I.(9). Trang 9 - Thông báo cập nhật

Thông báo cập nhật

(trang 9)

trên WebTgTXA. & các tin tức khác

u

Các trang thuộc mục này: 

 Trang 1 | Trang 2 | Trang 3 | Trang 4 | Trang 5 | Trang 6 | Trang 7 | Trang 8 | Trang 9 | Trang 10... 

 

u 

 

Chào mừng người đọc quý mến đến với "Web Tác giả Trần Xuân An" -- http://tranxuanan.writer.googlepages.com -- Xin vui lòng nghiền ngẫm từng câu, chữ. Hi vọng người đọc quý mến sẽ không nản lòng trong thế giới duy nhất này, sẽ không tránh né những vấn đề về Việt Nam trong chiến tranh (1858-1885-1930-1945-1954-1975-1989), nhất là về Miền Nam Việt Nam với Vĩ tuyến 17 (1954-1975) và trong thời hậu chiến (1975-1989-???)... & ...

 

Welcome to "Author Tran Xuan An's web" -- http://tranxuanan.writer.googlepages.com -- Read my works for details, please, and think about them. The revered and loved readers, I hope you will not be dispirited in this only one world, you will not evade the problems about Vietnam in the war (1858-1885-1930-1945-1954-1975-1989), especially, about The South of Vietnam with The 17th Parallel (1954-1975) and in the post-war (1975-1989-???)... & ...

 

 

Website: Tác giả Trần Xuân An

Poet / writer & researcher

Twenty two published-books + newest one = 23

(poem; novel; essay; research; critical contribution on history, literature...)

The HCM City Literature-writer Association member

 

KỂ TỪ THÁNG 11 HB7 (2007), WEBTGTXA. MỞ THÊM MỘT TRANG MỚI ĐỂ TIỆN VIỆC THEO DÕI, TRUY CẬP CỦA NGƯỜI ĐỌC.

ĐÂY LÀ TRANG THÔNG BÁO TẤT CẢ NHỮNG GÌ ĐÃ ĐƯỢC CẬP NHẬT (UPDATED)

Ở CÁC TRANG KHÔNG PHẢI LÀ TRANG "BÀI MỚI - SÁCH MỚI - TIN TỨC MỚI",

NHƯ "THÔNG TIN - GIAO LƯU - ĐOÀN KẾT", "WEBS NGÀN NHÀ"...

NGOÀI RA, CŨNG CÓ THỂ THÔNG BÁO THÊM MỘT SỐ TIN TỨC KHÁC VỀ BẠN BÈ, ĐỒNG NGHIỆP. GỒM CẢ THƯ TÍN CÔNG KHAI & TIN CẬY ĐĂNG  

(TẤT CẢ CHỈ TRONG GIỚI HẠN NHẤT ĐỊNH, THEO NGUYÊN TẮC HIỆN HÀNH ĐỐI VỚI LOẠI THÔNG TIN BẢO MẬT)...

 

Xem lại trang 8 "Thông báo cập nhật"

uuu Tháng 08 HB8 (2008):

► 13-8 HB8: TIN VUI TỪ LÀNG VĂN QUẢNG TRỊ

12.08.2008 06:07

Nhà thơ Phan Văn Quang ở Quảng Trị ao ước có một bộ máy tính để giao lưu và làm blog nhưng hiềm một nỗi bán cháo hàng ngày không đủ tiền mua. Câu lạc bộ Blog Trúc Sơn Trang do nhà văn Xuân Đức là chủ nhiệm đã kêu gọi cư dân mạng giúp đỡ. Trần Nhương tôi hưởng ứng và cũng góp một chút với bạn bè giúp Phan Văn Quang. Việc làm của CLB blog Quảng Trị rất đáng trân trọng. Như đã hẹn, chiều nay, vào lúc 17 giờ ngày 10-8-2008, lễ bàn giao bộ máy tính tình nghĩa do bạn bè góp tặng nhà thơ Phan Văn Quang đã được tổ chức một cách ấm cúng và giản dị tại nhà riêng của nhà thơ. Toàn thể Ban chủ nhiệm và nhiều bạn bè trong câu lạc bộ đã có mặt chứng kiến và chúc mừng. Nhà thơ, vợ và các con đều hết sức xúc động, bày tỏ lòng biết ơn với tất cả bạn hữu đã có lòng ái hữu với bạn thơ. Anh em trong Câu lạc bộ đều nhất trí rằng, từ đây, tất cả các anh chị em trong CLB phải cố gắng nhiều hơn nữa, viết hay hơn, sống tốt hơn để xứng đáng với bạn bè. Nhà thơ Phan Văn Quang sẽ có lời cảm ơn chính thức trên trang blog của anh. Mời các bạn truy cập vào địa chỉ: phanvanquang.vnweblogs.com: Bấm vào đây

