chiến lược và ảnh hưởng một số nước với bán đảo Triều Tiên

Chiến lược và ảnh hưởng của một số nước (chủ yếu) với Bán đảo Triều Tiên :

1/ Mỹ:

- Mỹ ưa nhất là thỉnh thoảng có bất ổn ‘vừa phải’ ở hai miền bán đảo Triều Tiên, khi đó Mỹ sẽ có chiến lược phù hợp nhất.

Quân sự Mỹ sẽ áp sát khu vực, có chỗ ‘đứng chân’, áp sát Trung Quốc…Quân sự Mỹ đạt được ở châu Á là nhiều nước bị ‘chênh lệch’ về quân sự mà phụ thuộc Mỹ.

Sự ‘đồ sộ’ về quân sự của Mỹ phải tìm được chỗ đứng (hiệu quả hơn về kinh tế so với chạy ‘lông nhông’; mới áp dụng được chiến lược- chiến thuật).

- Mỹ chỉ ngại ‘hạt nhân’ của Bắc Triều Tiên sẽ kích hoạt cuộc đua khắp thế giới (sẽ khó kiểm soát hơn cả chủ nghĩa khủng bố ở Trung Đông).

2/ Trung Quốc:

- Trung Quốc ưa chỉ ‘bất ổn’ nhẹ ở hai miền bán đảo Triều Tiên, tồn tại hai miền.

Khi đó Nhật Bản và nam Triều Tiên bị kiềm chế. Trung Quốc ‘bành trướng’ được sức mạnh quân sự (tăng chi cho quốc phòng mà có vẻ ‘hợp lý’; không bị cho là đe dọa láng giềng).

- Trung Quốc vẫn sẵn sàng cho hòa bình thống nhất ở bán đảo Triều Tiên, bởi sẽ đẩy Mỹ ra khỏi khu vực, ra xa lục địa Trung Quốc.

3/ Nhật Bản:

- Nhật Bản ưa ổn định hai chế độ ở hai miền nam bắc bán đảo Triều Tiên hoặc hai miền thống nhất trong hòa bình, đàm phán, hòa nhập dần.

4/ Nam Triều Tiên:

- Chấp nhận tồn tại hai miền trong ổn định. Muốn thống nhất theo xu hướng đàm phán, hòa nhập dần giữa hai miền.

5/ Bắc Triều Tiên:

- Cứ ổn định một thời gian lại thấy khó chịu bởi bị cô lập, khó phát triển…dẫn tới phải chiến lược ‘tên lửa’ để đòi hỏi sự ‘chú ý’ của quốc tế, tạo thương lượng mới.

- Nhiều nước sợ ‘trợ giúp’ về ổn định kinh tế cho bắc Triều Tiên thì bắc Triều Tiên sẽ rảnh tay chỉ chuyên tâm tập trung về quốc phòng và dồn tiềm lực vào đó (như Nhật Bản, nam Triều Tiên…).

6/ Nguyên nhân hai miền dễ bị leo thang bất ổn là:

- Sự chênh lệch bộ binh của bắc Triều Tiên cứ tích tụ dần (số lượng quân của bắc Triều Tiên rất lớn), vũ khí lạc hậu dần theo công nghệ…dẫn tới sợ Mỹ và nam Triều Tiên ‘tập kích bất ngờ’ (nam Triều Tiên được tích tụ vũ khí hiện đại cùng Mỹ).

Nam Triều Tiên sợ bắc Triều Tiên có sự tích tụ lớn về bộ binh và lượng ‘pháo binh’ sẽ thực hiện ‘chiến lược biển người’ tràn sang và tàn phá (bằng pháo binh) nên phải tăng cường tập trận.

Hai vấn đề đó tạo luôn ‘mất niềm tin’ lẫn nhau giữa hai miền, luôn đề phòng lẫn nhau, dễ leo thang để tạo ‘đe dọa cân bằng’.

- Mỹ phải tạo tập trận định kỳ với ‘đồng minh’ để tạo chiến lược chiến tranh hiệu quả nhất và tạo uy lực quân sự ‘chỗ đứng’ (quân sự ‘đứng chân’ mà không tập trận thì không có tác dụng kiểu ‘uy lực’ nơi đó), từ đó kèm theo răn re Trung Quốc và một số nước…

(Lê Thanh Đức – ngày 25/07/2017; làm cho Chương trình UNDP).