Lối thoát kinh tế thế giới

Bàn về những nước nghèo cách thoát nghèo và cách tích lũy bước nhảy mới cho nền kinh tế Thế giới;

(mở rộng ra sẽ ứng cử cho giải Nobel kinh tế chăng?)

1/ Một nước đang kém phát triển có thể được nước ngoài đầu tư mở nhà máy sản xuất vải mà thu hút nhân công (hoặc tự mua máy móc về).

Nước nghèo muốn vươn lên thì phải tự làm chủ mọi khâu mà tự xây dựng được nhà máy sản xuất vải, chỉ có điều máy móc thì đã có ở chợ ‘mua bán công nghệ máy móc’ trên thế giới.

Nhà máy như thế này tồn tại được khi đất nước đó phải có điều kiện:

- Lợi thế về ‘vật liệu’ để làm vải (a)

- Đủ cho thị trường trong nước và nước ngoài lợi thế trao đổi – (b) (tức là kiểu nước láng giềng có ‘lợi thế’ nghề khác như Singapore trung tâm tài chính làm giàu hoặc Lào dân số ít…).

Còn vấn đề ‘nhân công’ rẻ thì chỉ xét tồn tại nhà máy để có việc làm chứ tận dụng vấn đề đó thì nước đó vẫn cứ phải ở mức nghèo (tức nước đó chỉ giảm thất nghiệp chứ tầng lớp công nhân vẫn nghèo do lương thấp).

Nếu tồn tại với láng giềng quá đông dân, còn nhiều người ‘thất nghiêp’ hoặc sẵn sàng làm ‘nhân công rẻ’ –(c) (như Trung Quốc) thì nước đó sẽ bị nước láng giềng kia đánh bại.

Nếu cơ chế xã hội kém (d) thì không tạo đúng nguồn lực và chuẩn bị được cho (a và b) để ra đời nhà máy kiểu đó. Cơ chế xã hội kém: luật lệ kém, quản lý kém, cách tổ chức và hình thành kém, tham những – tiêu cực, lợi ích nhóm bóp méo tích tụ của sản xuất – chệch hướng…

(a b c d) mới thúc đẩy được phù hợp phát triển khoa học kỹ thuật của nước nghèo…

Tồn tại được sản xuất những mặt hàng như kiểu ‘sản xuất vải’ (tương tự nhiều hàng da dụng khác) thì đó mới là cơ hội cho nước nghèo, những nước đi sau (chậm phát triển).

2/ ‘Lợi thế’ của một đất nước phát huy được thì nước nghèo, nước chậm phát triển mới theo được sự phát triển chung.

Chẳng hạn một đất nước có lợi thế chăn nuôi, trồng trọt thì phải có đúng phần ‘lượng’ (số người, phần ‘tư liệu’ dành cho ngành đó so với mọi cái khác…) cho phát triển cái đó và trao đổi tốt với thế giới.

Nếu ‘lợi thế’ chăn nuôi nhưng không xuất khẩu được thì chỉ sản xuất bán cho chợ trong nước, dẫn tới không phát triển được quy mô (sản xuất nữa là thừa).

Nếu phần ‘lượng’ của lĩnh vực này (chăn nuôi) mà không được đầu tư (khoa học công nghệ, phân phối…) để phát huy được hết thì sẽ thừa và tạo áp lực lớn lên lĩnh vực khác. Kiểu nhân công thừa chen nhau ‘học thạc sỹ’, hoặc kiểu đáng tồn tại 3 nhà máy sản xuất hàng hóa (kiểu máy giặt) ở vùng đó thì phải tạo 4 nhà máy…dẫn tới quy mô thừa của nhà máy hàng hóa…dẫn tới lợi nhuận kém của ‘nhân công và thuế được hưởng’.

Nước nào cũng chen nhau kiểu dễ dàng ‘nhà máy sản xuất da dụng’ với nhân công rẻ thì tự gây khó cho nhau khi chen chân thị trường thế giới.

Tức là, khi được đầu tư nhiều sẽ vượt lên ngưỡng nhưng rồi cái ngưỡng đó lại tự ‘trói lại’ không cho nước đó vượt lên mức giàu cao hơn.

Nhiều chính phủ kém, cứ bỏ lợi thế đúng của mình (như một nước nào đó là chăn nuôi chẳng hạn) mà cứ mong có thật nhiều nhà máy để sản xuất ra hàng hóa (dù đó là mời đầu tư; hàng hóa mong phần xuất khẩu…) thì đã phá hỏng mất lợi thế của nước đó, tự tạo thị trường ‘nhân công rẻ’ lệ thuộc nước giàu và phá hỏng mất lợi nhuận hàng hóa ‘như kiểu da dụng đã nêu’ (nước nào cũng vượt quy mô của nhà máy sản xuất kiểu ‘hàng da dụng’).

