Thần đồng trên thế giới vì sao khó phát triển rực rỡ? kể cả ở Việt Nam !

Lý do:

 1/ Một người trẻ tuổi tiếp thu tốt kiến thức nhân loại thì thường được gọi thần đồng.

Chủ yếu ở họ mang tính nổi trội ‘ thông minh’ hơn người, hơn người lứa tuổi lĩnh vực đó, mà càng ‘nhi đồng thúi tai’ càng dễ nở rộ.

Như thần đồng Trung Quốc đang thiếu nhi đã học đại học, hay Nhật Nam siêu tiếng Anh...

2/ Trong khi đó nhân loại thấy, một nhân tài của thế kỷ thì:

‘chăm chỉ, sáng tạo’;

‘Kế thừa, chế tạo- làm ra’.

Cuộc sống ra sao hiện tại, bạn cũng cứ luôn chăm chỉ, tìm tới say mê có sáng tạo’ nhé !

 Vậy xét các yếu tố, ta thấy ‘thần đồng’ chỉ mới đạt chủ yếu mức (3) ‘kế thừa’ hơn người !

Nhật Nam cho dù siêu tiếng Anh mức nào cũng có thể chưa bằng nhà văn viết nên ‘Tiếng chim hót trong bụi mận gai’...ở mức ngôn từ, tính văn học.

Còn lại các yếu tố như (1) chăm chỉ; (2) sáng tạo; (4) chế tạo làm ra; thì rất có hội tụ để làm ra bậc thiên tài thời đại.

Chỉ (3) ‘kế thừa’ kiểu thần đồng thì giúp cá nhân đó ‘dễ dàng’ đi xa hơn người khác ở vạch xuất phát mà thôi.

Trong khi đó, một người thần đồng thandong1 thì dễ sớm rơi vào ‘hư danh’ là chứng tỏ mức thông minh gì đó trước lứa tuổi hơn người cùng trang lứa mà thôi, như sớm biết đọc, biết viết, biết cộng trừ...

3/ Chúng ta lại thấy ở (3) ‘kế thừa’, thì:

Sự kế thừa của thandong1 chỉ nhằm tiếp thu hơn người khác lĩnh vực gì đó để kiểu so game sâu là chính mà chưa phải ‘kế thừa’ được nhanh để kế thừa nhiều nhất cho phục vụ thandong1 tạo ra cái gì, ví dụ:

Thần đồng người Singapore vẫn phát huy thông minh toán mà sau này là giáo sư trường đại học danh tiếng thì chỉ khoe diễn đạt bài toán với sinh viên mà thôi, khác với giáo sư Ngô Bảo Châu giải quyết được vướng mắc bài toán nhiều thế hệ !  Ở đây, giáo sư Ngô Bảo Châu có thể IQ không bằng thần đồng kia khi đọ 1 điểm nào đó thời tuổi trẻ, nhưng cách ‘kế thừa’ của giáo sư là đúng hướng cái mình cần mà không hướng kiểu ‘tranh giỏi biết đọc biết viết trước tuổi’.

4/ Bao nhiêu lớp người trên thế giới mấy ai thành vĩ nhân là vậy !

 Bởi thandong1 khó có hướng đúng để tìm sáng tạo ra cái gì?

 Tính ‘sáng tạo’ thì thần đông không phải là thế mạnh khác người, mà lẫn ở ai tuỳ thế, nhiều người say mê gắn bó cuộc sống thì họ tự tạo đồng lực để chăm chỉ, để tích lũy kế thừa cái mình cần...mà chế tạo làm ra, để sáng tạo cái mới, như lão nông là đơn giản chế ra máy cấy, hay Thomas Edison chế tạo ra bóng đèn cho nhân loại.

(2) ‘sáng tạo’ là điều con người chúng ta, nhân loại chúng ta cần nhất ở mỗi người.

Xã hội tạo ‘quyền phát triển con người mà phát huy rực rỡ được tính sáng tạo mới khó, nếu không, chính quyền và thần đồng chỉ mải theo hư danh mà thôi.

 Nếu chính sách tốt thì nhà nước tạo nhiều người ‘trội’ rồi tạo môi trường cho họ có sáng tạo, hướng ra.

 5/ Trong các mục để tạo ra vĩ nhân là: (1) ‘chăm chỉ, (2) sáng tạo’;

(3)‘Kế thừa, (4) chế tạo- làm ra’.

thì mục (3) ‘kế thừa’ thì đời nào chả dễ tìm được, mà thandong1 dễ thể hiện ra, nhưng để cho một cá nhân có mang thêm trong mình mục (1) (2) (4) thì phải có tính thời đại đòi hỏi, phải cá nhân biết tự vượt ra ‘lề thói’ của chính xã hội các nước đó, dù là xã hội Pháp, hay Ấn Độ, hay Việt Nam...

