Phòng chống dịch hiện nay (11/5/2021)

Chúng ta cùng ngồi nghĩ:

1/ Đợt dịch này bùng phát mạnh bắt đầu khoảng cuối tháng 4 đầu tháng 5/2021- ký hiệu thời điểm T.

Tới thời điểm này đã trên 10 ngày, theo diễn biến dịch tế thì nếu có những F0 nào mà lúc đầu T ‘tung tăng’ (chưa kiểm soát được) ngoài cộng đồng, gây lây cho những người tiếp xúc, chẳng hạn giả sử: có 6 F0 (thời điểm T) lây cho 20 người lúc đầu, sau đó những người này phát bệnh lây lan ra tiếp thì sẽ như thế nào?

1.1/ Trong 20 người bị lây đó ta chỉ phát hiện 15 người F0 của n1 tới n15, còn 5 người từ n16 tới n20 chưa phát hiện.

Và có thể trong 15 người bị lây, ta cũng chỉ phát hiện 4 F0 thời điểm T (tức sót 2 F0).

Nhìn vào thống kê trên ta thấy sao? Đó là: khi bùng dịch thì nếu ta truy các ổ dịch mà còn sót người từ n16 tới n20 và 2 người F0 ở thời điểm T thì sau 10 hay 15 ngày của đợt bùng phát T (tức của 6 người F0 lan ra) thì trong cộng đồng chắc chắn sẽ xuất hiện các người bị lây bệnh mới (F0) mới mà ta chưa quản lý (chưa thống kê được liên quan).

1.2/ Nhìn vào số liệu hơn 10 ngày gần đây chúng ta thấy thế nào? Đó là các ca phát bệnh mới chủ yếu là liên quan các ổ dịch đã biết, đã thống kê ban đầu, họ chủ yếu là các F1 liên quan nay phát bệnh.

Vậy chúng ta có thể kết luận gần như chắc chắn: ‘không có dạng 2 người F0 ‘chưa biết- bị xổng’ thời điểm T và chúng ta hầu như không sót người kiểu lây liên quan n16 tới n20, hai kiểu này không còn sót ‘tung tăng’ ngoài cộng đồng.

Tìm hiểu số liệu sau 10 ngày của đợt bùng phát rất quan trọng cho chiến lược tiếp theo.

1.3/ Vì sao Việt Nam làm được như mục 1.1 và mục 1.2 đã nêu? Vì chúng ta: kịp thời truy vết, khoanh vùng ngay nếu xuất hiện F0; phong tỏa ngay ‘điểm-nơi’ (thôn, toà nhà...) để không sót dạng người từ n16 tới n20; Kích hoạt hệ thống phòng chống dịch khi bùng phát và 5K mạnh mẽ.

2/ Vậy dịch có nguy cơ ra sao nữa?

2.1/ Quản lý không chặt sẽ lây vào qua biên giới mà sẽ có kiểu F0 như thời điểm T.

Quản lý không tốt các liên quan F đã thống kê.

2.2/ Có thể tồn tại dạng:

Người B1 là F1 của n1 sau đó 4 ngày B1 phát bệnh; B1 lại tạo ra chẳng hạn 100 người F1 mới mà chẳng hạn chỉ có 90 người trong đó chúng ta đang quản lý tốt (khai báo, giám sát, cách ly...), còn 10 người chưa chắc chắn lắm - ký hiệu D10.

Chuỗi bắc cầu sẽ dạng này và sẽ kéo dài ngày có người phát bệnh lùi sau dần thời điểm T.

3/ Vậy bên cạnh chiến lược kích hoạt hệ thống phòng chống dịch: truy vết, khoanh vùng F0, 5K cộng đồng, phòng thủ chặt các điểm (bệnh viện, trụ sở, cơ sở SX, chợ, phương tiện vận chuyển, nghề kinh doanh đặc biệt nguy cơ, sự kiện đông người...) mà chúng ta thực hiện tấn công mạnh (xử phạt đeo khẩu trang, nhắc nhở giãn cách, hướng dẫn giãn cách, truy vết thần tốc, phân luồng - phân việc chi tiết trong bệnh viện, kiểm tra - giám sát lập chốt...) nhằm không còn F0 ‘tung tăng’ thì chúng ta bây giời tập trung mũi nhọn tấn công là ở đâu?

Đó chính nguy cơ bệnh dạng D10.

4/ Khi dịch bùng phát thời điểm T thì ta đồng loạt thực hiện phòng chống dịch bằng tất cả các biện pháp (Ban chỉ đạo đã nêu) và nay chuyển thêm chiến lược tấn công ra sao? Đó là:

4.1/ Chia ra 2 dạng cấp độ phòng chống dịch (áp dụng thời điểm các đợt bùng phát dịch - như T), chẳng hạn: như hiện nay là Hà Nội và Vinh.

