Bình chuyện họa sĩ xem chơi, tình tiết nêu tranh cổ là:

 “Phóng to 5 lần bức tranh cổ, dân mạng hoang mang vì 1 chi tiết: Chịu thôi, không hiểu nổi”.

 Mục ngưu đồ

Cùng với Lưu Tùng Niên, Mã Viễn, Hạ Khuê, họa sĩ Lý Đường được mệnh danh là "Tứ đại danh họa thời Nam Tống".

Một trong những bức tranh vẽ trâu nổi tiếng nhất của Lý Đường chắc chắn không thể không kể đến bức "Mục ngưu đồ".

Khi phóng to bức tranh, ngay chính giữa người xem nhìn thấy hình ảnh cậu thanh niên đang trèo lên mặt con trâu với tư thế hết sức kỳ lạ. Điều đáng nói là tỉ lệ dáng người của cậu thanh niên so với con trâu trong bức tranh là rất vô lý!

Cả người cậu thanh niên cũng chỉ có kích thước bằng cái đầu của con trâu. Chi tiết này thực sự khiến cư dân mạng hoang mang về vóc dáng của người xưa cũng như cách thức chăn trâu của người xưa.

Bởi cơ thể to bằng đầu con trâu chỉ có thể là một em bé vài tháng tuổi, mà em bé như vậy sao có thể…chăn trâu?

Cư dân mạng Trung Quốc vừa ngỡ ngàng vừa buồn cười mà bình luận rằng: "Chịu thôi, họa sĩ này thật hài hước quá đi", "Đây chắc chắn là ẩn ý gì đó của họa sĩ chứ làm sao vô lý như vậy được", "Trèo lên mặt trâu thế kia thì làm sao mà còn mạng được?"…

Mình (Lê Thanh Đức) bình chú:

1/ Chuyện xưa ‘con trâu là đầu cơ nghiệp’ nhiều nhà mà.

Bức tranh thời Tống vẽ con trâu ‘béo tốt’ hàm ý được chăm sóc chu đáo, thân thiện.

Nơi Facebook chừ có bài viết nêu sinh hoạt hàng ngày người và trâu thân thiết lắm, nhiều cử chỉ như ‘chó cún với người’.

Trâu ‘ăn no tắm mát, chung ruộng  cày’ thì hiền lành lắm. Lão nông một thừi chất phác có lẽ cũng bạn hiền con tru.

Chỉ tru kéo gỗ mới hay ‘bạng’ người lạ, tru ‘mo cau’ mới hay ‘cau có’...

2/ Xưa ở Vinh mình thấy có người nuôi bò làm xe bò lốp chở cát thì người chủ không phải nâng càng lên để kéo bò ‘vô ách’ đâu, mà khi đã quen thì chỉ việc xúc cát đầy xe, rồi dắt bò vô thế là bò tự nghiêng đầu ngoắc sừng mà hất cái ách kéo lên trên cái u của nó.

Cho nên đi chăn tru trèo lên bằng đầu tru cũng bình thường khi mà ‘ngày hai buổi’ ăn no, kỳ tắm, quen điệu.

Cho nên, câu nói  "Trèo lên mặt trâu thế kia thì làm sao mà còn mạng được?" thì do lứa thanh niên thừi 4.0 không hiểu đời sống ‘cây đa, giếng nác, sân đình” mà thôi !

Thừi nông nghiệp lúa nước, ‘con tru là đầu cơ nghiệp’ mấy nhà có mà chăm bẵm lắm !

3/ Xem tranh vẽ của họa sĩ thấy:

Cẳng tay của đứa bé cũng dài gừn bằng 2/3 sừng trâu, nhìn sừng con trâu ni cũng mới trưởng thành.

Cẳng chân thằng bé dài gừn bằng cẳng dưới con tru chứ bộ? thân người tới đít thì gừn bằng cả đầu con tru chứ?...

Suy ra, đứa bé cũng phải khoảng 5 tới 6 tuổi chứ ? Cái tuổi chưa leo lưng như thanh niên được, mà leo đầu như mục 2 nếu ‘chăm bẵm’.

4/ Thừi nhà Tống, thì gấy 18 bẻ gãy sừng trâu là đi lấy nhông rùi nhé, trai làng đôi mươi là làm việc lớn rồi nhé !

Cho nên, ‘nhi đồng thúi tai’ chăn tru đấy mà, xưa cha mình ‘tru xuống gặm đòng đòng’ chén no thì lên vì nhỏ tuổi đu chạc mũi hổng lại !

 (Lê Thanh Đức, 18/11/2023)