn liền lao động con người như cỗ máy (khác với lao động phát triển con người)...

2/ Có thể cách tập hợp xã hội đã phản ánh cá nhân chỉ gắn với nơi 'lao động trả công' mà thiếu mọi gắn kết khác ở xã hội (kiểu như: một anh A chỉ lo vào cổng công ty; xong việc về ăn ngủ bù lại sức mà thiếu 'đòi hỏi' mọi vận động khác xã hội). Thiếu không gian cho phát triển 'văn hóa tinh thần', sáng tạo và xây dựng xã hội, thiếu sự phong phú phát triển (cá nhân chỉ lo phát triển kiểu 'đồng lương qua cổng công ty').

Xã hội đã thúc ép con người phần nào đó như cái máy, mà thiếu không gian cho sự thể hiện tấm lòng.

3/ Vẫn còn thiếu sự thông minh của 'công dân xã hội tiến bộ', mức dân trí chưa đạt cao.

Cá nhân chấp nhận cạnh tranh, nhưng mức chưa phức tạp của 'đòi hỏi' tình huống' giải quyết vận động xã hội thì phải có người đạt (phần nào đó số người biết 'tối ưu' sự việc) bởi vì báo hiệu sự nguy hiểm, báo hiệu thiếu mức nhìn nhận 'tương trợ' mọi người cho đúng....

...còn nữa...

Nhiều yếu tố nữa mà nếu chính sách của nhà nước Trung Quốc không sửa được thì tương lai khó có thể mong siêu cường, dễ bất ổn.

Xem xét nhiều sự kiện xã hội cũng có thể biết phần nào về phát triển (đúng sai, mức, xu hướng...).

Ngày 19/7/2013

- Chính sách của những nước với khủng hoảng như thế nào? đó là cố gắng 'lái cuộc chơi' theo kiểu cao cờ, chứ không thể đủ sức dự đoán hết diễn biến tương lai.

Chẳng hạn: Mỹ có thể không chủ động được trong vấn đề bán đảo Triều Tiên nhưng khi sự việc phát sinh xẩy ra thì Mỹ cố gắng kiểu 'tương kế tựu kế', 'lựa gió bẻ măng'...Tương tự các vấn đề như ở Ai Cập.

Nhưng vì sao 'đủ sức chơi' mà không chủ động tạo sự việc để chơi? Bởi chỉ đủ sức chơi vài cuộc, nếu tạo 'cuộc chơi' thì những cuộc chơi phát sinh sẽ không đủ sức và dự đoán thời hiện tại sẽ xẩy ra số cuộc (kiểu không nơi này thì nơi kia).

Ngày 18/7/2013

- Tin từ Ấn Độ: 'Ấn Độ đã có thuê tàu ngầm của Nga'.

Các nước xung quanh Trung Quốc làm cách nào để đối phó với Trung Quốc đang trên đường hy vọng trở thành siêu cường Thế giới? khi đó tiềm lực kinh tế Trung Quốc quá mạnh? trả lời:

Các nước bị đe dọa phải tạo liên minh quân sự. Ngoài hợp tác Mỹ - Nhật kiểu 'đồng minh' thì các vài nước nên thực thi chiến lược 'ký kết thỏa thuận phương tiện cho thuê khi thời điểm mức cụ thể'.

Chẳng hạn: Việt Nam có thể ký kết với Ấn Độ sẽ thuê thêm tầu ngầm của Ấn Độ khi xẩy ra tình trạng Việt Nam tuyên bố 'tổng động viên' mà cách dự phòng theo tính toán chiến lược (theo mức điều động của địch và theo thời gian phòng thủ tiêu hao mỗi bên).

Tương tự như vậy với Nhật Bản, Philippines....với các kiểu phương tiện khác nhau (tầu, máy bay....) và với đối tác khác nhau.

Có những cách thuê:

1/ Theo kiểu Ấn Độ (thuê của Nga) đưa về dùng.

