tháng 6/2013

Ngày 30/6/2013

- Người dân thế giới mơ ước một ngày nào đó tour du lịch các nước Asean mà như khám phá cả phương Đông với thiên nhiên tươi đẹp với lối sống phong phú.

Ngày 29/6/2013

- Có vẻ như Mỹ đã xác định Trung Quốc là đối thủ nguy hiểm hơn Liên Xô trước đây. Vì sao vậy? đó là:

1/ Dân số Trung Quốc đông nên 'nguồn lực' quân luôn đáp ứng nếu được trang bị và đòi hỏi.

2/ Liên Xô không bị thôi thúc về mở rộng lãnh thổ như Trung Quốc.

3/ Về quan điểm kinh tế: 'nếu không bị ràng buộc' thì các hãng Trung Quốc có thể cung cấp tất chân cho người dân trên toàn Thế giới (mà không nơi nào cạnh tranh được).

Hàng hóa Trung Quốc có khả năng thống lĩnh thị trường Thế giới với các tiêu chí riêng (mối hàng hóa từng nơi thường có quy định về tiêu chí sản xuất).

4/ 'Trung Quốc trở thành công xưởng Thế giới' chỉ tạo lợi thế một phần cho các hãng công nghệ cao các nước tư bản như Apple...nhưng lấy mất 'lợi thế' của nhiều nước nhỏ, khó cân đối mọi sản xuất còn lại của các nước tư bản lớn (Mỹ chỉ có lợi thế kiểu Apple cạnh tranh, còn mọi sản xuất khác ở Mỹ cũng cảm thấy khó cạnh tranh tồn tại...).

Trước đây 'tư bản' phương Tây còn cảm thấy lợi thế ở 'công xưởng Trung Quốc' để lợi dụng, nhưng giờ đây họ thấy như Trung Quốc thả con tép mà bắt con tôm (Trung Quốc trử thành công xưởng Thế giới sẽ được lợi phần nào ở những hãng công nghệ cao như xe ô tô hoặc điện thoại đắt tiền...mà mọi nước tư bản bị tuốt hết mọi thị trường còn lại ở các nước và chính trong các nước tư bản đó cũng khó phát triển cho mọi kiểu hãng còn lại - kiểu những hãng không phải như Apple).

Chiến lược 'Trung Quốc trở thành công xưởng Thế giới' tạo bành trướng thị trường, đánh bật mọi nước (kể cả Mỹ).

5/ Cách cạnh tranh trong sản xuất hàng hóa và đòi hỏi tiêu chí cuộc sống của người dân (để buộc tái đầu tư cho con người) thì phương Tây sợ dần dần bị Trung Quốc đánh bật khỏi thị trường lao động (kiểu các hãng bị người lao động Mỹ đòi hỏi quyền lợi nhiều hơn người Trung Quốc).

6/ Chủ nghĩa 'dân tộc' Trung Quốc muốn người dân dân tộc Trung Quốc giàu có mọi cách mà ít chia sẻ chung, khác với tiêu chí tiến bộ nhân loài là thịnh vượng chung.

7/ Trung Quốc chưa thỏa mãn các tiêu chí văn minh dẫn tới tạo Thế giới phần nào bị lái vào con đường cạnh tranh hàng hóa tiêu tốn nhiều năng lượng và giá trị tích lũy trong hàng hóa ít.

Đó là: chưa mạnh mẽ về bản quyền, hàng hóa chưa thỏa mãn tiêu chí môi trường - sức khỏe, hàng hóa rẻ và ít bền tạo xu thế dùng nhanh, 'giữ giá đồng Nhân dân tệ tạo nhân công rẻ làm chênh lệch thị trường lao động Thế giới - phá hỏng quy luật 'lao động phát triển con người,....

...(còn nữa)...

Ngày 28/6/2013

- Lũ lụt gây thiệt hại ở Ấn Độ khoảng 100 tỷ USD.

