tháng 4/2013

Ngày 30/4/2013

- 'Đạo Khổng' thời phong kiến và một thời gian dài sau này giúp 'tập hợp' gắn kết đất nước Trung Quốc rộng lớn nhờ thúc đẩy phát triển con người và hình thành quyền lực nhà nước.

Một số khu vực hiện nay của Trung Quốc như Tây Tạng không áp dụng được gắn kết như thế nữa. Đó là một trong những cái khó của sự rộng lớn Trung Quốc hiện nay mà chặng đường dài phải luôn áp dụng duy trì bằng sức mạnh.

Ngày 29/4/2013

- Trung Quốc cũng rơi vào hoàn cảnh gần giống với bắc Triều Tiên? Nhiều vấn đề của Trung Quốc đang tạo xung đột với các nước láng giềng. Trung Quốc muốn trở thành nước lớn thì không thể dây dưa mãi những vần đề đó'. Trung Quốc dốc sức đẩy 'căng' nhiều vấn đề nhằm ép các bên phải nhượng bộ theo hướng có lợi. Người dân các nước so sánh thấy 'chính sách' của Trung Quốc có nhiều điểm giống chính sách của bắc Triều Tiên, tuy giai đoạn khác nhau?

Chỉ khác là bắc Triều Tiên dọa dùng chiến tranh phá vỡ hòa bình để ép nước khác, còn Trung Quốc dùng 'tích lũy' nước lớn ép nước nhỏ.

Nước lớn nước nhỏ mà sao phải chung một kiểu 'mưu mẹo' thế? Nước lớn mà chưa đúng xu thế 'văn minh'

Trung Quốc là nước lớn mà chính sách ít 'tiến bộ' vậy.

Ngày 28/4/2013

- Vì sao Mỹ duy trì mãi cấm vận Cuba? Trả lời:

1/ Thua kiểu 'phong trào cách mạng trước đây' thì nay duy trì cấm vận để ép chứng tỏ thành quả cách mạng là vô nghĩa.

2/ Có sự đối địch với cá nhân nhà lãnh đạo Cuba và Cu Ba không thỏa mãn cơ chế dân chủ kiểu Mỹ.

3/ Sợ một nước Cuba mạnh lên thì nước đó sẽ duy trì xu hướng kiểu 'không thích quan điểm Mỹ' trên diễn đàn Thế giới.

4/ Mỗi liên hệ quá thân thiết của Cuba với các nước 'đối kháng' với Mỹ.

5/ Cách đường lối ngoại giao Cuba gần với phong trào cách mạng ở nhiều nước nhỏ, nhiều khu vực trên Thế giới nên tạo khó cho sự tranh dành lợi thế các nước lớn.

6/ Xóa bỏ cấm vận Cuba thì Mỹ cũng không có cách gì để dành ảnh hưởng được tới Cuba, không có chiến lược kiểm soát.

Mỹ xóa bỏ cấm vận với Việt Nam nhưng vẫn dành ảnh hưởng được với Việt Nam vì 'địa chính trị' của Việt Nam ở trung tâm một khu vực quan trọng của châu Á, 'dân chủ' ở Việt Nam bị tác động mạnh của các nước xung quanh và người dân tiếp xúc....

7/ Ít có tài nguyên và không 'địa chính trị' quan trọng với nhiều nước khác...

... ...

Ngày 27/4/2013

- Tranh dành 'lợi thế' và ảnh hưởng giữa các nước, cách cơ chế nhà nước và chênh nhau mức tiến bộ từng cơ chế, cách thi thố phát triển con người chưa tiến bộ, cách dùng 'tích lũy' cạnh tranh tạo lợi thế ở những nước, sự chia rẽ của cách 'lối sống' khác nhau....làm cho Thế giới nhiều xung đột và nguy cơ chiến tranh.

Ngày 26/4/2013

- Vấn đề Syria giải quyết xong thì phương Tây đã gần như ổn định được các quân cờ trên bàn cờ Thế giới.

Iran, bắc Triều Tiên hay một sỗ nơi khác như vẫn có thể gây khó (như Venezuela) nhưng đó là kiểu những thế cờ nhỏ của các kiểu thế cờ lớn như với Nga, Trung Quốc...chứ đó không phải là những quân cờ kiểu 'bước đệm'.

Ngày 25/4/2013

Diễn biến toàn cảnh bức tranh Thế giới nếu bắc Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân.

- Triều Tiên đòi được công nhận là một nhà nước sở hữu vũ khí hạt nhân?

1/ Khu vực các nước Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản là nơi có nguy cơ cao nhất về xẩy ra chiến tranh hạt nhân do tính đối chọi của tranh dành các nước.

Bắc Triều tiên có cơ chế theo kiểu 'độc tài cá nhân' nên 'hạt nhân' phụ thuộc ý chí của cá nhân mà không có sự kiểm soát của 'đại diện nhân dân'.

Pakistan là nhà nước sở hữu vũ khí hạt nhân nhưng không bị đặt trong khu vực tranh dành và lợi dụng để kìm hãm nhau ở mức cao của các nước lớn như ở xung quanh bán đảo Triều Tiên. Chế độ Pakistan dù sao vẫn có cơ chế hoạt động tốt. Pakistan chỉ xung đột kiểu biên giới với Ấn Độ chứ không có xung đột kiểu thể chế, tranh dành ảnh hưởng các nước lớn như ở bán đảo Triều Tiên.