2/ Theo kiểu tình trạng (thời điểm - như 'tổng động viên').

3/ Theo kiểu lựa chọn mỗi năm một hoặc vài lần mà mỗi lần tùy thời gian dài ngắn theo ký kết (có thể một năm sẽ một lần tùy lúc và mỗi lần 1 tháng hoặc mỗi năm 2 lần mỗi lần 20 ngày...'tùy lúc' là tùy nước thuê lúc điều động dùng).

4/ Thuê theo kiểu 'hình thức tập trận'. Tập trận được dùng phương tiện đó đánh trả nếu gặp lúc bị địch tấn công và tùy năm mấy lần tập trận mà thời gian tùy ký kết.

5/ Thuê theo kiểu sẽ bố trí bảo vệ mục tiêu cụ thể lúc cần điều động lấp chỗ trống, còn khi chưa cần thì phương tiện vẫn ở nước cho thuê (nước cho thuê vẫn cứ sử dụng bình thường). Cách thuê này sẽ liên tục trong năm 365 ngày và giá cả cho thuê cả năm sẽ phải rẻ hơn kiểu Ấn Độ thuê của Nga nhiều lần (bởi phương tiện nước cho thuê vẫn sử dụng). Khi có điều động thì tính ngày bị điều động mà trả giá khác.

Như thế nào là thuê 'lấp chỗ trống'? chẳng hạn: Việt Nam có 5 tầu ngầm thì khi xẩy ra chiến dịch đánh nhau với địch thì tùy chiến thuật mà có thể có 2 tầu ngầm nghênh chiến, còn 3 tầu ngầm khác phòng thủ và bảo vệ mục tiêu (các cảng Cam Ranh, sân bay Đà Nẵng...). Nhưng có thể chiến thuật cần phải thay đổi (do địch mở trận, do lối đánh cần thêm...) mà phải điều động cả 5 tầu ngầm ra xa nghênh địch, thì khi đó có thể điều động 2 tầu ngầm thuê kiểu '365 ngày' của Ấn Độ bảo vệ thay các mục tiêu (hoặc vùng biển gần bờ).

Phòng thủ gần bờ rất quan trọng trong chiến thuật đánh địch. Chẳng hạn: Nếu có phòng thủ tốt trong phạm vi 150 km gần bờ thì khi 1 tầu ngầm (hay tàu chiến, máy bay...) nghênh chiến địch ở cự li 300 km xa bờ thì mức cơ động tiến lui để đánh và phòng thủ cũng chỉ 300 - 150 = 150 (km). Địch mà vào cách bờ 150 km thì bị mai phục đánh tan.

(tất nhiên các kiểu thuê mà đánh kém bị tiêu diệt hoặc mức hư hỏng sẽ đền).

6/ Hoặc chiến thuật dự định cho thuê kiểu đe dọa 'trong tương lai': Nếu Trung Quốc đánh chìm tất cả các tầu ngầm Việt Nam hiện có thì Việt Nam sẽ 'chọn' một trong số các đối tác đang cần kìm hãm Trung Quốc mà sẽ cho thuê sử dụng cảng Cam Ranh (nhằm chặn cửa ra của Trung Quốc).

Tạo chiến thuật: 'dự đoán trước của chiến trận' nếu mình bị thất bại thì sẽ tạo 'địa chính trị thay đổi' để đẩy lui địch (kiểu cho thuê Cam Ranh).

7/ Nghi binh: có thể thuê nhiều đối tác để 'bịt miệng'. Việt Nam có thể thuê của Ấn Độ, Nga, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản....theo từng loại. Cứ ngỏ lời 'thuê' cái cần nếu nước đó không cho thuê cũng chả sao, sẽ tìm đối tác khác...

8/ Chiến lược thuê để thể hiện 'hòa bình' với nước được cho thuê. Chẳng hạn: Việt Nam thuê của Ấn Độ một máy bay (loại Việt Nam không có) thì thể hiện Việt Nam và Ấn Độ không xâm phạm lẫn nhau. Khi thuê chú trọng 'vũ khí phòng thủ' là chủ yếu để thể hiện tự vệ.

