Tìm những vấn đề cho tăng trưởng

Chúng ta hay nói 'tăng trưởng' của đất nước ở phát triển kinh tế (chủ yếu 'đầu tư' phát triển sản xuất), thế Việt Nam có tìm được tăng trưởng cho xã hội ở các ngành không? những lĩnh vực mà chúng ta chưa biết cách khai thác.

Chúng ta tìm hiểu:

1/ Nếu gánh nặng về chi phí chăm sóc y tế mà giảm xuống thì kinh tế gia đình và xã hội sẽ dư giả hơn.

Chúng ta nhìn thấy gì về phát triển sức khỏe cho cộng đồng? trong khi 'giáo dục' đang cố gắng 'nhồi' kiến thức cho từng người thì 'giáo dục' về ăn uống theo độ tuổi, loại thức ăn gì tùy lúc...rất nhiều người không nắm rõ (chẳng hạn: chỉ riêng ăn mặn quá thì sẽ sinh nhiều bệnh cũng gần một nửa dân số không biết). Sức khỏe là vàng nhưng cứ 50 tuổi rồi thì mọi người mới tiếc tuổi xuân không biết giữ gìn. Vì sao không quyết liệt vấn đề này? vì mỗi người chúng ta ai cũng nghĩ 'mình không bị', trong khi tính tổng thể xã hội thì 10 phần sẽ có 3 phần tới lúc phải 'chăm sóc y tế' (tức là chắc chắn kinh tế xã hội luôn phải chi ra để chăm sóc cho 3/10 dân số).

Nhìn vào phong trào thể thao thì biết 'năng lượng' của một dân tộc nhưng thể thao của Việt Nam đang chủ yếu vào 'thành tích - màu cờ', thỏa mãn giải trí (xem bóng)... mà kém rèn luyện. Một tỉnh nếu mỗi năm dành 50 tỷ đồng của bóng đá cho phong trào rèn thể thao (dạy đá cầu, chạy bộ....) thì tạo được rất sôi nổi. Tự mỗi cá nhân chơi vui thể thao cũng là vừa khỏe vừa giải trí tốt...Bài tập thể dục giữa giờ của học sinh tuy đơn giản nhưng mỗi người chỉ cần một ngày tập 45 phút thì đảm bảo cơ thể khỏe mạnh.

Thực phẩm nhiễm hóa chất? chúng ta ăn rau 10 phần có hóa chất thì thà ăn 5 phần mà không có hóa chất vẫn rất tốt hơn cho sức khỏe. Mỗi người dân có sẵn sàng ăn giảm một phần của rau mà có rau sạch (hoặc có thể tăng thêm ít chi phí để duy trị lượng)? họ sẵn sàng, nhưng chỉ có điều xã hội không quản lý được cạnh tranh 'lẫn vào' và tâm lý a dua 'mọi người ăn được thì mình cũng ăn được' và ăn chưa thấy bị liền, hoặc ăn tạm bợ do sinh hoạt xa nhà....

Đầu tư cho giáo dục môi trường sống và xã hội góp sức cùng từng người tạo môi trường sống tốt là đầu tư rất hiệu quả (vì mọi người ai cũng thấy, cũng thích cái sát sườn). Nhà nước có bị 'tốn nhiều tiền' vào không? trả lời: không. Vì chỉ cần đẩy mạnh khâu quản lý 'hành chính' và giáo dục, chuyển hướng đầu tư thể thao đúng.

Vì sao chúng ta chưa làm được? vì Nhà nước đang quá lo làm cho túi tiền mỗi người tăng lên bằng 'công lao động được trả' mà chưa chú trọng tới các biện pháp làm cho 'túi tiền mỗi người dân ít phải chi ra'.

2/ Về giáo dục:

Chúng ta ai cũng biết có những hoang phí về thời gian, công sức, chệch hướng hoàn thiện con người... nếu phương pháp giáo dục không tiến bộ.

3/ Về tệ nạn xã hội:

Người tham gia 'đánh bạc' thì sẵn sàng vơ vét 'tiền bạc' của xã hội nếu có cơ hội, phá hoại tích lũy của gia đình...Đừng nói người nghiện cờ bạc 'hãy liêm chính'.

4/ Về cách tiêu dùng:

Xã hội mà định hướng tiêu dùng kém thì tự kìm hãm nền kinh tế đất nước.

Chẳng hạn: Nếu vay mượn kiểu đua đòi 'để sắm ô tô' thì chỉ tích tụ tiền thêm cho tư bản nước ngoài (hãng nước ngoài sản xuất ô tô), trong khí đó nếu có dư trăm triệu (mà chịu khó cách đi lại) không mua ô tô thì tha hồ tiêu dùng các dịch vụ cá nhân khác (tacxi, quần áo...đồ dùng gia đình) mà khuyến khích sản xuất 'vừa trong nước'.

Với trình độ sản xuất chúng ta hiện nay thì thấy ô tô tăng nhiều mà 'tội' cho nền sản xuất hàng hóa.

......Rất nhiều các vấn đề khác mà mỗi ngành đều thấy. Những vấn đề đó nhà nước có phải 'bỏ tiền ra' nhiều thêm không? trả lời là 'không'. Chỉ do chúng ta 'đang lạc lối' kiểu làm, do chúng ta chưa khám phá ra, do chúng ta bị cái 'tiêu cực' lợi dụng các yếu kém đó để hưởng lợi (kiểu 'đục nước béo cò').

Nếu cần, thuê mình làm cho tổng thể chăng? (Lê Thanh Đức - 10/3 2016)