tháng 2/2016

Ngày 29/02/2016

Nông thôn quan trọng mức nào với sự phát triển kinh tế đất nước?

Người lao động thường thích dựa vào chỗ làm có lương hưu. Nếu xuất phát đi làm ăn mà ở nông thôn thì khi không lao động tay nghề nữa họ sẽ về quê và có chỗ dựa đồng ruộng tuổi xế chiều, ngược lại ở đô thị thì phải dựa vào hè phố hoặc con cháu.

Lao động ở nông thôn đi làm thợ tới 40 tuổi mới về quê làm ruộng và chăn nuôi thì làm cho nền kinh tế đất nước 'cung - cầu' rất trôi chảy. Ngược lại nhiều tầng lớp trông chờ lương hưu mà chen chân vào hành chính nhà nước hoặc bị 'ép phụ thuộc' ở các công ty thì làm cho nền kinh tế đất nước rất nhiều lúc gặp kiểu 'ùn tắc'...

Muốn phát huy tay thợ kiểu 'nông thôn' thì phải có nhiều giải pháp như: đào tạo 'cơ bản' - phù hợp (thời gian, lúc, mức độ...); đưa đầu tư sản xuất về đúng những vùng; cơ chế lao động; không tích tụ 'phình sai đô thị'....

Dạo qua các thành phố thì người giỏi sẽ biết được đất nước đó đang đi đúng hướng hay sai mà chưa cần phải tìm hiểu nhiều yếu tố khác.

Ngày 28/02/2016

Phương pháp lễ hội cướp phết.

Lễ hội có cái hay là thể hiện sự tự do con người, tái hiện nguyên thủy, tỏ trai tráng...may mắn (hay cơ hội) chia đều cho mọi cá nhân. Nếu tranh đoạt mà tỏ đúng được hành vi thì sẽ thể hiện sự tự do cho mỗi cá nhân mà các cá nhân tôn trọng đúng không gian sống (xã hội ít phải kiểu 'roi vọt' quản lý). Lễ hội này rất đặc sắc, khác với nhiều lễ hội khác chỉ nhàm kiểu 'rước, ca nhạc...Chúng ta chỉ cần tạo phương pháp để không bị

hướng kiểu 'bạo lực - côn đồ' xẩy ra (mất kiểm soát mà định bãi bỏ), muốn vậy:

1/ Có thể khống chế số lượng người tham gia (xóm làng cử)...

2/ Người tham gia (kể cả tự do - không xóm cử) thì sẽ đăng ký trước, có thể bằng chứng minh thư...Mỗi người được mặc áo hội viết số thứ tự hoặc chỉ cần đeo một mảnh da bò to buộc dây thừng nơi hông. Số lượng chọn vài trăm người là vui và đủ độ hay rồi, nhiều quá thì cũng chỉ xum xe bên ngoài không thể hiện được 'sức'. Đông người nữa thì làm khán giả 'cổ vũ'.

Mỗi cá nhân được biết hành vi chơi và cam kết lối chơi lúc đăng ký.

3/ Ban tổ chức phân tách khán giả vòng ngoài, những người cướp vào bãi và nghe hướng dẫn qua những tiêu chí, những hành vi...và yêu cầu tất cả dồn sát vào một vòng chật rồi bắt buộc mỗi người gần nhau đều mỗi tay đều nắm tay một người khác cùng dơ lên trời hô to 'chung hưởng may mắn, thái bình'. Sau đó mọi người lại giãn ra đứng tự do trong bãi bắt đầu cuộc chơi phết.

4/ Đang cuộc chơi vẫn có hồi trống nổi lên yêu cầu dừng để ngăn lúc 'leo bạo lực mất kiểm soát', khi loại bỏ những gây ra lại tiếp tục (ban tổ chức không công nhận phết có được khi trống nổi - hay loa dừng).

Những cá nhân chơi sai (hành vi xấu) thì loa đọc số yêu cầu ra ngoài hoặc ban tổ chức kéo loại ra.

Lễ hội cũng phải có biến đổi theo dòng thời gian.

Bộ văn hoá thể thao và du lịch nên thuê mình làm đề án phát triển du lịch và lễ hội nhé!