2/ Sự thất bại của Trung Quốc khi bắc Triều Tiên thử hạt nhân? Lý do:

Bắc Triều Tiên phát triển hạt nhân đe dọa tấn công nước Mỹ, nước Mỹ tất nhiên phải đáp lại bằng phòng thủ hạt nhân. Tên lửa mang đầu đạn hạt nhân bay tới Mỹ thì Mỹ cũng sẽ phóng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân đáp lại. Nhưng cái 'logic' chính ở đây là 'khi Mỹ phóng tên lửa để đáp lại thì Trung Quốc không thể xác định ngay được là tấn công bắc Triều Tiên bởi Trung Quốc và bắc Triều Tiên kề nhau, dẫn tới Trung Quốc sẽ do dự hoặc hiểu lầm đáp trả.

Mỹ tránh lặp sự hiểu lầm đó của Trung Quốc thì phải mang vũ khí 'tấn công hạt nhân và phòng thủ' tới sát bán đảo Triều Tiên. 'Hạt nhân Mỹ' sát với Trung Quốc.

Trung Quốc sẽ là nước bị mất an ninh nhất Thế giới nếu bắc Triều Tiên phát triển được 'vũ khí hạt nhân'.

3/ Trung Quốc mất đi vị thế nước lớn với mong muốn trở thành siêu cường, bởi những tích lũy về 'sức mạnh' bị giảm ý nghĩa do 'nguy cơ hạt nhân'.

Mỹ do địa chính trị ở xa nên ít nguy cơ hơn và dễ phòng thủ hơn.

4/ Khả năng xuất hiện những nước chạy đua để 'sở hữu vũ khí hạt nhân' như Iran...hoặc những nước như Venezuela sẽ phát triển vũ khí 'hạt nhân' nếu xu thế về sau có những diễn biến khó lường.

Từ đó sẽ kéo theo một số nước nhỏ xung quanh bị leo thang chạy đua hoặc bị những nước lớn o ép tạo thành 'vùng đệm' đối chọi làm bia đỡ đạn (kiểu bắc Triều Tiên một thời bị Trung Quốc áp dụng chiến lược là vùng đệm để ngăn chặn Mỹ và kìm hãm Nhật Bản, nam Triều Tiên).

Diễn biến khó lường của 'tương lai' trong bối cảnh những tác động đó sẽ dễ o ép 'hư hỏng' tạo ra nhiều nước phải 'cố thủ bằng hạt nhân'.

Khả năng xuất hiện nhiều vùng trên Thế giới sẽ nguy cơ chiến tranh 'hạt nhân'. Thế giới sẽ bị đẩy cao trào về nguy cơ chiến tranh hạt nhân.

Chủ nghĩa khủng bố sẽ dễ tiếp cận hơn tới các vũ khí hạt nhân hoặc dễ tấn công phá hoại hơn các nơi cất giữ 'hạt nhân'. Nhiều nước sở hữu hạt nhân với sự đối chọi khốc liệt không loại trừ khả năng từng phần 'khoa học hạt nhân' bị kiểu vô tình tạo hở ra cho quân 'khủng bố'.

5/ EU, Mỹ...các nước phương Tây sẽ tạo liên minh bền chắc hơn để giảm thiểu nguy cơ hơn những nước khác. Xuất hiện nhiều 'mảng' liên kết các nước để trở thành chiến lược kiểu các 'đàn sói' (đàn sư tử, đàn linh cẩu...) tranh nhau tồn tại săn mồi. Lúc đó Thế giới bị chia rẽ cực lớn, các mối quan hệ 'tiến bộ' của nhân loài dày công xây dựng bị phá hỏng, 'lợi thế' của các nước nhỏ manh múm đang có bị chèn ép, thương mại Thế giới bị méo mó do các 'mảng' mà các nước nhỏ bị o ép do bị phụ thuộc (ở trong hoặc ở ngoài mà trong mảng khác)...

Nhìn nhận đối kháng sẽ nguy hiểm hơn thời chiến tranh lạnh Liên Xô và Mỹ.

6/ Những nước nhỏ dễ bị tổn hại nhất do 'công nghệ' tấn công và phòng thủ bị lẽo đẽo theo sau và bị nước lớn (mảng lớn) chiến lược dắt mũi.

Mỹ có thể bị tấn công hạt nhân ở một bang nào đó, nhưng do cách đối chọi 'hạt nhân' và thiếu sự giám sát của nhân loài tiến bộ, do 'logic' của phòng thủ, do trước khi tới mức bị tấn công thì đã xẩy ra 'căng thẳng' cực lớn với những nước nào đó....mà Mỹ sẽ tấn công đáp trả trong 'cơn giận ngu dốt' mà sẽ làm xóa bỏ thể chế những 'hàng đầu' về đối chọi như kiểu Iran, bắc Triều Tiên...

Cuộc chiến 'hạt nhân' xẩy ra thì những nước nhỏ luôn bị thất thủ trước tiên.

Một nước yếu về công nghệ 'tấn công - phòng thủ' lúc đó sẽ tăng cường kho 'hạt nhân' nhiều lên về số lượng dẫn tới trở thành nguy cơ tự bị hủy diệt do kho tự bốc cháy khi sai sót vận hành, do thiên tai hoặc bị tấn công...

7/ Hình thành nhiều nước nhỏ 'chính sách' chỉ là chỗ dựa, không có tự lập tự chủ, không đủ cơ chế của nhà nước và Liên Hợp Quốc... để tồn tại xứng đáng là 'đất nước'.

Dân chủ và quyền con người bị đánh mất, văn hóa bị đẩy lùi...

