J.(10). Trang 10 - Thông báo cập nhật

thông báo cập nhật

(trang 10)

trên WebTgTXA. & các tin tức khác

u

Các trang thuộc mục này: 

 Trang 1 | Trang 2 | Trang 3 | Trang 4 | Trang 5 | Trang 6 | Trang 7 | Trang 8 | Trang 9 | Trang 10 | Trang 11... 

 

u 

 

Chào mừng người đọc quý mến đến với "Web Tác giả Trần Xuân An" -- http://tranxuanan.writer.googlepages.com -- Xin vui lòng nghiền ngẫm từng câu, chữ. Hi vọng người đọc quý mến sẽ không nản lòng trong thế giới duy nhất này, sẽ không tránh né những vấn đề về Việt Nam trong chiến tranh (1858-1885-1930-1945-1954-1975-1989), nhất là về Miền Nam Việt Nam với Vĩ tuyến 17 (1954-1975) và trong thời hậu chiến (1975-1989-???)... & ...

 

Welcome to "Author Tran Xuan An's web" -- http://tranxuanan.writer.googlepages.com -- Read my works for details, please, and think about them. The revered and loved readers, I hope you will not be dispirited in this only one world, you will not evade the problems about Vietnam in the war (1858-1885-1930-1945-1954-1975-1989), especially, about The South of Vietnam with The 17th Parallel (1954-1975) and in the post-war (1975-1989-???)... & ...

 

 

Website: Tác giả Trần Xuân An

Poet / writer & researcher

Twenty two published-books + newest one = 23

(poem; novel; essay; research; critical contribution on history, literature...)

The HCM City Literature-writer Association member

 

KỂ TỪ THÁNG 11 HB7 (2007), WEBTGTXA. MỞ THÊM MỘT TRANG MỚI ĐỂ TIỆN VIỆC THEO DÕI, TRUY CẬP CỦA NGƯỜI ĐỌC.

ĐÂY LÀ TRANG THÔNG BÁO TẤT CẢ NHỮNG GÌ ĐÃ ĐƯỢC CẬP NHẬT (UPDATED)

Ở CÁC TRANG KHÔNG PHẢI LÀ TRANG "BÀI MỚI - SÁCH MỚI - TIN TỨC MỚI",

NHƯ "THÔNG TIN - GIAO LƯU - ĐOÀN KẾT", "WEBS NGÀN NHÀ"...

NGOÀI RA, CŨNG CÓ THỂ THÔNG BÁO THÊM MỘT SỐ TIN TỨC KHÁC VỀ BẠN BÈ, ĐỒNG NGHIỆP. GỒM CẢ THƯ TÍN CÔNG KHAI & TIN CẬY ĐĂNG  

(TẤT CẢ CHỈ TRONG GIỚI HẠN NHẤT ĐỊNH, THEO NGUYÊN TẮC HIỆN HÀNH ĐỐI VỚI LOẠI THÔNG TIN BẢO MẬT)...

 

uuu Tháng 10 HB8 (2008) -- tiếp theo:

► 21-10 HB8:

HỘI THẢO KHOA HỌC LỊCH SỬ: 18 & 19-10-''08

 

Nhìn nhận lại vương triều Nguyễn: 

Cần khách quan với lịch sử 

 

Bài của Y Nguyên

 

Nguồn: Báo Thanh Niên trực tuyến (online), 20/10/2008 0:21 

 

Sau hơn nửa thế kỷ tranh luận, phê phán, chỉ trích gay gắt các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn, giới sử học đã tìm được tiếng nói đồng thuận, khách quan, trung thực trong việc nhìn nhận lịch sử triều Nguyễn nói riêng và diễn trình lịch sử Việt Nam nói chung.

 

Những nhận định mới

Trước đây, nhiều nhà sử học đồng loạt phê phán nặng nề vương triều Nguyễn, rằng "bọn sử thần nhà Nguyễn làm công việc biên soạn Đại Nam thực lục đã cố gắng rất nhiều để tô son vẽ phấn cho triều đại nhà Nguyễn... Nhưng bọn sử thần ấy vẫn không che giấu nổi các sự thật của lịch sử. Dưới ngòi bút của họ, sự thật lịch sử vẫn phơi bày cho mọi người biết tội ác của bọn vua chúa phản động, không những đã cõng rắn cắn gà nhà mà chúng còn cố kìm hãm, đày đọa nhân dân Việt Nam trong một đời sống tăm tối đầy áp bức" (Lời giới thiệu Đại Nam thực lục, Viện Sử học, xuất bản năm 1961, tập I), hoặc tỏ thái độ gay gắt, thiếu bình tĩnh khi nhận xét: "vương triều Nguyễn tàn ác và ngu xuẩn", "tên chúa phong kiến bán nước số 1 là Nguyễn Ánh... Nguyễn Ánh cầu cứu các thế lực ngoại bang giúp hắn thỏa mãn sự phục thù giai cấp" (Lịch sử Việt Nam, tập II, Nxb KHXH, Hà Nội, 1985).

