R.(18). Tham khảo: Hình ảnh quốc phục Việt Nam

Có thể xem các trang phụ của trang này tại:

http://sites.google.com/site/tranxuananwriter/Home/bai-moi-sach-moi-tin-moi/trang-1/trangphu1

__________________________________

Hình ảnh

QUỐC PHỤC VIỆT NAM

Website: Tác giả Trần Xuân An

Poet / writer & researcher

Twenty one published-books

(poem; novel; essay; research; critical contribution on history, literature...)

The HCM City Literature-writer Association member

Hình ảnh sưu tầm:

Nén hương dâng lên bàn thờ Quốc Tổ Hùng Vương

& các tiền nhân 53 nhân tộc Việt Nam

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/quocle_hinhanh.htm

10-3 Đinh hợi HB7 (26-4 HB7 [2007])

 

Vinh danh quốc phục Việt Nam

1. Hình ảnh quốc phục ngày xưa:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/quocphuc_ngayxua.htm

2. Hình ảnh quốc phục trong hội nghị APEC HB6 (2006):

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/quocphuc_apec.htm

3. Hình ảnh quốc phục nữ:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/quocphuc_nu.htm

 4. Hình ảnh quốc phục trong dân gian, cung đình, lúc tế lễ, hội nghị, sinh hoạt thường ngày...

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/quocphuc_bosung.htm

(bổ sung, tệp 1)

5. Hình ảnh quốc phục trên trống đồng Việt cổ & những tấm ảnh khác...

 http://tranxuanan.writer.googlepages.com/quocphuc_bosung-2.htm

(bổ sung, tệp 2)

 

 Trang đặc biệt (hình ảnh):

QUỐC PHỤC & HỒ CHÍ MINH :

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/quocphuc_hochiminh.htm

 

Nguồn:

 Xuất xứ (nguồn) trên mỗi đường nối kết (link) của từng tấm ảnh:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/quocphuc_links-4tr.htm

 

BBCVietnamese, Giao Điểm bộ mới & Diễn Đàn;

TXA. (scan từ kỉ yếu Hội nghị sử học, ĐHSP.TP.HCM., 20-9-1996);

ảnh minh hoạ trong sách Phan Khoang / bài viết của Nguyễn Quốc Trị;

PTTH. Nguyễn Thượng Hiền...

GOOGLE SEARCH ("áo dài", "áo trắng", "quốc phục"...)

Các websites, webpages: Jijian; lienhuong; khoahoc.net; hue.vnn;

g4zfe.com; tk.files.storage.msn.com; vietnet.no;

saigon online; thanhnien online; tuoitre online;

saigonusanews; danang.gov; vietnamnet

 

&

Tạp chí điện tử: Chim Việt (chimviet.free.fr):

Tác phẩm ảnh của các tác giả:

Lê Văn Hảo, Hạ Quốc Khương, Ngô Thanh Tùng, Nguyễn Thiết, Tôn Lập,

Trần Xuân Túc, Nguyễn Văn Phương

& các hình ảnh khác không ghi tên tác giả, trên Tcđt. Chim Việt.

(ghi nguồn ngay trong link của từng tấm ảnh)

 

 

Ghi chú:

-- Về từ "quốc phục": Theo "Từ điển tiếng Việt", Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê chủ biên, Nxb. KHXH. & TT. Từ điển học, Hà Nội, 1994, tr. 783: "Quần áo theo kiểu riêng từ xưa truyền lại của dân tộc một nước, thường mặc trong những ngày lễ, ngày hội". Tuy vậy, tôi vẫn phân vân ở sự giới hạn (áo quần trang trọng trong lễ hội) trong định nghĩa này. Trong thực tế, người Việt, nam cũng như nữ, mặc áo dài không nhất thiết là trong ngày lễ, ngày hội. Cách đây khoảng trên ba mươi năm, ở Huế, Quảng Trị, tôi thấy, khi khách đến nhà, theo thông lệ, chủ nhà phải mặc áo dài để tiếp; người bán chè rong cũng mặc áo dài; phụ nữ đi chợ hàng ngày cũng mặc áo dài... Ngay cả khi có việc khẩn cấp, phải ra đường, thì như một phản xạ, người thuộc lứa tuổi 30, 40 ngay lập tức vơ lấy chiếc áo dài treo sẵn ở cửa buồng, vừa chạy vừa mặc. Còn việc nữ sinh đi học dĩ nhiên là phải mặc áo dài, đến nay không còn bị lạ lẫm hoá, bởi đã được phục hưng trong khoảng 20 năm Đổi mới. Nói chung, người nam cũng như người nữ, mặc áo dài là để bày tỏ phép lịch sự (giữ lễ), không kể áo gấm hay áo vải, áo lành hay áo vá. Chiếc áo dài khi còn mới, thuộc loại vải tốt, thì dùng làm lễ phục, khi hơi cũ, sờn rách hoặc vải thường, thì dùng để giữ lễ; thực chất cách may, kiểu may không khác nhau. Ngoài ra, nhân dân không có lễ phục nào khác để "thường mặc trong ngày lễ, ngày hội" (phân biệt áo quần để dự lễ hội của đại đa số với áo tế lễ dành cho những người chủ tế, phụ tế ở đình làng, ở nhà thờ tộc họ). Mặt khác, nếu xét về đặc trưng, "quần áo theo kiểu riêng từ xưa truyền lại của dân tộc một nước", thì không chỉ áo dài nam, áo dài nữ lịch sự, nghiêm túc, chắc hẳn thường phục Việt Nam cũng có những nét căn bản rất đặc sắc, độc đáo, so với thường phục các dân tộc khác ở các quốc gia lân cận, ở mọi châu lục. Do đó, tôi dùng từ "quốc phục" theo nghĩa "Việt phục", bao gồm: 1. lễ phục Việt Nam cũng là áo quần dài đàng hoàng của người Việt Nam để giữ phép lịch sự; 2. thường phục Việt Nam, áo quần dùng để mặc ở nhà hay khi lao động tay chân (áo cánh, áo cộc, áo bà ba với quần đùi cho phái nam và quần dài cho phái nữ).