Những 'hình thành' nhóm, mối liên hệ con người bị phá vỡ bởi mỗi liên hệ tập hợp mức độ cao ở các nhà nước bị khủng hoảng nghiêm trọng do bị mất tin tưởng lẫn nhau giữa các nước. Niềm tin cái tốt đẹp bị đánh mất, dẫn tới 'đạo đức' con người bị phá hỏng, xã hội loài người sống trong 'vật chất' mà bị 'kìm hãm'.

8/ Phức tạp của nhiều tác động trên Thế giới về thiên tai, kinh tế, khủng bố, thúc đẩy vận động, va chạm cơ cấu sản xuất, đòi hỏi con người, chênh nhau cơ chế - thể chế...mà làm cho các trận địa leo thang dây chuyền 'vũ khí hạt nhân' ở nhiều khu vực trên Thế giới không bao giờ kiểm soát nổi.

9/ Vũ khí 'hạt nhân' hiện nay chủ yếu các nước lớn 'đối trọng' với nhau như Nga, Mỹ, Trung Quốc...hoặc Ấn Độ với Trung Quốc.

Những nước lớn có xu thế 'lợi dụng tích lũy' để tranh dành ảnh hưởng mọi nơi theo kiểu 'bảo trợ' mà dành lợi ích là chính.

Bức tranh đó có thể khác, những nhiều điểm của quá trình ở trên với mức độ xuất hiện khác nhau thì chắc chắn có.

Ngày 24/4/2013

- Nga với lợi thế 'địa chính trị' trải dài qua nhiều nước và tài nguyên dồi dào thì chỉ cần lo củng cố Đất nước không bị bất ổn là tạo được sức mạnh (khác với Mỹ).

Chính sách của nước Nga trước đây là tăng cường tạo vị thế ở các khu vực nhằm tranh dành ảnh hưởng như kiểu Mỹ. Chính sách của nước Nga hiện nay có vẻ đã thay đổi chỉ cần lo củng cố đất nước không bị bất ổn và tạo lợi thế một số lĩnh vực công nghệ, sử dụng tích tụ nguồn lực có thì với lợi thế địa chính trị sẽ tự tạo sức mạnh.

Bởi vậy, hiện nay nước Nga đã ít đối kháng hơn với nước Mỹ, nước Mỹ có vẻ đã chuyển trọng tâm đối chọi tranh dành từ Nga sang Trung Quốc.

Ngày 23/4/2013

- Trung Quốc đang chiếm đoạt của Thế giới tại Biển Đông.

Phân tích:

Các nước ở khu vực Biển Đông được thế giới công nhận thềm lục địa chạy theo bờ của mình với khoảng cách được quy định theo luật pháp Quốc tế. Khi đó với quyền mỗi nước được sở hữu sẽ tạo thành đường nối mà phần ở giữa sẽ có kiểu hình học như 'vũng nước' (hoặc miếng bánh bột dát mỏng - ký hiệu Q) và đó chính là phần biển được coi là của Quốc Tế.

Trung Quốc tuyên bố 'đường lưỡi bò' chẳng khác gì tạo kiểu tự tuyên bố ranh giới theo kiểu 'vũng nước loang ra - hoặc vết dầu loang' nhằm lấy hết phần còn lại của Q. Chẳng hạn: thềm lục địa của Việt Nam là V, của Philipines là P, của Malaysia là M, của Trung Quốc là T....thì Trung Quốc thực hiện chính sách vết dầu T không tuân thủ trong ranh giới của mình mà đẩy loang ra chiếm hết Q.

Trung Quốc thực hiện chính sách thế thì chẳng khác gì một nước bất kỳ K nào đó trên Thế giới tự tạo chiến lược kiểu 'vết dầu loang K' để chiếm vùng biển Quốc tế nào đó tùy sức mạnh của họ mà nhân dân Thế giới bị phục tùng sức mạnh của họ (chẳng hạn: Mỹ cũng sẽ tự tuyên bố được các 'vết dầu loang' của họ là MY tùy ý theo khả năng áp đặt được dựa theo một số 'liên quan địa chính trị' và kinh tế xã hội của họ; chiếm hết 1/4 biển Thái Bình Dương chăng?).

Để che lấp 'tài sản' của nhân dân Thế giới ở Biển Đông mà Trung Quốc muốn chiếm đoạt thì họ sử dụng chiến thuật gì? Trả lời đó là:

1/Tăng cường xung đột với tất cả các nước như Nhật Bản, Ấn Độ...(và tất nhiên cả các nước Đông Nam Á), nhằm đánh lừa nhân dân Thế giới là Trung Quốc đang thực hiện chính sách bành trướng nhằm chiếm đoạt 'biên giới' của nước khác (nếu nhân dân Thế giới hiểu cũng phần lớn chỉ mức đó; nhưng ở đây Trung Quốc tạo cớ là 'đang tranh chấp', nếu ai tìm hiểu sâu thì cũng chỉ coi là Trung Quốc xâm chiếm của láng giềng).

Mở nhiều mặt trận 'xung đột' nhằm che mắt nhân loài ở Biển Đông.

2/ Muốn dùng kiểu 'T' chiếm hết Biển Đông (muốn chiếm 'Q') và được nhiều thì sẽ mở rộng 'T' lấn sang của 'V' - 'P' - 'M'...mới đánh lừa được nhân dân Thế giới.

3/ Thực hiện chiến lược tạo cớ tranh dành ảnh hưởng 'siêu cường', đối chọi, đối kháng Mỹ chuyển trục....với các nước lớn khác (như Mỹ, Ấn Độ, Australia, Nhật Bản....) nhằm tạo phần 'Q' của nhân dân Thế giới bị lẫn lộn kiểu 'biến mất'.