(Nguồn: Web SCL trực tuyến, Web Trần Nhương, Web xuanduc.vn)

► 13-8 HB8: VĨNH BIỆT "ÔNG GIÀ NAM BỘ" SƠN NAM

 15:23 (Nguồn: Sông Cửu Long trực tuyến [online])

Nhà văn Sơn Nam, "ông già Nam bộ", người được mệnh danh là nhà "Nam bộ học" vừa qua đời lúc 13g chiều nay (ngày 13-8) tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, TP.HCM, thọ 82 tuổi.

Nhà văn Sơn Nam đã bị đột quỵ từ trưa 30-7 và được đưa vào phòng Chăm sóc đặc biệt của Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, nhưng ông đã không vượt qua được qui luật của tuổi già và bệnh tật.

Nhà văn Sơn Nam tên thật là Phạm Minh Tày, sinh năm 1926 ở vùng quê Kiên Giang. Ông học tại Cần Thơ, rồi tham gia kháng chiến chống Pháp. Sau Hiệp định Genève 1954, ông trở lại Sài Gòn tham gia viết sách, báo. Từ hơn nửa thế kỷ nay, nhà văn Sơn Nam đã để lại nhiều dấu ấn trong văn chương Nam Bộ. Ông được nhiều người gọi yêu là "ông già Nam Bộ", "pho từ điển sống về miền Nam" hay là "nhà Nam Bộ học"...

Những tác phẩm chính của ông bao gồm:

- Chuyện xưa tích cũ

- Tìm hiểu đất Hậu Giang

- Hương rừng Cà Mau

- Chim quyên xuống đất

- Văn minh miệt vườn

- Lịch sử khẩn hoang miền Nam

- Hai cõi U Minh

- Vọc nước giỡn trăng

- Bà Chúa Hòn

- Bến Nghé xưa

- Cá tính Miền Nam

- Ngôi nhà mặt tiền

- Một mảnh tình riêng

Tất cả các tác phẩm của Sơn Nam đã được Nhà xuất bản Trẻ TP.HCM mua bản quyền trọn đời từ 12-2002.

Phim "Mùa len trâu" chuyển thể từ tác phẩm "Mùa len trâu" và "Một cuộc biển dâu" trong tập truyện "Hương rừng Cà Mau" của ông đã đạt giải Bông sen bạc trong LHP VN lần thứ 15 và rất nhiều giải thưởng điện ảnh quốc tế như giải FIPRESCU tại Liên hoan phim Palm Springs, đạo diễn xuất sắc tại Liên hoan phim Chicago (Mỹ) và tại Liên hoan phim Cape Town (Nam Phi), Kỳ Lân Vàng - giải thưởng cao nhất cho phim truyện nhựa tại Liên hoan phim Amiens (Pháp), giải Đặc biệt tại Liên hoan phim Amazonas (Brazil) và giải quay phim hay nhất tại LHP châu Á Thái Bình Dương lần thứ 50.

