Chiến lược Việt Nam nếu Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn nhất Thế giới

Chiến lược quân sự Việt Nam đáp lại nếu Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn nhất Thế giới (vượt Mỹ).

1/ Sẵn sàng cho 'cuộc chiến thềm lục địa', muốn vậy trang bị tiềm lực mạnh của:

- Hệ thống tên lửa bờ biển. Hiện nay có những hệ thống tên lửa tối tân đặt ở ven bờ nhưng khống chế vài trăm hải lý.

- Lực lượng không quân.

2/ Lực lượng tàu chiến Việt Nam mức chỉ vừa phải, áp sát đối phương của những giai đoạn đầu xung đột và thực hiện chiến lược kiểu những trận chiến nhỏ.

Thực hiện chiến thuật:

Chiến thuật 1 - Kiểu điều tàu chiến áp sát mục tiêu để bảo vệ chủ quyền rồi bị địch 'đâm' và bị 'nổ súng' mà bắt đầu các xung đột nhỏ tới lớn dần. Chẳng hạn, do địch áp sát 'Vũng Tàu' mà gặp đối đầu của Việt nam.

Khi xung đột lớn thì mở ra chiến tranh 'thềm lục địa'.

Chiến thuật 2 - Khi 'đảo' bị tấn công thì mở đường ra 'dành lại' mà quá trình 'di chuyển' ra có lực lượng không quân và tên lửa bờ biển hỗ trợ. Mời xem: Phòng thủ 'Biển Đảo' của Việt Nam

Quá trình ra có thể gặp hạm đội mạnh của địch cản trở chỉ xuất phát khoảng 100 hải lý thì tại vùng gặp địch này đã mở ra trận chiến lớn để tiêu diệt địch. Khi đó, 'lượng tàu' của ta phải được yểm trợ mạnh của không quân và tên lửa phòng thủ bờ. Lượng tàu đó chỉ như một 'mũi xung phong' của nhiều mũi phản công.

Quá trình đó mở ra chiến tranh 'thềm lục địa'. Mời xem: CHIẾN LƯỢC BIỂN ĐÔNG

3/ Khi chiến tranh 'thềm lục địa' thì Việt Nam thực hiện chiến thuật:

a.Tiềm lực: tạo thế mạnh của Việt Nam là lực lượng không quân và tên lửa phòng thủ bờ biển.

- Hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển hiện đại thì khống chế được cả vùng biển rộng lớn.

- Trang bị 'tên lửa' và 'máy bay' thì ít tốn kém hơn và dễ ẩn náu (cơ động được sân bay và vị trí 'tên lửa').

- "Hệ thống' tàu chiến và cách tác chiến trên biển là thường khó chống lại máy bay. Lực lượng không quân có chiến thuật đánh tốt phối hợp với 'tên lửa bờ' thì là chủ động, còn các 'tàu chiến' thường là bị động chống đỡ máy bay, thiệt hại các tầu chiến bị đánh chìm là lớn.

Việt Nam là sân nhà trải dài thuận lợi sử dụng máy bay.

b. Chiến thuật:

- Một máy bay được trang bị tên lửa tối tân từ đất liền bay thẳng ra biển thì trong vòng bán kính vài trăm dặm các tàu chiến dễ bị khống chế.

- Trung Quốc với nền kinh tế lớn sẽ điều lượng tàu chiến lớn áp sát 'thềm lục địa' Việt Nam thì lượng tàu chiến đó khó tìm thấy mục tiêu của Việt Nam, bởi 'tên lửa và máy bay' thì cơ động ẩn nấp trên bờ, còn 'tàu chiến' thì Việt Nam chỉ lượng vừa phải đã cơ động ẩn nấp.

Trên biển không thể có kiểu tác chiến cậy số đông hàng trăm tàu dàn ra, các hạm đội chỉ có cách tập hợp sức mạnh để 'đánh mục tiêu' hiện hữu trên biển và tương trợ các tàu trong hạm đội bảo vệ cho nhau.

