Giải pháp chống lún đường quốc lộ

Nhật ký ngày 26/6/2014:

Những lượt xe chạy qua một đoạn đường có lốp đều lăn trúng vị trí một dọc ở làn đường thì theo thời gian sẽ lún.

Theo nguyên tắc chịu lực thì khi một chỗ trên đường chịu trọng tải lốp xe lăn qua thì đều có độ lún, nhưng nếu đường làm bằng nhựa thì độ lún cực nhỏ, chẳng hạn chỉ lún khoảng 1/2000 mm cho mỗi xe tải trọng chạy qua (ta gọi tích lũy lún Q1). Nếu xe trước và xe sau nối nhau theo một dọc làn lăn bánh thì khi đạt vài ngàn xe chạy qua thì đã có thể bị lún 1mm rồi. Khi đã lún dần thì theo kết cấu vật liệu, chỗ lún sẽ đẩy chỗ phình bên mép lên mà tạo rãnh lún càng cao hơn 'tốc độ lún' (tốc độ lún chẳng hạn đo 2mm/tháng). Nếu xe chạy trước và xe chạy sau mà xê dịch làn (tức là xe sau chạy mà vị trí lốp lăn không đè lên vị trí lốp lăn xe trước) thì không tăng bị tích lũy lún kiểu Q1 và lúc này xe sau chạy đè lên vị trí mép lún của xe trước sẽ có tác dụng như 'xe lu' làm phình lên vị trí lún của xe trước - gần như bằng trở lại.

Xe chạy tốc độ nhanh thì tất nhiên độ lún cũng giảm tốc (đi chậm qua thì trọng tải đề nhiều hơn), xe nhiều lốp và lốp to cũng đỡ áp lực lên phần diện tích mặt đường.

Thế thì đường chịu được tải kiểu gì?

Khi xe trước và xe sau cứ lăn bánh theo dọc có bề ngang 50 cm, đó cũng chính là dải lún kéo dài mà bị lún 2mm/tháng thì khi ta tạo làn lên 1m cho lốp xe (tăng gấp đôi), tức là chỉ một nửa lượt xe qua lăn bánh trùng nhau còn một nửa lượt xe lăn bánh 50 cm còn lại thì tất nhiên độ lún chỉ còn gần khoảng 1mm/tháng. Bánh xe lăn bên mép này lại có tác dụng 'lu đường' cho lốp xe bên kia nên độ lún có thể chỉ còn 0,5mm/tháng và ở đây là 0,5mm/tháng của dọc 1m. Nếu tăng tốc độ xe, tăng độ lớn lốp, giảm tải trọng...thì có thể chỉ còn 0,2mm/tháng. Những chố bị gò theo làn, tăng ga, đạp phanh, cua tạo chầy...tạo thêm áp lực lún.

Chú ý: chỗ lún là vết của xe tải trọng, không phải làn xe con.

Xe bánh to, xe nhiều bánh cũng giảm lún.....Nếu mỗi bên làn bánh xe lăn lún một dọc bề ngang 30cm và sâu 10 cm, khi tạo làn lên 60cm cho bánh xe đỡ trùng nhau thì độ lún không phải sẽ giảm 1/2 chỉ còn 5cm mà độ lún có thể đã giảm 1/4 chỉ còn 2cm vì bánh xe sau (xe khác) đi bên mép xe trước có tác dụng như 'lu đường bằng lại'.

Vậy giải pháp là gì? Có 2 giải pháp:

1/ Giả sử làn đường cho xe tải trọng là 4m (dù những đoạn chung làn xe con cũng không tính xe con) thì làn lốp 2 bên lăn mỗi bên cũng dọc khoảng 50cm chịu áp lực lún, còn phần giữa chịu ít áp lực. Vậy ta phải làm chất lượng đường ở dọc 50 cm mỗi bên (của làn xe tải trọng) chất lượng đòi hỏi cao hơn ở phần giữa (nơi lốp ít lăn). Giữa tim đường của mỗi làn thì chất lượng không cần bằng chỗ dọc lốp lăn (kỹ thuật thi công bù trừ - đỡ tốn kém).

