Mục đích Trung Quốc xung đột nhiều nơi và leo thang quân sự

Ngày 28/6/2013

- Trung Quốc cứ rục rịch quân ở biên giới là Ấn Độ hốt hoảng trang bị cho quốc phòng với ngân sách hết sức tốn kém. Trung Quốc thì tỏ ra uy được sẽ tấn công bất cứ lúc nào, còn Ấn Độ chỉ việc phòng thủ. Trang bị quân của Trung Quốc ở vùng Ấn Độ được việc cả hai là vừa kiềm chế Ấn Độ vừa giữ các vùng như Tây Tạng.

Trung Quốc tranh đảo với Nhật Bản là làm tiềm lực kinh tế của Nhật Bản cũng bị hao hụt.

Trung Quốc đổ quân vào Biển Đông làm các nước trong khu vực cũng hao hụt nguồn lực kinh tế (tăng chi quốc phòng).

Mỹ cũng phải chạy đua đổ vũ khí vào khu vực và với danh nghĩa là sẽ tranh dành ảnh hưởng các nước với Trung Quốc, nhưng thật sự hàng hóa mọi nước xung quanh Trung Quốc và nhiều nơi trên Thế giới bị chiến lược 'Trung Quốc là công xưởng Thế giới' thao túng. Mỹ chỉ ưu thế phần hàng hóa chất lượng cao nhưng phải cạnh tranh mạnh mẽ với nhiều nước như EU, Nhật Bản.

Trung Quốc có tiềm lực kinh tế lớn nên chi cho quốc phòng lớn (với sự tích lũy lớn trước đây mà có 'dự trữ ngoại tệ' lớn, ít phải tái đầu tư cho sản xuất và người dân; 'gặp thời' khó chiến lược kinh tế thì ưu tiên quốc phòng tạo vị thế...).

Vì sao Trung Quốc không để quân ở những chỗ ít tỏ đe dọa, không gây bất ổn và giữ hòa bình với láng giềng, vẫn phòng thủ đảm bảo an ninh tốt cho đất nước... mà ngang nhiên đẩy quân ra tạo vùng nóng sức ép với láng giềng? Trả lời, đạt 2 mục đích:

Mục đích 1/ Chiến lược sâu xa của Trung Quốc là không ngại đe dọa phá vỡ hòa bình mà tạo chạy đua quốc phòng, từ đó phá hỏng 'lợi thế' kinh tế mỗi nước có được. Khi đó 'công xưởng Trung Quốc' càng củng cố được lợi thế theo chiến lược.

Mục đích 2/ Tranh dành biển đảo thì để tăng thêm nguồn lực mà gắng vơ vét được nhiều nhất, chiến thuật ở biên giới Nga là dân cư, sức ép Đài Loan, đẩy lùi Mỹ ra để đề phòng xung đột vị thế thị trường sau này...thì ngoài những mục đích đó còn có có mục đích củng cố lợi thế 'Trung Quốc là công xưởng Thế giới'.

Còn duy trì được kiểu 'công xưởng Thế giới' thì hàng hóa Trung Quốc tràn ngập thị trường Thế giới, đẩy lùi mọi nước ra sau (kể cả Mỹ).

Còn có những mục đích khác như: tạo vị thế nước lớn, o ép tranh dành nước nhỏ phải theo; ổn định trong nước...

Ghi chú: '

Trung Quốc là công xưởng Thế giới' là thuật ngữ xuất hiện trong kinh tế, chỉ ra: mọi hãng lớn trên Thế giới đều đầu tư vào Trung Quốc, đầu tư vào nước lớn dân đông bằng vào nhiều nước nhỏ, giữ giá đồng Nhân dân tệ tạo nhân công rẻ, quy mô hàng hóa kiểu 'vừa' (không phải công nghệ cao) về số lượng và phong phú đánh bật giá cả hàng hóa mọi nước nhỏ, nguồn lực dồi dào (hãng lớn cần mọi kiểu trình độ tay nghề chỉ một đêm là tuyển đủ, trong khi ở các nước nhỏ phải chờ đầu tư tay nghề hàng tháng hàng năm mới đáp ứng), chiến lược 'cung cầu' và hàng lỗi mốt mà đánh bật các hãng cạnh tranh ở các nước khác, hàng nhái ít đầu tư chi phí, tiêu tốn nguyên liệu trong một giá trị hàng hóa cao, ít ràng buộc 'giá trị hàng hóa' với khoa học tiêu dùng - cuộc sống....

Chiến lược các nước bị ảnh hưởng đối phó lại:

1/ Tạo thị trường ưu tiên với nhau ở những nước bị ảnh hưởng.

2/ Tạo liên kết, mức đồng minh để giảm chi phí quốc phòng.

3/ Có chiến lược tốt về cách phòng thủ (mời xem bài viết: CHIẾN LƯỢC BIỂN ĐÔNG).

4/ Tái cơ cấu tốt nền kinh tế đất nước.

5/ Chính sách 'chi tiêu cung cầu hàng hóa đảm bảo cuộc sống người dân' một cách thông minh.

6/ Xu thế văn minh và gắn kết giữ gìn hòa bình.

...(còn nữa)...