4/ Lợi dụng tranh dành một số đảo để phá 'Q' của nhân dân Thế giới và phá các 'V' - 'P' - 'M'....

Vậy bất cứ công dân nào trên Thế giới đều có quyền được quyền kiện lên tòa án Quốc Tế là Trung Quốc vi phạm pháp luật nếu tuyên bố ranh giới 'đường lưỡi bò' phi lý.

Nếu Trung Quốc áp đặt được đường lưỡi bò thì chẳng khác gì các vùng biển trên Thế giới ai có sức mạnh đều 'dành làm của riêng' được.

Một Nhà nước mà vi phạm pháp luật mà dành lấy tài sản của nhân dân Thế giới thì không đáng 'tồn tại', nhà nước đó không đủ danh nghĩa. Trung Quốc mà tuyên bố và áp đặt đường lưỡi bò chẳng khác gì dành lấy tài sản của một người dân da đỏ ở châu Mỹ, một trẻ em ở châu Phi, một bà già ở Syria, một chị gái ở EU....

Vấn đề 'Biển Đông' phải được đàm phán giải quyết 'tôn trọng lẫn nhau, cùng phát triển hòa bình, tuân thủ Quốc tế'. Có như thế mới xứng đáng 'văn minh', mới tôn trọng 'quyền con người' của nhân dân Thế giới (mỗi người dân Thế giới có lợi ích tài sản chung Q).

(mời xem thêm các bài viết: CHIẾN LƯỢC BIỂN ĐÔNG)

(Lê Thanh Đức - làm cho chương trình phát triển Liên Hợp Quốc UNDP)

Ngày 22/4/2013

- Phân tích diến biến hai anh em nhà Tsamaev thực hiện vụ đánh bom Boston:

1/ Diễn biến mô tả lại của Cảnh sát Mỹ thì ai cũng phải thừa nhận hai anh em nhà đó như điệp viên thực hiện điệp vụ. Vậy mục đích của họ có phải là tạo 'ngòi nổ' vấn đề Chechnya tới Mỹ? kỹ năng thực hiện sự việc như thế không giống với kẻ bị bất ổn 'trả thù đời'. Phải chăng bên ngoài thì chúng ta nhìn nhận là 'khủng bố', nhưng hai anh em nhà đó với môi trường sống ở Chechnya trước đây thì họ có thể coi là lý tưởng (chúng ta sống trong môi trường nào đó nhiều lúc đều bị 'mù quáng' bởi bị nhồi nhét xung quanh, cách nhìn nhận về 'dân tộc' mình...).

2/ Vấn đề cảnh sát Nga và Mỹ đã có những thủ đoạn trước đây với hai anh em nhà đó như: Nga thông báo cho Mỹ về tình nghi, cảnh sát Mỹ đã từng nhiều lần nhắn tin kiểu 'đe dọa tới hai anh em nhà đó' là biết hay truy cập trang WEB đạo Hồi, cảnh sát Mỹ tạo kiểu 'sương mù' bao bọc giám sát làm ra vẻ 'soi rõ' mọi cử chỉ hành động của họ....

Kèm theo đó một số thất bại trong sự nghiệp, cuộc sống của anh em nhà Tsamaev, bạn bị giết chưa rõ nguyên nhân ...danh dự bị phá vỡ kiểu mẹ bị sa thải do cáo buộc ăn cắp...

Sự giám sát 'khó chịu' kèm theo sự thất bại mà tự cá nhân anh em nhà đó sẽ đặt câu hỏi là phải chăng 'mật vụ Mỹ' chơi đểu?

Những sự việc đó sẽ làm cho những 'cá nhân' nổi điên, thù hận.

Một câu hỏi lớn? 'ai cho ta lương thiện'?

Cái tâm của 'cảnh sát' mới cho con người 'công bằng - bình đẳng - bác ái'. Phải chăng bi kịch một phần do cảnh sát Mỹ quá dựa vào tay nghề giỏi kiểu 'thủ đoạn'...? Phải chăng cảnh sát Mỹ đã bị phiến diện nhìn nhận người dân đạo Hồi mà giám sát cực đoan quá?

3/ Phải chăng âm mưu của âm mưu 'mượn gió bẻ măng' mà tạo cảnh sát Mỹ thành 'người đàn áp' dồn ép con người?

Hy vọng cảnh sát Mỹ 'nhân đạo' hơn trong nghiệp vụ với cách ngăn chặn cảm hóa con người và răn đe khi có xuất hiện mầm loạn (những cách thảo luận trực tiếp, những cách tuyên bố nguyên do...).

Bởi vậy, nếu không phải 'khủng bố' do mục 1 thì do 'mục 2' tạo ra 'khủng bố'. Hy vọng mục 3 là do cái 'dốt' của các nước chứ không phải do âm mưu.

Mục nào cũng là nỗi đau của 'thời đại', chẳng hạn mục 1: vì sao chiến binh Taliban 'khủng bố' ở Afghanistan như thế? chúng ta ở lối sống bên ngoài thì tránh được xu hướng phát triển kiểu đó, nhưng nếu sinh ra từ nhỏ với mọi cách tiếp xúc trong 'xã hội' thu nhỏ các mối quan hệ con người và cách tổ chức xã hội đó...thì hình thành nhiều chiến binh Taliban mà có thể họ bị mù quáng theo lý tưởng (nhân dân Thế giới căm ghét nhung có thể chiến binh Taliban lại đang hiểu với nhau là vì lý tưởng...).

Ngày 21/4/2013

- Vì sao chính sách vấn đề Iran kém linh hoạt? Vì tổng thống Iran Mahamoud Ahmadinejad đã có những tuyên bố kiểu chửi nhau 'từ mặt' với Israel.

