bàn về châu Âu nhiều tốc độ

Bàn về châu Âu nhiều tốc độ:

1/ Tích tụ khoa học kỹ thuật trong công nghiệp là thường lớn hơn rất nhiều so với những lĩnh vực khác như nông nghiệp...

Tích tụ khoa học kỹ thuật trong sản xuất công nghiệp ở các nước là khác nhau, do quá trình ban đầu phát minh ra sản phẩm, tích lũy theo thời gian, thị phần đã dành được....Chẳng hạn dễ thấy nhất là trong sản xuất điện thoại di động thì hãng Samsung đang dẫn đầu ở châu Á.

Tương tự ta thấy ở châu Âu nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật trong sản xuất của nước Đức đi trước nhiều nước (như Ba Lan...), chẳng hạn sản xuất xe ô tô.

Chúng ta thấy tích lũy quy mô ở các nước trong châu Âu là khác nhau. Sự tăng trưởng của nhiều lĩnh vực của tất cả các nước, từng nước...trong châu Âu là phụ thuộc nhiều vào nền kinh tế thế giới (cung cầu thị trường....). Từ đó, tốc độ phát triển của nước Đức phụ thuộc lớn vào sự 'biến thiên' nền kinh tế thế giới (có thể tăng trưởng lúc nhanh, lúc chậm, lúc hơi thụt lùi....). Gánh nặng để những 'mũi nhọn' (những lĩnh vực đang tốp đầu thế giới) tăng trưởng được như thế nào là phụ thuộc lớn vào quy mô tích lũy được (nguồn lực, bí quyết sáng tạo, tối ưu sản xuất....) và biến thiên thị trường - kinh tế thế giới.

Nước Đức khó kéo nước Ba Lan theo kịp mình một số lĩnh vực, một số loại hàng hóa....do quy mô và thị phần phụ thuộc rất lớn vào nền kinh tế thế giới, do tích lũy của khoa học kỹ thuật đi lên là khó đột biến (sáng tạo, kế thừa ....từ từ).

Tốc độ phát triển cụ thể ở một số lĩnh vực ở các nước là khác nhau.

Châu Âu thống nhất có thuận lợi tạo sự góp sức cho nhau. Nước Đức có Ba Lan 'góp vào' sẽ sẽ tạo tích lũy và 'ổn định - mở rộng' quy mô hơn cho một số lĩnh vực mũi nhọn châu Âu (tốp đầu) như sản xuất xe ô tô của Đức (nguồn vốn, con người, tính chuyên biệt những liên kết hãng cung cấp phụ tùng...).

Vậy những nước như Ba Lan được gì? đó là:

1/ Được tham gia vào quá trình sản xuất những hàng hóa tốp đầu thế giới mà nếu không gắn với châu Âu thì chỉ đạt hạng vừa (kiểu như Nhật Bản bá chủ xe ô tô con ở châu Á, những nước khác không được chia sẻ gắn cùng).

Đó là, được gắn kết thị trường lao động tay nghề cao (những người Ba Lan được đào tạo làm chủ công nghệ cao, làm việc ở các hãng đứng đầu thế giới....), được mở rộng quy mô những hãng nhỏ gắn theo tại nước mình (chẳng hạn 'phanh ô tô' sản xuất ở Ba Lan cung cấp cho hãng ở Đức).

2/ Tạo thuận lợi mở rộng quy mô những hàng hóa khác.

Chẳng hạn: hoa hồng Bulngaria tích lũy được quy mô dẫn đầu thế giới.

Nước Đức bị dồn 'nguồn lực' vào lĩnh vực tốp đầu mà không đủ sức ở những lĩnh vực khác (ở nông lâm ngư....thiết bị khác....).

Những lĩnh vực này cũng chịu tác động thị phần ở các lĩnh vực khác và nền kinh tế thế giới.

Chúng ta thấy có tốc độ của nhiều lĩnh vực, chênh nhau ở nhiều nước. Chẳng hạn: nước Đức có thể một số lĩnh vực trong nông nghiệp sẽ thua những nước khác.

Quan trọng nhất: thị trường chung châu Âu như thế tạo phong phú lĩnh vực mà châu Âu dễ đứng đầu thế giới (xe hơi, socola, hoa hồng, thiết bị y tế....). Tổng thể chung 'gắn kết' được với nhau dẫn đầu thế giới. Có thể một nước nhỏ nào đó không có gì nổi bật, nhưng gắn kết với vài nước nhỏ xung quanh có tạo quy mô lĩnh vực nào đó nổi bật (vào tốp đầu thế giới).

Châu Âu tạo được tích lũy và quy mô dẫn đầu thế giới do áp dụng khoa học kỹ thuật, sự khám phá sáng tạo, tối ưu hóa sản xuất...

Tối ưu hóa sản xuất do có gắn kết thị trường chung châu Âu mà áp dụng được lợi thế từng quy mô (khoa học kỹ thuật Đức hàng trăm năm; đất đai phù hợp hoa hồng Bulngaria; nguồn nhân lực chất lượng cao - dồi dào...).

