E.(5). Trang 5 - Thông báo cập nhật

Thông báo cập nhật

(trang 5)

trên WebTgTXA. & các tin tức khác

u

Các trang thuộc mục này: 

 Trang 1 | Trang 2 | Trang 3 | Trang 4 | Trang 5 | Trang 6 | Trang 7... 

 

u 

 

Chào mừng người đọc quý mến đến với "Web Tác giả Trần Xuân An" -- http://tranxuanan.writer.googlepages.com -- Xin vui lòng nghiền ngẫm từng câu, chữ. Hi vọng người đọc quý mến sẽ không nản lòng trong thế giới duy nhất này, sẽ không tránh né những vấn đề về Việt Nam trong chiến tranh (1858-1885-1930-1945-1954-1975-1989), nhất là về Miền Nam Việt Nam với Vĩ tuyến 17 (1954-1975) và trong thời hậu chiến (1975-1989-???)... & ...

 

Welcome to "Author Tran Xuan An's web" -- http://tranxuanan.writer.googlepages.com -- Read my works for details, please, and think about them. The revered and loved readers, I hope you will not be dispirited in this only one world, you will not evade the problems about Vietnam in the war (1858-1885-1930-1945-1954-1975-1989), especially, about The South of Vietnam with The 17th Parallel (1954-1975) and in the post-war (1975-1989-???)... & ...

 

 

Website: Tác giả Trần Xuân An

Poet / writer & researcher

Twenty one published-books

(poem; novel; essay; research; critical contribution on history, literature...)

The HCM City Literature-writer Association member

 

KỂ TỪ THÁNG 11 HB7 (2007), WEBTGTXA. MỞ THÊM MỘT TRANG MỚI ĐỂ TIỆN VIỆC THEO DÕI, TRUY CẬP CỦA NGƯỜI ĐỌC.

ĐÂY LÀ TRANG THÔNG BÁO TẤT CẢ NHỮNG GÌ ĐÃ ĐƯỢC CẬP NHẬT (UPDATED)

Ở CÁC TRANG KHÔNG PHẢI LÀ TRANG "BÀI MỚI - SÁCH MỚI - TIN TỨC MỚI",

NHƯ "THÔNG TIN - GIAO LƯU - ĐOÀN KẾT", "WEBS NGÀN NHÀ"...

NGOÀI RA, CŨNG CÓ THỂ THÔNG BÁO THÊM MỘT SỐ TIN TỨC KHÁC VỀ BẠN BÈ, ĐỒNG NGHIỆP. GỒM CẢ THƯ TÍN CÔNG KHAI & TIN CẬY ĐĂNG  

(TẤT CẢ CHỈ TRONG GIỚI HẠN NHẤT ĐỊNH, THEO NGUYÊN TẮC HIỆN HÀNH ĐỐI VỚI LOẠI THÔNG TIN BẢO MẬT)...

 

uuu Tháng 03 HB8 (2008) (tiếp theo trang 4, sau ngày 21-03 HB8):

► 22-03 HB8: Đưa lên Web Picasa (tag: tranxuananwriter) hình ảnh chụp bản thảo viết tay hai cuốn sách: "Thơ Nguyễn Văn Tường (1824-1886) -- Vài nét về con người, tâm hồn và tư tưởng" (nghiên cứu, biên soạn, dịch thơ từ bản dịch nghĩa...); "Mùa hè bên sông" (tiểu thuyết); một ít bài thơ viết về Hà Nội sau chuyến đầu tiên ra tham quan (đầu năm 1997). Trong đó có vài hình ảnh chụp thủ bút bản dịch nghĩa thơ chữ Hán Nguyễn Văn Tường của nhà thơ, nhà nghiên cứu Nguyễn Tôn Nhan.

 

Trong những ngày trước, WebTgTXA. cũng đã đưa lên một số hình ảnh thủ bút của Trần Xuân An: bản thảo viết tay cuốn sách "Tiểu sử biên niên phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824-1886), kẻ thù không đội trời chung của chủ nghĩa thực dân Pháp" (Nxb. Thanh Niên, 2006): Link: Sách và bản thảo Trần Xuân An 