Chính sách của nhiều nước nhiều lúc phụ thuộc kiểu thể diện của cá nhân.

Ngày 20/4/2013

- Sợ nhất của nhân dân Thế giới là khi một nước ở những khu vực bất ổn xuất hiện cá nhân lãnh đạo thâu tóm quyền lực và thể hiện ý chí, công danh theo tư tưởng độc đoán của mình mà không có giám sát tốt của cơ chế nhà nước.

Ngày 19/4/2013

Những câu hỏi lớn dành cho Trung Quốc và các nước.

- Trung Quốc đang nghiên cứu xem cách trỗi dậy để trở thành siêu cường và siêu cường Trung Quốc có hòa hợp với Mỹ hay không hoặc là hai siêu cường mâu thuẫn gay gắt. Hòa hợp hay mâu thuẫn sẽ tác động rất lớn tới Thế giới.

Chả lẽ xu thế của nhân loài vẫn cách phát triển như hiện nay mà tạo ra siêu cường Trung Quốc chứ các nước khác cứ lẽo đẽo theo sau? Nước siêu cường vẫn dùng 'tích lũy' lớn để tạo lợi thế lấn át các nước nhỏ? Trung Quốc vẫn bớt 'quyền lợi' của từng người dân để tạo tích lũy lớn Nhà nước thành siêu cường hay là theo kiểu Mỹ? Chả lẽ Mỹ vẫn dùng được cách là nơi 'tạo chất xám' con người khắp nơi đổ về, lợi thế quân sự, 'khoa học khám phá'... để tạo tích lũy của Nhà nước và từng người dân Mỹ lớn hơn các nước khác? Chả lẽ nhiều nước khác vẫn có cơ chế kém trong quản lý và phương thức sản xuất nên tụt hậu và không cạnh tranh được trong các lĩnh vực? Chả lẽ mối liên kết các nước không thể tốt được nên chỉ có tích lũy lọi thế ở các nước lớn mà chẳng có tích lũy kiểu phối hợp tốt nhiều nước (kiểu thương mại tốt Asian...)? Chả lẽ chỉ có Singapore là tạo được 'mô hình' đáng ước mơ của nhiều nước chứ không có sự thần kỳ ở những nước khác?

....

Ngày 18/4/2013

- Chiến tranh hay không chiến tranh trên Thế giới nhiều lúc phụ thuộc tỷ lệ phần nào đó với sự tác động tới lợi ích các nhóm (động chạm).

Ngày 17/4/2013

- Các phần tử cực đoan lợi dụng đạo Hồi tấn công khủng bố cả vào dân thường dù bị nhân dân Thế giới lên án, bởi họ mong muốn thành lập 'đế chế đạo Hồi' theo các luật lệ riêng.

Theo 'đế chế' riêng của họ thì không cần mối liên hệ các dân tộc, thể chế của họ muốn lập nên mâu thuẫn với các thế chế xã hội hiện nay. Họ không cần người dân đạo Hồi có mối liên hệ thiện cảm với các dân tộc khác.

Chỉ khi người dân đạo Hồi có lý luận tiến bộ giữa các nhà nước với đạo Hồi thì mới triệt tiêu được tấn công dân thường.

Ngày 16/4/2013

- Camphuchia và Thái Lan sẽ đối đầu nhau tại phiên điều trần Tòa án công lý quốc tế (ỊC) do tranh chấp vùng đất xung quanh đền Preah Vihear dọc biên giới hai nước.

Đền Preah Vihear được UNESCO công nhận là di sản văn hóa Thế giới năm 2008, nằm trên mỏm đá thuộc dãy núi Dâng reek - Camphuchia nhưng lối vào đền lại nằm bên phía Thái Lan. Thái Lan không tranh chấp quyền sở hữu ngôi đền của Camphuchia mà là khu vực 4,6km2 xung quanh ngôi đền này. Phía Thái Lan cho rằng sở dĩ tranh chấp nổ ra là do phía Camphuchia tìm cách xác định quyền của mình tại khu vực xung quanh đền như là một phần gắn liền với đền.

Bình luận:

'Nếu hai nước biết 'hòa bình - thịnh vượng' với nhau mà thỏa thuận tốt thì khách du lịch hầu như ai cũng thích cách lối vào ở Thái Lan và đền lại ở Camphuchia. Người dân Thế giới đi du lịch ai cũng thích sự 'giao hòa' điểm đến có mối liên hệ hai nước, ai cũng muốn ghi dấu ấn tới một điểm mà địa chỉ hai nước.

Biểu tượng của hòa bình là đó, mỗi nước chịu bàn luận tốt với nhau thì cái được là rất lớn về 'thương hiệu' xu hướng văn minh xã hội con người.

Ngày 15/4/2013

- Những nước lớn có lúc ít mong con đường 'văn minh nhân loài' thuận lợi, bởi với 'lợi thế' và tích lũy lớn nhiều lúc họ mới lợi dụng được kiểu 'đục nước béo cò'.

Những nước tiềm lực kinh tế kém (nước nghèo) thì thị trường thường bị lệch nên những xu hướng thương mại ít được thực thi tiến bộ và bình đẳng sẽ phá vỡ 'lợi thế' của nước nghèo.

Tỷ lệ phát triển nguồn lực quân sự của một nước là gần với tỷ lệ mức tranh dành 'lợi thế' kinh tế địa chính trị.

Bán đảo Triều Tiên đang bất ổn cũng góp phần gián tiếp thiệt thòi cho những nước nghèo.