Thế nhưng, tại hội thảo khoa học quốc tế về chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn (thế kỷ XVI - XIX) tổ chức tại Thanh Hóa, ngày 18-19.10, với nguồn sử liệu toàn diện, phong phú và phương pháp tiếp cận khách quan, khoa học, cộng với độ lùi thời gian cần thiết, các nhà sử học đã công bố nhiều nhận định mới (so với trước đây). Chẳng hạn, bộ máy quan lại triều Nguyễn không thực sự hủ bại, thối nát, bởi các nguồn tài liệu đã chứng minh từ Gia Long (1802-1820) đến Minh Mạng (1820-1840), nhà Nguyễn đã thực hiện công cuộc cải cách hành chính theo xu hướng đơn giản, hợp lý, hiệu quả, chú trọng xây dựng đội ngũ quan lại có năng lực, đáp ứng yêu cầu của đất nước, và đặc biệt quan tâm đến chế độ lương bổng đảm bảo cuộc sống ổn định, khá giả cho đội ngũ quan lại nhằm hạn chế tệ tham nhũng. PGS - TS Vũ Văn Quân (khoa Lịch sử, ĐH KHXH-NV, Hà Nội) đã tỉ mỉ thống kê bảng lương của đội ngũ quan lại cấp trung ương từ Chánh nhất phẩm, Tòng nhất phẩm, Chánh nhị phẩm đến Chánh cửu phẩm, Tòng cửu phẩm, cấp địa phương từ Tổng đốc, Tuần phủ đến các lại mục và thổ lại mục để chứng minh.

Một trong những vấn đề gây tranh cãi gay gắt - nguyên nhân mất nước dưới thời Nguyễn đã được PGS-TS Phạm Xanh (khoa Lịch sử, ĐH KHXH-NV, Hà Nội) giải đáp một cách công tâm trong Diễn trình sự mất nước dưới triều Nguyễn. Theo đó, sự mất nước dưới triều Nguyễn là cả một câu chuyện dài, mà hạt nhân của nó là phép biện chứng giữa cái không thể thành cái có thể, giữa cái không tất yếu thành tất yếu. Bởi, nếu truy tìm những nguyên nhân khách quan thì sự mất nước của triều Nguyễn là có thể, tức tất yếu (bối cảnh chủ nghĩa tư bản trên thế giới đang chuyển nhanh sang giai đoạn tột cùng - giai đoạn đế quốc chủ nghĩa). Song, cái có thể, cái tất yếu sẽ trở thành cái không thể, cái không tất yếu nếu như triều Nguyễn thống nhất ý chí, biết tổ chức kháng chiến và biết lợi dụng, biết khoét sâu những điểm yếu của đối phương (thực dân Pháp)...

PGS-TS Vũ Văn Quân (khoa Lịch sử, ĐH KHXH-NV) nhận định nhà Nguyễn thừa hưởng những thành quả, nỗ lực phấn đấu suốt mấy trăm năm của nhiều thế hệ người Việt Nam, cai trị đất nước với một lãnh thổ rộng lớn nhất. Cho dù trong cuộc chiến chống lại nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh có nhờ vả người phương Tây, người Xiêm và sau này, Tự Đức để đất nước rơi vào tay thực dân Pháp, nhưng về khách quan, các vua đầu triều Nguyễn vẫn là những người ít nhiều có tinh thần dân tộc. Điều này thể hiện rõ trong ý thức về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không chỉ trên đất liền mà còn đối với các hải đảo, nhất là với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 

Tránh từ cực đoan này sang cực đoan khác

Không phải bây giờ - khi tổ chức hội thảo về thời kỳ chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn - vấn đề nhận thức lại lịch sử mới được đặt ra. Thực tế, những năm gần đây, cùng với sự thay đổi bối cảnh chính trị - xã hội, giới sử học Việt Nam dần thoát khỏi khuynh hướng giáo điều, máy móc, công thức, "chính trị hóa lịch sử". Bằng chứng là đã có nhiều công trình chuyên luận, đề tài luận án mổ xẻ lại lịch sử triều Nguyễn. Gần đây nhất, giáo trình Tiến trình lịch sử Việt Nam (PGS-TS Nguyễn Quang Ngọc chủ biên) đang được giảng dạy tại khoa Lịch sử (ĐH KHXH-&NV Hà Nội) có thể coi là công trình nghiên cứu mới nhất và khách quan nhất (tính đến thời điểm hiện nay) về các vấn đề "nhạy cảm" như nhà nước Chămpa, Phù Nam, Chân Lạp và triều Nguyễn. Và cũng không phải trong lịch sử Việt Nam từ cổ trung đại đến cận hiện đại, chỉ thời kỳ chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn mới tồn tại những "khoảng mờ", "khoảng tối", mà vẫn còn rất nhiều vấn đề cần nhận thức lại về các triều đại nhà Hồ, nhà Mạc, về các nhân vật lịch sử.

Tuy nhiên, để có sự thống nhất về nhận thức, tạo cơ sở khoa học (và có thể cả cơ sở pháp lý) cho việc sửa lại những nhận định sai lầm trong sách giáo khoa và cho các chiến lược, quyết sách về bảo tồn di sản lịch sử văn hóa thì lại cần đến một hội thảo. Song, cũng cần tránh việc nhảy từ cực đoan này sang cực đoan khác. Nói như PGS-TS Phạm Xanh (Chủ nhiệm bộ môn Lịch sử cận đại, khoa Lịch sử, ĐH KHXH-NV Hà Nội), cần có một thái độ sòng phẳng với "công" và "tội" của lịch sử. Mặt khác, cũng cần thận trọng, bởi "tiếp cận đến chân lý là một quá trình, bởi chân lý, sự thật lịch sử bao giờ cũng đi trước nhận thức của nhà sử học. Rất có thể vài chục năm sau, những kiến thức, nhận định bây giờ, tại hội thảo này, đã trở thành lạc hậu, nhưng ở thời điểm này thì đó là những nhận định tương đối khách quan hơn cả", PGS-TS Phạm Xanh nói.