► 23-03 HB8: Đưa lên Web Picasa (tag: tranxuananwriter) hình ảnh chụp các bản xếp chữ vi tính (bản "bông", in thử để sửa lỗi gõ phím...) và các đề cương, các bản thảo viết tay (thủ bút) của Trần Xuân An: 1 cuốn biên khảo "Thơ Nguyễn Văn Tường (1824-1886) -- Vài nét về con người, tâm hồn và tư tưởng" (2000; Tạp chí điện tử Giao Điểm, 2005), 1 cuốn biên soạn "Tiểu sử biên niên phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824-1886), kẻ thù không đội trời chung của chủ nghĩa thực dân Pháp" (2001; Nxb. Thanh Niên, 2006); 3 tiểu thuyết "Có một nơi lá mãi xanh" (1998; Nxb. Hội Nhà văn, 1999), "Ngôi trường tháng giêng" (1998; Nxb. Thanh Niên, 2003), "Sen đỏ, bài thơ hoà bình" (1999; Nxb. Thanh Niên, 2003) và 1 truyện vừa (gồm 5 truyện ngắn liên hoàn) "Nước mắt có vị ngọt" (1999; Tạp chí điện tử Giao Điểm, 2005):

 

                                                                                                                                                                                                                

 

► 23-03 HB8: ---- THIỀN SƯ LÊ MẠNH THÁT VÀ NHỮNG PHÁT HIỆN LỊCH SỬ CHẤN ĐỘNG (tiếp theo trang 4) ----

                                     

Ảnh chân dung GS. Đinh Xuân Lâm (BBC.) (h.1)             Nnc. Hà Văn Thuỳ (Tcđt. VCV.) (h.2) 

BBC.Vietnamese: GS. Đinh Xuân Lâm (h.1) trả lời phỏng vấn & bài viết của BBC: "Tranh cãi về lịch sử cổ đại Việt Nam": "Giáo sư Đinh Xuân Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, trong cuộc phỏng vấn dành riêng cho BBC Việt ngữ ngày 21 tháng Ba vừa qua đánh giá Thiền sư Lê Mạnh Thát là một người có sự nghiên cứu sâu sắc, dày công đặc biệt trong lịch sử Phật giáo. Tuy nhiên, các luận điểm được cho là gây 'chấn động' đòi đi đến viết lại lịch sử cổ đại và hình thành dân tộc Việt Nam của Thiền sư Lê Mạnh Thát, theo ông, còn phiến diện đặc biệt do sự hạn chế về phương pháp nghiên cứu, tư liệu, nhất là tư liệu khảo cổ học..." (Xem tiếp...

 

► 23-03 HB8: Tạp chí điện tử Văn chương Việt: Hà Văn Thuỳ -- "Bàn lại với tiến sĩ Lê Mạnh Thát"

 

 

►Ghi chú theo thông lệ ►

WebTgTXA. chưa đọc hết và tất nhiên cũng không chịu trách nhiệm về nội dung các bài viết khác 

trên các tạp chí điện tử được dẫn đường nối kết (link).

 

► 24-03 HB8: BBC-Vietnamese: Thiền sư, GSTS. Lê Mạnh Thát trả lời phỏng vấn về Đại lễ quốc tế Vesak ''08 và đặc biệt là những tranh luận trên báo chí đang diễn ra về những vấn đề cổ sử Việt Nam: Nếu Hội Khoa học lịch sử mời thiền sư, GSTS. Lê Mạnh Thát, với tư cách ông là tác giả công trình nghiên cứu "Lục độ tập kinh và lịch sử khởi nguyên của dân tộc ta" và các công trình khác liên quan đến vấn đề này, trong cuộc hội thảo khoa học sắp đến với chuyên đề ấy, ông sẽ sẵn sàng tham dự. Tuy nhiên, theo thiền sư, GSTS. Lê Mạnh Thát, công trình nghiên cứu của ông đã được xuất bản thành văn bản với dạng sách, và ông cũng không có thay đổi ý tưởng nào trong kết luận khoa học của mình; cho nên, nếu thuyết trình trước hội thảo, ông vẫn chỉ thuyết trình như văn bản đã xuất bản. Ông đề nghị nên căn cứ vào văn bản đã xuất bản để làm việc trong hội thảo. Nhưng trước mắt, thiền sư, GSTS. Lê Mạnh Thát đang phải lo góp phần tổ chức Đại lễ Vesak ''08 cho đạt được thành công, vì ông cũng là chủ tịch Uỷ ban Đại lễ quốc tế này. (WegTgTXA. trích ghi).

