Brexit

Ngày 24/6/2016

Từ việc nước Anh rời khỏi EU bàn về ‘dân chủ’ trong thế giới văn minh:

Trưng cầu dân ý là thể hiện ‘dân chủ’, nhưng chúng ta thấy tỷ lệ phiếu 51,89 % là bầu cho ra đi và 48,11% là mong muốn nước Anh ở lại EU.

Vậy là gần một nửa số dân mong muốn ở lại EU, những người dân này đã không thỏa mãn được nguyện vọng của mình. “Dân chủ’ là để mọi người dân dễ dàng đáp ứng nguyện vọng, khi trưng cầu dân ý thì nước Anh đã thể hiện được quyền ‘dân chủ’ cho mọi người dân, nhưng cũng qua dân chủ mà chia ra một nửa số dân được thỏa mãn và một nửa không, tức là dân chủ ở đây mới chỉ thể hiện được cái ‘quyền’ mà chưa là cách thức để thỏa mãn được nguyện vọng của tất cả người dân.

Những cái khó nào của cách thức trưng cầu dân ý (thể hiện ‘quyền’ dân chủ) mà khó thỏa mãn được quyền lợi mọi người dân? Đó là:

1/ Chính sách của nước Anh khi ở lại EU khác với khi rời EU sẽ khác nhau và tạo thuận lợi hay khó khăn cho ‘nhóm – tầng lớp người’ khác nhau.

2/ Chủ nghĩa dân tộc hay sự giao hòa mở ra.

3/ ‘Nước Anh ở lại EU’ hay ‘nước Anh ra đi’ là ảnh hưởng rất lớn đến hiện tại và xu thế phát triển của nền ‘văn hóa’ nước Anh.

4/ Bức tranh ‘tương lai’ của EU.

Đó là 4 đặc điểm chính.


Bây giờ mình phân tích, một nhà nước làm thế nào để phát huy ‘dân chủ’ mà lại thực thi được chính sách tốt, đó là:

Mục 1:

- Giả sử, khi các nhà phân tích chứng minh được nước Anh ở lại EU sẽ thu được lợi ích tổng thể lớn hơn cho nước Anh và Thế giới, nhưng nhóm bỏ phiếu cho nước Anh rời EU cảm thấy nếu ở lại bị thiệt thòi (ở đây chủ yếu là tầng lớp già – cảm thấy bị thiệt thòi vì dân nhập cư cạnh tranh) thế thì đáng ra các nhà hoạch định – thực thi chính sách của nước Anh (chính phủ) và cả EU phải có bù đắp cho thiệt thòi của lớp người này (có thể: tăng phúc lợi; hoặc phân tích cái được là ‘dân nhập cư’ tạo tăng trưởng cao hơn dù sẽ tạo cạnh tranh cá nhân cao hơn; hoặc cân đối lại kiểu ‘thuế’ với lớp thiệt thòi….).

Ở đây đã không ráo riết tạo chính sách cân đối (của chính phủ Anh và quốc hội EU).

- Lỗi của EU không thể hiện rõ được chính sách của ‘tương lai’ như vấn đề Hy Lạp, nhập cư,…mà làm một phần dân Anh cảm thấy phải lảng tránh những trách nhiệm đó.

- EU không phân tích, thể hiện rõ được ‘cái được – cái mất’ của nước Anh ở trong EU cho mọi người dân nước Anh rõ và ‘thiếu lắng nghe - thiếu chính sách’ với tầng lớp thiệt thòi khi Anh ở lại EU.

Mục 2: ‘Chủ nghĩa dân tộc hay sự giao hòa mở ra’, tức là những người thấy nước Anh ở trong EU sẽ làm nước Anh bị chìm trong đó, kiểu mất hết hào quang như thời xưa ‘đế chế Anh’….hoặc nước Anh sẽ giảm tự chủ, tự khẳng định….

