bài viết tháng 6/2017

Chiến tranh, xung đột (sắc tộc, biên giới...), khủng bố...làm xã hội, làm thời đại châm đạt văn minh!

Nhưng trong vấn đề 'kinh tế' và 'cơ cấu' xã hội (ở nước phát triển nhất) hiện nay, chúng ta cũng đã chệch hướng văn minh! Hãy xem:

Một khu vực phát triển có thể là một vùng ở trong nước lớn hoặc là nơi gắn kết của vài nước nhỏ xung quanh.

Trong khu vực đó thường phải có phong phú nhiều lĩnh vực phát triển như trồng hoa quả, sản xuất đồ điện dân dụng, ô tô...lĩnh vực dịch vụ...

Tích tụ trình độ khoa học kỹ thuật trong vùng đó của các lĩnh vực là thường khác nhau.

Nếu cân đối được các lĩnh vực và áp dụng được khoa học kỹ thuật thì vùng đó rất thịnh vượng.

Nhưng thế giới hiện nay đang xẩy ra sự bất cập là: có lĩnh vực tích tụ khoa học kỹ thuật cực lớn - với chi phí lớn để sản xuất hàng hóa 'chất lượng cao' - để đáp ứng mức tiêu dùng kiểu đắt tiền, chẳng hạn ô tô đắt tiền. Khi đó các lĩnh vực khác có lợi nhuận thấp hơn, trong khi đó lĩnh vực sản xuất 'hàng hóa' đắt tiền lại tiêu tốn rất nhiều chi phí (vật chất) để làm ra.

Lĩnh vực kiểu 'hàng hóa đắt tiền' đó thì phục vụ tầng lớp giàu hoặc người bình thường phải tích lũy nhiều để đủ mua dùng.

Lĩnh vực 'hàng hóa đắt tiền' có lượng cầu khách hàng đông do phục vụ tầng lớp giàu ở các nước, hoặc do kiểu dùng 'đua đòi' (tiết kiệm nhiều để mua bằng được cái chất lượng cao - đắt tiền). Tầng lớp giàu ở các nước (nhiều nước) mà còn có phân chia giàu nghèo thì do cách phân chia lợi nhuận xã hội chưa tiến bộ, cơ cấu tổ chức xã hội còn kém tạo ra.

Những nước phát triển đã cạnh tranh khoa học kỹ thuật để chạy đua dẫn đầu sản xuất ra hàng hóa chất lượng cực cao, đắt tiền phục vụ nhu cầu lớp giàu và lớp 'đua đòi', những nước đó cũng chạy đua dẫn đầu sản xuất ra các hàng hóa tích lũy công nghệ cao phục vụ sản xuất đồi hỏi (như tua bin thủy điện, làm chủ máy móc, máy vi tính tiên tiến...).

Loại trừ hàng hóa chất lượng cao do cầu ở lớp giàu và 'đua dùng' thì có hàng hóa tích lũy công nghệ cao mọi nước cần (như thiết bị y tế, máy bay, tua bin thủy điện...) cũng chủ yếu ở những phát triển nhất (như Nhật Bản) nắm giữ sản xuất.

Từ đó, thế giới hiện nay xuất hiện kiểu loại hàng hóa 'chất lượng cao, tích lũy trình độ khoa học kỹ thuật nhiều' ở một số nước rất phát triển 'thống lĩnh'. Kiểu hàng hóa đó có lợi nhuận cao nhưng cũng cạnh tranh khốc liệt mà luôn đòi hỏi tích lũy để luôn dành thị phần (kiểu phương thức sản xuất ở Nhật Bản khốc liệt - người lao động làm căng thẳng).

Nhiều nước rất phát triển trên thế giới đã hình thành kiểu 'tập trung nắm giữ sản xuất các hàng hóa tiên tiến nhất' (những hàng hóa có tính công nghệ khoa học hàng đầu) như: công nghệ ô tô tiên tiến, máy bay, máy móc tinh xảo...

Hình dung kiểu như vùng châu Á những hàng hóa công nghệ cao do Nhật Bản sản xuất, những hàng hóa tầm thường do Campuchia, Malaysia... sản xuất.