Ngày 14/4/2013

- Bất ổn khu vực châu Á Thái Bình Dương giúp Mỹ thoát khỏi gánh vác hậu trách nhiệm ở Trung Đông.

Ngày 13/4/2013

- Khi một thể chế bị o ép thời gian dài dẫn tới thường có những tuyên bố 'hỗn loạn' (tình hình ở bán đảo Triều Tiên).

Ngày 12/4/2013

- Những gì cản trở sự can thiệp quân sự vào Syria? trả lời:

1/ Dư luận nhân dân Thế giới.

2/ Quan hệ của nước đó 'khó được tin tưởng' bởi dính dáng lật đổ thể chế nước khác.

3/ Chưa hình dung 'tương lai' Syria.

4/ Không nước nào muốn chịu trách nhiệm gánh vác trực tiếp.

5/ Chiến thuật lâu dài khi hình dung có 'lực lượng' phe nổi dậy theo đuổi được.

Ngày 11/4/2013

- Bao giờ Trung Quốc muốn bán đảo Triều Tiên thống nhất, ổn định thịnh vượng? trả lời:

1/ Khi nền kinh tế Trung Quốc cạnh tranh bình đẳng được với Nhật Bản và nam Triều Tiên (hiện nay đang thua kiểu: hàng nhái thiếu sáng tạo, trình độ tay nghề...).

Lúc đó khu vực sẽ trở thành nơi thi thố cạnh tranh thị trường tốt với Thế giới.

2/ Khi nền kinh tế Trung Quốc phân chia được lợi nhuận tốt, không bị tích lũy quá lớn vào kiểu 'kinh tế Nhà nước'.

Tích lũy ở Nhà nước lớn thì dễ dùng nguồn lực sang 'quân sự'.

Phân tích 'mục 1 và 2':

Trung Quốc, Nhật Bản và nam Triều Tiên như 3 nhà kinh doanh mà Trung Quốc 'ghen tỵ' kiểu thi thố thị trường không bằng 2 nước còn lại, sự bất ổn sẽ làm lu mờ phấn đấu 'thị trường' tốt. Nhưng Nhật Bản là nước có nền 'công nghiệp' từng trải sẽ chấp nhận cuộc chơi, nam Triều Tiên sẽ tự điều chỉnh và có lợi thế thị trường kiểu 'liên minh - mang danh nghĩa gìn giữ hòa bình cho Thế giới'.

'mục 2' làm cho phương thức sản xuất của Trung Quốc không tiến bộ được, nguồn lực kinh tế bị hao.

Ngày 10/4/2013

- Ai chơi được kiểu chiến lược xung đột vòng xoay 'giao thông hỗn loạn', tức là kiểu nhiều phương tiện cùng đua nhau tranh dành qua (ngã 3, 4, 5...)? Trả lời: những ai có phe cánh nhiều, phương tiện tốt.

Những ai dám chơi khi bị đẩy xuất hiện thành 'vòng xoay giao thông' hỗn loạn? đó là những 'tay đua' ABC giỏi, có trợ giúp tốt. Những tay đua ABC chịu được nhiệt sẽ trụ lại được.

Tình hình bán đảo Triều Tiên đã giống như vòng xoay giao thông hỗn loạn.

Trung Quốc có phương tiên tốt nhưng chỉ một mình nên ít có lợi thế.

Mỹ, Nhật Bản, nam Triều Tiên...có phương tiện tốt và 'thỏa thuận' tương trợ chiến lược tranh dành nên có lợi thế.

Bắc Triều Tiên phương tiện kém, ít có trợ giúp nhưng chỉ có lợi thế tạo ra cái đích tranh dành và phá vỡ 'tín hiệu giao thông' bất ngờ.

Mỗi nước chỉ được tính từng lượt tham gia cuộc chơi nên sự đồ sộ phương tiện của Trung Quốc không đưa vào cuộc tranh dành được hết (Trung Quốc cũng chỉ ngang bằng với nam Triều Tiên như góp 1 tay đua).

Cao trào dần của hỗn loạn sẽ kéo Trung Quốc khỏi ngưỡng tích lũy bước nhảy của chu kỳ phát triển mới.

Trung Quốc tích lũy đồ sộ muốn 'trôi chảy' lọt qua mọi nơi thì cần 'tín hiệu giao thông' được thực thi tốt.

Ngày 9/4/2013

- Căng thẳng leo thang giữa 2 miền ở bán đảo Triều Tiên với cách ứng xử của các nhà lãnh đạo đã chi rẽ người dân nam bắc như là khác dòng máu dân tộc, như là 2 nước.

Đông va tây Đức trước đây bị ngăn cách bức tường nhưng con người dân tộc Đức thì ít bị chia rẽ.

Ngày 8/4/2013

- Bất ổn leo thang tại bán đảo triều Tiên che dấu 'chiến lược' áp dụng ở Syria.

Cuộc chiến ở Syria đang kéo dài gần theo kiểu 'du kích' mà gây khó đối phó cho chính quyền tổng thống Bashar Assad, chiến lược đó áp dụng được bởi người dân Thế giới bị lái bận tâm vào 'bán đảo Triều Tiên'.

Nhân dân Thế giới bị để ngoài thì các thương lượng khó tìm tới.

Ngày 7/4/2013

- Cam Ranh và chiến lược quân sự nước Nga.

Căn cứ quân sự tại Cam Ranh là vị trí chiến lược giúp Nga ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Cam Ranh giúp hải quân Nga sức mạnh. Nga không có tàu sân bay hùng hậu như Mỹ nhưng Cam Ranh có thể nói là sẽ giúp Nga vị trí 'địa chính trị' mà ngang bằng có thêm nhiều tàu sân bay, 'như hổ thêm cánh'.