  22-9 HB8 (2008): Từ ngày 06-9 đến 21-9-''08, Hội Nhà văn TP.HCM. đã tổ chức trại viết văn chương cho 15 hội viên (Nhật Quỳnh, Ngọc Tuyết, Kim Quyên, Kim Liên, Kim Anh, Trần Trí Thông, Nguyễn Tố Hoài, Mường Mán, Nguyễn Lương Hiệu, Đức Ánh, Lê Ngọc Rệ, Trần Xuân An, Phan Ngọc Thường Đoan, Phạm Thị Ngọc Liên), do nhà văn Trần Thanh Giao làm trưởng đoàn. Địa điểm: Nhà Sáng tác Đà Lạt (thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao & Du lịch). Trong những ngày đầu, các nhà văn Lê Văn Thảo, Triệu Xuân, Hoàng Đình Quang cũng có mặt. Trại viết đã được sự quan tâm chu đáo của ông Dương Văn Thắng (phó giám đốc, quyền giám đốc Nhà Sáng tác Đà Lạt) và toàn thể cán bộ, nhân viên thuộc cơ quan (cô Trang, cô Xuân...). Các quan chức lãnh đạo thuộc các ban, ngành, hội liên quan của tỉnh Lâm Đồng (ông Khuất Anh Phương, nhà thơ Trần Ngọc Trác, nhà văn Lê Công...) cùng các nhà nghiên cứu, sáng tác (TS. Phạm Quốc Ca, nhạc sĩ Dương Toàn Thiên, cử nhân Ma Nhung...), các phóng viên (Đỗ Quyên, Nguyên...), các cây bút trẻ (Hạnh...) và hướng dẫn viên, thuyết minh viên (Lưu Do, Đăng Toàn, Rơ-ông Ben Len-ni...) sở tại cũng đã bày tỏ sự ưu ái đặc biệt đối với đoàn nhà văn, nhà thơ TP.HCM.. Trại viết đã bế mạc vào ngày 20-9-''08. Đoàn đã lên xe trở về vào sáng 21-9-''08, và đến nơi vào lúc khoảng 15 giờ chiều cùng ngày. (Xem thêm).

 

  04-10 HB8 (2008):

Báo Tuổi Trẻ trực tuyến: Thứ Năm, 02/10/2008, 04:25 (GMT+7)

Hội thảo về Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn: Kiến nghị chỉnh sửa sách giáo khoa

TT - GS Phan Huy Lê - chủ tịch Hội Khoa học lịch sử VN - thông báo sẽ có một hội thảo quốc gia với chủ đề “Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử VN” được tổ chức tại Thanh Hóa trong hai ngày 18 và 19-10-2008.

Đây sẽ là hội thảo khoa học có quy mô lớn nhất từ trước đến nay về vương triều Nguyễn với sự tham gia của 88 tham luận khoa học của các nhà nghiên cứu VN và các nước: Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, lãnh thổ Đài Loan…

GS Phan Huy Lê cũng cho biết trên cơ sở các nghiên cứu khoa học được trình bày tại hội thảo, Hội Khoa học lịch sử VN sẽ đề nghị Nhà nước sớm bổ sung, sửa đổi, biên soạn lại sách giáo khoa lịch sử giai đoạn này để thế hệ mai sau có cái nhìn khách quan, khoa học và công bằng hơn về những vấn đề của lịch sử dân tộc.

Cách đây 450 năm, năm 1558 Nguyễn Hoàng đã rời vùng đất Thanh Hóa quê hương để vào trấn thủ xứ Thuận Hóa và tiếp theo đó là xứ Quảng Nam, đặt tiền đề cho công cuộc mở mang bờ cõi của cha ông ta vào Đàng Trong. Trải qua nhiều biến động lịch sử, xã hội, sự nhìn nhận đánh giá về các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn đối với tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc còn nhiều bất cập. Trong những năm 1960-1980, giới khoa học xã hội phê phán rất gay gắt các chúa Nguyễn trên nhiều bình diện chính trị, kinh tế, văn hóa… Đến thời kỳ đổi mới cuối những năm 1980, đầu 1990, công cuộc đổi mới về kinh tế đã lan sang các lĩnh vực khoa học xã hội - nhân văn và việc phải nhìn nhận, đánh giá lại vai trò của vương triều phức tạp này trở nên tất yếu. Hơn 100 công trình nghiên cứu đã được công bố, 18 cuộc hội thảo đã được tổ chức từ năm 1990-2007.

THU HÀ

  16-10 HB8 (2008): Thứ Tư, 15/10/2008, 08:33 (GMT+7)

Về hội thảo chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn, GS Phan Huy Lê:

Một nhu cầu lịch sử cấp thiết và chính đáng

 

TT - Hội thảo khoa học này sẽ diễn ra tại Thanh Hóa (ngày 18 và 19-10) - nơi phát tích của nhà Nguyễn - nhân kỷ niệm 450 năm Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa và sau đó là Quảng Nam, mở đầu một thời kỳ mới của dân tộc.

Tuổi Trẻ đã có cuộc gặp gỡ với GS-NGND Phan Huy Lê - chủ tịch Hội Khoa học lịch sử VN, đơn vị đồng tổ chức hội thảo.

 

* Thưa GS, nhìn nhận và đánh giá lại vai trò của nhà Nguyễn trong lịch sử vẫn là một vấn đề gây tranh cãi lâu nay. Nhưng tại sao đến bây giờ Hội Khoa học lịch sử mới tổ chức một cuộc hội thảo lớn có tính tổng kết như thế này?