► 28-03 HB8: Xem trang 13 "Bài mới - sách mới - tin tức mới": Trần Xuân An -- "Tìm hiểu "'Lục độ tập kinh' và lịch sử khởi nguyên của dân tộc ta", chuyên luận sử học của thiền sư, GSTS. Lê Mạnh Thát"  (trọn bài, chiều 31-03 HB8; bổ cứu ngoài lề: 01-04 HB8; hoàn tất: 02-04 HB8)   

   Xem ở dạng doc. - word - htm  (16-4 HB8) Bài đã gửi đăng trên Tcđt. Văn chương Việt -- Một trang nguyên tác chữ Hán "Lĩnh Nam chích quái": hai chữ "ái thê" (17-4 HB8) -- Mới nhất !   Tư liệu tham khảo: Truyện Liễu Nghị  ---  Các bản nháp (đã được xoá): Tệp 1, Tệp 2 (gồm cả tệp 1), Tệp 3 (gồm cả tệp 1, tệp 2), Tệp 4 (gồm tệp 4 & tệp 5, 30 & sáng 31-03 HB8), Tệp 5 (trọn bài: 01-04 HB8) -- Bài viết này đã được đăng trên Web HỘI TỤ (02-4 hb8): giaodiem.com.vn & giaodiem.us --- (Xem thêm: Về Triệu Quang Phục : http://tranxuanan.writer.googlepages.com/suy_nvmsvdtlscdnta_b6.htm  ) : Chỉ với việc phát hiện, trích và dịch hàng loạt văn bản trong thư tịch cổ từ nhiều nguồn ngôn ngữ khác nhau (Sanskrit, Tạng, Hán...) có chứa đựng mẫu đề (motif) "trứng - trứng hạc - trứng rồng - bọc thịt - trăm trứng - trăm con trai" hay "sừng tê - rẽ nước" đã là một đóng góp rất lớn của thiền sư, GSTS. Lê Mạnh Thát đối với việc nghiên cứu cổ sử và văn học dân gian cổ đại nước ta. Thử hỏi, trong giới nghiên cứu văn học, sử học ở Việt Nam ta và trong các nhà Việt Nam học ngoại quốc, cho đến nay, đã có ai làm được việc đó!... (Xin xem tiếp) ---- Xem thêm: Thiền sư Thích Tuệ Sỹ -- HUYỀN TƯỢNG MẸ ÂU CƠ VỚI TRĂM TRỨNG ĐỒNG BÀO TRONG KHO TÀNG THẦN THOẠI CỦA VĂN HOÁ NHÂN LOẠI THỜI CỔ SƠ (trích lời tựa cuốn "Huyền thoại Duy Ma Cật") (12-04 HB8) ------- Xem thêm bài liên quan ở tiểu mục ngày 19-4 HB8 (phía dưới, thuộc trang này)...

   Link h.1    Link h.2    Link bd-4    Link

 

 

uuu Tháng 04 HB8 (2008):

  

► 07-04 HB8: Phải chăng qua các tập ảnh sau đây (cộng với những hình ảnh về hậu duệ dòng họ Sakyas [Thích Ca] do cư sĩ Minh Mẫn chụp và quay vidéo), chúng ta có thể xác định màu da của Đức Phật -- một vấn đề hiện nay còn nhầm lẫn ở nhiều cuốn sách và còn gây tranh cãi trên các diễn đàn hay trong các cuộc chuyện trò trong xã hội? Hình ảnh hiện tại con người và đất nước Nepal -- quê hương, Tổ quốc của Đức Phật Thích Ca Tất Đạt Đa (Sakyas Siddhartha) --, đặc biệt là các địa điểm Phật tích: Google tìm kiếm (search): "Pictures from Nepal - Teej festival, Pashupatinath, Kathmandu valley, Bouddhanath, Hindu". Xin lưu ý chủ đề Nepal trên web "nepal2004. world - pictures. nl" gồm các tập ảnh:  Nepal pictures part 1 / part 1B / Part 2 / Part 2B / Part 3 / Part 3B / Part 4 / Part 4B (tập ảnh 4B: người Tây Tạng) . Bấm vào ảnh để xem ảnh cỡ lớn. Xin chân thành cảm ơn tác giả loạt ảnh, WebTgTXA. đã mạn phép dẫn links. 