Những chỗ hay lún do 'chậm ì', đạp phanh, tăng ga... thì nên tăng chất lượng nơi dọc làn lăn bánh, bằng cách 'tăng cốt' hoặc nới làn...

2/ Tăng làn đường xe tải trọng lên 5m và bố trí 'kỹ thuật giao thông' để tạo dao động làn lăn bánh của xe lên 1m mà không bị trùng 1 dọc chỗ lăn (nhiều 'kỷ thuật giao thông' như: chỉnh làn theo định kỳ...).

Bên cạnh 2 giải pháp đó thì chú trọng: xe chạy đều, lốp to, giảm tải...

Người ta tham quan chùa Thiếu Lâm thấy chỗ các võ sinh tập đứng tấn lâu ngày lún cả nền gạch theo một chỗ đặt chân.

Ghi chú - Báo 'Tuổi trẻ' ngày 25/6/2014 đưa tin:

Bộ trưởng giao thông phải kêu lên 'nhiều đêm mất ngủ' tại cuộc họp của Bộ GTVT chiều 24/6, khi bàn về tình trạng đường lún, càng khắc phục càng lún. Ông bộ trưởng nêu: Nói là tư vấn Việt Nam để chất lượng kém nên mặt đường lún, 'nhưng các dự án do tư vấn Nhật Bản, Cu Ba, Tây Ban Nha giám sát cũng lún; nhiều nhà khoa học, chuyên gia vào cuộc đưa nhiều giải pháp nhưng vẫn lún. Tôi nhiều đêm mất ngủ vì chuyện hằn lún mặt đường. Giờ không theo quy trình, quy phạm, nhà thầu nào cần gì tôi đồng ý ký hết, miễn là không lún'.

Tại cuộc họp, ông nói ra điều mà ông thừa nhận mình không biết có đúng không: 'Nhiều nhà thầu, tư vấn gặp tôi nói "hằn lún là do lỗi bộ trưởng", bởi từ ngày bộ trưởng chỉ đạo làm nghiêm không bớt được nhựa đường nên cấp phối nhiều nhựa quá gây lún. Không biết có đúng không?'.

Bình luận: Bớt nhựa có mà mà nhanh rạn vỡ đường à? Làm nghiêm đủ nhựa, cái chính là do cách thiết kế làn lăn bánh chưa đúng thôi (làn lăn bánh không phải cứ thật nhiều nhựa là tốt mà có thể phải tăng kiểu 'cốt': đổi kiểu nhựa, kích thước đá...).

Ai đó đề cử với bộ trưởng mình làm giải pháp 'tắc đường đí nhé' hoặc đề cử với bộ trưởng Bộ giáo dục mình làm giải pháp đổi mới giáo dục khỏi loay hoay mọi thứ...Ai muốn ngủ ngon hãy nhớ tới mình...

Lê Thanh Đức - 01234321000; ở 39 - Ngư Hải - Vinh city

Bổ sung nhật ký ngày 02/7/2014

Hướng đi từ Can Lộc ra Vinh - quan sát đoạn đường mới làm từ cầu Bến Thủy 2 qua đường tránh 8B vào Hồng Lĩnh rồi tới thị trấn Nghèn (Can Lộc) thấy:

1/ Đoạn từ Nghèn ra Hồng Lĩnh: lún theo lằn bánh xe nhiều chỗ. Những chỗ lún là bắt đầu vào chỗ dân sinh sống nhiều, lên xuống dốc...Do những chỗ đó xe phải chạy chậm lại (vào chỗ đông dân); chỗ đông dân xe phải chạy theo khuôn đường bánh xe trước trùng xe sau, ít đổi làn...

2/ Đoạn đường tránh 8B (chiều từ Hồng Lĩnh ra Vinh):

- Lún chỗ bắt đầu cua nối vào quốc lộ 1A cũ (gặp Hồng Lĩnh) do chạy chậm lại, cua chầy...

