Lý do nền giáo dục của Việt Nam loay hoay và gặp nhiều vướng mắc?

Nền giáo dục của Việt Nam vì sao loay hoay và gặp nhiều vướng mắc? trả lời, vì:

1/ Phương thức sản xuất, cách tổ chức xã hội còn nhiều vướng mắc.

'Xin việc' (bao gồm cách tuyển dụng như thế nào; việc như thế nào) là tác động ngược rất lớn tới quá trình giáo dục. Một người nếu 25 tuổi mới xin việc nhưng xin việc có nhiều tiêu cực thì quá trình 'giáo dục trước đó' (chưa tới 25 tuổi) rất khó đi theo nền giáo dục tiến bộ ('thực dụng' lái hướng xấu).

Hành chính nhà nước, 'cơ cấu hình thành tổ chức sản xuất'... mà chưa đạt hướng tiến bộ thì dù 'đổi mới' giáo dục như thế nào cũng bị chệch hướng.

2/ Định hướng của nhà nước về phát triển con người chưa phù hợp lối sống, chưa chỉ lối đúng.

Nếu xây dựng đúng cách 'phát triển và hoàn thiện con người mới' thì giúp giáo dục có lối phát triển đúng hơn. Chẳng hạn: trước 20 tuổi thì mỗi người trong quá trình giáo dục để làm chủ cuộc sống sau này nhưng bên cạnh đó 'môi trường giáo dục' cũng là nơi được đầu tư để trong 20 năm đầu đời đó từng cá nhân vừa được học nhưng cũng có nơi trường thành nơi sống tuyệt vời (vui thể thao, dã ngoại, giao tiếp, khám phá, tự do với thiên nhiên...).

Nền kinh tế Việt Nam chịu sự định hướng mạnh mẽ của Nhà nước (tích tụ, hình thành, mức các thành phần sản xuất...) thì Nhà nước cũng phải làm chủ được từng mức - từng mục tiêu trong giáo dục. Chúng ta để ngành giáo dục phải tự 'ôm cái phức tạp' của đầu ra rất phức tạp quá trình 'hình thành xã hội' mà mỗi cá nhân sẽ sống và lao động, nên ngành giáo dục nhiều lúc bất lực là đúng. Chẳng hạn: 'hành chính nhà nước' mà phình ra thì đào tạo đại học (và cả cấp dưới...) làm sao tự chủ được theo quy luật cung cầu; thị trường mà nhà nước tạo ra kém (bị nước khác lấn át) thì giáo dục sẽ lơ ngơ giữa đào tạo kiểu 'gà chọi cạnh tranh' với kết hợp giáo dục là môi trường sống tốt (kiểu câu nói người lớn 'lo mà học đi kẻo mai thất nghiệp đầy' - do nền kinh tế đất nước ốm yếu, thì lấy đâu ra được khẩu hiệu 'vừa học - vừa chơi', 'môi trường giáo dục là môi trường sống tốt' ....).

Mục 1 và mục 2 thì nhà nước phải chịu trách nhiệm. Hai mục đó hướng tiến bộ thì giáo dục mới tiến bộ được, chứ không 'đố ngành giáo dục' mà làm tốt được.

Ông A giỏi nhất đời nhưng chỉ ở trong 'khuôn ngành giáo dục' (làm Bộ giáo dục) chịu mục 1 và 2 như thế thì cũng bất lực mà thôi. Khi đó phải có ông B giỏi ở phía nhà nước làm tốt mục 1 và 2 nữa.

Ngành giáo dục hãy thuê mình chăng? (Lê Thanh Đức - Ngày 10/3/2016 làm cho UNDP)