               

Và một câu hỏi rất hồn nhiên mà trẻ thơ đã hỏi WebTgTXA.: Có phải Đức Phật Thích Ca có mái tóc xoăn tít của chủng người da nâu đen, nên dân gian Việt Nam thường gọi một cách thân thương, kính mến, tuy có chút gì đó hơi dân dã, là "Ông Bụt Ốc"? Hay đó chỉ là chiếc mũ đội đầu của Đức Phật?  Link ... Tham khảo "Từ điển Bách khoa Việt Nam", tập 4, Nxb. TđBK., 2005, tr. 734: Mục từ TƯỢNG THỜ: "công trình điêu khắc dùng vào việc thờ cúng của một tôn giáo. Các nhà làm TT phải tuân theo những quy định của giáo phái trong việc thể hiện hình tượng: tư thế, cử chỉ cùng những kí hiệu đặc trưng. Vd. tượng Phật tổ đỉnh đầu có một u lồi (ushnisha), giữa hai lông mày có một điểm (urna), dái tai chảy dài, cổ cao 3 ngấn, tóc xoăn từng lọn nhỏ (dân gian quen gọi Bụt ốc). Tuy vẫn tuân thủ những quy định ghi trong cuốn "Thiền uyển kế đăng lục", bậc thầy điêu khắc chùa Tây Phương vẫn sáng tạo nên những pho tượng 18 tôn giả thật hấp dẫn về tạo hình và biểu cảm".

►Ghi chú theo thông lệ ►

WebTgTXA. không chịu trách nhiệm về nội dung các tấm ảnh khác được cập nhật sau ngày 14-4 HB8 

trên các trang ảnh được dẫn đường nối kết (link) bên trên.

 

► 07-04 HB8: Cập nhật ở mục "Ý kiến người đọc và người cầm bút" (txawriter . wordpress . com): Thư của một người đọc quý mến gửi ông Lâm Hữu Xưa (LHXung), Việt kiều Úc, và thư trả lời của Trần Xuân An.

► 14-04 HB8: Báo Lao Động điện tử và các báo, tạp chí khác như Văn chương Việt cùng nhiều điểm mạng liên thông toàn cầu (website, webblog) trong hai ngày vừa qua đã đưa tin "Di hài vua Hàm Nghi sắp về đến Huế"

   Di ảnh Vua Hàm Nghi. Ảnh: Nguyễn Đắc Xuân.   ------    Link h.1   |   Link h.2   |   Link h.3   |   Link h.4

Theo bản tin của ông Hoàng Văn Minh (Lao Động online), các cơ quan hữu trách và các nhà nghiên cứu sử học ở Huế đã bàn bạc về nơi sẽ cải táng di thể của vị vua vốn được nhận định là "linh hồn của Phong trào Cần vương" trong những năm đầu của phong trào này (1885-1888), mặc dù sau đó, 1904, Hàm Nghi đã kết hôn với con gái của một quan toà thực dân Pháp tại Alger. Như vậy, phải chăng sự nghiệp đáng tôn vinh của Hàm Nghi thực sự chấm dứt từ 1888 hoặc 1904? Dẫu sao, theo đó, cần chọn một vị trí thích đáng, và nơi ấy cũng sẽ là nơi cải táng di thể Tôn Thất Thuyết (hiện còn táng ở Trung Hoa) cũng như nhiều vị khác để trở thành "Khu tưởng niệm nghĩa sĩ Cần Vương". Bài báo cũng nhắc lại một vài nét về cuộc kinh đô quật khởi, bị thất thủ (05-7-1885) và ngày tuyên Dụ Cần vương, phát động phong trào (13-7-1885), tại Tân Sở (Quảng Trị).

Nhân đây, WebTgTXA. trân trọng kiến nghị: 

1) Nên chọn một phần đất thuộc Tân Sở (Cam Lộ, Quảng Trị) để cải táng di thể vua Hàm Nghi, đồng thời làm "Khu tưởng niệm nghĩa sĩ Cần Vương" như ý kiến đề xuất trong bài báo;

2) Trong những năm qua, đã có các hội thảo, hội nghị sử học, lễ phục hồi trọn vẹn danh tiết, kể cả 2 tháng ở lại Huế, những tháng cuối đời tại Tahiti của Nguyễn Văn Tường (1824-1886) lễ dựng bia lịch sử cuộc đời ông, đây cũng là một dịp để chọn một vài con đường hay trường học, tại Huế, tại Quảng Trị và ở các tỉnh, thành khác để đặt tên bằng danh tính của nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường. (WebTgTXA.).