Ngày 27/2/2016

Tương lai của châu Phi? Châu Phi với nhiều khó khăn có luôn bị thụt lùi so với Thế giới hay không? Trả lời, phương pháp cho châu Phi là:

1/ Phấn đấu theo công nghệ sản xuất hàng hóa thiết yếu phục vụ cuộc sống hàng ngày như TV, tủ lạnh, điện thoại...Bằng cách tạo các hãng nước ngoài vào đầu tư cùng sản xuất. Không phải đua theo công nghệ sản xuất những mặt hàng tiên tiến nhất (luôn làm được).

2/ Đầu tư khoa học kỹ thuật để cải tạo thiên nhiên giúp sản xuất nông nghiệp thực hiện được (làm được).

3/ Phát huy lối sống - văn hóa các cụm dân xen lẫn những vùng, với thiên nhiên tươi đẹp...(làm được).

Vài chục năm sau Châu Âu và nhiều nơi trên Thế giới rất thèm tới với những miền 'hoang dã' xen lẫn các cụm dân cư. Máy bay cá nhân của Thế giới phải tới là đơn giản dễ có… những con đường với phương tiện xe ô tô nối liền là dễ đạt được (dễ hơn rất nhiều so với nhà nước gắng tạo được xuất khẩu ô tô)....

Nếu châu Phi chạy đua các đô thị như các nước đã thực hiện thì:

Ta hãy xem xét thành phố A có 10 nhà ở phố mà (trị giá 'đắt đỏ') mỗi nhà có giá trị là 3 tỷ đồng (không tính giá trị kinh doanh mặt phố - trừ ra; nhà ở Hồng Kông hay nhiều thành phố lớn tư bản thì 3 tỷ đồng chỉ là trú ngụ). Khi đó quyền giá trị sở hữu của cá nhân nhà là 3 tỷ đồng. Xem 'giá trị của mỗi cá nhân có' thì có vẻ giàu, nhưng cái chính là 10 nhà đó không ai bán về nông thôn 'tươi đẹp để ở' mà sẽ có 3 tỷ đồng đó tha hồ tiêu dùng. Họ làm việc cật lực cả đời để chỉ được ngôi nhà 3 tỷ đồng mà sống hết đời hoặc truyền lại cho con cháu...Vậy giá trị lao động cả mấy đời người ở thành phố chỉ là căn nhà 3 tỷ đồng, nếu tính công năng phục vụ thì cũng chỉ để ăn nghỉ, phục vự gần nơi sinh hoạt...Giá trị đắt ở đây là nằm ở giá đất. Tất cả 'giá trị' nằm ở giá đất nâng cao thì theo 'quy trình' của tư bản đều gom về các triệu phú, các tư bản nhà nước...(cái này rất phức tạp ai thích hiểu thêm mình sẽ chỉ ra - rất trí tuệ của hiểu biết).

Vậy những cá nhân ở thành phố A thì hơn gì bạn? họ hơn ở chỗ 'khoe được cái xe sang có nơi kiểu thời trang đường phố đông người', có cái quán bar để vui chơi....Những thuận lợi, tiện nghi ở thành phố có hơn không? trả lời: khó hơn nơi bạn sống vùng quê lắm, bởi xu thế ngày càng tắc đường, ô nhiễm...có những thành phố lớn thì một người dân D có thể cả năm chỉ quanh quẩn ở vùng một quận thôi...

Chúng ta nói dân thành phố A bị nhốt trong cái giá trị sở hữu lớn mà không lớn, giá trị lao động bị gắn hết vào đất 'giá cao' mà quy trình đẩy cao thì tiền đó bị tích tụ vào các 'tư bản'...

Dân thành phố A chỉ có giá trị sở hữu thực là lớn khi thành phố đó đạt văn minh. Nhiều thành phố của các nước tiên tiến đạt, còn cực nhiều thành phố của các nước đi sau sẽ khó đạt - hay không bao giờ đạt được (Mỹ cũng có quá nhiều thành phố không đạt...).

Bạn là một người dân P của châu Phi khi sống ở một làng mà cả một vùng rộng lớn thiên nhiên bao quanh là gần như được nhà nước cho sở hữu thì 'giá trị' của bạn là rất lớn. Bạn P chỉ lo phát triển khoa học kỹ thuật như thế nào để phục vụ đời sống hiện tại nơi hẻo lánh đó so với thành phố A.