 

Kết luận hội thảo, GS Phan Huy Lê (ảnh) đánh giá: Với hơn 90 tham luận, các nhà khoa học và sử học đã đi đến một sự đồng thuận về quan điểm nhận thức giai đoạn lịch sử này theo hướng khách quan - trung thực và công bằng, nó làm thay đổi quan điểm, nhận thức trước đây của giới sử học về các chúa Nguyễn và các vương triều Nguyễn. Đó là sự công nhận khách quan về công lao của các chúa Nguyễn trong việc mở mang bờ cõi, xác lập nên bản đồ hiện đại của nước ta. Vương triều Nguyễn đã thống nhất được đất nước sau nhiều thế kỷ bị chia cắt với sự kế thừa những thành quả của phong trào Tây Sơn và chính quyền Tây Sơn, xây dựng một quốc gia tập quyền và quy củ. Vương triều này cũng đã để lại nhiều di sản văn hoá đồ sộ, trải dài suốt từ Bắc đến Nam... (Ngọc Minh ghi)

Y Nguyên

 

 

Đánh giá lại các Chúa Nguyễn và Vương Triều Nguyễn:

Sòng phẳng với quá khứ để giải tỏa tâm lý xã hội

Bài của Thu Hà

Nguồn: Tuổi Trẻ trực tuyến (online):Thứ Hai, 20/10/2008, 08:04 (GMT+7)

 

TT - Tại hội thảo về “Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử VN” ở Thanh Hóa, suốt hai ngày (18 và 19-10) làm việc nghiêm túc và có lúc khá căng thẳng, các nhà sử học đã trình bày những nghiên cứu mới nhất của mình về một giai đoạn lịch sử đặc biệt của dân tộc.

Những đánh giá khoa học tại hội thảo này chỉ thật sự có ý nghĩa xã hội khi được công bố rộng rãi bởi các phương tiện thông tin đại chúng, biến kết quả nghiên cứu thành tri thức, tác động đến tâm lý xã hội. Những kết quả nghiên cứu này sẽ được tổng hợp lại để Hội Khoa học lịch sử và Viện Sử học có ý kiến chính thức với Bộ GD-ĐT về việc chỉnh sửa sách giáo khoa phổ thông trong thời gian gần nhất, đồng thời tạo tiền đề cho việc biên soạn một bộ quốc sử của thời đại mới

 

Các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn suốt gần bốn thế kỷ tồn tại của mình vẫn để lại ngổn ngang những vấn đề khiến hậu thế phải tranh cãi. Suốt gần 40 năm sau 1945 là những phê phán, phủ nhận, thậm chí mạt sát kết tội.

 

Từ những năm 1990, nhu cầu nhìn nhận và đánh giá lại đã khiến nhiều nhà nghiên cứu chuyển sang ca ngợi tất cả những gì thuộc về nhà Nguyễn, thậm chí cả việc cầu viện người Pháp - thông qua linh mục Bá Đa Lộc. Tất cả thái cực đó được đặt lên bàn hội thảo và tạo một không khí học thuật thật sự, như GS Phan Huy Lê tổng kết: tranh luận khoa học để sòng phẳng với quá khứ và giải tỏa tâm lý nặng nề đã đè nặng xã hội từ lâu nay.

 

Những công lao của nhà Nguyễn được đánh giá thống nhất

 

Tuy mức độ và chi tiết có khác nhau nhưng các nhà sử học đã tương đối thống nhất về những công lao của các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn: khai phá và xây dựng miền Thuận - Quảng, mở mang lãnh thổ xuống phía Nam và xây dựng chính quyền, phát triển kinh tế hàng hóa và mở mang các đô thị lớn, thống nhất đất nước trên cơ sở kế thừa sự chấm dứt chia cắt về mặt lãnh thổ mà nhà Tây Sơn đã đạt được trong một thời gian ngắn, xây dựng bộ máy chính quyền tập trung, xác lập chủ quyền lãnh thổ và thực thi chủ quyền VN trên một lãnh thổ tương đương lãnh thổ VN hiện đại (bao gồm cả biển, các quần đảo - trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa).

 

Chính sách ruộng đất tiến bộ và chủ trương “nhu viễn” đối với các dân tộc thiểu số: miễn thuế, công nhận các tù trưởng tự trị như một quốc gia trong lòng lãnh thổ VN, công nhận quyền sở hữu tài sản và tự do mua bán với Hoa kiều... cũng được các nhà nghiên cứu ghi nhận như những chính sách tiến bộ, mềm dẻo và khôn ngoan trong tình hình đất nước nhiều biến động thời đó.