 

QUỐC LỄ

 

GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG

 

►►► Ngày mùng 10 tháng 3 năm Mậu tí HB8  ►►►

 (Ngày 15 tháng 4 năm HB8 [2008])

 

► 19-04 HB8: Trần Xuân An -- Huyền tượng Mẹ Âu Cơ: bi kịch và mầu nhiệm  -- Mới nhất! MỘT CÁCH GIẢI MÃ MỚI NHẤT TỪ TRƯỚC ĐẾN NAY! --  Bài đã gửi đăng trên các tạp chí điện tử Hội Tụ (giaodiem. com. vn), Văn nghệ Sông Cửu Long online, Văn chương Việt --  Cũng có thể xem ở trang 13 Bài mới - sách mới - tin tức mới (bấm vào nhan đề link-hoá). Xem thêm: Tiểu mục liên quan, ngày 28-3 HB8 trên trang này.

► 21-04 HB8: Thi tốt nghiệp trung học phổ thông và thi vào đại học

 

VẤN ĐỀ NỘI TRỊ: RÚT KINH NGHIỆM TRONG VIỆC ĐỐI XỬ VỚI ĐÀNG NGOÀI CỦA TRIỀU NGUYỄN TRƯỚC ĐÂY, HIỆN TẠI NGƯỜI CẦM QUYỀN PHẢI ĐỐI XỬ NHƯ THẾ NÀO VỚI MIỀN NAM?

 

Mùa thi tốt nghiệp phổ thông trung học và thi vào đại học đã tới.

 

WebTgTXA. thân ái chúc các bạn trẻ, nhất là những học sinh Miền Nam vì hoàn cảnh lịch sử 1945-1954-1975 mà vướng phải chiếc gông chủ nghĩa lí lịch, ra sức học tập trong những ngày "nước rút" nhằm đạt kết quả tốt. Để ngẩng mặt giữa đời, để đóng góp cho Đất nước với hiệu quả cao nhất, không còn con đường nào vinh quang hơn là học tập, đạt tri thức và bằng cấp cao. 

 

Thân ái, nỗ lực và nhiều mơ ước tốt đẹp cho tương lai!

 

                                                                            Xem tiếp ...

 

 

► 24-04 HB8: Bổ sung ở trang 13 Bài mới - sách mới - tin tức mới: Nguyên tác chữ Hán hai bài thơ của Phạm Phú Thứ (1820-1883) và của Nguyễn Thượng Hiền (1868-1925), vốn là phụ lục trong cuốn "Thơ Nguyễn Văn Tường (1824-1886) -- Vài nét về con người, tâm hồn và tư tưởng" (Trần Xuân An biên soạn) & Trân trọng mời xem lại: Đôi lời cuối sách: Cuốn sách này được biên soạn với các thao tác thuộc một công đoạn trong việc soạn giáo án của các giáo viên trung học phổ thông. Nhân dịp kỉ niệm Ngày Thống nhất đất nước 30-4- 1975 -- 30-4 HB8 (2008) gần kề, đọc lại những bài thơ phản ánh các sự kiện, sự biến 1874, 1885 (dân tộc ta cùng triều Nguyễn trước sự xâm lăng, cướp nước của thực dân Pháp, Tây Ban Nha, Vatican, và trước thái độ, âm mưu của Nhà Thanh trong giai đoạn ấy, đặc biệt là Ngày Kinh đô Huế quật khởi, bị thất thủ, 05-7-1885) cũng là một việc có ý nghĩa: Chúng ta thấm thía hơn chân lí Không có gì quý hơn độc lập, tự do (Hồ Chí Minh) và dân chủ (Đổi Mới).

► 25-04 HB8: Theo BBC-Vietnamese (24 Tháng 4 2008): "Gần đây đã có nhiều lời kêu gọi lưu truyền trong giới trẻ, nhất là trong cộng đồng công dân mạng, về tổ chức biểu tình phản đối việc rước đuốc Olympic mà nhiều người cho rằng đã bị Trung Quốc chính trị hóa. Hành trình rước đuốc mà Trung Quốc công bố có đường đi qua các quần đảo còn tranh chấp cũng khiến những phản đối về lãnh thổ lại một lần nữa nổi lên gay gắt". Nếu quả thật như vậy, một lần nữa, cùng với triệu triệu tiếng nói khác, WebTgTXA. hoàn toàn phản đối việc đón tiếp đuốc Olympic Bắc Kinh HB8 (2008) tại các vùng đất thuộc lãnh thổ Việt Nam (kể cả Hoàng Sa, Trường Sa), bởi một lí do đơn giản và bức thiết nhất: Việt Nam không thể mắc mưu Trung Quốc, vô hình trung công khai chấp nhận sự xâm lược, chiếm đóng của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa qua việc này.