Thời đại Internet thì công nghệ sẽ dần dễ dàng phủ kín tới nơi bạn đó, bạn sẽ dễ tiếp cận đủ thông tin mọi thứ. Bạn dễ có đủ TV, máy giặt...Những cái này những nhà nước châu Phi dễ mục tiêu đạt được cho mọi chốn người dân. Còn lối sống văn hóa làng, sinh hoạt công đồng, phát huy văn hóa, được giao thoa nơi khác đến với thiên nhiên...thì lối sống đó của bạn P sẽ hơn công dân thành phố A tối tăm mặt mũi lao động và chỉ có giải trí đi bar và mua sắm (công viên thì sao bằng làng quê thanh bình)....

Chiến lược của châu Phi là những thành phố thì cứ giữ đúng là thành phố với tích tụ có, những vùng tài nguyên và 'địa chính trị' thì cứ để đúng phát triển...nhưng đừng sai lầm đua theo các nước khác (những nước đang ham giàu lên) là phấn đấu các 'đô thị nhà cao tầng' càng lấn át khắp nơi càng cho là tốt (đó là những sai lầm của tích tụ - của hoang phí).

Một châu Phi như thế rất dễ phấn đấu đạt, rất phong phú lối sống văn hóa và hạnh phúc cho mọi người dân.

Một người dân giàu D của thành phố A có nhiều nhà ngóng ra sông thì làm sao bằng anh P ở làng với cộng đồng đoàn kết có cả vùng rộng lớn thiên nhiên mà mở được với dân khắp nơi...Ở đây chỉ 'sướng' trong lòng là tự cho hơn nhau quyền sở hữu thôi mà (anh G kiểu sướng dở tiền ra đếm hàng ngày thấy nhiều).

Xu thế hiện nay của thành phố A là mọi công dân gắng tích tụ tư bản có (tiền) chỉ để đạt giá trị ngôi nhà ở chứ lối sống đô thị thì ngày càng 'ngột ngạt' rồi...

Hiện nay anh P thiếu thốn đủ thứ thì thèm khát được như ở thành phố A, nhưng cứ để anh P ở đó mà phấn đấu đạt nông nghiệp, khoa học sản xuất đồ dùng hàng ngày, tiếp cận công nghệ thời internet, lối sống văn hóa...thì anh P sẽ thỏa mãn và những nhà nước châu Phi cũng dễ phấn đấu đạt được

Nếu những nhà nước châu Phi thích hướng phát triển kiểu chạy đua theo công nghệ, có những đô thị lớn...thì rất khó đạt và những tích tụ thành phố sẽ càng làm trầm trọng chênh lệch khắp nước (do tiềm năng).

Nếu bạn ở một làng mà có đủ tiện nghi, lối sống văn hóa thú vị, phù hợp khả năng lao động, được giao tiếp với khắp nơi …thì bạn cũng chả ao ước gì thành phố A (ngột ngạt) phải không?

Lê Thanh Đức - nhật ký ngày 27/02/2016 làm cho Chương trình UNDP)

Ngày 26/02/2016

Vì sao thị trường chứng khoán Trung Quốc khó cứu? trả lời:

Công ty giá trị khoảng 1000 tỷ đồng nhưng qua thị trường chứng khoán có thể 'thổi' lên được 1500 tỷ đồng nhờ những thủ thuật mua đi bán lại.

Vậy, với vốn lớn nếu lập ra một công ty con '1000 tỷ đồng' mà lĩnh vực đó thật sự có tăng trưởng và sẽ tăng dần giá trị của công ty lên 1100 tỷ trong vài năm thì người ta đủ thủ thuật để đẩy nhanh giá trị của công ty đó lên 1500 tỷ đồng chỉ trong thời gian ngắn.

Các bạn đã thấy cái lời cực lớn của các tỷ phú với thủ đoạn đó chưa? Những tỷ phú kiểu Alibaba ở Trung Quốc với kiểu lĩnh vực kinh doanh như thế thì càng dễ 'thổi'.

Kinh tế nhiều nước sẽ rất tai hại khi gặp 'đầu cơ - đầu tư' kiểu đó. Báo chí đừng phán xét kiểu một tỷ phú A một ngày lãi hay lỗ hàng trăm tỷ đồng theo cách 'xốc' mà đó là cái giá của 'thổi' hoặc có thể (nói như cờ bạc) là đang 'làm hàng'.

Thời 2010 ở Việt Nam bao nhiêu người mất nhà chơi chứng khoán vì bao kẻ tạo 'sóng - thổi'?

Trung Quốc vì sao thị trường chứng khoán khó cứu? trả lời: Vì bị nhiều kẻ gian xảo' thổi nhiều, trong khi đó dân đen ồ ạt lên 'sàn' chỉ theo lướt sóng (lên - xuống). Vì sao dân ở Mỹ ít bị? trả lời: dân trí ở đó dù sao họ cũng hiểu 'nền sản xuất' hơn.