- Lún những chỗ khoảng giữa đoạn đường 8A hoặc đứt quãng từng đoạn thỉnh thoảng gặp...do gặp địa phận xã có đường ngang dân sinh phải giảm tốc độ; do vào khuôn những những đoạn cong trùng làn bánh...

Những chỗ lún hơi khác nhau mức độ do cách bị là chạy chậm.

Chú ý: có 1 đoạn cua mà chiều đi từ hướng Hồng Lĩnh ra Bến Thủy (ở xã Xuân An - Nghi Xuân; đoạn qua cây xăng Bến Thủy 2 nơi núi một tý, gần gặp giao nhau quốc lộ 1A) thì đoạn này không lún mà chỗ đó xe phải chậm dần và có cua chầy...Vì sao vậy? vì đoạn này có cua hơi rộng; trước đó một đoạn có đường nối ra thị trấn Xuân An về cầu Bến Thủy 1 nên xe máy đi chiều từ Hồng Lĩnh ra Vinh thường thoát đường này mà không qua đoạn đó để tới cầu Bến Thủy 2 (để gần hơn), tạo đoạn đường vắng xe máy...từ đó mà tạo khúc cua tự do hơn cho tài xế nên lốp các xe ít trùng nhau; xe dài vào cua rộng thì lốp trước và sau ít trùng nhau (hơi xiên xe)...Đoạn này lốp xe của các xe ít trùng nhau, tạo mặt đường như hiện tượng bị lu bằng ít lún (xem giải thích dưới).

3/ Đoạn trên cầu Bến Thủy 2: lún nhiều lên xuống cầu do xe phải tăng giảm tốc độ đột ngột; do trên cầu khó đổi làn (đi theo khuôn 'lốp xe trước trùng xe sau'). Đặc biệt đoạn đầu cầu có trạm thu phí xe ô tô phải chậm hẳn thì càng lún nhiều.

Trên cầu tất nhiên không phải lún do kiểu nền đất yếu mà do lớp nhựa đường phủ trên chầy phèo ra 2 bên làn lốp xe.

Quan sát thấy:có thể ít chỗ (rất ít chỗ) lún là do nền đất thi công kém mà chủ yếu cả đoạn đường hầu như lún do kiểu làn bánh xe tải trọng trùng nhau đè nén lún - phình phèo.

Giải pháp thì có 2 giải pháp như đã nêu trước đây là: 1/ Cách thi công lại cốt đường nơi làn bánh, hoặc 2/ Tạo kỹ thuật đổi làn bánh xe.

Bàn thêm giải pháp:

Giải pháp 1: Tạo cốt đường cứng nơi dọc vị trí làn lốp xe lăn (ở đây lún do chầy phình nhựa - ngoại trừ trường hợp lún do nền đất yếu thì cách xử lý cũ).

- Ta thấy nhiều viên đá n1, n2, ...nx...ghép lại một bề mặt đường diện tích a. Ở đây phải chăng khi các viên đá n1, n2 ...mà to lên thì chịu lực nén tốt hơn phải không? chẳng hạn những viên đá hộc to vài yến mà ghép lại với nhau thì đỡ bị chầy xiên xẹoo mà khi chịu tải trọng xe nén lực thẳng xuống đất hơn. Ta nói đá to hơn thì ít chịu phình hơn phải không nhỉ? nhưng có cái hạn chế là đá to thì dễ hổng và khó gắn kết nhựa ...dẫn tới dễ vỡ mặt đường (dễ long tróc) và dễ lún kiểu 'sập' mà không lún kiểu phình phèo như hiện nay.

Vậy cần phải nghiên cứu kích thước đá dăm trộn nhựa cho phù hợp hơn chăng? hơi to lên nhưng không to quá?

- Đá dăm trộn nhựa thì dù sao cũng sẽ xuất hiện lớp nhựa (nhựa có co dãn) co dãn giữa khoảng cách các viên đá nên tải trọng nhồi sẽ tạo xê dịch cách sắp xếp trong 'vật khối' mặt đường đó. Nhựa mỏng đủ mức dính đá mà đá xếp sát nhau hơn thì tất nhiên ít bị nhồi co dãn phình phèo hơn...