Vậy, nền kinh tế Trung Quốc mà lớn nhất Thế giới thì tạo ra nhiều hạm đội và các hạm đội đó cũng không thể dàn ra 'ở ven biển - ở thềm lục địa của Việt Nam'. Nều một hạm đội đến đóng ở vùng nào đó thì cũng chỉ 'kéo tới' tạo vẻ hiện diện rồi lại 'kéo về' quân cảng. Khi một hạm đội 'hiện diện' thì phải tự căng ra để phòng thủ khỏi bị 'Việt Nam' cử mũi đột kích tấn công. Chẳng hạn: chỉ cần cử 1 máy bay tấn công từ xa cũng đã gây khó khăn.

Lượng tàu chiến đông đảo tạo thành các hạm đội thì cũng chỉ mục đích tìm thấy mục tiêu ở các hạm đội của Việt Nam và các 'đảo'. Việt Nam đã có chiến lược 'phòng thủ biển đảo'. Việt Nam không tạo tiềm lực quốc phòng ở các hạm đội để đương đầu mà tản ra kiểu 'du kích trên biển'.

Khi các hạm đội đó tấn công xâm chiếm 'đảo' thì Việt Nam thực hiện chiến lược 'phòng thủ biển đảo' (mời xem:Phòng thủ 'Biển Đảo' của Việt Nam).

4/ Sức mạnh của Trung Quốc chỉ có thể đánh 'tổng lực đất liền', nhưng thời hiện đại không được tấn công các cơ sở 'dân sinh'. Cuộc chiến đất liền cũng là cái khó của 'mục đích xung đột' và sẽ là 'hậu quả của mọi nước đánh nhau', cuộc chiến đó Trung Quốc sẽ bị quốc tế cô lập và cũng khó thắng (lịch sử chỉ ra).

Thời hiện đại nếu Trung Quốc tấn công các tỉnh biên giới thì Việt Nam thế yếu lùi lại phòng thủ gần Hà Nội, kêu gọi nhân dân Thế giới bảo vệ hòa bình và tuyên bố chuẩn bị phản công thì Trung Quốc tấn công vào rồi cũng tự phải rút ra.

Một cuộc chiến toàn diện sẽ làm Trung Quốc mất vị thế nước lớn vì sẽ bị cô lập và mất vị thế là 'công xưởng Thế giới'.

5/ Khi đã xẩy ra 'chiến tranh thềm lục địa' thì Việt Nam áp dụng 2 chiến thuật:

Chiến thuật 1: Nếu Trung Quốc 'dàn hạm đội ra' khắp vùng biển Việt Nam tạo hiện diện (nhờ có tiềm lực quốc phòng đồ sộ), Việt Nam sẽ xem vị trí nào vào gần đất liền nhất hoặc vị trí quan trọng nào (chẳng hạn Đà Nẵng) thì tạo 'mũi xung phong' và máy bay phản kích - trận chiến A1.

Trận chiến A1: có thể chỉ cử tàu nghi binh, 1 máy bay và vài quả tên lửa bờ. Thời gian chuẩn bị có thể ít tuần.

Mục tiêu: cố gắng gây thiệt hại nhiều nhất cho địch, có thể đạt ít - chỉ làm hỏng được phần nào đó một tàu địch.

Thiệt hại Việt Nam: có thể rơi 1 máy bay.

Trận chiến A2 có thể được chuẩn bị để xẩy ra tiếp theo ít tuần...Cứ như thế cho các trận chiến A3, A4...với các chỗ khác nhau.

Cách trận chiến như thế sẽ kéo dài chiến tranh ra buộc các hạm đội Trung Quốc phải căng sức chống đỡ phản công. Cuộc chiến kéo dài sẽ gây bất ổn cho Trung Quốc tất cả mọi lĩnh vực (chính trị, kinh tế, quân sự...).