9/ Ngoài các trang bị phải có thì 'chiến thuật' thuê cũng là cách để nước cho thuê muốn tạo sự ổn định và lợi thế cho khu vực đó. Chẳng hạn: Nga bán được vũ khí cho Việt Nam thì ngoài cách bán phải có phần 'kiểu cho thuê' để không bị các nước như Mỹ hay Trung Quốc tạo sức ép dành ảnh hưởng....Khi nào Nga thực hiện thêm điều khoản phụ 'kiểu cho thuê'? khi thỏa mãn một số yếu tố: số lượng đã mua với khả năng kinh tế Việt Nam; cần phần thuê thêm để đảm bảo Nga giữ được vị thế và ổn định ở khu vực mà không để Mỹ 'đục nước béo cò'.....Tương tự như vậy với Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản...thực hiện chiến thuật cho thuê.

...còn nữa...

Ngày 16/7/2013

- Đội quân 'ô hợp' là chỉ các đội quân hình thành lại mà không chính quy, nhiều kiểu...thường xuất hiện thời loạn lạc, giữa các phe (như phe nổi dậy ở một số nước Trung Đông). Các nước nếu cách xây dựng và phát triển xã hội không tiến bộ thì một bộ phận dân cũng trở thành như kiểu tập hợp 'ô hợp' dẫn tới sự manh múm, lạc hậu, tệ nạn...mà cứ ở vòng luẩn quẩn các bất ổn, kìm hãm.

Ngày 15/7/2013

- Trung Quốc có thể cứ 'diễu binh' mà các nước láng giềng cứ phải chạy theo phòng thủ. Trung Quốc có thể phát động chiến tranh trước, chứ các nước láng giềng không thể. Trung Quốc có thể tự coi mình như nắm cuộc chơi 'mèo vờn chuột'. Nhưng, sự lo sợ phòng thủ và phải căng ra đối phó của các nước thì cũng tỷ lệ với Trung Quốc càng ngày càng bị cô lập và đánh mất dần 'lợi thế' thị trường với khu vực.

Ngày 14/7/2013

- Rào cản 'văn hóa' lớn nhất giữa các nước là người dân ghét nhau. Hiện nay người Nhật đang ghét Trung Quốc nhất (qua thăm dò).

Ngày 13/7/2013

- Edward Snoweden tiết lộ chương trình nghe lén của Mỹ trên toàn cầu thì dân Mỹ cũng ít bức xúc bởi 'chủ yếu' dân nước khác bị thiệt, người dân Mỹ cũng ít cảm thấy bị ngột ngạt kiểu 'giám sát' và một phần dân Mỹ lại cảm thấy an toàn hơn.

Cũng kiểu nghe lén đó nhưng nếu chỉ nghe lén dân Mỹ thì có lẽ người dân Mỹ đã nổi đóa và Edward Snoweden đã trở thành hùng.

Ngày 12/7/2013

- Chính quyền Syria có sụp đổ hay không phụ thuộc phần chính ở dự đoán tương lai Syria với Trung Đông sẽ như thế nào nếu có chính quyền mới.

Ngày 11/7/2013

- Nếu các phần tử cực đoan ở Trung Đông mà thắng thế thì Đông Nam Á cũng lo lắng bởi cũng có nhiều vấn đề về đạo Hồi.

Ngày 10/7/2013

- Vấn đề Syria làm cho Liên Hợp Quốc khó có tiếng nói.

Ngày 9/7/2013

- Tin chú ý:

Ngày 9/7/2013 tiến sỹ Mark J. Valencia, một học giả về chính trị - hàng hải tại Hawaii, đồng thời là giáo sư thỉnh giảng tại viện Nghiên cứu Nam Hải (Biển Đông) - Trung Quốc có bài phân tích một khi Trung Quốc chơi bài rút khỏi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).