Việt Nam chịu tác động 'xấu - tôt' thế nào nếu cho Nga thiết lập căn cứ quân sự tại Cam Ranh? Trả lời:

1/ Mỹ sẽ bị tranh dành phần 'ảnh hưởng'. Mỹ sẽ vấn giữ quan điểm về vấn đề 'Biển Đông' nhưng sẽ thích mâu thuẫn giữa Việt Nam và Trung Quốc tăng cao để làm khó 'sự ứng xử của người Nga.

2/ Nga tất nhiên khó có thể tham chiến cùng Việt Nam chống lại Trung Quốc nếu xẩy ra chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc, do lợi ích và sức mạnh giữa Nga và Trung quốc.

Nếu Việt Nam bị xẩy ra chiến tranh với nước khác thì Nga không tham chiến cùng được.

3/ Việt Nam vẫn phải tự lập về 'chiến lược quốc phòng' trong bảo vệ đất nước và không dựa vào 'quân của Nga'. Cam Ranh nhường phần cho Nga thì vị trí 'phòng thủ tốt' của quân sự Việt nam bị thu hẹp mức nào đó.

4/ Nga và Việt Nam thực hiện chiến lược:

a/ 'Quân sự của Nga tại Cam Ranh phục vụ mục đích của Nga là cân bằng chiến lược phía nam, giúp ổn đình hòa bình Thế giới'.

b/ Hợp tác tốt về ưu tiên hàng đầu trang bị 'mua bán' vũ khí mới tối tân nhất cho Việt Nam.

Vậy, Việt nam có thể cho Nga 'thuê đóng quân căn cứ quân sự tại Cam Ranh bởi Việt Nam chỉ cần 'mục b điểm 4'.

Việt Nam đã có chiến lược quốc phòng về phòng thủ 'biển đảo' (mời xem bài viết: CHIẾN LƯỢC BIỂN ĐÔNG) thì chỉ cần thị trường 'vũ khí công nghệ cao' đáp ứng tốt. Nga 'mua bán' tốt với Việt Nam giúp Việt Nam thực hiện tốt chiến lược phòng thủ thì giúp phía nam không bị các nước tranh dành ảnh hưởng gây mất ổn định, phá vỡ hòa bình Thế giới và 'phòng thủ tốt của Việt Nam' giúp căn cứ quân sự của Nga tại Cam Ranh bất khả xâm phạm. Mỹ cũng không áp dụng được chiến thuật ở 'điểm 1'.

Ngày 6/4/2013

- Bắc Triều Tiên nếu phát động chiến tranh thì nhằm mục đích gì? Xét những khả năng: 1/ Thống nhất 2 miền; 2/ Đánh Mỹ, làm Mỹ và đồng minh suy yếu 3/ Tạo thương lượng mới khi cục diện chiến trường có lợi; 4/ Cuộc chiến để tỏ vị thế quan trọng của bắc Triều Tiên và không sợ 'quyền lực' sức mạnh những nước khác , 'tạo kiểu anh hùng cá nhân và củng cố quyền lực của nhà lãnh đạo Kim Jong-un; 5/ Sự leo thang của sự việc 'gây áp lực mở đầu' mà nay trở thành kiểu 'chính sách này chồng chéo chính sách kia, khó gỡ rối'; 6/ Thỏa thuận 'ngầm' với nước khác (có thể là Trung Quốc, Iran, hoặc phe kiểu 'nhóm cá nhân'...) tạo bất ổn khu vực mức độ đó mà biết 'cầm chịch' không xẩy ra chiến tranh toàn diện.

Phân tích từng điểm ta thấy:

Điểm 1, điểm 2 không khả thi do thực lực và do người dân nam Triều Tiên không muốn thể chế theo kiểu bắc Triều Tiên.

Điểm 3, điểm 4 có khả thi nhưng chỉ thực hiện được khi bắc Triều Tiên tìm được trận chiến A (mời xem bài viết: Trận chiến A của bán đảo Triều Tiên).i

Điểm 5 mọi chính sách đều dẫn tới nguy cơ kiểu này bởi sự phức tạp biến động Thế giới và khả năng của những cá nhân không làm chủ được tình hình (mọi âm mưu đều bị dính phần khó trôi chảy kiểu này).

Điểm 6 có khả thi, bởi biết mức độ và biết cái cầm chịch thì luôn có âm mưu của 'địa chính trị'.

Từ đó thực hiện chiến lược: a/biết cách chiến lược trận chiến A (xem bài viết); b/khôn ngoan (hóa giải điểm 5); c/'tương kế tự kế', 'thừa gió bẻ măng'...phá điểm 6. thì giải quyết được tình hình bán đảo Triều Tiên hiện nay.

Ngày 5/4/2013

- Iran dùng dằng vấn đề 'hạt nhân' bởi sợ sự can thiệp quân sự bên ngoài khi trong nước bất ổn.

Nhưng chiến lược của phương Tây chỉ cần nhằm kiềm chế làm suy yếu Iran hoặc muốn Iran đạt 'dân chủ' theo cách của họ. Bởi vậy 'hạt nhân' Iran khó tạo được cách phát triển.

Trung Đông chỉ cần sót lại vài nước như Iran mới tạo các nước bên ngoài tranh dành ảnh hưởng được, chứ nước nào cũng 'dân chủ, tự lập' tốt thì các nước lớn không chia nhau lợi thế được.