Mỗi trận chiến mức độ vừa phải mà Việt Nam bị rơi một máy bay thì 10 trận chiến theo chiến thuật kéo dài cũng chỉ mất khoảng 10 máy bay. Thời gian kéo dài là sự sụp đổ của Trung Quốc vì duy trì hùng hậu mà không áp đặt được mục đích, bị cô lập. Sự kéo dài sẽ là sự đánh đổi 'thiệt hại' mà Việt Nam chịu được, trong khi đó Trung Quốc không tận dụng được sự hùng hậu quốc phòng. Cách chiến trận như thế thì vài tháng sau kết thúc Việt Nam cũng chỉ mất vài trăm triệu USD (nếu kéo dài năm thì vài tỷ USD), trong khi đó Trung Quốc sẽ mất tất cả.

Chiến thuật 2: Trung Quốc nếu đánh chiếm đảo thì Việt Nam áp dụng chiến lược 'phòng thủ biển đảo'.

Chiến thuật 3: Khi Trung Quốc leo thang chiến tranh tổng lực thì Việt Nam áp dụng chiến lược phòng thủ bằng 'không quân' và 'tên lửa bờ biển'. Khi đó lượng tàu chiến hùng hậu càng vào gần càng dễ bị bắn trúng.

Cuộc chiến nếu áp dụng máy bay và tên lửa chống lại tàu chiến thì bên phòng thủ chỉ cần chi ra 1 thì bên tấn công bằng tàu chiến phải chi ra hàng trăm lần. Bên phòng thủ còn thực hiện chiến thuật chủ động thời gian.

'Tàu chiến' kéo tới đầy biển luôn thua 'tên lửa phòng thủ' đầy bờ. Cuộc chiến đó không áp dụng được 'lợi thế' đồ sộ quân sự và sẽ nhấn chìm hải quân Trung Quốc.

(áp dụng chiến thuật 3 'tổng lực' khi đảo bị chiếm)

6/ Mỹ sẽ tận dụng thời cơ Trung Quốc sai lầm mở ra một cuộc chiến để tạo thế kìm hãm Trung Quốc (cô lập, dành thị trường, phá 'công xưởng', mất vị thế 'địa chính trị...).

(Lê Thanh Đức 30/5/2014; làm cho Chương trình UNDP)

Xem thêm:

Phòng thủ 'Biển Đảo' của Việt Nam

1- Khi một nước A mà:

-Vi phạm luật pháp Quốc tế;

-Vi phạm hiến chương Liên Hợp Quốc;

- Phá hoại hòa bình Thế giới;

tấn công một đảo của Việt Nam, thì Việt Nam sẽ:

a/ Dùng hết khả năng hiện có để phòng thủ đẩy lùi địch.

b/ Phản đối lên Liên Hợp Quốc và cộng đồng Quốc tế. Tập hợp toàn bộ nhân dân đấu tranh với chính quyền nước A.

c/ Phối hợp tin tức tình báo với các nước khác để giám sát vùng biển vì hòa bình và ổn định. Các nước trên Thế giới vì an toàn hàng hải và hòa bình mà phải có trách nhiệm phối hợp.

Cách phối hợp có thể kiểu cho Mỹ dùng phần không phận sử dụng máy bay không người lái quan sát. Sự cam kết cho dùng không phận là chỉ được trinh sát những vùng biển nào (không cơ sở đất liền) và có giới hạn giai đoạn thời gian theo ký kết.

2- Khi một đảo của Việt Nam bị thất thủ trước sự tấn công của nước A thì:

a/ Dùng mũi đột kích (số lượng hạn chế bằng máy bay hoặc tàu hoặc tên lửa cách trang bị...) trong ngày phải duy trì có đợt tấn công và trinh sát - 'MỨC 1'.

b/ Tiếp theo 'MỨC 2' là tăng cường trang bị vũ khí để tạo sức mạnh trận đánh với lực lượng địch xung quanh đảo (đủ máy bay, tàu chiến, tên lửa tầm...hoặc tàu ngầm). Chưa đánh bại được địch để dành lại đảo mà bị thất bại thì lặp lại duy trì 'MỨC 1" và chuẩn bị tạo trận cho 'MỨC 2' tiếp theo.