► 28-04 HB8: Trang 2 Giao lưu - Đoàn kết vừa đăng tải 2 bài viết của nhà nghiên cứu Trần Viết Điền (từ Huế gửi vào qua Gmail): 1) Một giả thuyết công tác về Phủ Dương Xuân; 2) Có một cung điện Đan Dương thời Quang Trung không?

► 29-04 HB8: Hôm nay, ngọn đuốc Olympic Bắc Kinh (Trung Quốc) đang và sẽ diễu qua TP.HCM.. Toàn thể nhân dân TP.HCM. và cả nước ta không thể nào quên Trung Quốc vẫn còn xâm lược, chiếm đóng Hoàng Sa, Trường Sa và lấn đất giành dân ở biên giới phía Bắc; đồng thời, sự kiện Tây Tạng (Tibet) gần đây và hiện nay đang diễn ra, cho chúng ta cùng cả thế giới thấy rằng Trung Quốc phải được gọi đích danh là đế quốc đỏ, thực dân đỏ, bành trướng - bá quyền đỏ. Đó là sự thật hai lần năm rõ mười, không thể nói là luận điệu xuyên tạc, tin tức nguỵ tạo. Và, cũng có thể nói, các ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước Trung Quốc, qua nhiều giai đoạn, chưa bao giờ là những người thuộc phong trào chống thực dân, giải phóng dân tộc... Vì thế, TP.HCM. và cả nước ta, nếu không nhân dịp này, đồng thanh lên án Trung Quốc, thì cũng không nên tay bắt mặt mừng với kẻ thù xâm lược Trung Quốc, để những bộ sử kí TP. Sài Gòn - Gia Định -- HCM., sử kí Việt Nam phải ghi thêm những dòng ô nhục.

► 30-04 HB8: Theo BBC-Vietnamese (29-4-08, 02h10 GMT.): "Một hôm trước khi lễ rước đuốc diễn ra tại TP Hồ Chí Minh, bản đồ lộ trình rước đuốc mà Trung Quốc công bố trên website của Olympic Bắc Kinh đã có một số thay đổi. Chặng đường qua đảo Hải Nam nay đã bỏ đi quần đảo Hoàng Sa. Hình phụ lục ghi chi tiết đường rước nội địa của Trung Quốc cũng bỏ đi các chấm biểu lộ ranh giới biển mà trước đây chiếm tới 75% biển Đông (Nam Trung Hải)".

             Link ảnh lớn hơn:  một  |  hai

Phải chăng Trung Quốc đã biết xấu hổ trước dư luận quốc tế và trước cao trào đấu tranh của người Việt trong nước, ngoài nước, nên đã thôi lợi dụng Olympic 08 nhằm trắng trợn xác lập chủ quyền bất hợp pháp của Trung Quốc trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa? Nhưng Trung Quốc lại bày ra trò chơi khăm, chơi xỏ khác: "Biểu tượng" của Thành phố Hồ Chí Minh lại là hình ảnh Nhà thờ Đức Bà (sản phẩm đặc trưng của chủ nghĩa thực dân Pháp, đâu phải quốc hồn quốc tuý của Việt Nam) !!!??? Nhưng dẫu sao thì vấn đề là Trung Quốc phải rút quân, dỡ bỏ các công sự, sân bay, bến tàu do Trung Quốc chiếm đóng, xây dựng trên hai quân đảo vốn thuộc chủ quyền lâu đời của Việt Nam, chứ đâu phải chỉ là chuyện bản đồ trên mạng liên thông toàn cầu (internet)!

► 30-04 HB8:

Nhà thơ Phan Trung Thành nhập... bệnh viện

Nguyễn Tý

                       Ảnh chân dung: Nhà thơ Phan Trung Thành

 

Sau khi ra mắt tập thơ "Đồng hồ một kim", NXB Văn học, 2008, thi sĩ Phan Trung Thành đã đột quỵ sáng (28-4) và hiện đang cấp cứu tại Khoa Tim Mạch (lầu 7), Bệnh viện Chợ Rẫy.

 

Đến thăm Thành mới hay, anh bị tim ở cấp 3 (cấp 4 là cao nhất). Nếu chỉ nhập viện chậm 3 giây anh sẽ qua đời. May quá. Bác sĩ bảo mổ sớm sẽ tốt. Chi phí cho ca mổ hết 80 triệu đồng trong vòng ba tháng. Làm thơ mắc phải bệnh tim, phải mổ như thế lấy đâu ra… tiền. Rất mong các bạn hữu ủng hộ để Thành sớm trở về cuộc sống đời thường.