Hãy phát huy đúng lợi thế mọi lĩnh vực nước mình và tạo quy mô đúng nhà máy sản xuất.

3/ Những nước khoa học phát triển như Đức và Nhật Bản sẽ tạo được thị trường ‘mua bán máy móc’ (máy móc để dựng nên các nhà máy sản xuất kiểu cái nồi cơm, tủ lạnh…) cho các nước nghèo, nước khoa học kỹ thuật chậm phát triển.

Những nước nghèo theo đúng cách trên thì sẽ giàu lên và những nước khoa học hàng đầu (Đức, Mỹ, Nhật Bản…) sẽ có đủ tích tụ để sản xuất ra hàng hóa chất lượng cao như ‘tàu hỏa cao tốc’ để phục vụ nhu cầu nước mình và bán cho các nước nghèo trước đây nay đã giàu để ‘phát triển cơ sở hạ tầng’.

Từ đó, đẩy tích tụ ‘sản xuất’ của thế giới đúng hướng cho mọi nước, tạo hiệu quả cao trong sản xuất.

Nếu nước nghèo còn ‘lợi ích nhóm’, tham nhũng tiêu cực nhiều…thì tạo có phần ‘hàng hóa’ kiểu xa xỉ như ô tô đắt tiền của nước phát triển làm ra cung cấp (mà chính mặt bằng dân giàu như nước Đức cũng không muốn dùng)…dẫn tới ‘lượng’ hàng hóa kiểu xa xỉ này đẩy cao.

Nếu mọi nước giàu lên thì nước Đức không phải thế mạnh ô tô đất tiền mà họ sẽ đẩy số lượng kiểu hàng hóa là ‘tàu hỏa cao tốc lên’ (nước nghèo giàu lên thì trang bị được thêm cho cơ sở hạ tầng đất nước), khi đó sẽ lợi thêm cho tất cả mọi nước (tàu hỏa cao tốc ‘hiệu quả sản xuất cho mọi nước’; còn ô tô đắt tiền có phần lợi cho nước giàu khi sản xuất nhưng phá nước nghèo và chịu hao phí tư liệu lớn nên ‘lợi nhuận’ không bằng kiểu khi bán được thêm nhiều máy bay hay tàu hỏa cao tốc…).

Nước nghèo là nạn nhân của tự chính sách sai nhưng cũng là nguyên nhân đẩy nước giàu (nước khoa học phát triển) có phần nào đó bị tích tụ sản xuất hàng hóa ‘xa xỉ đắt tiền’ (vượt quá giá trị sử dụng – ô tô đắt tiền) mà thiếu tích tụ vốn cho cái khoa học kỹ thuật mức cao hơn nữa (như máy bay tiên lợi hơn, ‘tàu hỏa cao tốc’ áp dụng được, máy móc để sản xuất cái máy giặt dễ có hơn với chất lượng cao hơn – do cầu cao hơn).

Tức là, Mỹ không cần phải bán được nhiều ‘xe triệu đô’ mà cần thị trường ‘máy bay Boeing tốt’ để đầu tư thêm vào phát triển công nghệ, hoặc kiểu chỉ cần phân khúc xe ‘dạng khá’ nhiều thêm (do nhiều nước thoát nghèo), hoặc Iphone tăng người dùng…

Hướng đó cũng giúp ‘tư bản’ tạo bước nhảy mới lên trình đô cao hơn.

Khai thác và mở rộng vấn đề này, có thể sẽ được giải Nobel về kinh tế. Mình rất tiếc bận làm cho Chương trình UNDP quá và không có đủ thời gian công sức – điều kiện để ‘làm những công việc thống kê chi tiết’ và không đủ thời gian dành ‘cho một vấn đề’

Ghi chú: Thời những năm 2008 kinh tế thế giới gặp khủng hoảng, mình có nêu ý tưởng kinh tế nói về “phần nào ‘khủng hoảng’ một phần do xã hội có khoảng cách ‘giữa nhân công’ và nhà đầu tư khó tìm tới với nhau” trên Web ‘Trường xưa’ (thời chưa có facebook) mà những năm sau mấy nhà khoa học Mỹ được giải Nobel kinh tế do thực thi nghiên cứu đúng phần đó.

Mời tham khảo: https://sites.google.com/site/weblethanhduc/giai-phap-van-dhe-quoc-te