tháng 02/2013

Ngày 28/02/2013

- Nhật Bản mạnh về kinh tế những thập niên trước đây nhưng có những lĩnh vực khác không nổi trội cạnh tranh chi phối thế giới (chẳng hạn như văn hóa Mỹ).

Ngày 27/02/2013

- Văn hóa' góp phần rất lớn cho các nước phát triển.

Văn hóa giúp lối sống phù hợp phát triển, hình thành con người, chi tiêu đúng, tối ưu cơ cấu xã hội, khám phá...

'Văn hóa' lễ hội ngày xuân chỉ là phần nhỏ...

Văn hóa bây giờ giúp không thua kém quá khứ...

Ngày 26/02/2013

- Mafia làm cho chính trị ở Ý có phần bị ảnh hưởng, chi phối phần nào làm một số cá nhân thiếu mạnh mẽ. Mafia Nhật Bản ít tác động tới chính trị hơn bởi cơ chế không có chỗ lộ diện mà chỉ ở lĩnh vực kinh doanh.

Ngày 25/02/2013

-" Giáo hoàng Benedict XVI đã thực hiện buổi ban phước cuối cùng trong sáng Chủ nhật (24/2) trước hàng nghìn tín đồ tại Quảng trường Saint Peter’s, ở Vatican."

Bình luận:

Người dân Thế giới nhìn nhận vị trí giáo hoàng giúp con chiên với chúa chứ không tỏ và lợi dụng quyền lực.

Ngày 24/02/2013

- 'Nợ' như vay trước công lao động và tư liệu, hao phí nhiều vào tiêu dùng và các chi phí như quân sự...

Nợ cũng như mượn tiền T của người khác mà người đó ôm số tiền T đó cũng gọi là giàu, hoặc lượng tiền T đó đáng ra đã tiêu dùng hàng hóa...Vậy nợ như người A bớt giàu (chi dùng) mà cho người B 'mượn giàu' (người nợ chi dùng nhiều - giàu kiểu chi tiêu).

Nợ như bắt một người C làm nhưng chỉ nhận được tờ giấy của nhà nước ghi 'nợ công' lúc khác sẽ trả...

Bởi vậy, nợ có thể là 'tư liệu' đã tạo ra dùng hoặc tư liệu chỉ trên giấy...

Còn nhiều vấn đề nữa, hiểu rõ EU mới giải quyết tốt nợ công.

Ngày 23/02/2013

- Có vẻ như người dân bắc Triều Tiên đã tạo lối sống vào thể hiện được sự đối đầu chống Mỹ, dẫn tới người dân chỉ cần cơm ăn ngày 3 bữa.

Cuộc đời ai cũng cần có mục đích.

Ngày 22/02/2013

- Bắc Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ trở thành một 'kìm hãm' mới với Trung Quốc, bởi sẽ tạo bất ổn kéo dài liền kề.

Ngày 21/02/2013

- Giữa xung đột đảo, có một cuộc chiến khác về thể hiện so bì 'con người Nhật Bản' và 'con người Trung Quốc'.

Ngày 20/02/2013

- 'Thương hiệu EU' có ý nghĩa lớn hơn trên trường Quốc tế về các mặt quân sự, ngoại giao, kinh tế...nhưng che lấp các mặt bản sắc riêng như văn hóa…

Ngày 19/02/2013

Chính sách nhập cư của Mỹ như cách chọn lọc những người có tay nghề cho nước Mỹ, chính sách giáo dục của nhiều nước như cản trở 'chọn lọc' ra số lượng những người có tay nghề.

Ngày 18/02/2013

- Nước Mỹ gồm nhiều dân tộc (từ hơn 100 nước khắp năm châu) nhưng mọi người thống nhất được và yêu nước. Để đạt điều đó và duy trì được 'tương lai' có phần quan trọng là 'văn hóa' Mỹ phải không ngừng khám phá và sáng tạo cái mới, gắn liền với khoa học kỹ thuật.

Ngày 17/02/2013

- Sự kiện mưa thiên thạch ở Nga xảy ra chỉ vài giờ trước khi một tiểu hành tinh, thiên thể tương đương với một hành tinh nhỏ xíu quay quanh mặt trời, đi sượt qua trái đất ở khoảng cách chưa từng có tiền lệ, ước tính gần 28.000km. Vì sao các các nước chưa chung tay đối phó với những mối đe dọa từ vũ trụ? Do quan điểm các chính quyền các nước trên Thế giới còn hạn chế:

1/ Chỉ còn lo nhiều việc của Đất nước mình, trong khi đó 'thiên thạch' tấn công thì xác xuất tới với nhiều nước chứ không cố định.