Hiện nay có 164 nước phê chuẩn UNCLOS trong có Trung Quốc, Mỹ chưa tham gia ('đường lưỡi bò' không phù hợp với các điều ước quốc tế quy định trong UNCLOS).

Một số nhà phân tích chính trị Trung Quốc, đặc biệt là nhóm học giả tướng tá trong quân đội nước này đặt câu hỏi tại sao Trung Quốc lại phê chuẩn UNCLOS.

Ông Mark J. Valencia cho rằng Trung Quốc sẽ trả giá lớn về chính trị, không chỉ là sự công kích Quốc tế mà còn tạo ra sự sợ hãi, thậm chí bất ổn trong khu vực và đẩy các nước láng giềng về phía Mỹ. Ông Mark J. Valencia cũng cho rằng đừng để Trung Quốc phải chán ngấy với các chỉ trích của các nước mà rút khỏi UNCLOS

Bình luận: Ông Mark J. Valencia phải biết rằng thời gian qua sự công kích Quốc tế thì Trung Quốc đã bị, Trung Quốc cũng đã tạo sự sợ hãi của các nước, Trung Quốc chán ngấy hay là các nước nhỏ chán ngấy vì luôn bị Trung Quốc nhũng nhiễu gây sự? Cho nên Trung Quốc không phải vì sợ các điều tiến sỹ Mark J. Valencia nêu.

Ông Mark J. Valencia là một giáo sư mà phân tích theo hướng bắt các nước nhỏ phải nhịn sự quấy phá, không tôn trọng xu hướng văn minh? Nhiều nước có lẽ sẽ mong ông đừng thỉnh giảng ở Trung Quốc.

Trung Quốc vì sao không thể rút khỏi UNCLOS? đó là vì nếu rút khỏi UNCLOS:

1/ Vùng biển Đại lục của Trung Quốc sẽ mất an ninh, dễ bị tiếp cận (khác với Mỹ hai bên là biển rộng lớn, chỉ một số nước nhỏ vùng biển cách nơi).

Trung Quốc sẽ mất 'địa chính trị' của lợi thế phía biển của mình.

2/ Các nước nhỏ như Việt Nam vẫn áp dụng được chiến lược phòng thủ thềm lục địa một khi bị Trung Quốc tấn công bởi có 164 nước ủng hộ UNCLOS.

3/ Lúc đó theo quan điểm Trung Quốc (không tham gia UNCLOS) sẽ tạo các vùng biển mạnh ai nấy chơi tùy kiểu, từ đó đặt 'các nước nhỏ sẽ cạnh tranh tranh mà cạnh tranh không thua kém phương tiện hiện đại Trung Quốc do lợi thế' gần bờ. 'Vũ khí Trung Quốc' không thể dùng xua đuổi người dân nước khác vì chẳng có cớ gì và các nước có chiến lược phòng thủ thềm lục địa nếu xẩy ra chiến tranh (mời xem bài viết: CHIẾN LƯỢC BIỂN ĐÔNG).

Văn minh nhân loài sẽ không để một nước tự nhiên áp đặt bành trướng khai thác riêng, không chung môi trường và chia sẻ. Xu thế sẽ tự buộc Trung Quốc phải hợp tác mới phát triển (nếu Trung Quốc rút khỏi UNCLOS thì tương lại cũng phải hợp tác để khai thác theo hướng văn minh).

Từ đó xu thế gần bờ sẽ có lợi thế cạnh tranh nhất. Trung Quốc nếu mỗi năm khai thác được 1 tỷ USD ở Biển Đông do đầu tư sức mạnh vơ vét thì cũng không bù đắp nổi của mất chiến lược quân sự (phải chạy đua mãi mà vẫn không an toàn) và Trung Quốc chỉ còn 'địa chính trị' kiểu đất liền, còn 'địa chính trị' biển chỉ ở 'họng súng' mà không tồn tại được để trở thành nước lớn trong cộng đồng thế giới.