Vấn đề ‘hào quang đế chế’ thì phải phân tích được chính sách nước Anh ở lại EU sẽ như nước Anh nhà ở cửa ngõ mà hào sảng, nhiều bạn – nhiều khách (tất nhiên có tốn kém) khác với nước Anh rời EU sẽ như nhà cửa ngõ mà chỉ kiểu quan hệ ‘nhiều người vẫn phải qua làm ăn’ (‘phải qua’ vì vị trí). Xác định được ‘động lực’ hai hướng đó cho quốc gia mà phổ biến thì mới huy động được sức dân và hướng theo ‘dòng chảy’ nào (ở lại hay ra đi) mà vẫn có tồn tại tinh thần nước Anh hùng cường chứa trong đó (giả sử mọi người dân xác định được ở lại EU vì sẽ có chính sách kiểu nước Anh của ngõ, nhiều bạn mà vẫn mạnh….thì vẫn thỏa mãn những người có tư tưởng muốn nước Anh không mất hào quang thời xưa là ‘đế chế’).

Mục 3: Nước Anh ra đi thì sẽ giữ được ‘bản sắc’ văn hóa hơn cho mình.

Khi có sự giao thoa thì nền văn hóa của đất nước phải có điều chỉnh và chấp nhận. Nước Anh ra khỏi EU thì giữ được đặc sắc riêng của mình mạnh hơn (dù có cả điểm hạn chế và điểm tốt), mà nước Anh ở trong EU thì có những nét mới sinh ra và có những cái bị hòa tan.

Vấn đề này cũng phải có chính sách ráo riết của nước Anh khi ở trong EU mới đáp ứng được, chẳng hạn: nếu nước Anh có nét gì đó mạnh thì sẽ nhân – mở ra (như bóng đá Anh được thuận lợi ‘bùng nổ’….).

Giao thoa là xu thế của thời đại, nhưng để không làm mất bản sắc của mình thì lại do chính phủ phải có đầu tư đúng. Phải chăng chính sách của chính phủ Anh những năm trong EU đã làm phần nào đó dân Anh bị thất vọng ở nét ‘bản sắc văn hóa’.

Giao thoa văn hóa mạnh hay không? (ở lại hay ra đi) thì tác động mạnh tới xu thế nền văn hóa nước Anh. Xu thế phát triển văn hóa nước Anh như thế nào ở trước hai kiểu luồng chảy đó mà ai sẽ quyết định? Áp dụng chính sách điều chỉnh tốt chăng? (tức là kiểu khi ở lại EU bị giao thoa mạnh thì chính phủ đầu tư thêm cho phát triển bản sắc văn hóa) hay cứ để dân bỏ phiếu tự chọn? Mình thấy vẫn đề giao thoa là luôn xu hướng của thời đại phải tham gia, một quốc gia muốn bản sắc thì ‘chính sách’ cho đúng sẽ vẫn thỏa mãn và có thể phát huy hơn (như bóng đá Anh; lợi thế ngoại ngữ Anh; hoặc mở ra phong cách mới người Anh là có mặt khắp thế giới; hoặc người Anh được chính phủ đầu tư thêm những vần đề gì…).


Mục 4: EU thiếu đầu tư cho thể hiện đường lối bức tranh EU trong ‘tương lai’, trong khi đó những vấn đề như Hy Lạp, nhập cư, chia sẻ,…gây cản trở (EU nhờ mình vẽ ‘bức tranh ‘tương lai’ chăng?).