2/ Do nếu 'thiên thạch' rơi vào nước mình dù xóa xổ cả một thành phố thì người lãnh đạo cũng không phải chịu trách nhiệm bởi do 'thiên nhiên', khác với chỉ cần một cái cầu đổ sụp cũng bị quy trách nhiệm.

3/ Do dân trí và cuộc sống người dân còn lo 'cơm ăn áo mặc', thiếu hiểu biết về mối đe dọa, 'lụt lút cả làng'...Không có áp lực 'đòi hỏi' lên chính quyền (dân nước nghèo thì càng phó mặc). Do 'đòi hỏi' giải quyết công việc hàng ngày của chính quyền các nước không bao giờ 'mất thời gian' vào chuyện đó.

4/ Do Liên Hợp quốc chưa xếp hạng các mối nguy cơ với hậu quả nặng nề cho nhân loài để đầu tư phòng ngừa và tạo tổ chức tiếng nói quan tâm thúc dục giải quyết.

5/ Do chưa có cơ chế đóng góp 'tài chính' chung của tất cả mọi nước và chưa có sự gánh vác mạnh mẽ của những nước có tiềm lực kinh tế và khoa học kỹ thuật. Do mức cấp bách vấn đề kinh tế xã hội các nước thời 'khủng hoảng'.

6/ Do 'khả năng' của một nước là bất khả thi, do trình độ khoa học kỹ thuật hiện nay chưa làm chủ mà đang phải phát minh tìm tòi biện pháp nên các chính quyền đang phó mặc chờ lúc công cuộc khoa học kỹ thuật phát triển hơn.

7/ Do quan điểm 'bảo hiểm' quả đất còn bị xem nhẹ (chẳng hạn: xác xuất chỉ 1/1000.000 nhưng trúng thì xóa xổ). Do hiểu sai về quan điểm 'bảo hiểm' bởi theo quãng thời gian chỉ một lần thiên thạch bay sượt qua, nhưng chu kỳ 1 lần khác quay lại sẽ tăng khả năng trúng tăng lên gấp 2 trong quãng đó. Với thời gian thì phá vỡ kiểu xác xuất 1/1000.000.

8/ Do 'đời' từng cá nhân chưa phải lo xác xuất đó, do nhiều 'xác xuất cuộc sống' cá nhân còn phải phòng bị hơn.

Một cá nhân dù ở đâu thì hậu quả về 'thiên thạch' cũng cực nhỏ, nhưng đối với 'quả đất' thì hậu quả cực lớn bởi gấp hàng trăm triệu người hoặc hàng tỷ hoặc tất cả.

Chẳng hạn: một cá nhân khó trúng 'sổ xổ' giải nhất, nhưng trong lần quay thì sẽ có một người nào đó trúng. 'Quả đất' có thể trong hệ mặt trời mà năm này không trúng thiên thạch nhưng chắc chắn sẽ có những hành tinh khác trúng.

Ngày 16/02/2013

- Văn hóa của một nước được người dân nước khác biết tới và thích thú sẽ tạo 'lợi thế' rất lớn cho nước đó. Ấn Độ chỉ được biết nhiều tới kiểu sông Hằng, khác với Mỹ, Anh hay Hàn Quốc...

Ngày 15/02/2013

- Nhiều nước sợ người nhập cư làm phá vỡ bản sắc đất nước họ, khó đảm bảo nhu cầu cuộc sống người dân. Nước Mỹ vì sao không sợ? bởi vì 'văn hóa' của họ là kiểu khám phá mở ra và chính sách của họ 'tinh vi' chỉ khuyến khích người cần (chất xám, lao động lành nghề, năng khiếu...).

Khám phá mở ra thì cần nhu cầu cả người bản địa và người nước khác.

Ngày 14/02/2013

- Nước Nga rộng lớn nên chiến lược phát triển của họ chỉ là:

1/ Sử dụng tài nguyên và địa chính trị làm lợi thế kinh tế.

2/ Phát triển quân sự để bảo vệ đất nước và tạo vị thế nước lớn các vấn đề trên trường quốc tế.

3/ 'Khoa học kỹ thuật phát triển' mũi nhọn nhờ môi trường sản xuất vũ khí.