 

Sự thống nhất cũng đạt được khi đánh giá các di sản văn hóa mà triều Nguyễn để lại: ba di sản văn hóa thế giới; hệ thống thư tịch khổng lồ; hệ thống giáo dục, kho lưu trữ châu bản khổng lồ; hàng ngàn đình, chùa miếu, nhà thờ... trải dài từ Nam chí Bắc... Có nhiều di sản mà có thời kỳ dài người ta quên đi, thậm chí không muốn nhắc tới vì coi như một thứ tàn dư của phong kiến thối nát, nay được khơi lại, phủi bụi, tôn vinh.

 

Và còn rất nhiều vấn đề tranh cãi

 

Dù ghi nhận công lao của nhà Nguyễn, không ít nhà khoa học đã phản ứng gay gắt khi có báo cáo khoa học “bào chữa” cho việc Nguyễn Ánh cầu viện Xiêm. Cũng đánh giá khá cao những ý tưởng cải cách của vua Minh Mạng, nhưng nhiều báo cáo chỉ ra được sự nửa vời, bất lực trong những ý đồ canh tân không hiệu quả của ba đời vua Nguyễn từ Minh Mạng đến Tự Đức.

 

Nói như GS Đinh Xuân Lâm: “Việc đàn áp phong trào nông dân trong nước và tiếp tục tiến hành xâm lược các nước lân bang đã khiến tiềm lực kinh tế trong nước suy sụp nghiêm trọng, lòng dân ly tán, nhà Nguyễn không tìm được chỗ dựa vững chắc để canh tân, mà không canh tân kịp thời thì không thể đủ sức mạnh từ hạ tầng xã hội để đối phó với một cuộc xâm lược lớn của kẻ địch mạnh hơn nhiều lần về tiềm lực kinh tế và quân sự”.

Các nghiên cứu cũng cho thấy những ý kiến đòi hỏi canh tân thường xuất phát từ các quan đại thần là các bậc đại trí thức, có điều kiện đi ra nước ngoài (vì nhiều lý do: ngoại giao, buôn bán, tuần tiễu...), so sánh với tình hình đất nước mà lo ngại và sốt ruột đòi hỏi canh tân, chứ không xuất phát từ nhu cầu nội tại xã hội và ý chí của người cầm quyền cao nhất (trừ vua Minh Mạng), nên khi gặp phải lực cản của các thế lực bảo thủ đã lập tức bị tắt ngấm từ trong trứng nước

 

Chính vì thế, tranh luận với các ý kiến đề cao cuộc cải cách của các vua Nguyễn, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng những ý chí canh tân mới chỉ thể hiện trên văn bản mà chưa đưa vào thực thi và chưa được sự đồng thuận của xã hội thì chưa gọi là canh tân được, đó chỉ là sự thay đổi nhỏ trên nền tảng bảo thủ có sẵn.

 

Giải tỏa những ức chế trong tâm lý xã hội

 

Có mặt và chăm chú theo dõi suốt hai ngày hội thảo, nguyên tổng bí thư Lê Khả Phiêu tâm sự với các nhà sử học: “Từ những năm 2004-2006, cố thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nói với tôi: phải đề nghị Viện Sử học, Hội Khoa học lịch sử và khoa sử các trường ĐH phối hợp với các địa phương liên quan tổ chức một hội thảo quốc gia về triều Nguyễn để xác định lại các giá trị lịch sử. Đó sẽ là những bài học lớn mà chúng ta có thể rút ra cho công cuộc đổi mới hôm nay. Không may là anh Võ Văn Kiệt đã qua đời trước khi chúng ta tổ chức được cuộc hội thảo này. Suốt một thời gian dài chúng ta phải dành thời gian và trí tuệ, công sức để giành độc lập, chưa có lúc nào bình tĩnh khách quan mà xem xét lại. Bây giờ thật đúng lúc”.

GS Phan Huy Lê thay mặt Hội Khoa học lịch sử tổng kết những ý kiến cơ bản của hội thảo: “Quá khứ vốn phức tạp và nặng nề, những đánh giá sai lầm của nhà khoa học càng làm cho nó nặng nề hơn. Cách đánh giá không thỏa đáng về cha ông đã đè nặng lên tâm tư của nhiều người. Hội thảo này đã giải tỏa được tâm lý nặng nề đó. Chúng ta sòng phẳng với quá khứ thì sẽ giải tỏa được trọn vẹn”.

 

THU HÀ

 

 

 

 ---------------------------------------------

 

► 22-10 HB8:

Vĩnh biệt nhà thơ Thảo Phương 

 

20/10/2008 0:50 

 

Sau nhiều tháng bệnh nặng, nhà thơ Thảo Phương đã qua đời lúc 17 giờ 30 chiều hôm qua 19.10.2008, nhằm ngày 21.9 Mậu Tý, ở tuổi 59. Chị đã xuất bản: Thơ Thảo Phương (1990), Bài ca buồn (thơ 1992), Người đàn bà do đàn ông sinh ra (thơ 1993 - tái bản 1994), Chiếc gạt tàn vỏ ốc (tập truyện ngắn, 1997), Khúc ca thời gian (thơ, 1999). Chị là hội viên Hội Nhà văn VN, hội viên Hội Nhà văn TP.HCM.

 

Lễ nhập quan tổ chức vào sáng nay tại nhà riêng, khu B, tầng 3-2, cư xá Nguyễn Đình Chiểu, P.4, Q.Phú Nhuận, TP.HCM. Linh cữu quàn tại Nhà tang lễ TP.HCM 25 Lê Quý Đôn, Q.3; lễ viếng bắt đầu vào chiều nay 20.10, sau đó sẽ đưa đi hỏa táng tại Bình Hưng Hòa. Vĩnh biệt Thảo Phương - vĩnh biệt tác giả của những “khúc ca thời gian” bỏng cháy...