Hà Nội gộp mọi biện pháp duy trì như thời điểm hiện nay, nay mở thêm tấn công mạnh D10 (xem biện pháp D10 ở mục 5).

TP Vinh kích hoạt mức 5K với quy mô, cấp độ, như hiện nay, nhưng tăng cường thực hiện thật nghiêm mức độ đó (ra quân xử phạt nghiêm không đeo khẩu trang lúc đất nước bùng phát dịch, kiểm tra giám sát những sự việc cấm).

TP Vinh truy vết nhanh khi có liên quan F, thực hiện và kiểm tra giám sát mạnh mẽ khâu tạm trú, khai báo và quản lý người đi về từ các nơi. Xem xét học sinh nghỉ học khi xuất hiện F0 trên địa bàn.

TP Vinh chỉ đang cấp độ đó, nhưng thực hiện cấp độ đó phải quyết liệt, nghiêm túc, chính xác nhất...ở thời điểm nhiều nơi trong cả nước bùng phát dịch (T). TP Vinh chuyển trạng thái ngay khi bị thay đổi nguy cơ dịch lên cao hơn. Cả nước nhiều nơi tình trạng như Vinh thì áp dụng tương tự, nhưng cũng ở tình trạng như Vinh mà nơi bị xen giữa 2 nơi bùng phát dịch (TP hay tỉnh nằm xen Hà Nội và Bắc Ninn) phải khác.

4.2/ Có thể chia nhiều dạng cấp độ cho thật chi tiết hơn thì hiệu quả càng tốt hơn.

5/ Tấn công ngăn chặn dịch bùng phát dạng D10 (áp dụng kiểu như thời điểm hiện nay của Hà Nội- tức khoảng 10 ngày sau thời điểm T).

5.1/ Đẩy mạnh giám sát y tế tới ngõ, tổ, toà nhà.

5.2/ Khai báo tạm trú, nơi đi đến kịp thời.

5.3/ Tuyên truyền khuyến khích người dân đăng ký hệ thống khai báo y tế - sức khỏe qua phần mềm điện thoại.

Có thông báo - hướng dẫn cụ thể cách thao tác ra sao (cách muốn gỡ khi hết dịch). Phấn đấu mỗi hộ dân hay mỗi ngõ có vài máy điện thoại truy cập phần mềm đó.

5.4/Tuyên truyền 5K mạnh hơn nữa tới ngõ.

Xử phạt không đeo khẩu trang đầu ngõ ngoài phố.

5.5/ Có đội ngũ giám sát dịch hàng ngày sáng chiều tới các ngõ.

Phấn đấu Y tế phường có cập nhật được sơ đồ sức khỏe các khu vực, nơi..theo ngày. Chia được ‘điểm nguy cơ’ cao (chẳng hạn: đầu ngõ C có chợ cóc, có thể phối hợp công an khu vực điện hỏi một người nơi đó ‘không ai nghỉ ốm, hay ho chứ’...

5.6/ Hoạt động mạnh mẽ của tổ quản lý dân cư. Khuyến khích mỗi hộ có cập nhật được kịp thời tình hình sức khỏe cả nhà cho y tế phường (có thể một người nói chung cho cả nhà là ‘vẫn khỏe cả’; có thể hai hay ba ngày có thông tin- nhưng càng ngắn ngày càng tốt: có thể có nhóm zalo vận động người đại diện có thông báo ‘đang ổn’- nhóm hưu, nhóm phụ nữ...).

Mục tiêu: ngăn dịch nhưng quan trọng nhất là một người có biểu hiện ‘ho’ sẽ được y tế tiếp cận nhanh nhất.

Chú ý: biện pháp D10 là mọi cách để phát hiện có dịch nhanh nhất, kịp thời nhất.

Đơn giản biện pháp nơi mục 5 của D10 nhưng hiệu quả cực lớn, căn bản chúng ta có chú trọng hay không mà thôi. Có thế mới không mất công sức lớn ‘ngồi canh phong tỏa’ cả khu...

6/ Phòng thủ chặt các điểm (bệnh viện, chợ...), cộng đồng 5K, tấn công truy vết F và cách ly kịp thời thì còn sót lại ‘mầm dịch’ nào trong ‘khu dân cư’ chúng ta nhanh chóng phát hiện được là chiến thắng (chú ý: D10 là nhấn mạnh ‘nhanh chóng phát hiện’; chứ ngăn được triệt để thì phải tốn sức và gò bó lớn là phong tỏa).

Ủy ban nhân dân TP Hà Nội vì thế mà tập trung thực hiện tốt các mục tiêu, tấn công phòng thủ đúng các thời điểm dịch, có bước chuẩn bị phù hợp.

(Lê Thanh Đức; 11/5/2021; cùng nghiên cứu giúp Ban chỉ đạo; biết đâu sau này mình được Hà Nội mời cùng nghiên cứu giải pháp chống tắc đường)