-- Mặc dù sưu tầm ảnh từ Website Diễn Đàn, nhưng tôi hoàn toàn phê phán quan điểm miệt thị di sản văn hoá đặc sắc của dân tộc Việt Nam mà tác giả Văn Ngọc đã thể hiện trong một bài viết đăng trên website ấy.

Nếu quý người đọc kính mến và thân ái muốn tiếp cận một cái nhìn khác về quốc phục, vui lòng tìm kiếm từ áo dài (với các thao tác: bấm vào edit --> find (on this page)) trong tiểu thuyết SEN ĐỎ, BÀI THƠ HOÀ BÌNH của Trần Xuân An:

http://tranxuanansendobthhbinh.blogspot.com/

Có lẽ cũng không thừa khi nhắc lại ở đây để chúng ta cùng nhau ghi nhớ trong tinh thần tương kính và tự trọng:

Khi một dân tộc đánh mất bản sắc, trong đó bao gồm cả những giá trị văn hoá cụ thể như quốc phục, có nghĩa là dân tộc ấy không những không đóng góp được gì cho văn hoá nhân loại, mà còn thảm hại hơn nữa, chỉ là chiếc bóng mờ, theo đuôi dân tộc khác.

TXA.

 

____________________________________

 

 

MẶC NIỆM

trong tôi có một miền quê

đôi khi buồn quá tôi về trong tôi

bao nhiêu vỡ nát rối bời

thiêng liêng quốc túy vẫn ngôi đình làng

nến lung linh khói trầm nhang

nghe lòng ấm lại bốn ngàn năm xưa

đất trời buốt bỏng nắng mưa

trái tim thanh lọc nhịp mùa nguyên sơ

chiêng rung trống vọng bóng cờ

trăm con chim Lạc, giọng hò trăm nơi

mẹ Tiên yêu núi biếc ngời

cùng cha Rồng hát chung lời sóng vang

đông

tây

khúc xạ

hòa tan

tan vào vũ trụ mênh mang mãi còn

mở trường ẩn giữa làng thôn

sớ dâng, kẻ sĩ nhớ ơn người thầy

và ai thấu nỗi đắng cay

giả lười, sách thuốc đọng dày tình dân

bâng khuâng...

xa khuất, suối ngân

lắng trong heo hút tiếng chân không mòn

quên thù cha vì nước non

vung gươm, truyền hịch vạn hồn bừng nghe

và ai thắp lửa hội thề

án oan tưới máu...

bia đề, rưng rưng...

thây phơi, đàn nhị nghẹn chùng

vô danh câu hát, mung lung hương đồng

sân đình lặng nhớ cha ông

thuở nào mở đất dắt bồng cháu con

hoang vu chí ngợp vai sờn

ngoảnh về cố quận hoàng hôn cháy lòng

nao nao diệu vợi pháo hồng

bồi hồi trăng ngát đèn lồng lễ vui

ngấm bao chát xót ngọt bùi

ngàn xưa reo múa ngậm ngùi ngàn xưa

mương kênh rửa mặn thau chua

ngàn sau điện sáng trĩu mùa ngàn sau

còn dây tóc chỏm khoe màu

áo dài khăn đóng bạc đầu ô đen

vẫn còn đây làm sao quên

ước mơ nẩy lộc đẹp thêm một thời

gốc bàng cổ thụ khô rồi

bây giờ sống lại cho đời, vạn năm

trong tôi, khuya một, đêm rằm

ngát xưa hương tỏa hướng tâm về nguồn

bao ngôi đình quá thân thương

nơi tôi tìm đến dọc đường xa quê

trái tim gọi thức cơn mê...

hồn thiêng đất nước lắng nghe chút lòng…

1993

Trần Xuân An

 

Bản quyền hình ảnh thuộc về các nguồn đã ghi

11.04 HB7

16-4 HB7

20-4 HB7 (bổ sung vài câu ở phần ghi chú bên trên)

 

Trở về trang chủ website: Tác giả Trần Xuân An

 

Host: GOOGLE PAGE CREATOR