Chính sách của châu Âu là tạo châu Âu nhiều tốc độ nhưng đó phải là phân tích kỹ từng lĩnh vực, tốc độ từng lĩnh vực, tương trợ kiểu 'tốc độ từng lĩnh vực'...chứ không phải cứ nhìn tổng thể cách biệt sự phát triển các nước.

Chính sách đó phải chú trọng phát triển con người (đạt trình độ khoa học chung toàn châu Âu, quyền lợi...); sự gắn kết quy mô lớn nhỏ giữa các hãng ở các nước (hãng xe lớn, hãng phụ tùng...), tìm thấy lợi thế từng lĩnh vực ở từng nước mà được tạo thúc đẩy phát triển, sự hiệu quả ở thị trường riêng châu Âu và thị trường thế giới...

QUAN TRỌNG: Sự gắn kết, đan xen được quy mô lớn nhỏ các hãng (các công ty) trong từng nước ở châu Âu và 'mọi nước' tạo được tầng lớp người tham gia mọi quá trình vận động là bí quyết quan trọng tạo châu Âu vũng mạnh (ví dụ nước Đức đầu tàu về khoa học kỹ thuật ô tô có thể có 10.000 người làm trong lĩnh vực sản xuất xe ô tô thì từng nước nhỏ khác như Ba Lan cũng phải có 'ước lượng' 500 hay 1000 người làm lĩnh vực đó; nước Bulngaria có 10.000 người sản hoa thì nước Đức cũng sẽ có 'ước lượng' 500 hay 1000 người làm lĩnh vực đó....).

Sự cạnh tranh trong cách phát triển con người, mức thúc đẩy tiến bộ trong thể chế, mức 'quy mô' sản xuất cái gì và trình độ sản xuất (gồm cả với thị phần thế giới) ...là tạo bản sắc cho từng nước trong EU - giúp EU phong phú, là 'động lực' kéo nhau cùng đi lên hướng tiến bộ.

EU là nơi phải tìm thấy những nguồn phong phú cái chung, sự tương trợ cái chung của nước tích lũy khác nhau, sự phát triển con người đạt tiến bộ hơn ở không gian lớn hơn, thoát phần nào sự cai trị nhà nước lên từng con người....

Quan trọng: quyền được tham gia và khả năng tham gia của mỗi con người trong châu Âu trong quá trình phát triển là như nhau (không bị phân biệt ở từng nước, được đầu tư đúng....).

Châu Âu thống nhất phải tạo được 'lợi thế' phát triển con người bằng nhau ở mỗi nước. Không xẩy ra tình trạng nước Đức giàu nên 'giáo dục' được đầu tư hơn nước nghèo Ba Lan...Cái khó của châu Âu cũng chính là đó, ở cách đầu tư và phát triển con người. Châu Âu chung phải trích được các 'lợi thế' mà sự thống nhất đưa lại để bù đắp chi phí đầu tư phát triển con người, phải có những chính sách phát triển (cách giáo dục chung của châu Âu là gì, ở từng nước...).

Châu Âu chung phải chỉ ra được thuận lợi thị trường, chấp nhận và hưởng an ninh chung ở các chính sách tiến bộ...

'Chấp nhận an ninh chung'? vì, có những nước ở khuất sau những xung đột có vẻ được che chắn bởi nước khác; bởi chủ nghĩa khủng bố dễ nhằm vào nước trung tâm (kiểu nước Anh có phần sợ mà thoát li).....Đó là trách nhiệm đấu tranh vì hòa bình chung của thế giới (kiểu chủ nghĩa khủng bố là mọi nước chung đấu tranh, chứ không phải chưa chạm tới nước mình, dân mình chưa bị thì chưa nỗ lực...). Mỗi nước phải có nỗ lực cao nhất vì hòa bình chung (dân mình giúp dân các nước bị - đó là sự nỗ lực cao của phát triển con người).

Chính sách đối ngoại vì hòa bình, tiến bộ, đạt chiến lược cho tương lai.

Quan trọng: tốc độ phát triển ở các lĩnh vực là khác nhau ở từng nước. Châu Âu có chiến lược đạt hiệu quả cao cho từng lĩnh vực, từng nơi...Chẳng hạn: cân đối tổng thể, cân đối với từng nước, từng lĩnh vực, đổi thay với nhau, đạt đúng quy mô...nhằm hài hòa nhất 'lợi thế' (của mỗi nước, của cả chung....) của cái riêng - chung có được...

Trình độ dân trí, trình độ lao động, mức hiệu quả hoạt động của các chính quyền, quy mô tích lũy có được, mức cơ sở hạ tầng, mức phát triển con người đã đạt, sự tiến bộ trong các 'vận động' xã hội (lối sống, tiêu dùng, ...)...mà đang tác động khác nhau tới tốc độ phát triển từng nơi trong châu Âu. Châu Âu chung sức giải quyết các vấn đề đó để giúp không chênh nhau về 'tốc độ' phát triển (người dân không đòi hỏi 'tức thì' phải xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại như ở thành phố Paris, xây dựng thể chế tiến bộ, thúc đẩy giáo dục....).

(Lê Thanh Đức ngày 16/03/2017 làm cho chương trình UNDP)