4/ 'Đường lười bò' cũng không tồn tại được nếu Trung Quốc rút khỏi UNCLOS.

5/ Trung Quốc và Mỹ sẽ ở thế khó của cạnh tranh tay đôi quân sự và sẽ thiệt hại cả hai bên (Trung Quốc sẽ thiệt hơn bởi lẽo đẽo chạy theo đua vũ trang với Mỹ).

6/ Các nước nhỏ cứ lấy UNCLOS mà to tiếng cãi nhau với Trung Quốc nếu Trung Quốc xâm lấn kiểu 'khai thác dầu', trong khi đó Trung Quốc không có lý do gì để tự chiếm được mà cho rằng nơi đó của mình.

7/ khi đó, nhà nước Trung Quốc phải dựa vào 'vũ khí' để luôn tồn tại mâu thuẫn chạy đi xua đuổi ngư dân các nước. Xẩy ra tình trạng đó thì Trung Quốc vi phạm quyền phát triển con người, một người dân bất kỳ đều có quyền kiện lên tòa án Quốc tế.

8/ Trung Quốc sẽ bị cô lập ở châu Á bởi thực thi chính sách 'họng súng' với các nước láng giềng.

9/ Trung Quốc phải chạy đua vũ trang với cả Thế giới do chính sách rút khỏi UNCLOS (Mỹ thì đã tự che lấp qua các cuộc đua như với Liên Xô, đồng minh, hai bên nước Mỹ là biển lớn...), trong khi đó những nước nhỏ từng bước liên minh và thực hiện chiến lược phòng thủ thềm lục địa ít tốn kém hơn.

Nếu Trung Quốc tính toán sai cứ rút khỏi UNCLOS, thì các nước nhỏ cứ áp dụng chính sách 'lợi thế' gần bờ và phòng thủ thềm lục địa.

Ngày 8/7/2013

- Vì sao các chính sách 'đúng hay sai' của chính quyền Mỹ vẫn được nhiều người dân trên Thế giới a dua? Trả lời: Đó là vì cái mâu thuẫn nội tại bên trong bên ngoài ở mọi nước đều có. Khi một người dân chưa thỏa mãn với chính quyền hiện tại thì họ thường tìm tới bên ngoài. Chính quyền Mỹ thực hiện chính sách chính là phát huy 'dân chủ' trên Thế giới nên hầu hết người dân đều cảm thấy có tiếng nói họ khi mâu thuẫn với chính quyền.

Ngày 7/7/2013

- Mâu thuẫn các sắc tộc ở các nước Hồi giáo cũng khó thỏa hiệp được với nhau qua tiến trình 'dân chủ'.

Giải pháp nào? phải chăng một số chỗ ở chính quyền phải chia ghế và người đứng đầu được bầu là tổng thống ngoài chính sách tranh cử riêng thì phải có chiến lược chung theo quy định hiến pháp để thỏa mãn cái cốt lõi các nhóm người ở mỗi sắc tộc.

Ngày 6/7/2013

- Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi của 'Phong trào anh em Hồi giáo' bị quân đội đảo chính. Cái tên 'Phong trào anh em Hồi giáo' hàm chứa trong đó:

1/ Nhiều người dân phương Tây cảm thấy sự khó hợp tác với chính quyền do một số mâu thuẫn hiện nay vấn đề Hồi giáo (nghe từ 'anh em Hồi giáo' cảm thấy phe phái tôn giáo lớn).

2/ Cách gọi đó đã mang tính định hướng về Hồi giáo trong xây dựng nhà nước Ai Cập.

3/ Khi tôn giáo (đạo Hồi) đang ảnh hưởng quá sâu rộng người dân khu vực đó thì cái tên 'Phong trào anh em Hồi giáo' cũng là một xu hướng thời đại phải có trong quá trình phát triển. Người dân phương Tây cũng phải nhìn nhận hướng xây dựng chứ không nhịn nhận theo hướng tiêu cực (cho rằng 'vấn đề tôn giáo can thiệp quá sâu vào nhà nước') Xã hội muốn tiến bộ thì phải từng bước giúp các tôn giáo có định hướng phát triển tốt (không bị ảnh hưởng gò bó phát triển con người - xã hội).