 

- Thời kỳ các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19 là một thời kỳ lịch sử trải qua những cách nhìn nhận hết sức khác nhau, có lúc gần như đảo ngược. Chính sử triều Nguyễn tôn vinh công lao vương triều, phê phán những thế lực đối lập như chúa Trịnh, coi Tây Sơn là “ngụy triều”. Thời Pháp thuộc, các công trình nghiên cứu theo xu hướng vận dụng phương pháp luận hiện đại của phương Tây, tập trung vào khảo tả các di tích lịch sử, các công trình nghệ thuật, các nhân vật lịch sử cùng lịch sử giao thương với nước ngoài, không đưa ra những nhận xét, đánh giá chung về triều Nguyễn.

 

Sau Cách mạng tháng 8-1945 cho đến 1975, trong thời kỳ chiến tranh, công việc nghiên cứu nói chung có bị hạn chế, số lượng công trình nghiên cứu không nhiều. Và cơ bản nhất là đã xuất hiện một khuynh hướng phê phán gay gắt các chúa Nguyễn, đặc biệt là vương triều Nguyễn: chia cắt đất nước, cầu viện ngoại bang, đầu hàng thực dân xâm lược... Thời kỳ nhà Nguyễn bị đánh giá là thời kỳ chuyên chế phản động nhất trong lịch sử phong kiến VN. Khuynh hướng đó gần như trở thành quan điểm chính thống trong biên soạn sách giáo khoa đại học và phổ thông.

 

Thái độ phê phán gay gắt đó có nguyên nhân sâu xa trong bối cảnh chính trị của đất nước và trong cách vận dụng phương pháp luận sử học của các nhà nghiên cứu.

 

Đó là thời kỳ mà cả dân tộc đang tiến hành đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, cho nên khi nhìn lại lịch sử, bất cứ hành động nào xúc phạm hay đi ngược lại độc lập và thống nhất đều bị phê phán. Bối cảnh lịch sử của cuộc chiến tranh đã tác động đến thái độ của nhiều nhà sử học trong đánh giá, nhìn nhận về các chúa Nguyễn và triều Nguyễn.

 

Về sử học thuần túy, đó là thời kỳ mà nền sử học Mácxít đang hình thành nên sự ấu trĩ, giáo điều, công thức buổi đầu là không tránh khỏi. Không chỉ nhà Nguyễn mà nhà Mạc, nhà Hồ cũng chịu cái nhìn thiếu khách quan, công bằng tương tự.

 

Công cuộc đổi mới bắt đầu từ năm 1986, từ những thay đổi về tư duy kinh tế kéo sang lĩnh vực khoa học xã hội đã khiến các nhà sử học phải nhìn lại mình và tự “bắt bệnh” trong nghiên cứu sử học. Cũng từ đó mà việc nhìn nhận, đánh giá lại chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn ngày càng trở thành một nhu cầu, đòi hỏi bức thiết, đầu tiên là của giới sử học, sau đó là của tất cả những nhà khoa học xã hội, và trở thành đòi hỏi của cả xã hội.

Đã có tới 16 cuộc hội thảo tại Huế, bốn tại TP.HCM, một ở Hà Nội về các sự kiện và nhân vật thuộc thời kỳ lịch sử này. Nhưng đó vẫn chỉ là những cuộc hội thảo về từng sự kiện, nhân vật, và tập trung vào thời nhà Nguyễn, mà chưa đề cập nguồn gốc là các chúa Nguyễn. Vì vậy một hội thảo quốc gia vào lúc này là đúng lúc và cần thiết.

 

* Thưa GS, trong các báo cáo khoa học tại hội thảo này, những vấn đề nào là nổi bật nhất trong việc đánh giá lại các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn mà các nhà khoa học đạt được sự thống nhất?

 

- Có tới 91 báo cáo, trong đó có tám báo cáo của các nhà nghiên cứu nước ngoài: Anh, Pháp, Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc, đảo Đài Loan… Có nhiều vấn đề phải tranh cãi, nhưng có những vấn đề quan trọng đạt được sự thống nhất cao của tất cả các nhà khoa học trong việc đánh giá chúa Nguyễn và triều Nguyễn.

