tháng 3/2013

Ngày 31/3/2013

- Lý tưởng của con người ở những đất nước phụ thuộc vào 'lý luận' con đường xây dựng xã hội. Những con người sáng ra được con đường mới toàn tâm toàn ý vì lý tưởng.

Ở Mỹ, chủ nghĩa tư bản là ông chủ và người lao động chỉ làm thuê nhưng ít có phản pháo bởi sự công bằng trong xin việc và thi thố đúng tay nghề, ai cũng có cơ hội làm ông chủ. Mâu thuẫn chính là 'phân chia lợi nhuận' thì bị che lấp trong sự dẫn đầu kinh tế Mỹ so với Thế giới và lợi nhuận của 'tư bản' phần lớn dùng tái đầu tư.

Chưa có cuộc cách mạng lật đổ Chủ nghĩa tư bản vì vậy.

Cuộc cách mạng chỉ xẩy ra khi có phương thức sản xuất tiên tiến hơn trong phân chia lợi nhuận, khi mặt bằng kinh tế Thế giới đã cân bằng mức sống (rất ít nước nghèo nàn, lạc hậu), khi lối sống con người đạt 'văn minh'.

Lối sống của xã hội loài người đang có vấn đề, chưa tiến bộ? trả lời: đó là sự tích lũy và tiêu dùng chưa phù hợp, còn phụ thuộc quá 'vật chất'. Hàng hóa còn 'leo thang theo lối xa hoa', tích lũy và phân chia 'lợi nhuận' chưa đúng dẫn tới phần nào tạo cứ chu kỳ kinh tế Thế giới có khủng hoảng (nơi thì thừa tiền tích lũy - thừa 'công', nơi thì nợ chi tiêu trước, nơi thì tích lũy không theo kịp mức sống căn bản).

Ví dụ: 'bất động sản' nhà A tạo ra 1 triệu USD hoặc có được do lĩnh vực 'mầu mỡ cơ chế' đưa lại thì đáng ra 'bất động sản' đó do lợi thế 'mặt phố kinh doanh' được tái đầu tư phục vụ kinh tế xã hội thì bị dùng mua xe ô tô sang trị giá 1 triệu USD; 'mầu mỡ' do lợi dụng cơ chế tạo ra cho cá nhân B là 1 triệu USD thì cướp mất lợi thế kinh tế của những chỗ khác trong xã hội đó.

Ngày 30/3/2013

- Nợ công châu Âu, 'thắt lưng buộc bụng' hay 'nới hầu bao'? EU liên hệ mình giải quyết tốt các vấn đề.

Một chuyên gia kinh tế làm ở ngân hàng khó thể hiểu hết mọi vấn đề xã hội mà họ phần nhiều chỉ rất thông thạo các chính sách kinh tế hoặc kiểu dự đoán 'chứng khoán'...

Một nhà 'chính trị' thì chủ yếu lo 'làm chính trị' khó đủ tích lũy để 'sáng tạo' kinh tế và họ bị mặc cảm trình độ hiểu biết về kinh tế mà sẽ dựa vào 'chuyên gia kinh tế' (nhà chính trị tự cho không giỏi bằng giáo sư kinh tế các trường).

Ngày 29/3/2013

- Nền giáo dục phụ thuộc phần lớn vào cơ chế chính trị và cơ cấu kinh tế của nước đó, bởi vậy trên Thế giới có nhiều mức giáo dục và có nhiều nước loay hoay cách đổi mới.

Ngày 28/3/2013

- Báo chí Mỹ lên án thảm sát Mỹ Lai.

Bình luận: 'cái riêng' có thể đụng chạm làm xấu hình ảnh quân đội Mỹ nhưng 'cái chung' giúp cho nước Mỹ sửa đi đúng hướng tiến bộ (tất nhiên vẫn còn phần 'báo chí' ở Mỹ bị lợi dụng tô vẽ phục vụ 'nhóm lợi ích - chính trị')

Báo chí nên vì cái chung đất nước, vì tiến bộ chứ không vì 'cách bộ máy', có như thế mới không chia rẽ 'con người - nhóm' và không đẩy họ ra khỏi 'đất nước'.