- Đoạn đường mới làm xong thường nhựa đang dẻo (chưa chết) dẫn tới cũng dễ phình phèo hơn?

- Lún do thời tiết mùa hè làm nóng đường dẫn tới dễ bị đè lún, nhưng cũng có trường hợp gây nhão lớp nhựa là: khi xe tải trọng nặng đi qua thì lực đè tạo trong mảng nhựa đường độ nén. Khi một vật chịu độ nén thì luôn tăng nhiệt.Vậy có thể trời mát mẻ nhưng lớp nhựa đường vẫn tăng nhiệt, như trường hợp ta đập búa lên thanh sắt thì thanh sắt bị nóng. Trường hợp tăng nhiệt nhựa đường do chịu tải trọng thì nên hiểu sao nhỉ? tất nhiên nếu 2000 lượt xe chia đều chạy qua chỗ đó trong 1 tháng thì ít sinh nhiệt, nhưng 2000 lượt xe chạy qua trong một ngày thì sinh công năng 'nhiệt' lớn lắm rồi, lúc này nhựa đường dễ bị dẻo ra - dẫn tới gây phình lún.

Vậy, lượt xe chạy quá nhiều trọng một khoảng thời gian cũng tạo áp lực gây lún mạnh. Chỉ tưới nước mát đường cũng chưa ăn thua.

- Tăng loại nhựa plymer nơi dễ bị áp lực lún (cua chầy, giảm tốc độ...) - đang áp dụng. Đoạn gần đèn đỏ mà xe tải trọng nặng xuất hiện nhiều (như cảng Hải Phòng...) có lẽ nên đổ bê tông.

- Tính chất: để càng lâu chỗ lún thì tải trọng càng nhồi nhão gây lún nhanh hơn (cho tới khi lún hết lớp đó mới dừng). Khi bắt đầu nhão thì sẽ tăng nhão theo cấp số nhân (nguyên tắc vật lý).

- Tim làn xe (giữa 2 bên bánh) ít chịu lực hợn những dọc bánh xe lăn, vậy nên thiết kế dồn dọc vệt lốp xe chất lượng cao hơn (bù trừ đỡ tốn).

- Nơi mặt cầu có lẽ nên tạo kiểu 'cốt bê tông'.

- Tạo được xê dịch làn là tốt nhất cho công nghệ kiểu đường hiện nay. Khi đó, nhựa đường như tấm cao su cứng co dãn sẽ hơi phình lên lại bị lu bằng xuống. Biện pháp này chịu được tải trọng tăng (vì xuất hiện kiểu kỹ thuật các xe chạy tự lu bằng). Hãy quan sát ký 'đoạn cua Xuân An'.

Theo mình chỉ có biện pháp tốt nhất với công nghệ có được hiện nay là:

1/ Tạo xê dịch làn xe (như giải pháp 2 trình bày ở phần dưới).

2/ Giảm áp lực đường: giảm tải trọng, ít tốc độ ì hay chờ 'đèn đỏ' lâu, giảm lượt xe...

3/ Đổ bê tông nhưng chỗ áp lực lớn (chờ đèn đỏ, cua chầy, leo cầu, giảm tốc vào khu dân cư...).

Giải pháp tạo xê dịch làn xe thì phải thiết kế khổ làn đường cho xe tải trọng tăng thêm; biện pháp kẻ phân đường định kỳ những đoạn (tốn nhưng không tốn bằng hàng tỷ đồng sửa đường)?

Nên thí điểm đoạn (vài m) hay lún bằng các kiểu 'cốt đường' để tìm giải pháp.

Những chỗ đang lún mà cạo đi rồi đổ kiểu cũ vào cũng sẽ không ăn thua, hãy đổ kết cấu cứng hơn (ít dẻo). Hãy nghiên cứu lại cốt đường nơi làn bánh xe lăn; nghiên cứu công nghệ cách thi công tim đường và làn bánh 2 bên.