Ngày 4/4/2013

- Bán đảo Triều Tiên có nguy cơ xẩy ra một trận chiến A (không toàn diện) hay không? Trả lời: là sẽ có nếu bắc Triều Tiên tìm ra cách mức độ 'trận chiến' trong khi đó nam Triều Tiên cùng với Mỹ không tìm ra chiến lược trận chiến (hoặc không quan tâm).

Giải thích: Nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un rất muốn tạo ra một trận chiến A thực sự để chứng tỏ 'đường lối của mình là sẵn sàng theo như đã tuyên bố và thể hiện sự chiến đấu đảm đương chống lại được', nhưng họ lại sợ leo thang chiến tranh toàn diện xẩy ra bởi không bên nào kiềm chế được.

Trận chiến A bắc Triều Tiên mong muốn mức độ có thể là đọ với vài tàu chiến hoặc vài đợt bắn pháo kịch liệt kéo dài vài ngày qua biên giới...mà sau sự đáp trả và chiến đấu giữa 2 bên sẽ được 'tác động' kiềm chế, dừng lại (có thể là Liên Hợp Quốc, các nước khác, tuyên bố 'đòi hỏi' của mỗi bên...).

Về mặt chiến lược quân sự mà nói nếu trận chiến A mà tạo cho bắc Triều Tiên đọ được ngang ngửa với nam Triều Tiên và bị giới hạn không leo thang toàn diện thì bắc Triều Tiên sẵn sàng chịu phần thiệt hại mà gây hấn mở trận chiến A. Trận chiến A như thế (chẳng hạn chỉ đọ pháo qua biên giới bất ngờ vài ngày) thì sự thiệt hại 2 bên có thể bằng nhau, do Mỹ và nam Triều Tiên khó giữ được mức độ đó mà chiến thắng (muốn thắng của liên quân và công nghệ phải mở rộng thêm) từ đó mà tạo vị thế cho bắc Triều Tiên.

Bắc Triều Tiên sợ trận chiến A bị mở rộng thành chiến tranh toàn diện không đủ sức chống chọi, trong khi đó nam Triều Tiên và Mỹ cũng không muốn tổn phí lớn để mở rộng toàn diện và hai bên đều sợ bị leo thang thành toàn diện bởi khó kiểm soát tình hình khi nổ ra.

Vậy nam Triều Tiên và Mỹ cần chiến lược gì để ngăn xẩy ra trận chiến A? Trả lời: Đó là chiến lược B đáp trả ngay tức khắc theo đợt với mức độ gấp đôi bằng vũ khí công nghệ với từng đợt và kèm theo tuyên bố nếu không dừng sẽ leo thang dần theo kiểu nhân đôi. Chẳng hạn: Bắc Triều Tiên bắn pháo sang biên giới thì đáp trả lại với tất cả các phòng thủ biên giới chứ không chỉ đấu pháo tay đôi. Chiến lược B phải có 3 điểm: 1/tức khắc đáp trả 2/ Nhân đôi đáp trả 3/từng đợt và kèm theo tuyên bố nếu 'sẵn sàng leo thang' (từng đợt: để đáp trả và ngăn leo thang; 'sẵn sàng': để 'leo thang' đáp trả lại kiểu gấp đôi).

Có thể trận chiến A chỉ đọ pháo biên giới nhưng kèm theo Mỹ dùng máy bay tàng hình phá bỏ 'hạt nhân' bắc Triều Tiên, hoặc 'tầu ngầm'...

Chiến lược B đáp trả trận chiến A như thế thì bắc Triều Tiên không mở được trận chiến.

Không có trận chiến A thì không xẩy ra chiến tranh bán đảo Triều Tiên.

Ngày 3/4/2013

- Nga mất dần vị trí số 1 tại thị trường vũ khí Ấn Độ bởi một phần do Nga chú trọng mối quan hệ với Trung Quốc.

Ấn Độ đang có 'đối chọi' với Trung Quốc nên khó tin tưởng kiểu vũ khí Nga cung cấp tay đôi với cả Ấn Độ và Trung Quốc.

Ngày 2/4/2013

- Bắc Triều Tiên lo ngại sẽ bị tấn công như ở Libya, Iraq...nhưng họ phải biết mục đích của Mỹ tranh dành ảnh hưởng ở khu vực đó là khác với bán đảo Triều Tiên. Bán đảo Triều Tiên tạo cho cớ cho Mỹ kềm chặt Trung Quốc và Mỹ chỉ cần bảo vệ đồng minh chứ không muốn tốn công sức 'thống nhất hai miền'. Bởi vậy bắc Triều Tiên đưa ra vấn đề 'hạt nhân' chỉ nhằm mục đích tạo lợi trong đàm phán.

Ngày 01/4/2013

- Nhà lãnh đạo bắc Triều Tiên Kim Jong-un khẳng định vũ khí hạt nhân là 'sinh mệnh quốc gia' và không thể ngã giá thậm chí 'hàng tỷ USD'.

Bình luận: đối đầu giữa hai miền những năm qua không có đe dọa hạt nhân, nam Triều Tiên vì thế ý chí thống nhất còn chưa cao. Khi 'lơ lửng' hạt nhân thì chính sách của nam Triều Tiên sẽ đổi khác và quyết tâm bằng được thống nhất hai miền, như Mỹ quyết thay đổi Liên Xô trước đây.

Nhưng chính sách thống nhất hai miền của nam Triều Tiên sẽ khác và tất nhiên không thể dùng bạo lực quân sự (chính sách cũng sẽ khác Mỹ với Liên Xô). Nam Triều Tiên (có thêm những liên minh của họ) sẽ chấp nhận con số lớn những tỷ USD để thực hiện các chính sách đó.