 

(Nguồn: Thanh Niên online [trực tuyến])

 

---------------------------------------------

 

 

► 22-10 HB8:

Thứ Tư, 22/10/2008, 06:04 (GMT+7)

Bể dâu miền đất phát tích

TT - Buổi chiều 18-10 hẳn sẽ còn đọng lại rất lâu trong tâm khảm dân làng Gia Miêu (xã Hà Long, huyện Hà Trung, Thanh Hóa). Hình ảnh cả trăm chiếc xe hơi với hàng trăm quan khách (dự hội thảo “Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử VN”) lễ bộ trịnh trọng dâng hương vái lạy nơi lăng Trường Nguyên, về đình Gia Miêu, rồi tôn miếu Triệu Tường sẽ khiến con dân đất Quý Hương vừa tự hào vừa xúc động.

Dâu bể mấy trăm năm rồi có một chiều thu như thế này...

Di sản biến mất

Như bao người hành hương hôm ấy, tôi sững người trước tấm hình phóng lớn một khu lăng mộ thành quách đền đài dựng ngay trước mặt cánh đồng bạt ngàn lúa và mía. Tấm hình ấy được chụp từ máy bay nhìn xuống khu lăng miếu từ trên cao, lưu dấu vẻ hoành tráng và huy hoàng như những cụm thành quách lộng lẫy vàng son trong kinh thành Huế. Và trên mảnh đất bời bời lúa và mía này, xưa kia là khu lăng miếu Triệu Tường. Tấm hình chụp năm 1933, nhiều người nói phải 20 năm sau khi chụp, khu lăng miếu này mới bị hủy hoại và đến năm 1977 mới thành bình địa.

Một di sản mang vác hồn thiêng cho tiên tổ một triều đại với quá nhiều biến động nay đã không còn dấu tích. Trong số phận của khu lăng miếu Triệu Tường chợt thấy hình ảnh của hàng ngàn đình chùa miếu cũ đã một thời biến thành phế tích và rồi tuyệt tích mất dấu bởi những cao trào “hợp tác hóa xóa bờ vùng bờ thửa” và “toàn dân bài trừ mê tín dị đoan”, “phá sạch tàn tích phong kiến”.

Tấm hình lưu dấu miếu Triệu Tường nguy nga dựng trên cánh đồng lúa và mía ấy đã níu chân tôi quay lại Gia Miêu ngay hôm sau. Hẳn sẽ tìm được ai đó nói cho mình hay miếu Triệu Tường đã bị biến mất như thế nào.

May mắn cho tôi khi người thủ từ của đình Gia Miêu là ông Nguyễn Văn Giới, năm nay gần 70 tuổi, còn cụ thân sinh của ông Giới trước kia chính là người coi sóc lăng miếu Triệu Tường, cụ Nguyễn Văn Hàm. Từ đình Gia Miêu trông ra cánh đồng, những hồi ức bừng lên trong lời kể của ông Giới.

Hóa ra Quý Hương, Quý Huyện không phải là địa danh truyền thống, mang cái tên đó để xác lập một vị trí đặc biệt. Khi vua Gia Long lên ngôi đã phong cho làng Gia Miêu, đất quê tiên tổ là Quý Hương, huyện Tống Sơn trở thành Quý Huyện. Lại cho xây dựng lăng Trường Nguyên, tương truyền là nơi an táng Nguyễn Kim - thân phụ chúa Tiên Nguyễn Hoàng. Miếu Triệu Tường cũng được xây để thờ Triệu tổ Nguyễn Kim và Thái tổ Nguyễn Hoàng. Đây được gọi là nguyên miếu để phân biệt với thái miếu trong kinh đô Huế. Lại cho xây đình Gia Miêu thờ tiên hiền Nguyễn Công Duẩn - một bậc công thần của Lê Lợi thuở khởi nghĩa Lam Sơn, khởi đầu cho công tích họ Nguyễn từ mảnh làng Gia Miêu trở thành một vương triều lớn trong lịch sử VN.

Ông Giới đưa tôi ra đồng, khoát tay chỉ dấu mấy lá cờ cắm mốc vị trí khuôn viên thành Triệu Tường vây bọc khu lăng miếu rồi trầm ngâm: “Tôi vào tham quan trong Đại nội Huế rồi, những gì tôi thấy trong miếu Triệu Tường này hồi xưa đều y hệt vậy”.

Xứng đáng là thắng tích

Đình Gia Miêu và khu miếu Triệu Tường xứng đáng gọi là thắng tích. Dân trong vùng có câu “đình huyện Tống, trống huyện Nga” là để chỉ về ngôi đình Gia Miêu bề thế và số phận lịch sử đặc biệt này.

