Cách bóng đá Việt Nam giữ được đẳng cấp sau giải U23 châu Á

Chuyên gia Scott McIntyre, người Australia, đã có bài viết trên FOX Sports Asia chê đội Việt Nam ‘đừng để Việt nam biến thành Hy Lạp tiếp theo’ (ý chê Việt Nam đá kiểu xe buýt, huấn luyện viên có lối đã kém, không cho cầu thủ phát huy, không có chiến thuật). Mình phân tích:

1/ - Đội bóng có lối chơi tiêu cực là thể hiện ở (1) phòng thủ kiểu xe buýt, tất cả dồn về cầu môn và chỉ việc làm mọi cách phá bóng ra. (2) Không có chiến thuật đề ra, chỉ việc phòng thủ số đông rồi cắm một cầu thủ ở trên, khi có bóng thì chuyền dài lên cho cầu thủ đó đẩy bóng tới cầu môn và sút. (3) Đội bóng đó chơi rát, phạm lỗi nhiều…Đó là 3 đặc điểm nổi bật của đội bóng phòng thủ tiêu cực.

Chúng ta thấy Việt Nam không rơi vào 3 đặc điểm đó.

2/ - Đội bóng Việt Nam thể hiện:

(1)Những cá nhân được thể hiện trình độ cá nhân, đi bóng tốt; (2) Những pha lên bóng có sự phối hợp bài bản lối đánh chứ không phải chỉ ngẫu hứng; (3) Hầu hết những sở trường của các cá nhân đều được phát huy và bộc lộ ra được (sút phạt, kết thúc, rê dắt tạo bị phạm lỗi…); (4) Thủ môn thể hiện được sự xuất thần với nhiều pha bắt bóng, chứng tỏ trận đấu cởi mở - đội bạn có khoảng trống đôi công; (5) Những trận bóng có nhiều bàn thắng – sự đôi công mạnh mẽ của cả hai bên; (6) Việt Nam là đội bóng có nhiều bàn thắng đẹp của giải, điều đó chỉ có được do ‘bài bản tấn công’ và ‘tài năng cầu thủ’; (7) Trận đấu rất quyết liệt và căng thẳng cho mọi đội gặp đội Việt Nam, chứng tỏ nhiều đội rất sợ ‘bài tấn công của Việt Nam’; (8) Huấn luyện viên bố trí đội hình, chiến thuật thay người rất giỏi, có bài tấn công và phòng thủ rất giỏi …mới thể hiện được rằng: ‘mọi cầu thủ trong giải này đều phát huy được tài năng’; (9) Nhiều cầu thủ qua giải này có ‘cơ hội’ bộc lộ những tài năng ở những vị trí mới không ngờ tới…chứng tỏ huấn luyện viên rất giỏi đã biết cách tạo ra ‘cơ hội’ cho cầu thủ, tạo ra ‘đòn đánh’…(10) Huấn luyện viên tạo được cầu thủ sự tự tin, ý chí, trận hình không bao giờ bị loạn…chứng tỏ cầu thủ mang đủ bản lĩnh của tấn công và phòng thủ; (11) Cách phòng thủ của đội bóng Việt Nam đã thể hiện được- tôn vinh ra được những cầu thủ phòng thủ giỏi (thủ môn, hậu vệ, tiền vệ về…)…khác với ‘phòng thủ xe buýt’ chỉ lấy số đông đỡ bật ra. Ở đội bóng phòng thủ ‘xe buýt’ không có sự xuất thần của thủ môn, không ‘nổi bật’ các cầu thủ về thủ….Đội bóng Việt Nam không bị thua những phá bóng 'rùa', không bị thua những pha bóng ngớ ngẩn, cũng có những bàn thắng đẹp của đội bạn ...chứng tỏ cách phòng thủ của Việt Nam rất hay. Một đội bóng mà tấn công hay rồi nhưng không giỏi phòng thủ thì làm trận đấu xem cũng chán; (12) Việt Nam ở giải này tạo đủ mọi kiểu bàn thắng…chứng tỏ có lối đánh đặc sắc; (13) Huấn luyện ‘đọc vị’ tốt trận đấu mà thể hiện được cung bậc của trận đấu, biết cách ‘lừa’, biết cách lúc công – lúc thủ….’đội bóng ‘xe buýt’ không bao giờ có. (14) Huấn luyện viên chấp nhận lối chơi mở tạo ‘cơ hội’ và chấp nhận chớp lấy ‘cơ hội’ cho cả hai bên, ai dứt điểm tốt sẽ thắng…đội bóng xe buýt không có kiểu này. (15) Huấn luyện viên thực hiện được ‘mẹo’: cho cầu thủ giỏi rê bóng như Công Phượng được quyền chủ đông rê trước vòng cấm (qua được 1 hậu vệ có khoảng trống lớn hoặc dễ tạo quả đá phạt…)…Việt Nam giải này có được nhiều quả phạt sát cầu môn, chứng tỏ cách tấn công ‘sắc bén’; (16) Những phạm lỗi gần cầu môn mà đội Việt Nam bị không do kiểu đeo bám dai, bị 11m chưa rõ ràng…chứng tỏ sự phòng thủ không cực đoan; (17) Thừa nhận U23 Việt Nam đẳng cấp – kinh nghiệm chưa bằng bóng Nhật Bản nhưng giải đấu này Việt Nam đạt được sự ‘xuất thần’ và ‘thăng hoa’ của cầu thủ…chứng tỏ sự khát khao chiến thắng và trình độ của cầu thủ đã đạt đẳng cấp, được bộc lộ ra…làm được điều đó do có ‘bài tấn công’; (18) So về đẳng cấp châu Á thì Việt Nam còn hơn non so với Nhật Bản, Quatar…nhưng kỹ thuật cá nhân của cầu thủ thì không thua kém, kèm theo đó thì khát khao và ý chí của Việt Nam cao hơn tất cả mọi đội tham gia giải, cùng với huấn luyện viên có ‘bài đòn đánh’….Chứng tỏ Việt Nam giải này xứng đáng ở vị trí á quân, hiểu rõ điều đó thì không nên cho rằng Việt Nam may mắn. Đội bóng mà cầu thủ đã đạt ‘kỹ thuật cao’ và phát huy được sự thăng hoa – xuất thần trong lối chơi cho cầu thủ thì thời điểm đó ‘đội bóng’ đương nhiên được quyền xếp tốp đầu của giải; (19) Nhiều trận đấu của đội tuyển Việt Nam cống hiến sự hồi hộp, pha bóng ghi bàn đẹp…hơn hẳn đội Australia, thì đội bóng Australia mới nên bị điểm tên là đội chơi ‘không biết cách tấn công’, kém về trận pháp, cầu thủ không phát huy được lối chơi.