 

Thứ nhất, công lao không thể phủ nhận của các chúa Nguyễn: mở mang bờ cõi từ bắc Phú Yên vào tận đồng bằng sông Cửu Long. Không chỉ mở rộng biên cương mà còn tiến hành khai phá, đưa nền kinh tế miền Nam từ hoang sơ phát triển rất nhanh, không chỉ kịp mà còn vượt Đàng Ngoài.

Thứ hai, dù Tây Sơn đã chấm dứt việc chia cắt đất nước, nhưng phải thừa nhận chính Nguyễn Ánh mới là người thống nhất VN thật sự, trên một lãnh thổ gần như tương đương nước VN hiện đại bao gồm cả đất liền và hải đảo, kể cả Trường Sa và Hoàng Sa, đồng thời quản lý chính quyền rất chặt chẽ. Chúng ta bây giờ đang thừa hưởng chính cái di sản vĩ đại mà triều Nguyễn để lại. Cá nhân tôi từng nghe hai vị cố thủ tướng rất quan tâm đến khoa học xã hội và am hiểu lịch sử là Phạm Văn Đồng và Võ Văn Kiệt nói rất nhiều lần: “Nói gì thì nói, không có chúa Nguyễn, không có ngày hôm nay, không có giang sơn liền một dải thế này thì không đủ tiềm lực về con người và của cải để chiến đấu và chiến thắng Pháp, Mỹ”.

 

Thứ ba, triều Nguyễn đã để lại một di sản khổng lồ, vĩ đại mà không triều đại nào trong lịch sử có thể sánh được: ba di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được công nhận là di sản văn hóa thế giới: kinh thành Huế, Hội An, nhã nhạc cung đình Huế. Quốc sử quán triều Nguyễn để lại khối lượng thư tịch đồ sộ chưa từng có trong lịch sử, Châu bản triều Nguyễn có tới 734 tập, Địa bạ triều Nguyễn có 10.057 tập, với 18.000 địa bạ thôn ấp, văn bia triều Nguyễn cũng có tới 11.000 tấm… Tất cả di sản đó cần được khai thác, dịch, công bố rộng rãi, đánh giá lại một cách xứng đáng.

 

* Thưa GS, còn những vấn đề nào “gay cấn” về triều Nguyễn sẽ gây tranh cãi?

 

- Cũng còn nhiều vấn đề, nhưng nổi bật nhất là vấn đề quan hệ chúa Nguyễn - Tây Sơn, chuyện Nguyễn Ánh cầu viện Xiêm, trách nhiệm nhà Nguyễn trong việc mất nước vào tay thực dân Pháp… nhưng tất cả sẽ được tranh luận một cách khoa học, công khai trên các chứng cứ lịch sử.

 

* Xin chân thành cảm ơn GS.

THU HÀ thực hiện

(Nguồn: Tuổi Trẻ trực tuyến [online])

 XEM TIẾP TRANG 10 "THÔNG BÁO CẬP NHẬT"

► ► ► 

TRÂN TRỌNG MỜI XEM TRANG 16 "BÀI MỚI - SÁCH MỚI - TIN TỨC MỚI" ---  TRANG 17 --- TRANG 18 ...

► ► ►

THÔNG BÁO CẬP NHẬT Ở CÁC TRANG KHÔNG PHẢI TRANG BÀI MỚI - SÁCH MỚI - TIN TỨC MỚI

 

Ông chưa bao giờ vắng mặt trong những buổi lễ hướng về cội nguồn của TP.HCM, bao giờ cũng giữ trọng trách đại diện cho lớp con cháu hướng về cội nguồn. Chỉ từ hôm nay... - Ảnh: Đức Huy (Tuổi Trẻ trực tuyến)

    

Ý KIẾN NGƯỜI ĐỌC & NGƯỜI CẦM BÚT:

http://txawriter.wordpress.com

THÔNG TIN - GIAO LƯU - ĐOÀN KẾT:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/linkdoanket

_______

 

Trở về

TRANG BÀI MỚI - SÁCH MỚI - TIN TỨC MỚI

 

trang "Các trang mục trên WebTgTXA.":

 

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/webtacgiatranxuanan

 

trang chủ "Web tác giả Trần Xuân An":

 

http://tranxuanan.writer.googlepages.com

 

đặc biệt, trang toàn bộ tác phẩm Trần Xuân An:

 

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/danhmtphamtxa_googlepcreator.htm

 

  

Google page creator  /  host

 

DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE

Ngày đưa trang này lên web: 13-8 HB8