Từ đó trong cơ cấu xã hội Nhật Bản sẽ hình thành và đòi hỏi hình thành người dân Nhật phải đáp ứng tay nghề chủ yếu ở lĩnh vực sản xuất hàng hóa công nghệ cao (ô tô, máy móc...) mà các lĩnh vực khác thì thuê nhân công nước khác sang làm như nông nghiệp, dịch vụ....

Tóm lại, thế giới hiện nay nguy cơ các nước đi sau (chậm phát triển hơn) chỉ loay hoay lĩnh vực sản xuất tầm thường và phải di dân sang một số nước phát triển nhất để làm các lĩnh vực kiểu 'phục vụ'.

Những nước phát triển nhất (tiên tiến nhất như Nhật Bản) cũng bị quá căng thẳng và khó cân đối phát triển xã hội một cách tiến bộ; vì sao ư? trả lời, vì:

Nhật Bản muốn cạnh tranh có được thị phần hàng hóa tích lũy công nghệ cao, đắt tiền thì phải đầu tư cực lớn chất xám, luôn bị đòi hỏi đột phá công nghệ mới để tồn tại, lượng tích lũy trong một hàng hóa 'công nghệ cao' là rất lớn (một tivi Sony đời mới có tích lũy 'lượng' trong đó lớn, khác với cái quạt thì đơn giản tay nghệ và công nghệ nhà máy). Nếu hàng hóa công nghệ cao mà không cạnh tranh được thì sự phá sản sẽ tổn phí lớn (nhà máy đồ sộ hơn, tích lũy mọi thứ trong con người và nhà máy là rất lớn). Tức là, cách lao động con người Nhật bị đòi hỏi cạnh tranh khốc liệt và chi phí xây dựng 'nhà máy' là cực lớn (bao gồm cả tích lũy nhiều thời).

Con người Nhật Bản vì thế khó cần bằng trong cuộc sống, khó dành thời gian cho các hoạt động khác (giải trí, văn học nghệ thuật...)...tức là xã hội Nhật cũng khó hoàn thiện phát triển con người.

Những người dân nước khác sang làm ở Nhật Bản nếu có tay nghề cao thì cũng khó hòa nhập, có đủ đáp ứng như dân bản địa để hoàn thiện phát triển con người.

Những người dân nước khác sang Nhật Bản làm nghề chủ yếu và nhiều là ở lĩnh vực tầm thường (phục vụ) thì càng khó hoàn thiện quyền phát triển con người.

Xã hội Nhật Bản rất khó thực hiện phát triển 'hoàn thiện con người' (quyền phát triển) cho người dân gốc Nhật Bản và càng khó cho dân nhập cư.

'Chủ nghĩa dân tộc' càng khó đáp ứng quyền lợi người dân nước khác tới làm thuê ở Nhật Bản, tức khó được ưu tiên và đáp ứng về cách 'phát triển con người như người dân bản địa'. Nước Mỹ có thời đột phá thịnh vượng vì là miền đất hứa bình đẳng cho tất cả mọi người trên thế giới tìm tới thì nay cũng đã không đủ trình độ cơ cấu xã hội để đáp ứng nữa (dù thật sự thời đó nước Mỹ tạo bình đẳng cho mọi người dân trên nước Mỹ có lợi thế để tranh với dân nước khác, chứ trong chính người dân nước Mỹ với nhau vẫn còn rất bất cập).

Những nước phát triển nhất thế giới hiện nay (như Nhật Bản) vấn chưa đúng hướng phát triển con người. Những nước theo sau (kém hơn một bậc về khoa học công nghệ) như Malaysia, Ba Lan, Argentina, Nam Phi...thì càng khó hơn hướng hoàn thiện con người.

Thời đại chúng ta đã chệch hướng về 'hoàn thiện con người' trong phát triển kinh tế thì bao giờ mới đạt văn minh?

Vì sao lại chệch hướng như thế? vì sao lại tạo kiểu tích tụ như thế? mình sẽ làm cho Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc UNDP phương pháp xã hội văn minh.

Các bạn có thấy nước Đức là đứng đầu về khao học công nghệ ở châu Âu, đã đạt nhiều lĩnh vực...nhưng vấn còn lâu, vẫn loay hoay tìm tới xã hội thực sự văn minh?

(Lê Thanh Đức - 16/6/2017 làm cho UNDP)