Địch quá mạnh thì 'thời gian' phải kéo dài mà 'MỨC1' có thể duy trì đột kích trong ngày hoặc vài ngày (ngày vài lần hoặc ngày 1 lần hoặc vài ngày đan xen một vài lần) và 'MỨC 2' về sau có thể phải chuẩn bị lâu hơn.

'MỨC 1' có thể trong ngày hoặc vài ngày...nhưng dù khó khăn bao nhiêu cũng phải luôn đột kích duy trì tấn công cho tới khi dành lại đảo. 'MỨC 2' phải luôn khẩn trương dồn hết sức mạnh đan xen.

Dồn toàn bộ sức mạnh của Đất nước để trường kỳ cuộc chiến cho tới khi dành lại được đảo.

3- Để chuẩn bị 'MỨC 2' thì nền quốc phòng Việt Nam phải không ngừng hợp tác với mọi nước để có nguồn lực sẵn sàng cho 'số lượng' trận ở 'MỨC 2' phải có.

Trong một tháng có mấy lần 'MỨC 2', trong vài tháng, vài năm...kéo dài, mà tìm đúng 'thỏa thuận' nguồn có sẵn sàng cho mọi 'cấp độ' leo thang 'MỨC 2' với sức mạnh vũ khí phái tăng dần (khi cần mua được)..

4- Ưu tiên tăng cường quốc phòng cho 'biển đảo'. Đất liền quốc phòng được trang bị ít hơn và yếu thì khi bị nước khác mạnh tấn công chiếm vài tỉnh thì sẽ chiến tranh nhân dân dành lại sau. Dân còn thì nước không bị kẻ địch chiếm lâu được.

5- Trung Quốc vi phạm luật pháp Quốc tế mời thầu 9 lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam thì:

- Phản đối mạnh mẽ với cộng đồng quốc tế. Đấu tranh với Trung Quốc phá hoại hòa bình và tiếng nói của Trung Quốc tại diễn đàn Liên Hợp Quốc ít đại diện cho nền hòa bình Thế giới.

- Kêu gọi mọi nước, mọi tổ chức không ủng hộ Trung Quốc vi phạm mời thầu. Kiên quyết đấu tranh với mọi nước, mọi tổ chức tham gia mời thầu.

- Quan hệ hai nước với 'hiện tại' xung đột kiểu đó phải là ưu tiên hàng đầu giải quyết trước các mối quan hệ hợp tác hai nước (kinh tế, chính trị, giao lưu văn hóa...).

- Nhân dân Việt Nam đấu tranh với phần hệ tư tưởng vi phạm luật pháp Quốc tế như thế trong nội bộ Trung Quốc.

6- Khi Trung Quốc tự 'đặt dàn khoan' nơi đó:

- Tập trung tất cả mọi nguồn lực đấu tranh cho mối quan hệ hai nước vì hòa bình mà phải dỡ.

- Tăng cường lực lượng vũ trang bảo vệ, giữ gìn vùng biển.

- Xem xét mức độ mối quan hệ chiến lược quốc phòng với mọi nước trên Thế giới để tạo sức mạnh chung vì hòa bình.

- Chuyển sang chiến lược ở ‘2 nhỏ mục B’ (coi giống như đánh đắm tàu chiến) của “cách vấn đề Biển Đông'.

(mình là con người tự do - Phấn đấu thành công cho Chương trình phát triển Liên Hợp quốc UNDP; 'Chiến lược phòng thủ biển đảo của Việt nam' làm gửi cho nhà nước Việt Nam bởi thấy bị nước khác đe dọa và một số nhân dân lo sợ; ngày 7/7/2012).

Chú thích:

Mời xem thêm 'cách vấn đề Biển Đông' (bài viết ngày 11/6/2011 khi xẩy ra sự kiệntàu Bình Minh 02) Cách Vấn đề biển Đông