 

Ngẫm ra lao động thơ bằng tất cả tinh huyết để rồi đón nhận bằng sự trả giá về tim mạch. Bất hạnh đấy nhưng hạnh phúc đấy.

 

Dường như Thành đã ngộ ra điều mình phải nhập viện, bởi:

 

"Những hôm stress phố thị

triền miên sông..."

 

Chính anh lường trước được mình sẽ "chọn bệnh viện Chợ Rẫy" sau khi đứa con tinh thần "Đồng hồ một kim" của mình tới tay bạn đọc và những bạn hữu cùng làm thơ.

 

 

Chỉ mong rằng, anh sẽ tai qua nạn khỏi để còn vật vã với Nàng Thơ.

 

Nguyễn Tý

(Nguồn: bài đăng trên Tcđt. Văn chương Việt, 30-4 HB8)

WebTgTXA. mạn phép tác giả Nguyễn Tý và Tạp chí điện tử Văn chương Việt để đưa tin trên.

 

03-05 HB8: Liên lạc:  Vợ của anh Phan Trung Thành: Chị Thu Ba: ĐT: 0903.192.786, thân sinh của anh: Ông Phan Trai: ĐT: 0908.006.717, cùng địa chỉ hiện tại: Khoa Tim Mạch (lầu 7), Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM.; hoặc: nhà thơ Ngô Thị Hạnh: ĐT: 0908.798.018; nhà thơ Lý Đợi: ĐT: 0903.695.983; nhà báo Nguyễn Tý: ĐT: 0903.022.229

uuu Tháng 05 HB8 (2008):

► 03-05 HB8: WebTgTXA cập nhật tại mục "Ý kiến người đọc & giới cầm bút": Ý kiến của nhà giáo Ngô Vưu (Trường PTTH. chuyên Quốc Học, Huế về bài viết mới của Trần Xuân An: "Huyền tượng Mẹ Âu Cơ: bi kịch và mầu nhiệm".

    Link ảnh lớn hơn

► 03-05 HB8: WebTgTXA. cảm thấy vơi đi khá nhiều thiện cảm đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma (Dalai Lama) , lãnh tụ tối cao về tôn giáo và hầu như cả về chính trị của đất nước Tây Tạng (Tibet), khi Tạp chí điện tử BBC-Vietnamese hôm nay (02-5 HB8, 14h07 GMT.) đưa tin: "Đạt Lai Lạt Ma bác bỏ cáo buộc của Trung Quốc và nhắc lại quan điểm rằng Ngài chỉ mong có tự trị tăng thêm cho Tây Tạng chứ không muốn độc lập". Nếu quả thật lãnh tụ chính trị và cũng là vị Phật sống của Phật giáo Tây Tạng không quyết liệt giành độc lập thực sự cho Tây Tạng thì thật đáng tiếc, bởi Tây Tạng hội đủ điều kiện về lãnh thổ, dân số và một lịch sử lâu dài của một nhà nước độc lập, tự chủ, trải qua cả chục thế kỉ, để có thể chiến đấu cho mục tiêu tối hậu. Tinh thần Phật giáo vốn mở rộng cho sự tiếp biến, như được tiếp biến qua bản lĩnh Việt Nam thời Lý - Trần, phải chăng là ngọn lửa góp phần thắp lên cho mỗi ngọn đuốc sáng mà mỗi đạo hữu Phật giáo Tây Tạng cùng soi cho nhau, trên con đường chiến đấu cho độc lập dân tộc? 

      Nguồn ảnh: BBC-Vietnamese

 

 

 

►►►    XEM TIẾP TRANG 6 THÔNG BÁO CẬP NHẬT    ►►►

 

 _____________________________________________________________________________________________________________

 

PHẢI HỌC TẬP THẬT GIỎI, NGHIÊN CỨU THẬT SÂU KHOA HỌC LỊCH SỬ, KHOA HỌC VĂN CHƯƠNG (GỒM CẢ LĨNH VỰC SÁNG TÁC), TRIẾT HỌC, LUẬT HỌC VÀ CÁC BỘ MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN KHÁC.  ĐÓ LÀ ĐIỀU WEBTGTXA. MUỐN CHIA SẺ VỚI TẤT CẢ NHỮNG NGƯỜI ĐỌC TRẺ TUỔI, ĐẶC BIỆT LÀ NHỮNG NGƯỜI ĐỌC ĐANG LÀ HỌC SINH, SINH VIÊN. 