Chiều hôm trước, khi nghe hướng dẫn viên nói với các quan khách rằng khu lăng miếu Triệu Tường bị xóa hoàn toàn vào năm 1977 tôi đâm ra bần thần, vì 1977 là sau 1975, là khi chiến tranh bom đạn kết thúc rồi, lẽ ra phải còn dấu vết ít ra cũng là “nền cũ lầu đài bóng tịch dương” chứ sao nay chỉ còn ngút xanh mía và lúa thế này? Ông Giới bảo: “Thì người ta cứ phá dần dần, bom đạn phá dần, năm này sang năm khác. Hồi cải cách đấu tố “phản đế phản phong” người ta phá bớt vùa hương bàn độc, sau đó là kèo cột rui mè, rồi cuối cùng là phá tường thành tam quan...

Nhưng cú đánh trí mạng nhất là khi Hợp tác xã Hợp Tiến (đất Quý Hương xưa cũng đổi tên cho hợp với không khí thời đại: Hợp Tiến, Hợp Lực…) mở mang trại chăn nuôi. Máy húc điều về san đất từ nền cao lăng miếu lấp xuống hào sâu hộ thành, cây đề cây muỗm cũng bật gốc. Ruộng đồng phẳng lì vào tận chân núi. Dấu tích tiền nhân thành tàn tích phong kiến.

Về Gia Miêu có ai nhớ ra từng có một khu thành miếu nguy nga vang bóng trên đồng mía đồng lúa này. Chiều hôm trước, thấy mấy cô cậu học sinh chen vai thích cánh xem tấm hình miếu Triệu Tường chụp bằng không ảnh, tôi hỏi: “Nhìn ảnh cháu có hình dung được tòa miếu này ở đây ngày xưa không?”. Mấy cô học trò trung học cười hồn nhiên: “Chắc đời bố cháu cũng không hình dung nổi chứ nói gì đến cháu!”!

Ừ, hình dung làm sao nổi nhỉ?

Như đình Gia Miêu đẹp và thiêng liêng bậc nhất đất Tống Sơn - Quý Huyện, vậy mà chỉ mới năm 1997 đây thôi, nhà thơ Nguyễn Duy về thấy một góc đình thiêng đã sụt, trên cột đình ai đó viết dòng chữ thu mua bèo và ốc để nuôi cá. Ông và nhà văn Nguyễn Khải thắp nhang mà chả biết cắm vào đâu, bèn sắp mấy viên ngói vỡ lên cao một tí làm bàn thiên rồi cắm mấy nén nhang tưởng vọng tiền nhân. Năm 1999 đình Gia Miêu được trùng tu. Tường được xây dày, cột kèo mục nát được thay, được “vá”, nền lát gạch xưa, cửa bàn khoa tuy không giống nguyên mẫu nhưng đủ cho ngôi đình ấm cúng, điện thờ nơi hậu cung đã có đèn nhang.

Nhìn ngôi đình kỳ vĩ và đẹp thâm hậu, không thể tin rằng sau 1945 ngôi đình này đã là kho lúa, kho mật mía, trại giống hợp tác xã, trụ sở đội chăn nuôi, nơi họp chợ... Từ sân đình Gia Miêu trông ra khoảng đồng nay mai người ta sẽ phục dựng tôn miếu Triệu Tường như dấu tích trên bức không ảnh, chợt ngùi ngẫm rưng rưng với đất Gia Miêu trong câu thơ đầy tiên cảm: “Trời còn để có hôm nay/Tan sương đầu ngõ vén mây cuối trời!”.

Vua Gia Long cho xây miếu Triệu Tường ngoài việc thờ phụng tiên tổ còn có hàm ý như một tặng vật cho quê cha đất tổ. Ngoài những đền miếu trong khuôn viên được xây buổi khởi thủy, về sau vua Minh Mạng cho xây thêm một lớp thành lũy nữa bao bọc ở bên ngoài. Có thêm vọng lâu, tam quan, đào hào vây quanh theo thế “thành cao hào sâu” để bảo vệ. Với chu vi 182 trượng - như vậy mỗi bề thành rộng gần 200m (mỗi trượng tương đương 4m), dài bằng một phần ba hoàng thành Huế (hoàng thành Huế mỗi chiều dài khoảng 600m).

Gia Miêu 10-2008

LÊ ĐỨC DỤC

► 22-10 HB8: 

Trộm thông tin từ bàn phím

 

21 Tháng 10 2008 - Cập nhật 13h56 GMT

Nguồn: Tạp chí điện tử BBC Tiếng Việt

http :// www. bbc . co .uk / vietnamese /science / story/2008 / 10/081021 _keyboards_ datastealth. shtml

 

Các tội phạm máy tính có thể sẽ sớm lấy trộm được những gì quí vị gõ trên bàn phím máy tính thông qua việc phân tích tín hiệu điện từ từ các phím được gõ

 

Bằng việc phân tích các tín hiệu mà mỗi phím phát ra, các nhà nghiên cứu Thụy Sĩ có thể tái tạo lại những gì một người đã gõ trên bàn phím.

Các nhà nghiên cứu về an ninh máy tính đã phát triển bốn đợt tấn công có tác dụng đối với nhiều loại bàn phím máy tính.

 

Kết quả này khiến các nhà nghiên cứu công bố là các bàn phím là “không an toàn để chuyển đi các thông tin nhạy cảm”.

 

Các kiểu tấn công

 

Các vụ tấn công máy tính là do các sinh viên đang làm luận án tiến sĩ Martin Vuagnoux và Silvain Pasini từ khoa An ninh Mật mã tại trường Bách khoa Lausanne của Thụy Sĩ (EPFL) thử nghiệm.

