Các bản sao từ báo chí

 

Web Tác giả Trần Xuân An

 

 

BẢN SAO TỪ MỘT SỐ BÁO CHÍ:

TIN TỨC VỀ LỄ DỰNG BIA LỊCH SỬ NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824-1886)

 

(theo thứ tự thời khắc cập nhật)

 

b

 

 

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

http://news.vnanet.vn/Download/DownloadNews.aspx?Pid=31&Category_ID=31&tabid=1&langid=1&page=17

 

Bản tin mang kí số:

TTN0604.027

Nhan đề:

Tặng Bia lịch sử cho Kỳ vĩ Quận công Nguyễn Văn Tường

Phát hành ngày, giờ, phút, giây

04/06/2007 17:19:20

Dung lượng (bytes):   

2938

 

 

c

 

LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM

Địa chỉ: 53 Nguyễn Du - Hà Nội - Việt Nam. 

Tel: (84.4) 9432206  Fax: (84.4) 8227593  Email: thongtin@vusta.vn

Hội ngành Trung ương

Thứ hai, 04/06/2007, 00:00 GMT+7

http://www.vusta.vn/news_detail.asp?id=20771

 

Trao tặng bia Kỳ Vĩ Quận công Nguyễn Văn Tường

 

Ngày 3/6/2007, tại thôn An Cư, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên - Huế, UBND xã Triệu Phước và gia tộc đã tổ chức Lễ trao tặng bia Kỳ vĩ Quận công Nguyễn Văn Tường (1824-1886).

 

Theo tin từ Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên - Huế, sau quá trình sưu tầm tư liệu, nghiên cứu về nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường, kết quả được công bố trong các cuộc hội thảo: năm 1996 tại thành phố Hồ Chí Minh, năm 2002 tại thành phố Huế, năm 2003 tại Thủ đô Hà Nội, giới sử học Việt Nam đã có đủ cứ liệu để khẳng định ông là một đại thần yêu nước chống Pháp vào nửa sau thế kỷ XIX.

 

Buổi lễ đã diễn ra trong bầu không khí trang trọng không chỉ nhằm tôn vinh một vị đại thần yêu nước mà còn có ý nghĩa giáo dục truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm của dân tộc ta cho thế hệ trẻ.

 

Nguyễn Văn Quế

 

 

d

 

CÔNG AN NHÂN DÂN

 

4:05, 05/06/2007

http://www.cand.com.vn/vi-vn/thoisuxahoi/tintucsukien/2007/6/106520.cand

 

Vinh danh Kỳ Vĩ Quận công Nguyễn Văn Tường

 

 

Hội Khoa học lịch sử (KHLS) Việt Nam, Hội KHLS Thừa Thiên - Huế, UBND xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị và gia tộc họ Nguyễn tại làng An Cư, xã Triệu Phước vừa long trọng tổ chức lễ trao tặng Bia lịch sử cho Kỳ Vĩ Quận công Nguyễn Văn Tường (1824-1886).

 

Cuộc đời hoạt động của danh nhân Nguyễn Văn Tường gắn liền với thời kỳ bi hùng của đất nước và dân tộc ta, đó là thời kỳ đế quốc Pháp xâm chiếm nước ta từ năm 1858 đến năm 1884, biến nước ta thành thuộc địa của chúng.

 

Vào quãng thời gian đó, Nguyễn Văn Tường thi đỗ cử nhân và ra làm quan. Quá trình làm quan kinh qua nhiều chức vụ ở các địa phương và cả ở kinh đô Huế, ông luôn luôn tỏ ra là vị quan đức độ, hết lòng chăm lo cho đời sống nhân dân.

 

Năm 1883, Pháp tấn công Thuận An (Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) cũng là lúc vua Tự Đức mất, Nguyễn Văn Tường được sung làm Đệ nhất Phụ chánh đại thần. Với tư tưởng chủ chiến, ông đã cùng với Đệ nhị Phụ chánh đại thần Tôn Thất Thuyết kiên quyết phế bỏ các phần tử chủ hòa thân Pháp.

 

Nguyễn Văn Tường đã có công rất lớn trong xây dựng hệ thống sơn phòng miền núi các tỉnh miền Trung làm căn cứ kháng chiến phòng khi kinh thành Huế thất thủ. Từ những đóng góp đó, ông đã được ban tước Kỳ Vĩ Quận công.