Vì sao dân đầu tư Thế giới không xen vào thị trường Trung Quốc kiếm lời lớn kiểu 'mượn gió bẻ măng'? trả lời: đã có ở một số lĩnh vực mà có tính phức tạp và mức chu kỳ. Còn nhiều lĩnh vực không nhảy vào được bởi 'chủ' của một chứng khoán T (công ty T nào đó) là người làm chủ cuộc chơi, hiểu rõ cách thổi và kẻ nào nhảy vào lớn vì 'a dua' chờ thời ('chủ' ở đây tương tự như chơi liêng thì họ là nhà 'mậu' - tức nhà có quyền cân hay nâng kèo vòng tiếp của nhà tố, nhà góp vào). Nhà đầu tư nước ngoài N có thể nhảy vào mà được T ưu ái phần bởi giúp thêm làm 'hàng' - tăng 'thổi'.

Nhà quản lý Trung Quốc khó thấy - khó quản lý được 'thổi' và 'làm hàng' và có biết những thì họ cho rằng đó là tất yếu phần nào 'cuộc chơi' mua bán mà 'cái sôi động' tăng trưởng thị trường chứng khoán giúp có vể kinh tế Trung Quốc rất phồn vinh - giúp thu hút đầu tư.

Khi nền kinh tế Trung Quốc ốm yếu (do kinh tế Thế giới chững lại - xuất khẩu kém) thì mọi người dân Trung Quốc dù 'mù tịt' về 'sách kinh tế' cũng sẽ thấy được giảm giá cổ phiếu mà ào ào bán ra. Trung Quốc cứu thị trường chứng khoán thì áp dụng các chính sách chỉ đủ mức cứu phù hợp với phát triển kinh tế (mức giảm của các công ty do sản xuất kém đi) mà không đủ sức bù thêm cải 'thổi' cái 'làm hàng' một của nhiều công ty đã 'thủ đoạn' đưa vào thị trường chứng khoản để đẩy giá trị.

Thị trường chứng khoán Trung Quốc ngã ở chỗ đó.

Trung Quốc đang loay hoay phát triển bóng đá để đi dự Wrold Cup mà chưa được hãy thuê mình làm đề tài nhé (chỉ cần 1 tỷ đồng; mời tham khảo mục bài viết: https://sites.google.com/si…/weblethanhduc/vo-dhich-the-thao )

Trung Quốc mà thuê mình 'cố vấn' thì có lẽ với tiềm lực có sẽ cực phồn thịnh'? (Lê Thanh Đức làm cho Chương trình UNDP)

Ngày 25/02/2016 (Lê Thanh Đức - làm cho Chương trình UNDP)

Các nước chống tham nhũng:

1/ Tăng cường 'mức' công khai mọi khoản của cơ quan, nhân viên cơ quan giám sát được các khoản (nhiều công ty hiện nay nhân viên bị bỏ qua điều này).

2/ Thể chế hoàn thiện dần để cấp dưới giảm dần phụ thuộc cấp trên ở 'phong bì'. Đạt được điều đó thì người làm quan không bị yếu đuối.

Chúng ta làm được tốt 2 khâu này thì đã giảm tham nhũng, tiêu cực đi 3/5 rồi. Muốn vậy, phải bám chặt vào đó để cải cách, đổi mới dần...Đừng để con đường làm quan nhiều lúc làm hư nhiều quan... nhiều người làm quan cũng 'bực bội' trong bụng, nhiều người làm quan không phát huy được cá tính tốt...và nhiều quan trên thanh liêm nhưng lại bất lực cách 'đứng ra' cho được...

Vì sao Khang Hy (được xem là vua có nhiều tính tốt) lại xuất hiện Hòa Thân? trả lời:

Các thể chế của nhà vua chưa đủ sức tiến bộ để cai quản được hết các quan, trong khi đó những tiến bộ về xã hội còn có nguy cơ xâm phạm 'ngai vàng'...Bởi vậy, vua cần có Hòa Thân để trói chặt các quan mà ít dám ho he, hục hặc...Chẳng hạn: "vua' chưa quan tâm đúng khó khăn của dân vùng nào đó (do chính quyền trung ương cũng lúng túng giải pháp) thì quan vùng đó trách lên cũng phải dè chừng 'Hòa Thân' cau mặt...