 

Các sinh viên EPFL đã thử 11 loại bàn phím khác nhau có nối với một máy tính thông qua cổng USB hoặc cổng PS/2. Các vụ tấn công của họ cũng có tác dụng đối với các bàn phím được dựng sẵn trong máy tính xách tay.

 

Mỗi bàn phím đều có khả năng bị tổn thương với ít nhất một trong bốn kiểu tấn công mà các nhà nghiên cứu áp dụng. Một kiểu tấn công còn có tác dụng trong khoảng cách là 20 mét.

 

Trong công trình này, các nhà nghiên cứu còn sử dụng loại antenna dành cho radio để “phục hồi toàn phần hoặc một phần” các phím được gõ nhờ việc phát hiện phóng xạ điện từ mà mỗi phím gõ phát đi.

 

Trong báo cáo in lên mạng, những người nghiên cứu nói: “chắc chắn là các vụ tấn công của chúng tôi có thể được cải thiện nhiều, vì chúng tôi mới chỉ sử dụng các thiết bị tương đối rẻ tiền”.

 

Trong video clip về công trình, người xem có thể thấy những người nghiên cứu nối các bàn phím với một máy tính xách tay chạy bằng pin. Họ tránh sử dụng máy tính để bàn hay các màn hình LCD nhằm giảm thiểu khả năng nhận tín hiệu từ các nguồn khác.

Chi tiết về các vụ tấn công mà họ thực hiện vẫn chưa được cụ thể, nhưng công trình này dự kiến sẽ sớm được công bố trong một tạp chí chuyên ngành.

 

Chương trình nghiên cứu này dựa trên một công trình có từ trước của khoa học gia máy tính từ đại học Cambridge, Markus Kuhn, người tìm hiểu các cách sử dụng tín hiệu điện từ để lấy trộm các thông tin hữu ích.

 

Nguồn: BBC Vietnamese

 

 

 __________________________________________

 ► 29-10 HB8: Ghi nhớ: Máy vi tính của WebTgTXA. bị hỏng hóc, phải mang đến tiệm vi tính Tân Minh Hiển, đường Lê Văn Sĩ, P.1, quận Tân Bình, TP.HCM., để sửa chữa: Cài lại một số chương trình, đặt nối kết thêm một ổ cứng mới tinh (chưa bóc tem), thay hộp nguồn điện, vài tụ điện cũng thuộc loại mới…

Từ sau chuyến TXA. đi Đà Lạt về, 21-9 HB8 (‘’08), máy vi tính trở nên khó truy cập mạng vi tính toàn cầu (internet). Đặc biệt, một trang tiếng Tàu thường xuyên chiếm vị trí trang chủ WebTgTXA. đã cài đặt, một số trang tiếng Tàu khác hiển thị, chen ngang một cách bất chợt; thêm vào đó, số thứ trong tuần và số thứ tự năm dương lịch cũng tự động nhảy lùi về 2004, mặc dù WebTgTXA. đã nhiều lần cài đặt lại bảng lịch và đồng hồ (một số tệp PDF do WebTXA. thực hiện do đó cũng hiển thị sai theo về số năm dương lịch [xem trang 17 “Bài mới – sách mới – tin mới”] (*))… Trong ngày 29-10 HB8, máy vi tính đã hỏng hóc đến mức nghiêm trọng nhất: không thể khởi động (màn hình tự động tắt…).

 

Sau khi sửa chữa, thay thế, bổ sung linh kiện phụ tùng, đến hôm nay, máy vi tính tạm ổn định (một số tệp ở document bị "phần mềm" Microsoft Office biến đổi, không đọc được hoặc mất hẳn, nhưng may thay, WebTgTXA. đã thu vào đĩa CD, đồng thời đã đưa lên web).

 

Tất nhiên vật dụng nào cũng có khi hỏng hóc, nhưng vẫn có những trường hợp không thể không nghi ngờ là do mafia / hacker (tổ chức nào? quốc gia nào? Mỹ? Pháp? Vatican? Trung Quốc? ?!?!? & ?!?!?..v.v...) tấn công để “quản lí” mạng vi tính toàn cầu, nhằm lũng đoạn, bóp chết tự do, dân chủ.

 

30 & 31-10 HB8

(*) Xem trang cuối của các tệp này:

http://tranxuanan.writer.3.googlepages.com/nhasangtac-dalat_tho-tranxuanan.pdf 

http://tranxuanan.writer.3.googlepages.com/nhasangtac_hoi-dap-tranxuanan.pdf  

http://tranxuanan.writer.3.googlepages.com/nhasangtac-dalat_truyen-tranxuanan-2.pdf

 

 

CẬP NHẬT (14-11 HB8): Báo điện tử: SGGP trực tuyến (online) -- An toàn thông tin & bảo vệ hệ thống máy tính --- Thứ ba, 11/11/2008, 12:17 (GMT+7)

QUÝ NGƯỜI ĐỌC HOÀN TOÀN YÊN TÂM VỀ SIÊU VI KHUẨN (VIRUS) MẠNG VI TÍNH TOÀN CẦU (INTERNET) KHI TRUY CẬP WEBTGTXA., VÌ NÓ ĐƯỢC TẠO LẬP TRÊN CƠ SỞ LƯU - PHÁT DỮ LIỆU (HOST) CỦA GOOGLE, DOSTER & WORDPRESS

 

 __________________________________________

► 02-11 HB8

Nhà thơ Trần Nhật Thu từ trần

 

Sau một tháng thọ bệnh, nhà thơ Trần Nhật Thu đã qua đời tại nhà vào 18g15 ngày 31-10.