Bởi vậy cái tên 'Phong trào anh em Hồi giáo' nếu xây dựng tốt một nhà nước Ai Cập thì giúp đạo Hồi hợp xu thế tiến bộ, gắn kết theo thời đại với người dân và giúp xích lại gần nhau mọi nơi trên Thế giới (Vatican luôn không ngừng đổi mới Công giáo cho phù hợp thời đại). Ngược lại, một số khó khăn thất bại hoặc định hướng sai nhà nước Ai Cập theo hướng tôn giáo thì 'Phong trào anh em Hồi giáo' sẽ gợi lên ý nghĩ mất 'dân chủ', tạo phe chống đối.

Ngày 5/7/2013

- Một số quan điểm ở các chính quyền cho rằng phương Tây và Mỹ đã tạo nên 'mùa xuân Arab'.

Bình luận: Thực sự cái tạo nên cách mạng 'mùa xuân Arab' là do trình độ người dân được hiểu biết về đòi hỏi xây dựng xã hội và phát triển con người trong thời đại thông tin với Internet. Phương Tây chỉ lợi dụng theo và thúc đẩy.

Thế vì sao phương Tây ủng hộ mọi cuộc cách mạng ở các nước khi xẩy ra 'mùa xuân Arab' dù người đứng đầu đang theo hay chống phương Tây? đó là vì, mọi chính quyền được bầu theo 'dân chủ' và định kỳ thì dễ 'chơi' hơn chính quyền kiểu gần với độc tài hoặc định hướng đường lối riêng.

Khi định kỳ phải thay người lãnh đạo theo bầu cử và chế độ bầu cử thỏa mãn người dân thì phương Tây với sự phát triển đi trước dễ hợp tác hơn. Nếu người lãnh đạo được bầu mà ít xích lại thì EU thực hiện chính sách lôi kéo lại người dân hoặc nhà lãnh đạo qua các nhiệm kỳ bầu và chính sách của nước đó lạnh nhạt với EU thì cũng chỉ sẽ biến thiên theo thời kỳ chứ không bị chống đối mạnh mẽ (như kiểu Iran...).

EU là tổ chức lớn với trình độ phát triển tiên tiến nên các nước đều cần phải hợp tác mới có lợi thế cho nước mình. EU tuy có những quan điểm phát triển chưa hợp với tất cả các nước (nhiều lúc xung đột văn hóa, áp đặt chính trị...) nhưng vẫn có những tiến bộ mà người dân nhiều nước vấn thích (kiểu ngôn luận, cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật....).

'Mùa xuân Arab' chỉ ít tác dụng cho người dân khi chưa có trình độ để tổ chức ra bộ máy nhà nước hoạt động hiệu quả hơn và bên ngoài lợi dụng lúc đang 'bất ổn' để tạo sức ép tranh dành ảnh hưởng.

Ngày 04/6/2013

- Sau một thời gian người dân biểu tình rầm rộ, hôm 03/7 quân đội Ai Cập đã đảo chính lật đổ tổng thống Mohamed Morsi.

Bình luận:

Đó là một sự thụt lùi của thể chế. Các phe phái chính trị là đại diện cho các thời kỳ thực hiện các chính sách với sự hình thành quyền lợi từng mức khác nhau của các tầng lớp người dân đã không thực thi được. Biểu tình chỉ thành công khi buộc các thể chế phải điều chỉnh lại các chính sách hoặc bầu lại chọn ra chính sách mới, có như vậy mới thể hiện đúng quyền lực người dân.

Quân đội Ai Cập đã cướp mất quyền xứng đáng của người dân, cướp mất sự hình thành 'đại diện' người được bầu ra chăm lo quyền lợi.