Những con người bị đẩy ra sẽ làm cho một đất nước bị lệch lạc, méo mó.

Ngày 27/3/2013

- 'Dân trí' có phần thể hiện ở người dân 'tham gia - được tham gia chính trị' chứ không thờ ơ hoặc bị che lấp, nhưng sự tham gia của người dân làm cho 'những người làm chính trị' sẽ khó hơn (như bị sát hạch) và dễ bị tác động thể chế, lợi ích nhóm.

Những nước mà 'dân trí' có phần thể hiện tốt ở người dân 'tham gia - được tham gia chính trị' thì tạo động lực tốt cho sự 'vận động phát triển'.

Ngày 26/3/2013

- Trung Quốc tạo được sức mạnh bởi họ đã chiến thắng phần thị trường ở nhiều nơi trên Thế giới mà đáng ra những nơi đó phải cân đối được ('phần' thị trường là những hàng hóa tràn ngập những nước khác).

Ngày 25/3/2013

- Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu: "Giày có vừa chân hay không, phải đi thử mới biết. Con đường phát triển của một quốc gia thì chỉ có người dân của quốc gia đó mới hiểu được".

Bình luận: Để đạt tiến bộ thì lời phát biểu đó chưa đủ lắm bởi thiếu sự so sánh 'cái bên trong và bên ngoài', người dân Trung Quốc có thể chưa biết 'lý luận mới về phương thức sản xuất' ở chỗ nào đó trên Thế giới đã tìm ra hoặc người dân hiểu những vấn đề nhưng có thể không phát biểu được.

Sự tiến bộ phải đạt thêm các ý trên, lời phát biểu đó mang tính chính trị kiểu 'không can thiệp công việc nội bộ một nước'.

Ngày 24/3/2013

- Cảnh sát Nam Triều Tiên cho biết quy định mới của chính phủ chỉ xử phạt những người khỏa thân, không đoan trang nơi công cộng. Các chính trị gia đối lập bị chỉ trích đưa tin sai lệch.

Bình luận: Mức xử phạt nếu đúng như cảnh sát đã nêu thì đáng có, bởi ngăn chặn hành vi khỏa thân như ngăn chăn xả rác nơi công cộng, mà hành vi xả rác nơi công cộng thì xã hội đã đạt mức cao về 'văn hóa' vẫn phải duy trì để nhắc nhở tự giác giữ gìn.

Ngày 23/3/2013

- 'Thị trường' và 'phương thức sản xuất' các nơi trên Thế giới đạt tiến bộ thì góp phần lớn vào gìn giữ hòa bình và giảm những hao phí của cải không đúng chỗ.

Ngày 22/3/2013

- Nữ Tổng thống nam Triều Tiên Park Geun-hye đã thông qua một sắc lệnh của chính phủ, theo đó những người được cho là mặc váy quá ngắn nơi công cộng sẽ bị phạt 50.00 won (45 USD).

Bình luận: Quá ngạc nhiên, bởi nhiều người khắp Thế giới nghĩ những nước 'kiểu điều hành bao cấp' mới phải định hướng những vấn đề như thế.

Nền 'văn hóa' mạnh sẽ tự điều chỉnh và đột phá được những cái hay nhờ sự sáng tạo và có động lực.

Nam Triều Tiên thời gian qua được xếp hạng là có những thành công trong phổ biến 'văn hóa'.

Ngày 21/3/2013

"Cuộc gặp cấp cao giữa tân Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew và tân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là sự kiện quốc tế được quan tâm nhưng chính bữa trưa khiêm tốn của ông Lew mới “đun sôi” cư dân mạng Trung Quốc".

Bình luận: Nhiều người Trung Quốc khen họ và chê quan chức Trung Quốc, nhiều người cho đó là đóng kịch chơi khăm Trung Quốc...

