Giải pháp ống dẫn nước Sông Đà cho Hà Nội bị vỡ

Nguyên nhân bể đường ống dẫn nước Sông Đà.

Thông số đường ống nước: đường kính 1,6m; chiều dài hơn 42 km.

Các cơ quan chức năng đã chỉ ra nhiều nguyên nhân như do nền đất các chỗ đó yếu, do đoạn ống bị va đập khi vận chuyển thi công, do công nghệ sản xuất ống chịu lực còn kém...Mình chỉ ra có thể do nguyên nhân rất quan trọng là:

Trước đây, người ta cho rằng do áp lực bơm nước mạnh nên dễ xẩy ra vỡ ống. Bây giờ, người ta đã giảm áp lực bơm và cũng vì vậy mà nhiều nơi trong hẻm ở Hà Nội nước yếu không tới được (nhưng vẫn vỡ ống).

Khi duy trì bơm nước ở xa về (sông Đà) thì với khối lượng nước dịch chuyển trong ống rất lớn và sẽ tạo áp lực lớn. Ta chia ra các khả năng dùng nước ở dưới Hà Nội:

1/Nếu ở dưới Hà Nội mà dùng 'đều đặn' thì áp lực của cả đường ống sẽ ít dao động (ít thay đổi) - tất nhiên áp lực tới các đoạn ống ở các km là khác nhau, nhưng các điểm A hay B hay C ...sẽ có áp lực ít biến thiên (chẳng hạn điểm A gần nguồn bơm áp lực lớn hơn điểm C gần cuối và khác điểm B ở chỗ cong...nhưng điểm A chịu tác động lực là nF thì vài ngày cũng sẽ chỉ chịu lực dao động gần nF; và điểm B duy trì mF... ).

Nếu xẩy ra vỡ thì thường là do chỗ đoạn ống nào đó yếu do nền hoặc do đoạn ống bị chất lượng kém, hoặc do chỗ D bị chịu lực dF quá khả năng...Trường hợp dF khó xẩy ra vì áp lực không tự 'đột phát' quá cao được.

2/ Nếu ở dưới Hà Nội đang dùng 'đều đặn' mà bất ngờ giảm dùng (do mưa ít tắm, do mất điện ít bơm, do giờ đi ngủ...)? Thì ta thấy trong đường ống như thế nào nhỉ?

Trên cao Sông Đà vẫn bơm áp lực cũ, dưới Hà Nội giảm đột ngột lượng dùng (kiểu các nhánh ngọn như cây hẹp cửa dần). Khi đó, không thể áp lực tác động ngược ngay được tới thượng nguồn để giảm áp lực bơm mà đoạn đầu của đuồng ống vẫn sẽ duy trì áp lực cũ, đoạn cuối nước thoát kém hơn (đã hơi có ứ)....áp lực trên bơm và thoát triệt tiêu cuối có thay đổi lớn? sẽ dẫn tới đoạn giữa bị tăng 'sóng' áp lực dồn?

Chẳng hạn, nếu ta đẩy một dây sắt dài qua 3 điểm A B C...thì vì 'sắt' cứng nên nếu điểm C bị nghẽn sẽ tác động ngược lại ngay A. Nhưng vì ở đây là 'chất lỏng nước' nên khi cuối nguồn bị hẹp thì đầu nguồn ở xa đang bơm 'vẫn chưa cảm thấy' (hoặc không bị truyền ngược tăng áp lực) mà sẽ có lượng nước bị nén hơn ở đoạn giữa.

Đoạn giữa khả năng bị tăng 'sóng' áp lực dồn biến thiên lên cao phải không nhỉ? đoạn giữa dễ vỡ nhỉ? Tất nhiên những chỗ yếu nhất của đoạn giữa sẽ bung vỡ (chỗ nền yếu, chỗ ống nứt sẵn...)