 

Để giành thế chủ động với Pháp, đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết đã tổ chức tấn công vào các căn cứ chiếm đóng của thực dân Pháp ở Huế nhưng bị thất bại, phải đưa vua Hàm Nghi ra kinh đô dã chiến Tân Sở (Quảng Trị).

 

Nguyễn Văn Tường sau khi hộ giá vua Hàm Nghi đến Kim Long (Huế) thì nhận mật chỉ của Thái hoàng Thái hậu Từ Dũ ở lại Huế tìm cách thương thuyết với Pháp giành giật lại một số điều kiện có lợi cho đất nước.

 

Việc Nguyễn Văn Tường trở lại Huế sau sự kiện 4/7/1885 đã trở thành một nghi án đối với ông.

 

Sau này nhờ những tài liệu tìm được ở Pháp và Tahiti đã cho thấy một sự thật đáng tự hào: Trong nanh vuốt của kẻ thù, mặc dù bị tỏa chiết mọi hoạt động, Nguyễn Văn Tường vẫn bí mật hoạt động vì nền độc lập dân tộc...

 

Thanh Bình

 

e

 

Trang tin điện tử

NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

http://thtt.chinhphu.vn/home/phapluat/2007/6/200705051808228281.aspx

4:05, 05/06/2007

 

 

Vinh danh Kỳ Vĩ Quận công Nguyễn Văn Tường

 

Hội Khoa học lịch sử (KHLS) Việt Nam, Hội KHLS Thừa Thiên - Huế, UBND xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị và gia tộc họ Nguyễn tại làng An Cư, xã Triệu Phước vừa long trọng tổ chức lễ trao tặng Bia lịch sử cho Kỳ Vĩ Quận công Nguyễn Văn Tường (1824-1886).

 

Cuộc đời hoạt động của danh nhân Nguyễn Văn Tường gắn liền với thời kỳ bi hùng của đất nước và dân tộc ta, đó là thời kỳ đế quốc Pháp xâm chiếm nước ta từ năm 1858 đến năm 1884, biến nước ta thành thuộc địa của chúng. Vào quãng thời gian đó, Nguyễn Văn Tường thi đỗ cử nhân và ra làm quan. Quá trình làm quan kinh qua nhiều chức vụ ở các địa phương và cả ở kinh đô Huế, ông luôn luôn tỏ ra là vị quan đức độ, hết lòng chăm lo cho đời sống nhân dân.

 

Cuộc đời hoạt động của danh nhân Nguyễn Văn Tường gắn liền với thời kỳ bi hùng của đất nước và dân tộc ta, đó là thời kỳ đế quốc Pháp xâm chiếm nước ta từ năm 1858 đến năm 1884, biến nước ta thành thuộc địa của chúng.

 

Vào quãng thời gian đó, Nguyễn Văn Tường thi đỗ cử nhân và ra làm quan. Quá trình làm quan kinh qua nhiều chức vụ ở các địa phương và cả ở kinh đô Huế, ông luôn luôn tỏ ra là vị quan đức độ, hết lòng chăm lo cho đời sống nhân dân.

 

Năm 1883, Pháp tấn công Thuận An (Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) cũng là lúc vua Tự Đức mất, Nguyễn Văn Tường được sung làm Đệ nhất Phụ chánh đại thần. Với tư tưởng chủ chiến, ông đã cùng với Đệ nhị Phụ chánh đại thần Tôn Thất Thuyết kiên quyết phế bỏ các phần tử chủ hòa thân Pháp.

 

Nguyễn Văn Tường đã có công rất lớn trong xây dựng hệ thống sơn phòng miền núi các tỉnh miền Trung làm căn cứ kháng chiến phòng khi kinh thành Huế thất thủ. Từ những đóng góp đó, ông đã được ban tước Kỳ Vĩ Quận công.

 

Để giành thế chủ động với Pháp, đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết đã tổ chức tấn công vào các căn cứ chiếm đóng của thực dân Pháp ở Huế nhưng bị thất bại, phải đưa vua Hàm Nghi ra kinh đô dã chiến Tân Sở (Quảng Trị).

 

Nguyễn Văn Tường sau khi hộ giá vua Hàm Nghi đến Kim Long (Huế) thì nhận mật chỉ của Thái hoàng Thái hậu Từ Dũ ở lại Huế tìm cách thương thuyết với Pháp giành giật lại một số điều kiện có lợi cho đất nước.

