Bàn về tư tưởng cực đoan

Bàn về vấn đề tư tưởng cực đoan 'thánh chiến':

1/ Luôn tồn tại xu hướng những người muốn tìm tới 'đắc đạo'.

Trong 'đạo Hồi' nhiều người hiểu sai là 'đi theo tu rèn lối sống hà khắc sẽ đắc đạo'.

Bởi 'đắc đạo' rất khó chỉ ra, người ta thấy tự khép mình vào lối sống hà khắc sẽ khiến con người giảm được những ham muốn (kiểu hưởng thụ...) nên dễ nhầm lẫn như thế là gần sát với 'đắc đạo'.

Cuộc sống vươn lên phát triển con người bằng tạo ra 'vật chất' (của cải) mà những thi thố lao động để vươn lên đó cũng rất khó đạt chuẩn mực sự phát triển con người (cạnh tranh, làm ra với hưởng thụ, bó buộc chỉ sự việc lao động sản xuất mà giảm những sự việc khác...), tức là sự giàu có lên trong xã hội mà đạt được thì mỗi con người vẫn chưa toại nguyện là mình tìm tới gần với 'đạo'.

Nhiều nơi trên thế giới (cả khu vực Trung Đông) rất khó làm giàu bằng sản xuất (do trình độ khoa học kỹ thuật, đất đai...), dẫn tới tư tưởng 'lối sống' hà khắc để tu luyện theo đạo là dễ phù hợp (lối sống hà khắc cần ít của cải phải tạo ra).

Vậy tư tưởng cực đoan lợi dụng đạo Hồi để xây dựng nhà nước hồi giáo theo lối sống hà khắc là có nhiều người ở Trung Đông dễ bị lôi kéo chấp nhận.

2/ Nhà nước hồi giáo như trên (mục 1) có vẻ dễ xây dựng vì:

(1) Đòi hỏi vật chất tạo ra ít (phù hợp khu vực Trung Đông khó sản xuất).

(2) Lối sống hà khắc thì sẽ dễ đáp ứng (dễ cung cấp đủ).

(3) Cùng một kiểu quản lý hà khắc theo luật cổ mà đơn giản nên dễ phổ biến chung, dễ ban bố cách thực thi.

(4) Cùng một kiểu quản lý xã hội như thế nên hy vọng sẽ phổ biến được trên mọi vùng đất đạo Hồi, tạo một xã hội thuần khiết theo kiểu quản lý như thế.

Tạo được một xã hội như thế (rộng lớn) thì sẽ đối chọi và át mọi nhà nước riêng rẽ, hy vọng sẽ tạo sức mạnh đạo Hồi lấn át tất cả.

(5) Cách phát triển con người trong nhà nước hồi giáo như thế có vẻ dễ thực thi vì không phải trang bị kiến thức học hành nhiều, không phải lao động nhiều...chỉ cần tu rèn theo giáo lý, tạo cảm giác dễ 'thành' cho từng người.

(6) Cách quản lý xã hội như thế (luật cổ 'hà khắc') có vẻ sẽ tạo sự bình đẳng cho mọi người (ai cũng như nhau).

Nhà nước như thế sẽ làm mỗi con người luôn sống trong nghèo khổ, không được phát triển con người, khó làm chủ cuộc sống...Thiếu nhiều đặc điểm của thi thố vươn lên, kìm hãm sự tiến bộ.

3/ Hầu hết mọi vùng đất đạo Hồi đều khô cằn, dân trí thấp (khó được tiếp cận giáo dục, khoa học kỹ thuật....)...người dân chủ yếu sống nghèo khổ (trữ lượng dầu chỉ phục vụ được một số nhỏ người dân và thường được phân bổ không công bằng).

Khi người dân thấy cuộc sống khó khăn và mình ít được trang bị để làm chủ cuộc sống (ít được trang bị giáo dục, khoa học kỹ thuật để tham gia sản xuất) thì do thực tế năng lực của mình mà người dân sẽ dễ tham gia nhà nước hồi giáo hà khắc, bởi trong thế giới hiện tại họ cảm thấ bị tụt hậu.

Khi người dân bị nghèo khổ thì họ cảm thấy như bị đẩy ra rìa (thụt lại) trong các xã hội (ở các nước hiện tại), họ sẽ dễ tham gia nhà nước hồi giáo (kiểu như một số công dân châu Âu cảm thấy bị xã hội bỏ rơi cũng sẽ tự tìm tới).