…Còn nhiều vấn đề nữa chưa chỉ ra…Chứng tỏ ở đội Việt Nam huấn luyện viên giỏi, cầu thủ chơi hay, đạt thăng hoa, đạt cống hiến

3/ Hy Lạp vô địch Euro 2004 thiếu hẳn nhiều liệt kê đã kể trên.

Hy Lạp vô địch xong chìm nghỉm? bởi sự đầu tư của họ kém dài hơi, bởi khát vọng và niềm đam mê của người dân Hy Lạp kém Việt Nam.

4/ Trước đây, đội hình đội tuyển quốc gia Việt Nam còn kém do lỗi:

4.1/ Cầu thủ khi trưởng thành từ các U dưới khi lớn lên ở các câu lạc bộ thiếu sự nuôi dưỡng tốt (tinh thần, sự cống hiến, rèn luyện, cọ sát, môi trường kiểu quán bar không hợp sự ‘cống hiến’…).

4.2/ Thiếu huấn luyện đội tuyển giỏi đọc vị từng cầu thủ, đọc vị đội bạn, thiếu mẹo ‘cầm chịch’ từng giai đoạn của các trận đấu trong giải- khoe hết mọi thực lực (bị áp lực).

4.3/ Thiếu sự đoàn kết trong nỗ lực chung toàn đội.

4.4/ Những ngôi sao bị áp lực – bị đòi hỏi…được nổi danh quá sớm khi đội tuyển chưa dành giải quan trọng. Cầu thủ Công Phượng trước đây bị đẩy lên cao khi chưa cống hiến qua giải nào đạt vị trí cao (khác với Công Vinh may mắn giúp vô địch được đôn lên);

Quang Hải bây giờ xứng đáng được ‘tôn vinh’, chỉ lo đừng bị áp lực ngôi sao quá gây soi mói, chỉ lo ‘sự hưng phấn của nỗ lực’ vươn lên nữa bị thui chột dần, chỉ lo nỗ lực cống hiến bị giảm, chỉ lo môi trường sống mới bị dòm ngó nhiều hơn gây giảm thời gian tập trung rèn luyện, chỉ lo khi về câu lạc bộ và khi lên đội tuyển có biết phải đạt cái gì để duy trì phong độ và không làm thất vọng người hâm mộ, không bị áp lực gây quá khó cho ‘đôi chân (mình sẽ trình bày bí kíp riêng về vấn đề này cho Quang Hải, Công Phượng…).

4.5/ Chưa biết cách đạt giải đấu?

Đạt giải đấu là bằng mọi cách phải phấn đấu vào đẳng cấp trận chung kết Sea games, với nhiều trận chung kết diễn ra sẽ tự nhiên lên vô địch.

Không bị áp lực từ đầu phải vô địch và bị quá căng khi có trận đấu chung kết. Trận đấu chung kết nên tạo diễn biến tự nhiên cho toàn đội, nên gắng đạt ‘thăng hoa’ tự nhiên cho cầu thủ…có được điều đó do sự tôi luyện của cầu thủ, do có huấn luyện viên giỏi.

Khán giả đòi hỏi ở cầu thủ trận chung kết là: đá cho hay- cống hiến trận đấu, tạo những pha bóng đẹp, chiến thuật cho tốt…Đạt như thế thua cũng không sao, đội vô địch còn nhờ may mắn và biết tạo nhiều cơ hội.

Nên nhớ đội bóng đạt đẳng cấp ở Đông Nam Á là có nhiều trận vào sâu (bán kết, chung kết…) và trận chung kết diễn ra những pha bóng hay, chiến thuật tốt. Cứ đạt nhiều như thế trong giải rồi mới một trận nào đó mới vô địch. Đẳng cấp khẳng định được là đó, tuần tự làm bóng đá là thế…

4.6/ Những U dưới ra lò gặp thầy tốt đã xung là dễ thăng hoa, nhưng khi đã đạt thì vài năm tiếp theo ‘nuôi dưỡng’ ra sao để tiếp tục cho đội tuyển quốc gia cũng là khó (mình sẽ làm giúp chăng?).

(Lê Thanh Đức – 28/01/2018; làm UNDP)

Mời tham khảo thêm:Bí mật về những trận đấu U23 châu Á mà bạn có tin không?