Nếu trước đây dự đoán được thiệt hại thì có thể đầu tư ngăn chặn, khi đó tổng mức tiền phải đầu tư và thiệt hại (vẫn còn thiệt hại khi đã đầu tư) có thể chỉ khoảng 10 tỷ USD. Có thể cơ sở hạ tầng của Ấn Độ nhiều nơi còn tự phát manh múm dẫn tới thiệt hại nặng.

Làm sao dự đoán được mức lụt và thiệt hại? Đơn giản: phần mềm vi tính có thể lập địa hình và đưa vào các thông số về 'mưa' (hoặc nhiều thông số khác như: cách sinh hoạt người dân, nơi lao động...) là hình dung được.

Ngày 27/6/2013

- Những thập niên trước Mỹ được cho là miền đất hứa của nhiều người, nhưng hiện nay nhiều chính sách để đảm bảo phát triển con người (có những tiêu chí tuy vẫn còn tranh cãi) và thu hút con người của Mỹ đã không được thực thi. Vì sao vậy? vì Mỹ đã nghèo đi những khoản chi phí ôm thêm kiểu đầu tư những lĩnh vực như cá nhân, văn hóa...hay là Mỹ cũng đã cạn dần kiểu khám phá cái mới 'văn hóa' như Michael Jackson?

Ngày 26/6/2013

- Nếu thống kê thì tệ nạn đánh bạc có thể làm đất nước đánh mất khoảng 1% tăng trưởng (bao gồm cả đó là nguyên nhân sinh trộm cắp...gây chi phí đảm bảo an ninh tăng). 'Đánh bạc' làm nhiều người say mê bởi vì tiền nhưng cũng có phần do sự thi thố khó tìm thấy ở sự việc khác (mà nhiều người 'quên ăn, quên ngủ...). Bởi vậy, xã hội tạo cơ chế tốt về thi thố và sự sáng tạo thì vận động phát triển mạnh.

Sự thi thố đúng sẽ mở ra cho xã hội, khác với sự chạy đua công danh mà chỉ mục đích cái tôi ('địa vị', giáo sư...) - khác công danh vì khẳng định phát triển con người hài hòa xã hội.

Ngày 25/6/2013

- Nhiều nước nghèo như Việt Nam không cần phải chạy đua sản xuất được những hàng hóa có tính công nghệ cao như ô tô, TV tinh thể lỏng...Vậy những nước có địa chính trị thuận lợi như Việt Nam và đội ngũ lao động khát khao vươn lên thì có khả năng đột phá mạnh cho đất nước nếu chính quyền có chiến lược đúng.

Những gì là chiến lược đúng? nhìn vào cách làm du lịch kém (lễ hội giới thiệu đại biểu dài lê thê; du lịch Hà Nội thấy manh múm....); vì sao dân tích trữ vàng nhiều? tích trữ vàng nhiều sẽ tỷ lệ kém với mức cạnh tranh hàng hóa?; giáo dục Việt Nam đừng nghĩ quá khó, nếu biết cách và biết mục tiêu phát triển như thế nào ; những chi tiêu gì của người dân VN quá tốn kém? (y tế: do hiểu biết về giữ gìn sức khỏe và phong trào rèn luyện kém...); những gì đang phình ra?; cơ cấu nông thôn và thành thị....

Ngày 24/6/2013

- Vụ nhân viên tình báo Snowden tiết lộ chương trình theo dõi của Mỹ trước hội nghị thượng đỉnh Trung - Mỹ góp phần phá hỏng hội nghị đó.

Ngày 23/6/2013

- Một Asean đoàn kết và cùng phát triển thịnh vượng thì sẽ tạo thúc đẩy giao thương và hưởng lợi thế phát triển, bởi vậy những nước như Lào cũng có phần lợi ích ở Biển Đông.

Địa chính trị ở Biển Đông góp phần là lợi thế của cả khối Asean.

Ngày 22/6/2013

- Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, Mỹ sẽ trở thành nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất Thế giới trước năm 2020 (có trữ lượng lớn).

