cách thổi sáo trúc

1/ Trước tiên tập thổi cho kêu.

Tiếp đó, cách thổi các nốt nhạc:

Xem hình vẽ các nốt nhạc, cách thổi theo là:

Nốt ‘Si’: thả các ngón tay không bịt lỗ nào thì sẽ thổi ra nốt nhạc ‘Si’.

Nốt ‘La’: bịt lỗ đầu tiên (lỗ gần lỗ miệng thổi), còn những lỗ sau thả hết không bịt ngón tay (5 lỗ còn lại).

Nốt ‘Son’: bịt 2 lỗ đầu tiên, thả 4 lỗ về sau.

Nốt ‘Fa’: bịt 3 lỗ đầu tiên, thả 3 lỗ về sau.

Nốt ‘Mi’: bịt 4 lỗ đầu tiên, thả 2 lỗ về sau.

Nốt ‘Rê’: bịt 5 lỗ đầu tiên, thả 1 lỗ về sau.

Nốt ‘Đô: bịt tất cả các lỗ.

Chú ý: những nốt trên ở hình vẽ là ở vị trí bên trái nốt 'Si'.

Nhưng nốt 'cao' (bên phải nốt 'Si' nơi hình vẽ). Nốt ‘Đô’ cao’ (nơi hình vẽ gần nốt ‘Si’- hàng ôli cao): thổi như nốt ‘Đô’ nhưng thổi mạnh.

Nốt ‘Rê’ cao (nốt kề tiếp theo nốt Đô cao): thổi như nốt ‘Rê’ nhưng thổi mạnh.

Tương tự kế tiếp (lên hàng ô li cao dần) là các nốt ‘Fa’ cao,’Son’ cao…thổi mạnh.

Nốt ‘đen’ thì thổi dài hơn nốt ‘trắng’.

2/ Trong bản nhạc thì có lời và nốt nhạc. Ta cứ thổi theo nốt nhạc là thành bài. Thổi nhiều lần tự quen tay, sau đó sẽ thổi được bài hát mà không cần nhìn bản nhạc.

3/ Cách thăng hoa:

a/ Không gian tốt nhất là khoảng 20h tới 22 giờ (hoặc 13 h tới 14h), đêm trăng sáng, nơi có nhiều người đi qua. Chẳng hạn, nên thổi nơi gác 2 dưới là đường phố hoặc nam sinh thổi nơi ký túc xá nhiều nữ sinh…hoặc trai làng nơi sân đình.

b/ Bài hát nên chọn bài tủ và khoảng 5 tới 6 bài là đủ. Mình hay thổi những bài: ‘Xa khơi’, ‘Chân em đi’; Bài ca trên núi’; Bài ca người thợ rừng; Lý kéo chài; Lý ngựa ô; Lý qua đèo’…Những bài đó âm nhạc xen kẽ trữ tình và vui nhộn.

Thổi nhiều bài quá hay chán, thổi không tuần tự giờ giấc nhanh chán, thổi không đúng bài tủ nhanh chán…(mời xem them bài viết cách ‘thăng hoa’: cách thăng hoa ).

c/ Ca sĩ hát hay do học nhạc bài bản và có năng khiếu. Bạn hãy thổi tự luyễn nhạc theo cách 'thăng hoa' hững khởi của bạn cũng sẽ rất hay. Lúc thổi nên thảnh thơi hoặc hưng phấn con người, không nên cấp tập cho xong.

.

Ngày nay không tìm thấy trẻ chăn trâu thổi sáo vì: không biết bản nhạc, không biết lúc thưởng thức, không điều độ được ‘khoảnh khắc’ dẫn tới nhanh chán. Trẻ thơ thời nay không được học sáo một cách ‘đơn giản’ như thế.

‘Giáo dục’ nên dạy làm thủ công làm sáo và bày cách thổi ‘đơn giản’ thế. Biết thưởng thức là một phần cái ‘sướng’ đời người có được (không chỉ phụ thuộc tất cả sướng ‘tiền’).