Thực sự thì vì sao 'Trung Quốc' quá quan trọng bữa ăn như thế, trong khi đó thì nhiều người trong chúng ta (bạn cũng sẽ nghĩ vậy hoặc có lúc cũng nghĩ vậy) vẫn sẵn sàng những bữa ăn đơn giản để phù hợp sức khỏe và nghỉ ngơi.

Bởi 'văn hóa' hành chính của Trung Quốc có vấn đề - người ta thích tỏ vẻ 'sang trọng', hoặc lối sống 'bộ phận đó' có vấn đề - người ta thích thụ hưởng 'ăn sang'...khác với Mỹ cách tỏ và thụ hưởng.

Ngày 20/3/2013

- Giải thích cuộc bỏ phiếu:

Cuộc bỏ phiếu bầu chọn tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào sáng 14/3 với kết quả bỏ phiếu: 2.952 ủng hộ, 3 phiếu trắng, và 1 phiếu chống. ông Tập Cận Bình đã được Quốc hội Trung Quốc bầu làm Chủ tịch nước. Lá phiếu chống duy nhất đặt ra nhiều câu hỏi cho giới phân tích trong và ngoài nước.

Một số nhà quan sát chính trị thậm chí còn tự hỏi liệu có phải ông Tập tự mình bỏ lá phiếu này. "Tôi không thể nghĩ ra một lời giải thích ý nghĩa cho lá phiếu không tán thành. Họ có thể phản ánh một ý định chống lại Tập, hoặc bày tỏ thái độ không hài lòng, hoặc vô vàn động cơ khác", Andrew Nathan, giáo sư Khoa Chính trị Đại học Columbia, bình luận."

Bình luận: Chẳng qua đó là thủ đoạn chính trị ('của cách làm chính trị'), hơn 2900 đại biểu bầu thì có 1 lá phiếu chống 3 phiếu trắng để tạo mâu thuẫn 'cá nhân'. Những đại biểu còn lại sẽ phải 'tỏ lòng' mà yếu đuối hơn để mình không bị nghi là trong số không thuần phục, từ đó mà dễ điều hành hơn.

Những cuộc bầu mà tuyệt đối người ưa thì được lợi về kiểu 'quản lý cán bộ' nhưng thiếu 'động lực' chính sách tốt.

Ngày 19/3/2013

"Chính phủ Anh sẽ thành lập một tổ chức giám sát báo chí có quyền ban hành các lệnh cấm hoạt động, đình bản vĩnh viễn, phạt tiền tới 1 triệu bảng Anh, buộc đăng lời xin lỗi với diện tích lớn trên trang nhất... đối với các hành vi sai phạm của các tờ báo Anh."

Bình luận:

Chính phủ Anh đã nhìn nhận 'báo chí' nghiêng về xu hướng như sách 'lịch sử' (bị đòi hỏi) mà không nhìn nhận báo chí theo xu hướng như cách là mọi người trao đổi về vấn đề mà mỗi người có thể nói theo kiểu của mình.

Một cá nhân có thể lắm chuyện, chuyện này nọ...nhưng xu hướng con người văn minh tự ràng buộc mọi người ứng xử theo hướng đúng với 'mức phát triển con người'.

Xu hướng đó không đúng hướng 'văn minh'.

Ngày 18/3/2013

- Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu lần đầu tiên với tư cách chủ tịch đã kêu gọi 'phục hưng dân tộc Trung Hoa và giấc mơ Trung Hoa'.

Bình luận: 'giấc mơ Trung Hoa' chỉ có được khi có mối quan hệ tốt với mọi nước, phân chia quyền lợi người dân, động lực phát triển con người.

Động lực phát triển con người có phần là sự giao lưu, hợp tác, cùng thúc đẩy phát triển với người dân mọi nước.

Trung Quốc đang mải mê tranh dành lãnh thổ, tài nguyên mà chưa chú trọng phát triển con người với Thế giới thì khó giấc mơ.

Ngày 17/3/2013

- 'Thời kỳ vàng son' của Thế giới bao giờ tới, hoặc lặp lại các giai đoạn thịnh vượng? Chỉ có được khi 'lối sống' con người phù hợp phát triển, lao động và chi tiêu.