Vì sao xẩy ra tình trạng đó? vì thể chế Ai Cập chưa có cơ chế đúng của vận hành quyền lực nhà nước và quyền lợi người dân, chưa có cách đáp ứng sự phức tạp của các ứng cử bên người dân bầu ra (chia đất nước thành từng phần dân ủng hộ và không ủng hộ tổng thống mà không có mức thỏa hiệp lúc bầu hoặc lúc thực thi chính sách mới...). Ở thế chế đó các phe phái mà từng phần người dân theo trong một đất nước lại nặng về tranh tỏ quyền lực hơn là sự hợp nhất để tạo ra nhà nước vững mạnh (tổng thống thì ít lo cân đối quyền lợi các tầng lớp nhân dân, người dân thì phe này lo tranh lật người được bầu phe kia hơn là vì mục đích chung đất nước...). Người dân không chờ được tới các quá trình bầu cử để tạo cái mới, người được bầu lại kiểu sửa hiến pháp để củng cố sự tại vị và hướng quyền lợi theo mục đích riêng.

Giải thích ở Ai Cập: chính sách của người điều hành đất nước không là đại diện của 2 kiểu chính sách kinh tế là tăng chi tiêu (ông A cạnh tranh bầu tổng thống) hay thắt lưng buộc bụng (ông B cạnh tranh bầu tổng thống), mà với 2 kiểu đường lối cạnh tranh ứng cử bầu chọn ra một người. Khi ông A hay ông B được bầu thì dù chính sách theo kiểu 'thắt lưng' hay 'chi tiêu' đều vì người dân, vì đất nước (kiểu Mỹ). Ai Cập không có kiểu thể chế đó mà ông A hay ông B được bầu ra chỉ kiểu lo sửa cơ chế hoặc thực thi quyền lực lấy quyền lợi riêng (nhóm, phe, bản thân, ...) mà phá hỏng mục đích chung đất nước.

Ở Ai Cập nếu quân đội không can thiệp thì dễ xẩy ra loạn lâu dài, hoặc chính quyền mà không chịu đổi mới và nắm được quân đội thì trở thành độc tài. Nhưng quân đội can thiệp thì đánh mất 'đòi hỏi' đổi mới cơ chế cho phù hợp, làm giảm quyền lực nhân dân ('đại diện' được bầu bị quân đội phế truất), tạo tiền đề cho nhân dân cứ hơi xung đột lợi ích là biểu tình mà không đủ 'tích lũy' cho mọi 'nội các chính phủ' mới thực thi (hoặc thực thi non kém, không 'dài hơi').

Tổng thống (thủ tướng...) không được tín nhiệm thì phải có cơ chế sức ép cử người khác, chẳng hạn qua Quốc hội đại diện người dân. Quân đội chỉ thực thi chính sách quốc phòng chứ không thể lo được chính sách về kinh tế xã hội (kiểu đúng sai; không được tham gia...). Muốn quân đội tham gia thì hiến pháp phải quy định khi đất nước có bao nhiêu phần người dân biểu tình đòi tổng thống từ chức (có chữ ký), mà tổng thổng không chịu (trong khi đó quốc hội chưa đủ yếu tố bãi nhiệm) thì quân đội thiết lập lại an ninh xã hội và chờ bầu cử ngay.

Ngày 03/7/2013

- Có vẻ như Israel nghĩ Syria sẽ chia rẽ như Nam Tư trước đây.

Ngày 02/7/2013

- Biểu tình cũng là cách đòi quyền lực người dân phần nào đó như quyền lực có được trong phiếu bầu khi diễn ra bầu cử. Bởi vậy, nếu các chính quyền không khôn khéo và cơ cấu xã hội tốt thì sẽ diễn ra các phe 'người dân' thích biểu tình tạo áp lực quyền nhóm mình (như ở Thái Lan, Ai cập...).

Ngày 01/7/2013

- Chính quyền Syria thất thủ sẽ làm cho Iran gần như mất vị thế 'địa chính trị' ở Trung Đông.