Sáng tạo đâu ra? là cái đặc điểm mà cá nhân đó yêu lao động, yêu lối sống cuộc sống họ nhìn nhận với nhân loại, là cách họ biết vượt ra gò bó xã hội, là tính cởi mở xã hội họ có được...

 Thần đồng giỏi thì tích lũy bước nhảy tạo ra cái mới mà không bị bó hẹp.

Như nhà thơ Trần Đăng Khoa thiếu nhi thơ hay, lớn lên thơ khó? Cái khó cuộc sống là vậy, xã hội mọi cá nhân thiếu sâu sắc kiểu câu thơ ‘đường ta rộng thênh thang tám thước’ mới thui chột tuổi lớn của nhà thơ ! nghĩ kỹ thì thời đó ‘tám thước’ mà Trần Đăng Khoa không khoe sửa ‘ta bước’ thì có lẽ về sau nhà thơ sẽ trội mãi rồi...

6/ Bởi thế mục (3) ‘kế thừa’ thì mọi nước, xã hội khắp nơi dễ tạo ra kiểu như phong trào mà kiếm thần đồng cho sở học mà thôi.

Cá nhân biết vậy mà trang bị thêm lối đi, để mà cùng xã hội tránh lạc lối chỉ vì lối hư danh, thiếu trang bị thêm lối cần.

Thần đồng không cẩn thận thì dễ mình chỉ là công cụ khuếch trương cho ‘nhà quản lý, người quản lý’ lĩnh vực gì đó mà thôi.

7/ Thần đồng rồi thì gắng (1) chăm chỉ mà (3) kế thừa...thì dễ đạt cuộc sống, nổi trội hơn mọi người theo năm tháng cuộc đời, chứ (2) và (4) thì cực khó cho nhân loại.

Nhân loại, nhiều lúc chỉ cần mục (3) kế thừa cho đúng tuần tự và biết cách kế thừa là được, nhân loại nhiều lúc không cần ‘đốt cháy’ giai đoạn kiểu kế thừa ở thần đồng, mà ‘nhân loại- mọi nước’ tìm cách ‘ngành giáo dục’ sao cho cá nhân biết kế thừa, kế thừa đúng cái cần của họ.

 Giáo dục là chứa sự kế thừa trong đó.

 Ngành giáo dục các trường đại học ở  Mỹ gắng ‘lặn lội’ mọi cách, biến thiên theo thời đại để gắng bổ sung cho SV mục (2) và (4)) nữa.

 Môi trường tốt nhân loại tạo ra, đòi hỏi đúng (1) (2) (3) (4) và nhiều lúc (3) không bị choáng, (3) phong trào nâng đỡ...Xã hội loài người ‘văn minh, tiến bộ’ nhờ làm tốt, động lực tốt (1 2 3 4).

  Xem thêm bình chú:

  Ngao du với non nước Hồng Lam làm câu đối:

“Sóng biển, con sông, lòng tạo hoá.

Mây trời, quả núi, đỉnh nhân gian.”

Non nước Hồng Lam phong cảnh tươi đẹp, mà ‘con sông’ là dòng Lam vỗ về các phía non Hồng, soi bóng trùng điệp đỉnh núi, rồi sông uốn lượn khuất mãi chân trời !

Sông Lam như dải lụa soi bóng vòng tít miền quê xứ Nghệ, xuôi về ôm  Ngàn Hống xếp dãy, bày ngọn.

‘con sông’, tựa động vật, hình tượng với sóng ru, cuộn sóng, ‘sóng biển’ !

‘quả núi’, tựa thực vật, hình tượng với mây che, vờn mây, ‘mây trời’ !

câu thơ 1:   Sóng biển, con sông, lòng tạo hoá.

Con người cứ chăm chỉ, có say mê sáng tạo mà tự do ra với đời, tự hoà chung nhân loại, mà có mình với người năm châu bốn bể! cứ say mê lao động sáng tạo đi, lối sống sẽ luôn mong về bạn.

câu thơ 2:  Mây trời, quả núi, đỉnh nhân gian.

Con người cứ kế thừa với thời đại, ‘chế tạo- làm ra’ là thành đạt giữa thế giới!

Vậy, con người làm nên, nhân loại làm nên nhờ:

‘chăm chỉ, sáng tạo’;

‘Kế thừa, chế tạo- làm ra’.

Cuộc sống ra sao hiện tại, bạn cũng cứ luôn chăm chỉ, tìm tới say mê có sáng tạo’ nhé !

 (Lê thanh Đức, 12/10/2023)