 

Việc Nguyễn Văn Tường trở lại Huế sau sự kiện 4/7/1885 đã trở thành một nghi án đối với ông.

 

Sau này nhờ những tài liệu tìm được ở Pháp và Tahiti đã cho thấy một sự thật đáng tự hào: Trong nanh vuốt của kẻ thù, mặc dù bị tỏa chiết mọi hoạt động, Nguyễn Văn Tường vẫn bí mật hoạt động vì nền độc lập dân tộc...

 

  Thanh Bình

Nguồn: CAND

 

 

g

 

Trang THÔNG TIN BƯU ĐIỆN TỈNH QUẢNG TRỊ

 

7:34:44 AM, Ngày 06/06/2007

http://www.quangtript.com.vn/index11.asp?id=9798

 

Vinh danh Kỳ Vĩ Quận công Nguyễn Văn Tường

 

Hội Khoa học lịch sử (KHLS) Việt Nam, Hội KHLS Thừa Thiên - Huế, UBND xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị và gia tộc họ Nguyễn tại làng An Cư, xã Triệu Phước vừa long trọng tổ chức lễ trao tặng Bia lịch sử cho Kỳ Vĩ Quận công Nguyễn Văn Tường (1824-1886).

 

Cuộc đời hoạt động của danh nhân Nguyễn Văn Tường gắn liền với thời kỳ bi hùng của đất nước và dân tộc ta, đó là thời kỳ đế quốc Pháp xâm chiếm nước ta từ năm 1858 đến năm 1884, biến nước ta thành thuộc địa của chúng.

Vào quãng thời gian đó, Nguyễn Văn Tường thi đỗ cử nhân và ra làm quan. Quá trình làm quan kinh qua nhiều chức vụ ở các địa phương và cả ở kinh đô Huế, ông luôn luôn tỏ ra là vị quan đức độ, hết lòng chăm lo cho đời sống nhân dân.

Năm 1883, Pháp tấn công Thuận An (Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) cũng là lúc vua Tự Đức mất, Nguyễn Văn Tường được sung làm Đệ nhất Phụ chánh đại thần. Với tư tưởng chủ chiến, ông đã cùng với Đệ nhị Phụ chánh đại thần Tôn Thất Thuyết kiên quyết phế bỏ các phần tử chủ hòa thân Pháp.

Nguyễn Văn Tường đã có công rất lớn trong xây dựng hệ thống sơn phòng miền núi các tỉnh miền Trung làm căn cứ kháng chiến phòng khi kinh thành Huế thất thủ. Từ những đóng góp đó, ông đã được ban tước Kỳ Vĩ Quận công.

Để giành thế chủ động với Pháp, đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết đã tổ chức tấn công vào các căn cứ chiếm đóng của thực dân Pháp ở Huế nhưng bị thất bại, phải đưa vua Hàm Nghi ra kinh đô dã chiến Tân Sở (Quảng Trị).

Nguyễn Văn Tường sau khi hộ giá vua Hàm Nghi đến Kim Long (Huế) thì nhận mật chỉ của Thái hoàng Thái hậu Từ Dũ ở lại Huế tìm cách thương thuyết với Pháp giành giật lại một số điều kiện có lợi cho đất nước.

Việc Nguyễn Văn Tường trở lại Huế sau sự kiện 4/7/1885 đã trở thành một nghi án đối với ông.

Sau này nhờ những tài liệu tìm được ở Pháp và Tahiti đã cho thấy một sự thật đáng tự hào: Trong nanh vuốt của kẻ thù, mặc dù bị tỏa chiết mọi hoạt động, Nguyễn Văn Tường vẫn bí mật hoạt động vì nền độc lập dân tộc...

 

CAND

 

 

 

_________________________________________________________________________________________________________

Trở về trang "Thư trao đổi với PGS.TS. Đỗ Bang":

 

http://tranxuanan.writer.2.googlepages.com/trdoi_pgsdobang_bianvt.htm

 

trang bài mới -- sách mới -- tin tức mới: 

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/baimoi-sachmoi-2

trang chủ "Web tác giả Trần Xuân An":

 

http://tranxuanan.writer.googlepages.com

 

Google page creator  /  host

DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE  

 

    lên đầu trang (top page)   

Ngày đưa trang này lên mạng liên thông: 17-6 HB7 (2007)