Chuyện các nhà nước so với mô hình Singapore

Singapore có phải là một đất nước mẫu mực mà nhiều nước nghèo trên Thế giới cần phấn đấu? Trả lời: Cơ chế vận hành và phát triển của đất nước đó thì các nước khác không thể ôm nguyên si áp dụng nhiều vấn đề vào đất nước mình.

Ông Lý Quang Diệu từng coi chính quyền đất nước vận hành như một doanh nghiệp và để vận hành tốt thì ông thúc đẩy tăng lương trong bộ máy công quyền nhằm phòng chống tham nhũng, thu hút nhân tài. Singapore có 'đặc trưng' nổi bật là sắp xếp phát triển cơ sở hạ tầng và 'sạch sẽ'.

Đảo quốc Singapore nhỏ và như một trung tâm 'giao dịch' của khu vực nên các bộ phận hành chính của nhà nước gắn bó chặt chẽ với lợi nhuận giao dịch. Có những bộ phận hành chính ở Singapore không tồn tại hoạt động như kiểu ở 'các nước khác từ nông thôn đến thành thị với đòi hỏi cách đáp ứng khác nhau' (chẳng hạn: cấp xã, các đoàn thể... nhiều thành phần sản xuất, nhiều kiểu cơ sở hạ tầng, cuộc sống người dân nhiều nơi...).

Giải thích: Nếu thang điểm trả lương từ 1 tới 10 cho các bộ phận trong cỗ máy nhà nước thì có thể Singapore áp dụng được hầu hết từ 7 tới 10 (tức từ mức khá tới giàu) vì các bộ phận hầu hết gắn bó được chặt chẽ với 'lợi nhuận' (chẳng hạn: công ty môi trường cũng đáp ứng tốt thu hút khách du lịch).

Những nước khác thì phải ('bắt buộc phải') dàn trải từ thang điểm trả lương thấp hơn trở lên (có thể từ 3 hay 4 điểm trở lên), dù nước đó đang vận hành cơ chế nhà nước được coi là tốt.

Những nghề nào là 4 điểm? chẳng hạn các đoàn thể cấp xã hay các bộ phận mang tính hành chính giản đơn phải có từ cấp dưới lên...bởi vì các vị trí đó ít tích lũy tay nghề, công việc đều đều kiểu 'gác việc' (kiểu 'trông coi việc'). Cho nên cũng đừng đổ lỗi hết theo câu 'sáng cắp ô đi chiều tối cắp ô về' bởi rất nhiều công việc chỉ mang tính đơn thuần như việc 'anh bảo vệ' (chỉ có thêm khác ở thao tác các sự việc giản đơn). Chẳng hạn: anh A ở đoàn thể cấp xã chỉ xen kẽ thời gian trong buổi giải quyết thủ tục sự việc cho dân còn thời gian còn lại chẳng khác gì ngồi gác cửa phòng của 'chính quyền xã'.

Những nghề 4 điểm được bù lại những gì? đó là: việc giản đơn ít bị đòi hỏi công sức và tay nghề tích lũy; lương thấp nhưng ít 'túi bụi' như ngân hàng; 'đòi hỏi' quá trình học phổ thông chỉ cần đào tạo đơn giản...

Làm sao để đáp ứng cuộc sống nghề điểm 4? kinh tế đất nước 'giàu lên' thì những người ở mức điểm 4 sẽ so giàu hơn ở nước khác và với mức lương đó đã đủ sống, hoặc đất nước 'tài nguyên' nhiều đem chia tới mọi người dân...hoặc đòi hỏi gác nhiều 'kiểu cửa' để thêm lương, hoặc giảm bớt thời gian đòi hỏi kiểu 'gác cửa văn phòng xã' (tuần có thể chỉ làm ba bữa cả ngày, còn lại thì làm một buổi hoặc kiêm nhiệm việc ở đó vì cống hiến để có thời gian việc phụ khác)....

Thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội để các cá nhân tự lăn lộn trong các công ty với thị trường làm giàu mà không để 'thất nghiệp bằng cấp nhiều' chen nhau tới cả vị trí thang lương 4 điểm.

Những nghề 4 điểm là phải có trong xã hội bởi xã hội chỉ 'đòi hỏi' được ở mức đó và có nhiều cá nhân chỉ đáp ứng hay thích công việc chỉ mức đó (không đủ sức học cực giỏi, tính thích ở ẩn quê nhà khác với năng động cạnh tranh quyết liệt ở đô thị...).

Nhưng nhà nước phải có chiến lược 'đòi hỏi' và 'cơ chế' sắp xếp tốt cho số lượng và từng mức của các 'thang điểm lương' phù hợp với quá trình phát triển của đất nước đó (chú ý: mức hiện tại và 'trình độ' đang phát triển được của đất nước đó).

Nhiều chính quyền chưa làm tốt khâu đó dẫn tới tổ chức giáo dục còn sai (phổ cập đại học chưa phù hợp quá trình phát triển đất nước...), không chia được mức 'đòi hỏi' trình độ với thang điểm lương...Cái quan trọng nhất: năng lực cạnh tranh và sản xuất kém dẫn tới 'số lượng lớn' chen chúc nhau ở mức khá trở xuống (không mở được đủ chỗ cho tay nghề mức như mức lương thang 8 điểm trở lên). Những hoang phí này là cực lớn.

Chống tham nhũng ở các nước này phải có cách quản lý tốt (có thể một phần dựa vào các mức điểm của gần kiểu 'tay nghề' mà chú trọng các khâu khác nhau, cách tổ chức khác nhau...dựa vào những đâu để giám sát được, đòi hỏi được...).

Vấn đề Singapore có 'đặc trưng' nổi bật là sắp xếp phát triển cơ sở hạ tầng và 'sạch sẽ'? thì các nước khác không duy ý chí áp dụng theo được vì Singapore nhỏ và 'áp dụng kiểu toàn lãnh thổ là điểm du lịch', 'trung tâm giao dịch' được.

Kinh tế các nước đi lên với cuộc sống và dân trí đi lên thì tự đạt cơ sở hạ tầng tốt lên dần. Cái quan trong nhất của các nước đó là: quy hoạch, định hướng tốt để 'cái tương lai' không bị vướng mắc, chồng chéo với cái cũ (kiểu 'làm đường đẹp' phải đập phá đền bù 'méo mặt').

Kiểu Singapore là kiểu cả 'con phố' giao dịch và phục vụ khách du lịch nên áp dụng được xử phạt nặng với hành vi vi phạm công cộng (thật sự cách xử phạt kiểu đó cũng chưa hợp văn minh và quyền con người; đánh roi).

Nước nào cần giúp để đạt đúng điểm giỏi hãy thuê mình chăng?

Mình đang làm chiến lược, chiến thuật cho Mỹ nếu xẩy ra chiến tranh với Trung Quốc ở Biển Đông (rất cần cái này thì mới có hòa bình, ổn định khu vực và trên Thế giới; 'hình dung trước để ngăn mất kiểm soát').

(Lê Thanh Đức làm cho Chương trình Phát triên Liên Hợp Quốc UNDP; 28/7/2015.