Nhưng tương lai của nước Nga vì thế mà có nguy cơ chậm theo kịp các vấn đề xã hội trong cuộc sống, bởi vì 'sự vận động' đúng của quá trình phát triển sản xuất tới từng người dân mới tự phát triển con người và mới tự 'sắp xếp được các vấn đề tổ chức xã hội' (Người dân Nhật Bản trong giai đoạn kinh tế nổi trội người dân trưởng thành tốt bởi quá trình lao động sáng tạo giúp phát triển con người).

Ngày 13/02/2013

- Sự thất bại của Trung Quốc khi bắc Triều Tiên thử hạt nhân? Lý do:

Bắc Triều Tiên phát triển hạt nhân đe dọa tấn công nước Mỹ, nước Mỹ tất nhiên phải đáp lại bằng phòng thủ hạt nhân. Tên lửa mang đầu đạn hạt nhân bay tới Mỹ thì Mỹ cũng sẽ phóng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân đáp lại. Nhưng cái 'logic' chính ở đây là 'khi Mỹ phóng tên lửa để đáp lại thì Trung Quốc không thể xác định ngay được là tấn công bắc Triều Tiên bởi Trung Quốc và bắc Triều Tiên kề nhau, dẫn tới Trung Quốc sẽ do dự hoặc hiểu lầm đáp trả.

Mỹ tránh lặp sự hiểu lầm đó của Trung Quốc thì phải mang vũ khí 'tấn công hạt nhân và phòng thủ' tới sát bán đảo Triều Tiên, bắc Triều Tiên càng khó phòng thủ. 'Hạt nhân' sát với Trung Quốc.

Trung Quốc sẽ là nước bị mất an ninh nhất Thế giới nếu bắc Triều Tiên phát triển được 'vũ khí hạt nhân'.

Ngày 12/02/2013

- Triều Tiên đã tiến hành thử hạt nhân ngày 12/02/2013.

Bình luận: Sự tích tụ 'xung đột' tạo cho một số cá nhân giới tư bản thêm 'lợi thế' làm giàu. Bởi vì, nguồn tự liệu của cải vật chất không lưu thông đúng trong sản xuất hàng hóa phục vụ cuộc sống.

Từ ngày 5/02/2013 tới ngày 11/02/ 2013 chơi tết Quý Tỵ

23 tháng chạp, đón mừng năm mới 2013 câu đối tết Quý Tỵ mình làm chúc mừng bà con:

"Núi đứng ngang trời mây đỡ nắng

Sông nằm dọc đất gió đeo mưa"

Bình chú: Thiên nhiên giao hòa, sự vận động phát triển, che trở...

Ngày 4/02/2013

- Thời nay những nước mạnh như Nga và Mỹ chỉ tỏ được với Thế giới nhờ quân sự, Nhật Bản trước đây cũng tỏ được nước mạnh bởi hàng hóa chất lượng chiếm thị phần lớn trên Thế giới.

Thế giới chậm trên con đường văn minh là vậy.

Ngày 03/02/2013

- Nhiều nước có chung một dòng sông chảy qua và cách cùng sử dụng lượng nước ngọt rất quan trọng (thủy điện, tưới tiêu...).

Liên Hợp Quốc và sách vở 'dân trí' mỗi nước có những bài viết vinh danh về những dự án của các nước đầu nguồn tính toán thiệt hơn (tất cả mọi nước liên quan) mà dừng các dự án để vì lợi ích chung, thể hiện tốt trách nhiệm và sự chia sẻ.

Ngày 02/02/2013

- Cuộc chiến ở Mali của Pháp có thể sẽ làm cho sự quyết liệt trong vấn đề giải quyết nợ công châu Âu của chính quyền Pháp và người dân bị sao nhãng, mất tập trung hơn.

Ngày 01/02/2013

- Bao giờ Đài Loan thống nhất vào Trung Quốc?

Có lẽ khi cả 2 bên đều thống nhất về một hệ thống chính trị (chủ nghĩa tư bản hoặc chủ nghĩa xã hội), còn biện pháp quân sự sẽ khó đủ sức.

Ngay cả khi 2 bên đều chung một hệ thống chính trị thì vẫn xẩy ra khả năng Đài Loan sẽ phát triển hơn ở đất liền mà sẽ xẩy ra tình trạng Đài Loan sẽ như Singapore (người Hoa chủ yếu) phát triển mạnh mà khó thống nhất.