Bình luận:

Siêu cường Mỹ vì thế mà sẽ không bị tụt dốc mà ngược lại còn 'leo dốc' chăng?

Tranh dành 'địa chính trị' của Mỹ ở các nơi trên Thế giới tất nhiên sẽ đổi chiến thuật và Mỹ cũng ít phụ thuộc hơn. Thế giới sẽ 'hòa bình' hơn nhờ cách điều chỉnh chiến thuật của Mỹ.

Ngày 21/6/2013

- Thời Nhật Bản vươn lên thịnh vượng thì Trung Quốc đang ở vị thế nước nghèo, bởi vậy hàng hóa Nhật Bản không nhờ vào thị trường Trung Quốc mà vươn lên thời đó. Thời nay Nhật Bản và Trung Quốc có phần tranh dành thị trường trên thế giới.

Trung Quốc đừng lầm tưởng Nhật Bản quá phụ thuộc vào thị trường ở trong đất nước Trung Quốc.

Thị trường không chi phối thì quân sự Nhật Bản đối đầu được với Trung Quốc.

Trung quốc đừng sai lầm về chiến lược quân sự khi tự tin quá về kinh tế.

Ngày 20/6/2013

- Theo Fox News, ước tính có khoảng 1 triệu người Brazil đã xuống đường biểu tình tại hơn 80 thành phố để phản đối tình trạng lạm chi cho World Cup 2014 và nạn tham nhũng.

Bình luận:

Có vẻ như chính quyền đã tính toán môn bóng đá của nước mình đứng đầu Thế giới mà lợi dụng lòng say mê của người dân để tăng chi tiêu, trong khi đó sức mạnh của bóng đá Brazil lại phụ thuộc yếu tố chính là ở tố chất của con người Brazil chứ ít phụ thuộc vào 'trình độ làm bóng đá của nhà nước.

Người dân biểu tình có phần thể hiện 'cái tôi' của mỗi con người giỏi bóng đá chứ không phải phụ thuộc chiến lược tốt của nhà nước (với tố chất con người như vậy thì hầu như chính quyền nước nào cũng sẽ tạo được mạnh mẽ môn bóng đá).

Ngày 19/6/2013

- Người dân Indonesia đang biểu tình mạnh mẽ vì tăng giá xăng dầu.

Bình luận: Lối sống người dân nhiều lúc phụ thuộc thêm sở thích đi lại theo kiểu đi nhiều 'ngắm cảnh', thăm chơi...chứ không phải chỉ có xăng dầu do kiểu vận chuyển hàng hóa hoặc di chuyển nguồn lực lao động. Xăng dầu phục vụ tốt quá trình lưu chuyển sản xuất thì giá gần tự do theo 'cung cầu'.

Cách sinh hoạt của xã hội tốt cũng sẽ tiết kiệm được xăng dầu (đi bộ, sinh hoạt văn hóa thể thao nơi gần....). Quy hoạch đô thị không khoa học dẫn tới sự 'vận động' xã hội không tối ưu cũng sẽ phá 'cung cầu' xăng dầu theo thị trường (tổn phí thêm).

Ngày 18/6/2013

- Quan hệ hợp tác kinh tế của các nước nhỏ với Trung Quốc mà chính quyền không có chiến lược thì chỉ củng cố thêm lợi thế kiểu 'công xưởng Trung Quốc', đánh mất lợi thế của nước nhỏ và tạo các khu vực khác trên Thế giới dùng Trung Quốc làm cầu nối. Tương tự như vậy với các nước khác như Mỹ, EU....

Phải chiến lược cơ cấu tốt nền kinh tế đất nước mới tính toán được hợp tác với mọi nước.

Ngày 17/6/2013

- Chả lẽ kinh tế Trung quốc phát triển dẫn tới tăng chi quốc phòng hàng năm sẽ làm các nước trong khu vực lẽo đẽo leo thang mà gây hao phí nguồn lực, mất 'lợi thế' cạnh tranh hàng hóa?