Phân chia 'lợi' và cách tích lũy chưa đúng sẽ phá vỡ kinh tế Thế giới những lúc.

Ngày 16/3/2013

- Những tranh dành và đối chọi với bên ngoài và sức ép thể chế làm cho người dân ở một số nước cách 'tỏ' sai không hợp với 'đạo', làm chậm và lệch quyền phát triển con người văn minh (bị lái 'sùng bái người lãnh đạo', cách tỏ 'đạo đức' bị lệch, cách tỏ quan điểm sự việc bị lệch...).

Truyền thông Mỹ về bầu cử, người dân ở bán đảo triều Tiên...

Ngày 15/3/2013

- "Việc làm và tăng trưởng là vấn đề chính trong các cuộc họp bàn của Liên minh châu Âu trong cuộc họp thượng đỉnh tại thủ đô Brusssels (Bỉ) hôm 14/3 trong lúc nhiều cuộc biểu tình lớn xảy ra bên ngoài hội nghị."

Bình luận: Những 'mưu mẹo' về xã hội, cuộc sống có thể giải quyết được phần nào chăng, trong khi đó những nhà chính trị thường nghiêng về lý luận sách vở kinh tế.

Ngày 14/3/2013

- Công giáo có hệ thống nghiên cứu phát triển, thực thi phù hợp theo thời hơn 'đạo Hồi' và đạo Phật...

Bởi vậy sự phát triển của 'công giáo' ngày càng hài hòa hơn với xu hướng xã hội hiên đại.

Ngày 13/3/2013

- Những nước nào trên Thế giới phát triển mà còn phải tranh dành lấy 'lợi thế' với nước khác, dựa vào quân sự?

Đó là những nước Mỹ, Trung Quốc...

Những nước nào không? rất nhiều. Nga dù là nước lớn nhưng cũng không phải chiến lược như thế, quân sự Nga mạnh chỉ bởi giữ lãnh thổ rộng lớn.

Ngày 12/3/2013

- 'Lợi thế' do quân sự đưa lại làm cho một số nơi có được lợi ích nhưng tổng thể 'nguồn tư liệu vật chất' Thế giới bị hao tổn cực lớn.

Một số nước lớn phát triển quân sự có thể thúc đẩy 'vị thế' phát triển kinh tế xã hội cho nước đó còn nhiều nước khác thì bị hao tổn, chẳng khác gì như 'đánh bạc' mà phải bỏ chi phí công cụ để vận hành, 'tiền cướp của nhau'...trong khi đó công sức không phải dùng cho 'lao động sản xuất tạo của cải'.

Ngày 11/3/2013

- Chủ nghĩa dân tộc không là xu hướng của xã hội văn minh.

Đài Loan, Singapore...có 'người Hoa' là chủ yếu nhưng Trung Quốc không thể lấy đó làm chỗ dựa.

Xu thế văn minh là mọi người khắp nơi hòa hợp cùng phát triển.

Ngày 10/3/2013

- Mức độ số lượng và tích tụ công nghệ trong một sản phẩm hàng hóa quá lớn như điện thoại IPhone phản ánh xu thế sản xuất và tiêu dùng của nhân loài còn chưa phù hợp, nguồn tư liệu và vật chất còn 'sở hữu' chưa đúng.

Ngày 9/3/2013

- Cái ngưỡng của nước Nga là một số lĩnh vực cuộc sống người dân và sản xuất gần với kiểu chia bình quân hoặc chia tỷ lệ áp đặt cho nhóm.

Quản lý kiểu đó đáp ứng phần lớn nguyện vọng người dân nhưng cũng nguy cơ thui chột sáng tạo và khó cạnh tranh.

Ngày 8/3/2013

- Thương hiệu hàng hóa nam Triều Tiên phần nào làm cho nhân dân trên Thế giới nhìn nhận xung đột trên bán đảo phần nhiều do bắc Triều Tiên gây ra.

Thương hiệu kinh tế gánh vác phần nào về chính trị.