 

Sinh năm 1945 tại Ðồng Hới, Quảng Bình, nhà thơ Trần Nhật Thu, tên thật là Trần Viết Hỷ, tham gia phong trào văn nghệ từ thập niên 1960. Ông từng công tác tại tuần báo Văn Nghệ Giải Phóng Văn Nghệ TP.HCM từ 1975.

 

Ông làm thơ, viết truyện ngắn, cả chân dung văn học và khảo luận. Tập thơ đầu tiên - Nơi giáp mặt - ông in chung với Cảnh Trà và Quang Huy năm 1971; sau đó là các tập: Mùa bão và hoa muống biển (Văn Học - 1977), Gặp gỡ mùa gió chướng (Văn Nghệ TP.HCM - 1986), Hoa hồng gió mặn (Thuận Hóa - 1986); tập truyện ngắn của ông được in lại nhiều lần là Con mắt của cánh buồm (NXB TP.HCM in lần đầu năm 1986, đến năm 1997 Kim Ðồng tái bản vào Tủ sách vàng, sau đó tái bản lần nữa năm 2001), ngoài ra ông còn các tập truyện: Truyền thuyết biển, Con mắt tìm về (1986); thể loại chuyên luận và chân dung văn học ông có viết hai tập: Ở Sài Gòn bỗng gặp hoa bí vàng (Văn Nghệ TP.HCM - 2001), Ðọc và trò chuyện (2002); tập khảo luận Tục lệ cưới gả, tang ma người Việt xưa của ông xuất bản lần đầu tại NXB Thuận Hóa năm 1991 và sau đó được tái bản nhiều lần.

 

Trần Nhật Thu từng nhận Huân chương chống Mỹ cứu nước, Huy hiệu Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam, giải ba cuộc thi thơ tuần báo Văn Nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam.

 

Những năm cuối đời nhà thơ Trần Nhật Thu công tác tại báo Sức Khỏe và Ðời Sống, và lâm bệnh nặng từ chứng thấp khớp, biến chuyển sang gout, suy thận, suy gan...

 

Linh cữu nhà thơ Trần Nhật Thu quàn tại nhà (662/93 Bùi Ðình Túy, P.12, Bình Thạnh), lễ viếng bắt đầu lúc 22g ngày 31-10, lễ động quan lúc 11g ngày 2-11, sau đó an táng tại nghĩa trang TP.HCM (tại Củ Chi).

 

LAM ĐIỀN

Nguồn: Tuổi Trẻ trực tuyến (online)

  

 

-----------------------------------------------

 

Vì sự cố đáng tiếc về tin tặc & máy vi tính ghi trên, WebTgTXA. tập hợp vội:

Tập hợp 3 -- các bài viết của Trần Xuân An (tạm xem là cuốn sách thứ 24)

CẬP NHẬT : 14-11 HB8 (2008):

Báo điện tử: SGGP trực tuyến (online) --- GIAO LƯU TRỰC TUYẾN -- An toàn thông tin & bảo vệ hệ thống máy tính --- Thứ ba, 11/11/2008, 12:17 (GMT+7)

QUÝ NGƯỜI ĐỌC HOÀN TOÀN YÊN TÂM VỀ SIÊU VI KHUẨN (VIRUS) MẠNG VI TÍNH TOÀN CẦU (INTERNET) KHI TRUY CẬP WEBTGTXA., VÌ NÓ ĐƯỢC TẠO LẬP TRÊN CƠ SỞ LƯU - PHÁT DỮ LIỆU (HOST) CỦA GOOGLE, DOSTER & WORDPRESS

 XEM TIẾP TRANG 11 THUỘC MỤC "THÔNG BÁO CẬP NHẬT"

 

► ► ► 

TRÂN TRỌNG MỜI XEM TRANG 16 "BÀI MỚI - SÁCH MỚI - TIN TỨC MỚI" ---  TRANG 17 --- TRANG 18 ...

3 bài tham luận của Trần Xuân An góp phần vào Hội thảo khoa học về Sơn Nam (1926-2008)

► ► ►

 

THÔNG BÁO CẬP NHẬT Ở CÁC TRANG KHÔNG PHẢI TRANG BÀI MỚI - SÁCH MỚI - TIN TỨC MỚI

 

    

Ý KIẾN NGƯỜI ĐỌC & NGƯỜI CẦM BÚT:

http://txawriter.wordpress.com

THÔNG TIN - GIAO LƯU - ĐOÀN KẾT:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/linkdoanket

_______

 

Trở về

TRANG BÀI MỚI - SÁCH MỚI - TIN TỨC MỚI

trang "Các trang mục trên WebTgTXA.":

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/webtacgiatranxuanan

 

trang chủ "Web tác giả Trần Xuân An":

http://tranxuanan.writer.googlepages.com

đặc biệt, trang toàn bộ tác phẩm Trần Xuân An:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/danhmtphamtxa_googlepcreator.htm

 

  

Google page creator  /  host

 

DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE

Ngày đưa trang này lên web: 21-10 HB8