Chỉ có chính sách liên kết thị trường tốt của những nước liền kề trong khu vực bị Trung Quốc đe dọa mới chống lại được chính sách đó. Những nước liền kề có 'địa chính trị' gần với Trung Quốc nên nếu Trung Quốc thiếu liên kết thị trường sẽ mất phần 'lợi thế'.

Ngày 16/6/2013

- Vấn đề tăng dân số của Ấn Độ và Trung Quốc là bài toán khó giải nhất. Có thể Trung Quốc hy vọng trở thành siêu cường, nhưng nếu đạt thì khó duy trì theo quãng thời gian (khác với Mỹ kéo dài được).

Ngày 15/6/2013

- Khi người dân ít cùng nhìn về một hướng về cách quản lý đất nước và những người làm quản lý đất nước lo cạnh tranh vị trí cá nhân hơn lo cái chung đất nước (khác với cơ chế cạnh tranh để thi thố cái chung) thì đất nước đó xuất hiện trì trệ. Sự ổn định có được chỉ do nhà nước đảm bảo lợi ích của những tầng lớp lao động chủ yếu khác nhau (ưu tiên hoặc ít đòi hỏi trình độ tay nghề...).

Nhà nước đó phải: 1/ chú trọng đổi mới cách thi thố cá nhân gắn với lợi ích chung thì sẽ giải quyết được các vấn đề, chẳng hạn: tạo cơ chế một người giỏi công việc hoàn thành sẽ bảo đảm quyền lợi chứ không mất công sức kiểu vừa lòng chỉ đạo cấp khác...2/ Cân đối lại quyền lợi cho những kiểu tầng lớp lao động đang bị thiếu thuận lợi phát triển công bằng trong xã hội. Chẳng hạn: nhiều nước (kể cả Mỹ...) có lúc ưu tiên ngân hàng, tầng lớp nông thôn nên được ưu tiên tái cơ cấu sản xuất cho phù hợp (gặp khó khăn nhiều nhưng 'tiếng nói' trong xã hội thấp nên có vẻ xã hội bình lặng...

Ngày 14/6/2013

- Những thành phố với du côn dao kiếm nhiều thì sẽ phá vỡ văn hóa, lũng đoạn trật tự xã hội (kiểu khuyến khích mua bán dao kiếm nhiều, ngôn từ 'đại ca'....), tương tự như vậy chi tiêu quốc phòng của Thế giới mà tăng thì sẽ tỷ lệ với quyền và môi trường phát triển con người bị giảm...

Ngày 13/6/2013

- Mỹ lộ bí mật nghe lén chấn động Thế giới, nhưng vì sao người dân Thế giới ít sốc?

Bởi, cái riêng tư của hàng trăm triệu người dân trên Thế giới kiểu sinh hoạt hàng ngày biết rằng chẳng đủ mức độ 'HOT' để đáng được lưu lại, bởi cuộc đời phần lớn người dân như chỉ là ở 'trong lũy tre làng' (dù sống ở thủ đô nhưng cuộc sống chẳng có gì nổi bật...). Chỉ có những người hoạt động xã hội mới đáng sợ bị lộ thông tin kiểu gián điệp thâm nhập. Những cơ chế nhà nước thì thiệt hại hơn bởi cách nắm thông tin của Mỹ về những người cần.

Ngày 12/6/2013

- Chính phủ Hy Lạp quyết định đóng cửa đài truyền hình Quốc gia ERT do hiệu quả hoạt động kém (ít khán giả và tiêu tốn tiền nhiều).

Bình luận:

Nhiều lúc đóng cửa một tiếng nói nhưng vẫn thể hiện tính 'dân chủ', bởi chính phủ không cần phải kiểu nói trình bày nhờ đài tranh luận và định hướng với nhân dân - kiểu át (khác với phần phục vụ thông tin).