Ngày 7/3/2013

- Sức mạnh của Trung Quốc một phần nhờ ở sự tích tụ, chẳng hạn: chỉ đảng cộng sản TQ lãnh đạo cũng có lợi thế trong phân phối nguồn tư liệu...

Sức mạnh đó chỉ tạo được 'lợi thế' trong giai đoạn nào đó của 'thời', bởi sự cạnh tranh kiểu đó không phải là tối ưu trong quá trình sản xuất

(chẳng hạn: dùng tích tụ chi phối thị trường mà dùng nhân công giá rẻ...).

Ngày 6/3/2013

- Ngày nay ít người có tham vọng mong muốn xây dựng một xã hội tươi đẹp. Bởi nhiều xung đột tranh dành các nước không do cơ chế, bởi 'tư bản' hiện tại đang bị che dấu các mâu thuẫn...mà không bị 'đòi hỏi' cơ cấu sản xuất....

Những năm mới bắt đầu vào xã hội tư bản, xóa bỏ phong kiến đã có nhiều người tự về 'lập làng' với các thực nghiệm mong hoàn thiện một xã hội chuẩn mực.

Ngày 5/3/2013

- Xem xét đời sống nhân dân cũng là chiến lược 'tăng trưởng'.

Ngày 4/3/2013

- Nước Mỹ tiêu hao (do cuộc chiến trước đây, hoặc chi tiêu sai...) thì 'phần nào đó' càng làm cho họ 'tham lam' hơn, khác với nước Mỹ giàu có sẽ 'đàu tư' hơn cho sự tiến bộ Thế giới. Vì sao vậy?

Những tiêu hao của 'đất nước' cũng 'phần nào đó' giống như các cá nhân chơi 'cờ bạc' thua sẽ tìm mọi cách bù lại.

Ngày 03/3/2013

- Người dân Thế giới biết tới Trung Quốc chủ yếu những gì? Có thể liệt kê tới:

Kiểu nhà cổ nối ngày xưa như phố cổ Hội An (Việt Nam) hoặc cung điện, võ thuật như Thiếu Lâm tự, chữ viết kiểu cổ so với chữ latinh, tranh thủy mặc, gốm sứ - thủ công mỹ nghệ, văn hóa nhạc, các kiểu ngày lễ - lễ hội, thiên nhiên rộng lớn đặc trưng phương Đông, hàng hóa tràn ngập nhưng thương hiệu còn kém.

Những binh pháp như Tôn Tử, những đạo...hoặc 'Thượng Hải' phồn hoa cũng không gây được chú ý gì với người dân Thế giới. Vì sao vậy:

Bởi nền giáo dục Thế giới mở ra, những lối sống mới...mà con người nhiều tiếp thu. Lịch sử Thế giới không ngừng 'động binh' mà nơi nào cũng hiểu rõ về các cuộc chiến. nền kinh tế thì người dân chỉ cần quan tâm hiện tại nơi mình.

Con người Trung Quốc trong cái cạnh tranh và khoảng không gian 'chật hẹp thị tứ' mà thiếu những cá tính là...nhưng bù lại những như cái kiểu 'thâm nho'.

Các nước có nên sợ Trung Quốc không? Người dân chỉ quan tâm Trung Quốc những vậy nên chính quyền các nước không phải sợ.

Biết cách mở 'văn hóa', lối sống và trình độ phát triển hiện tại là làm nên các nước.

Ngày 02/3/2013

- Vấn đề 'thâm hụt nước Mỹ' một phần do 'giai đoạn' các nhà lãnh đạo như một người chơi cờ bạc kém.

'Đại ca' có số má giang hồ cũng không thể làm mưa làm gió 'cờ bạc'.

Ngày 01/3/2013

- 'Văn hóa' phát triển với kinh tế và phổ biến là giúp nước đó có vị thế với Thế giới (như Mỹ khám phá cái mới 'văn hóa'), Nhật Bản chỉ phát triển 'văn hóa' mạnh mẽ trong 'lao động' và 'sản phẩm hàng hóa' nên chỉ đạt về kinh tế.