3/ Nếu ở dưới Hà Nội thiếu nước mà nhiều nhà dân dùng máy bơm, tức là các nhánh kiểu cây (gốc Sông Đà - ngọn nhà dân) thì lượng nước bị hút ở cuối nguồn dẫn tới áp lực cuối nguồn lên đường ống giảm, đầu nguồn vẫn áp lực lớn lên 'thành ống' do nhà máy bơm. Đoạn ống giữa vẫn chịu áp lực nước của bơm vào nhưng cũng nhờ phần giảm của cửa hút thoát nơi cuối nguồn (Hà Nội).

Nếu cứ duy trì thế thì coi bình thường chịu được của đường ống không bị vỡ. Nhưng ở đây xẩy ra hiện tượng, có thể vì lý do nào đó mà 'hầu hết' nhà dân tắt máy bơm hút (do mất điện, do tương đồng thời khắc đã đầy bể, hoặc do đồng pha cùng bơm hút mà không đủ nước dẫn tới đồng lúc tắt bơm....). Khi đó cửa thoát cuối nguồn đột ngột bị hẹp dẫn tới áp lực lên thành ống cuối nguồn cũng tăng lên, tất nhiên đoạn giữa sẽ 'đột ngột' tăng sóng áp lực lên cao (như khả năng 2). Vậy, đoạn giữa cũng khả năng bị vỡ.

Đặt câu hỏi? Hà Nội thiếu nước làm gì có khả năng 2 - dùng 'đều đặn' mà bất ngờ giảm do đủ? trả lời: thế thì từ khi vận hành tới nay hầu hết là thời gian ống chịu áp lực kiểu trên nguồn bơm về và có phần bơm hút (giảm) ở cuối. Đường ống đang bị vỡ kiểu 3.

Nếu khi ở cuối nguồn mà không dùng kiểu 3 (nhà dân bơm hút) thì dễ vỡ kiểu 2.

Kiểu 2 có giống với mùa đông ít dùng nước không? trả lời: không. Vì, mùa đông nhu cầu ít nên đầu nguồn chủ động bơm ít hơn (áp lực ít hơn) mà không có kiểu đột ngột biến thiên. Kiểu 2 là vẫn nhu cầu dùng nhiều vào thời điểm trong ngày rồi bất ngờ giảm dùng, tức là tăng giảm quá đột ngột (khác mùa đông không tăng giảm đột ngột).

Hàng ngàn khối nước (nặng hàng ngàn tấn) mà áp lực di chuyển theo độ dốc và bơm gặp nén đột ngột (giảm đầu ra) thì áp lực rất lớn những chỗ nén...

Có thể công nghệ đó ở nước ngoài không vỡ vì đô thị nước tiên tiến đã sắp xếp khoa học nhà cửa nên nhu cầu dùng nước ở từng nhánh cây (nhà dân) là ít biến thiên đột ngột và hầu hết đủ. Ở nước đó mà vỡ thì chỉ có vỡ ngay lần đầu tiên bơm.

Các bạn thấy thế nào? ngoài những nguyên nhân vỡ ống dẫn nước do các cơ quan chức năng chỉ ra như nền đất yếu, chất lượng ống kém....thì nguyên nhân mình chỉ ra là nguyên nhân chính có đúng không?

Biện pháp triệt tiêu nguyên nhân vỡ đó cũng không khó phải không các bạn?

Trước đây, cầu Thăng Long hay bị tróc nền đường, mình bày giải pháp: do kiểu cầu, do độ cao vồng của cầu và do tốc độ xe chạy lên xuống cầu là biến thiên ở các vị trí mà dẫn tới ma sát lốp xe và chịu tải trọng ở các chỗ là khác nhau. Vì vậy, đừng rải nhựa bằng phẳng như ở đường bằng mà hãy rải kiểu vồng, chỗ dày chỗ mỏng (vòng cong đều - chứ không phải tạo nhấp nhô gây cản trở).

Ủy ban nhân dân TP Hà Nội hãy mời mình làm giải pháp tắc đường nhé. Ai đó đề cử mình với UBND TP Hà Nội với nhé.

Lê Thanh Đức - 0912389983 - 39 Ngư Hải - Vinh city