Ngày 11/6/2013

- Chưa thấy lối thoát của nhà lãnh đạo bắc Triều Tiên sẽ như thế nào nếu hai miền ở bán đảo Triều Tiên thống nhất nên sự nghiệp thông nhất còn khó khăn, khác với đông và tây Đức trước đây là hai chính phủ bầu cử.

Ngày 10/6/2013

- Bao giờ ở một nước mà quan chức gắng trổ tài giỏi để tạo ra của cải và phát triển cho xã hội mà được xã hội trích phần có của mình trong đó (vật chất, tinh thần, tỏ thi thố...) thì xã hội đó mới nhanh phồn thịnh. Những quan chức ở những chỗ mà xã hội chỉ cần mức 'duy trì' thì cũng chỉ được phần lương đơn giản.

Ngày 9/6/2013

- Nữ hoàng Anh Elizabeth ll tỏ ra thất vọng do sự lộn xộn thiếu chuyên nghiệp của nhân viên hãng BBC khi tới thăm trụ sở hãng. Các nhân viên hãng BBC đã đua nhau chạy theo chụp ảnh nữ hoàng.

Bình luận:

Đó là do quyền lực kiểu HOT thần tượng ban nhạc, chứ không phải kiểu bầu.

Nhiều nguyên thủ các nước thì lại đang ước ao được các nhân viên của các hãng khi tới thăm chạy theo, ngoái cổ nhìn.

Ngày 8/6/2013

- Xem xét tất cả mọi yếu tố để hàng hóa cạnh tranh được với nước khác và cân đối được những hàng hóa nào với nhau, cách tập trung lĩnh vực gì thì biết được chính sách của các nước trành dành lợi thế của nhau như thế nào.

Mỹ dù sao vẫn thích Trung Quốc là nước theo con đường chủ nghĩa xã hội, vì theo lý luận 'chủ nghĩa xã hội'sẽ phấn đấu không còn người bóc lột người nhưng vật chất tạo ra sẽ không bằng chủ nghĩa tư bản.

Nếu xẩy ra tham nhũng, lũng đoạn, cơ chế điều hành kém, chia bè chính sách của các cá nhân lãnh đạo theo các phe với nước lớn bên ngoài....thì sẽ tạo 'hàng hóa' nước ngoài dễ đánh bật hàng hóa trong nước.

Nhiều nước bị nước khác chơi về chính sách kinh tế mà không nhìn ra được, không quan tâm được (do cơ chế kiểu lo cá nhân), như một người gặp đối thủ chơi cờ bạc giỏi nhưng họ vẫn cứ giả vờ mọi cách 'ngang bằng' để chơi cùng.

Ngày 7/6/2013

- Nước lớn như Mỹ nghĩ gì về nước nhỏ? Những nước nhỏ còn vướng mắc cơ chế quản lý xã hội thì cạnh tranh phát triển của những nhà lãnh đạo hiện thời dù tài giỏi thì cũng chỉ sẽ như giỏi những chiến thuật manh múm mà sẽ không tổng thể được (kiểu có thể thắng những trận chiến nhưng không thắng được cuộc chiến).

Nước lớn vì thế thường 'an tâm' chiến lược tranh dành 'lợi thế'.

Chẳng hạn như: xã hội tạo nhiều 'mầu mỡ' thì cách sử dụng hoang phí xe đắt tiền càng nhiều, dẫn tới có lợi cho các hãng xe nổi tiếng của những nước phát triển (nước giàu).

Ngày 6/6/2013

- Những tranh dành về 'địa chính trị' của các nước cũng là nhân tố tác động rất lớn đến cơ chế một nước nào đó có vị thế 'địa chính trị'. Bởi vậy, nhiều nước cơ chế khó suôn sẻ kiểu 'dân chủ' do phải đối phó sức ép tác động bên ngoài.

Ngày 5/6/2013

- Những năm gần đây người dân Thế giới phần nhiều biết tới nước Nga chủ yếu về vấn đề quân sự và chính sách đối với các khu vực xung đột mà ít biết tới các vấn đề về văn hóa xã hội, con người Nga.