4/ Thế giới hiện tại đang trong quá trình phát triển nên có sự cạnh tranh và nhiều vấn đề xã hội chưa đạt hướng chuẩn mực, nên có nhiều người dân khắp thế giới kể cả châu Âu sẽ bị 'chững lại' không biết cá nhân phát triển con người như thế nào tiếp theo, cảm thấy cuộc sống nhàm chán của chỉ theo đuổi vật chất và những bất công - bẩn ổn xã hội hiện nay đưa lại.

Một phần nhỏ người dân thế giới cảm thấy khó lối thoát của bước phát triển tiếp theo nên họ lại tự tạm thời tìm tới một xã hội kiểu nguyên thủy như nhà nước hồi giáo hà khắc (một số công dân ở những nước phát triển như châu Âu cũng tìm tới tham gia nhà nước hồi giáo là vì thế).

5/ Trong quá trình phát triển loài người luôn tồn tại những cá nhân có hoài bão lớn lao muốn dẫn dắt thế giới, muốn cải tổ thế giới.

Những quá trình tham gia hệ thống chính quyền để quản lý xã hội không thể thỏa mãn tham vọng quyền lực cá nhân của họ.

Họ muốn được gánh vác sứ mệnh lớn lao theo kiểu nghĩ 'cứu rỗi' thế giới.

Họ muốn áp đặt tư tưởng của mình lên loài người.

Họ tự tìm tới và tự gánh vác sứ mạng của cách phổ biến một xã hội như thế nào đó....

Họ cũng bị 'đòi hỏi' của những bất cập xã hội hiện tại (nghèo khổ, thụt lùi, mâu thuẫn vật chất, mâu thuẫn lối sống....).

Họ cảm thấy phải từ bỏ ham muốn vật chất tầm thường để tìm tới đạo.

Tất cả những vấn đề đó 'tạo ra', sinh ra những cá nhân (kiểu muốn là vĩ nhân)....luôn muốn tồn tại một nhà nước hồi giáo theo cách tư duy của họ. Những luật lễ cũ, tư tưởng xây dựng nhà nước hồi giáo hướng cực đoan vì thế ra đời.

Những cá nhân đó (những người có ý chí mạnh mẽ trong hồi giáo) vì thế sẽ dễ tìm tới kiểu luật lệ cũ hà khắc để xây dựng một nhà nước thống nhất trong đạo Hồi, bởi họ thấy những điểm (của những mục nêu trên) là dễ kêu gọi được thánh chiến để xây dựng.

Tất cả những vấn đề đó kèm với trí tuệ chưa siêu việt, kèm với không tiếp thu nền văn minh, không biết cách phát triển con người hướng tiến bộ....sẽ sinh ra (phong thủy lệch mạnh) những cá nhân khát vọng vươn lên dẫn dắt thánh chiến.

Osama bin Laden sinh ra vì vậy (từ bỏ cuộc sống giàu có của tỷ phú đi thánh chiến càng khiến Osama bin Laden dễ tập hợp người theo).

Sẽ vẫn có những cá nhân có tham vọng như Osama bin Laden nhưng hiện nay không thực thi được vì bị ngăn chăn tập hợp, vì người dân khắp nơi đã thấy cái khổ của thánh chiến, vì người dân là nạn nhân đầu tiên của thánh chiến....

6/ Phân tích những vấn đề trên của 'tư tưởng cực đoan thánh chiến' của những cá nhân lợi dụng đạo Hồi, chúng ta thấy để xã hội loài người không bị chệch hướng văn minh thì:

(1) Đảm bảo cuộc sống người dân.

(2) Đạt hướng tiến bộ của các thể chế.

(3) Các thể chế, các nhà nước ổn định, tự quản lý và gánh vác được cuộc sống người dân nơi đó, vùng đất đó.

(4) Thúc đẩy sự tiến bộ trong phát triển con người ở thời đại ngày nay.

Không để cạnh tranh, lối sống, phân chia giàu nghèo, chênh lệch, bị ngăn thi thố hướng tiến bộ....làm chệch.

(5) Phổ biến sự đạt 'đắc đạo' trước nhất là làm chủ cuộc sống, đạt hạnh phúc, thúc đẩy tiến bộ (mời xem bài viết: Hạnh phúc chính là https://sites.google.com/site/weblethanhduc/dhao/hanh-phuc-chinh-la )

(6) Không để con người bị bất lực trước cuộc sống thiên về vật chất.

(7) Có sự giáo dục phổ biến tôn giáo theo hướng tiến bộ.

(Lê Thanh Đức ngày 25/03/2017 - làm cho Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc UNDP)