TẤT NHIÊN, HỌC SINH, SINH VIÊN NÀO CŨNG THỪA BIẾT LÀ PHẢI HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU VỚI TƯ DUY ĐỘC LẬP, Ý THỨC PHẢN BIỆN KHOA HỌC, VỚI SỰ TÌM TÒI TƯ LIỆU, KIẾN THỨC BÊN NGOÀI TRANG SÁCH GIÁO KHOA, VỚI THÁI ĐỘ LINH ĐỘNG, CHẤP NHẬN "PHẢI ĐẠO" TRONG KHI CÒN NGỒI TRONG TRƯỜNG HỌC, TRƯỜNG THI (NẾU SÁCH GIÁO KHOA CHƯA ĐƯỢC CHỈNH LÍ).

WEBTGTXA. PHẢN ĐỐI THỦ ĐOẠN NGU DÂN, NHẤT LÀ KẾ HOẠCH XÚC XIỂM HỌC SINH, SINH VIÊN DẪN ĐẾN TÂM LÍ CHÁN GHÉT HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN, ĐẶC BIỆT LÀ SỬ HỌC, VĂN HỌC, TRIẾT HỌC, LUẬT HỌC ĐỂ DỄ BỀ THAO TÚNG HOẶC LŨNG ĐOẠN TRONG CÁC LĨNH VỰC NÀY.

WEBTGTXA. THA THIẾT MONG ƯỚC NHỮNG NGƯỜI TRẺ TUỔI PHẢI CÓ TRI THỨC CAO, BẰNG CẤP CAO CÙNG VỚI Ý THỨC ĐỐI THOẠI KHOA HỌC VỀ NHỮNG LĨNH VỰC BỨC THIẾT ẤY.

 _________________________________________________________

 

Các bài đã đăng trên Tạp chí điện tử Văn chương Việt (vannghesongcuulong.org)

trong những ngày gần đây:

 

SUY NGHĨ VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG LỊCH SỬ CỔ ĐẠI NƯỚC TA -- khảo luận sử học của TRẦN XUÂN AN :

Bài 1: GIAI ĐOẠN HUYỀN SỬ TRONG ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ (1697) VÀ KHÂM ĐỊNH VIỆT SỬ THÔNG GIÁM CƯƠNG MỤC (1884)

Bài 2: AN DƯƠNG VƯƠNG, “GIẶC THỤC” HAY ANH HÙNG BI TRÁNG?

Bài 3: NHẬN ĐỊNH DANH NGHĨA TRIỆU ĐÀ (NHÀ TRIỆU – HÁN) VÀ PHÂN KÌ LỊCH SỬ: GIAI ĐOẠN MẤT NƯỚC

 

Xem lại trang 4 mục này

 

Xin mời xem trang 12 "Bài mới - Sách mới - tin tức mới":

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/baimoi-sachmoi-tinmoi-12

 

Xin mời xem trang 13 "Bài mới - Sách mới - tin tức mới":

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/baimoi-sachmoi-tinmoi-13

 

►►►    XEM TIẾP TRANG 6 MỤC NÀY    ►►►

 

 

Xem lại trang 1:

THÔNG BÁO CẬP NHẬT Ở CÁC TRANG KHÔNG PHẢI TRANG BÀI MỚI - SÁCH MỚI - TIN TỨC MỚI:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/thongbao-update

 

    

Ý KIẾN NGƯỜI ĐỌC & NGƯỜI CẦM BÚT:

http://txawriter.wordpress.com (link mới)

THÔNG TIN - GIAO LƯU - ĐOÀN KẾT:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/linkdoanket

_______

 

Trở về

TRANG BÀI MỚI - SÁCH MỚI - TIN TỨC MỚI

trang "Các trang mục trên WebTgTXA.":

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/webtacgiatranxuanan

 

trang chủ "Web tác giả Trần Xuân An":

http://tranxuanan.writer.googlepages.com

đặc biệt, trang toàn bộ tác phẩm Trần Xuân An:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/danhmtphamtxa_googlepcreator.htm

 

 

Google page creator  /  host

DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE 

 

Ở tiểu mục ngày 28-3 HB8 có bổ sung một vài tệp: 12, 16 & 17-4 HB8