Ngày 4/6/2013

- Nếu xếp hạng của một thành phố mà thuộc dạng đắt đỏ trên thế giới thì thành phố đó phải đạt mức phổ biến công nghệ và tài chính cáo với Thế giới, là những trung tâm.

Nếu nước nghèo mà lọt tốp đó thì do quy hoạch các vùng và các lĩnh vực còn kém. Phấn đấu dàn trải ra những mức cho phù hợp thì cũng thúc đẩy tăng trưởng chung cho đất nước.

Ngày 03/6/2013

- Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Mỹ (NBER) cho thấy Tổng thống Barack Obama là tổng thống tồi nhất cho kinh tế Mỹ (kinh tế tăng trưởng chậm, số việc làm tạo ra ít hơn các tổng thống khác).

Bình luận:

Các chuyên gia chỉ ra nhiều nguyên nhân như nợ công ở EU, chi phí cuộc chiến ở Iraq sẽ tác động dài, một số chính sách kinh tế....Nhưng có phần chính là sau quãng thời gian nổ ra cuộc chiến chống khủng bố (từ 2011 tới nay...) nước Mỹ không dành được nhiều 'lợi thế' ở các khu vực trên Thế giới.

Chiến lược xoay trục sang châu Á có thể những năm sau sẽ tạo 'lợi thế' thị trường hơn cho nước Mỹ.

Nền kinh tế Mỹ lớn nên có những quá trình phải 'dài hơi'.

Ngày 02/6/2013

- Cảnh sát buộc phải phong tỏa một con đường đông đúc ở Oberpfalz (nước Đức), mọi hoạt động đều bị ngừng trệ hoàn toàn. Lý do: cần phải giải cứu một đàn vịt đang lạch bạch giữa đường (những con vịt con đang sang con sông bên kia đường và chính các tài xế đã gọi cảnh sát).

Bình luận: Trong môi trường đó thì nếu 10 người thì có khoảng thể có khoảng 6 tói 8 người sẽ tránh...Sự quản lý nhà nước tốt thì người dân sẽ báo nhà chức trách biện pháp.

Đó là cuộc sống người dân Đức đã cần thiên nhiên (sinh hoạt văn hóa tinh thần hàng ngày đã có kiểu hưởng thụ ngắm cảnh, yêu thích muông thú...xã hội đã chú trọng gây dựng được môi trường sống gắn với thiên nhiên).

Nếu ở những nơi còn phức tạp cuộc sống thì tỷ lệ thực hiện được sự việc đó sẽ giảm xuống rất thấp (vẫn sẽ có một số người tránh qua rồi đi tiếp bởi không đủ sức 'bảo vệ' do không có mối liên hệ với chức trách nhà nước mà đại diện là cảnh sát để trách nhiệm sự việc kiểu đó).

Thói quen về trách nhiệm cộng đồng cũng sẽ tạo 'lòng nhân' kiểu đó.

Ngày 01/6/2013

- Sự hợp tác của các nước Đông Nam Á vẫn có những gì đó chưa đạt và chưa giúp Đông Nam Á trở thành một khu vực thịnh vượng của Thế giới, vì sao vậy? đó là:

1/ Các nền văn hóa phong phú nhưng chưa phối hợp tốt, các nền văn hóa na ná kiểu phương Đông nên từng nước riêng có xu hướng giao thoa phương Tây.

2/ Còn bị tranh dành ảnh hưởng nước lớn chia rẽ.

3/ Thiếu kết hợp hài hòa thị trường của những lĩnh vực, dẫn tới cạnh tranh tạo manh múm với thị trường Thế giới.

4/ Liên kết giao thông.

5/ Dân trí chưa đáp ứng hiện tại, còn phải ngóng các nước khác.

6/Cơ cấu công nghiệp và nông nghiệp chưa phù hợp.

7/ Chính trị chưa thật sự chân thành và thân thiện lẫn nhau, có lúc chưa bình đẳng.

....