Cách thể hiện ‘dân chủ’ ở đây đã đáp ứng nguyện vọng người dân khi trưng cầu nhưng đã không làm thỏa mãn nguyện vọng cho phần lớn lớn người dân (khó thỏa mãn tất cả). Phải chăng, chính phủ đã quá tự tin vào áp đảo phiếu bầu ở lại mà không có chính sách đáp ứng với tầng lớp muốn ra đi hay chính phủ coi thường tầng lớp đó mà không chịu có chính sách cân đối cho tầng lớp đó (chẳng hạn ‘tầng lớp không ở lại EU’ trước đây có kêu bị người nhập cư tranh việc làm thì chính phủ phải áp dụng chính sách như thế nào của cạnh tranh đúng, lợi thế…; họ kêu ‘mất bản sắc’ thì phải đầu tư thêm cho bẳn sắc địa phương như thế nào, giúp tiếp thu văn hóa mới như thế nào – như cho đi du lịch sẽ thích hội nhập bản sắc mới hơn…), hay chính phủ cũng ‘lưỡng lự’ không quyết liệt? hay chính phủ thấy ‘bên nào cũng có cái hay cái dở’ thôi thì do dân chọn?

Chúng ta hãy tưởng tượng, nếu tầng lớp bỏ phiếu ở lại EU mà thời gian sau đòi ‘trưng cầu gia nhập’ EU thì sao? Lại trưng cầu?

Gần một nửa thỏa mãn chính sách này và gần một nửa không thì ‘dân chủ’ (trưng cầu) đã chỉ ra được nguyện vọng người dân (tức là để biết những nguyện vọng, chứ ‘dân chủ’ trưng cầu không phải là cách đã thỏa mãn), còn chính phủ phải thực thi chính sách chi tiết để làm nửa bị thiệt thòi được bù đắp đúng.

Chính phủ chỉ chính sách chuyên của một dòng chảy nào (dù ở lại hay ra đi) rồi phó mặc cho trưng cầu để đổi lại chính sách khác là chưa đúng, là còn phó mặc ‘sức dân’ (ý là: chẳng hạn, nước Anh ở lại EU thì chính sách của chính phủ Anh thời này áp đảo – chuyên về lợi thế đó mà ít lắng nghe tầng lớp thiệt thòi – tầng lớp có lợi hơn khi Anh rời EU; hoặc sau này chính phủ mới của nước Anh lại chuyên về chính sách của kiểu phù hợp cho tầng lớp ủng hộ rời EU mà ‘ít lắng nghe’ tiếng nói của tầng lớp muốn hợp tác hơn nữa với EU để được lợi …).

Chính phủ tốt là phải chiến lược được vấn đề nào mà có đối sách? hay vẫn đề ‘bức tranh tương lai EU’ là quá lớn mà cả một chính phủ cũng phải ‘thăm dò’ mọi cách đi?

(Lê Thanh Đức – 24/6/2016 làm cho UNDP)

Ngày 2/3/2016

Bàn chuyện nước Anh ở lại hay rời khỏi EU.

Nhiều người nước Anh muốn rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) vì có nhiều điều trong trong EU gây khó cho nước Anh, nhưng góc quan sát bên ngoài thì thấy:

1/ Nước Anh rời khỏi EU hiểu đơn giản như cuộc sống hàng ngày của một người rời bớt mối quan hệ tốt với nhiều người khác - ở châu Âu (ít hào phóng bạn bè hơn), nhưng mọi người vẫn phụ thuộc bởi vì nếu ít chơi bạn bè hơn thì mọi người vẫn phải tới bởi nước Anh thấy (thật sự có) mình như trung tâm thương mại của châu Âu mà mọi người phải qua (tức là không phải bạn bè nhưng vẫn phải qua giao dịch nhiều).

trả lời: cuộc sống mỗi người thì những mối quan hệ 'tầm phào' có thể giảm nhưng các mối quan hệ làm không gian sống mở rộng hướng văn minh hơn thì nên phát huy.

2/ Nước Anh thấy mình không gắn đất liền với EU, khó nổi bật so với các phần còn lại với Thế giới khi trong EU có nhiều nước mạnh (như Đức, Pháp, Đan Mạch...).

trả lời: Nước Anh rất thuận lợi là cửa ngõ, bước đầu của người dân trên Thế giới biết tới châu Âu.

Không gắn đất liền với châu Âu giúp nước Anh vẫn phát huy được những nét văn hóa riêng đặc sắc.