U.(21). Trang 21 - Thông báo cập nhật

 

--- 22-6 HB10 (2010): 

 

 

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI HỘI NHÀ VĂN TP.HCM. LẦN THỨ VI (NHIỆM KÌ 2010-2015)

 22 & 23-6 HB10 (2010)

Bài viết đóng góp ý kiến cho Đại hội của Trần Xuân An (04-2 HB10 [2010]):

Văn chương về các "vết thương" chiến tranh, hậu chiến & ánh sáng mới

Khuya 22-6 HB10: Đã đăng trên tạp chí điện tử tự lập TranNhuongCom Mới!

 

Ban Chấp hành mới (2010-2015):

Trương Nam Hương, Lê Quang Trang, Phạm Sỹ Sáu, Phan Hoàng,

Bích Ngân, Hoàng Đình Quang, Trần Văn Tuấn, Huỳnh Dũng Nhân

Theo một số thông tin đã đăng tải trên báo chí điện tử, sau cuộc họp nội bộ BCH. mới:

Chủ tịch: Lê Quang Trang; hai phó chủ tịch: Phạm Sỹ Sáu, Trần Văn Tuấn

Ban thường vụ gồm 3 vị (nhà lí luận - phê bình, nhà thơ, nhà văn) kể trên.

 

--- 24-6 HB10 (2010): Sách biếu nhận được:

     

 

Nhiếp ảnh: TXA., 24-6 HB10 (2010)

 

-- Tố Hoài, Ký tự chìm trên bia đá cổ, tiểu thuyết lịch sử, Nxb. Thanh Niên, 12-2009, 330 tr., cỡ sách 14,5 x 20,5 cm.

-- Đặc biệt, sách tặng nhận được trong Đại hội HNV.TP.HCM., 22--23-6 HB10 (2010):

   - Bích Ngân (Thế giới xô lệch, tiểu thuyết, tái bản 1, Nxb. Hội Nhà văn, 2010, 310 tr., cỡ sách 12,5 x 20,5 cm; Trăng mật ở đảo, truyện ngắn hài, Nxb. Văn Nghệ, 2009, 140 tr., cỡ sách 12 x 20 cm);

   - Nguyễn Thái Sơn (Chiến tranh, chín khúc tưởng niệm, trường ca thơ, Nxb. Văn Học, 2009, 180 tr., cỡ sách 13 x 19 cm);

   - Triệu Từ Truyền (Những chữ qua cầu tâm linh, tản văn & tiểu luận, Nxb. Văn Học, 2008, 160 tr., cỡ sách 10 x 18 cm; & Thơ tuyển song ngữ, Nxb. Trẻ, 2010, 204 tr., cỡ sách 19,5 x 19,5 cm)

Cảm ơn quý đồng nghiệp & trân trọng giới thiệu cùng quý người đọc.

 

Link: Ảnh lớn hơn

 

Nhà thơ Nguyễn Công Bình (trái) và Trần Xuân An

ở hành lang hội trường Nhà hát Bến Thành, ngày Đại hội Hội Nhà văn TP.HCM. lần VI, 24-6- HB10 (2010) ----

Nhiếp ảnh: Nhà báo Nguyễn Tý

-- 09-7 HB10 (2010):

Hai tên miền www.tranxuanan-writer.netwww.tranxuanan-poet.net đã được TXA. gia hạn thêm một năm (11-8-2010 -- 11-8-2011 và 14-8-2010 -- 14-8-2011):

http://www.tranxuanan-writer.net/Home/cham-nom-web/tr2

-- 11-7 HB10 (2010):

TẬP TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA BAN LIÊN LẠC CGV. & CHS. TRƯỜNG PTTH. TRẦN CAO VÂN, TAM KỲ, QUẢNG NAM, TẠI TP.HCM.:

 

-- Các cuộc họp mặt Cựu giáo viên (cựu giáo sư trung học) & cựu học sinh Trường phổ thông trung học Trần Cao Vân (gồm Trường nữ Trung học Quảng Tín & Trường Trung học Trần Cao Vân trước 1975), Tam Kỳ, Quảng Nam (Quảng Tín cũ) tại TP.HCM. và các hoạt động tạ ơn thầy giữ nghĩa bạn khác:

http://www.stu.edu.vn/forum/viewforum.php?f=179&start=0

(  http://www.stu.edu.vn/forum/viewforum.php?f=179  )

Đặc biệt, có danh sách, địa chỉ các thế hệ thầy cô giáo & học sinh tại TP.HCM...:  

http://www.stu.edu.vn/forum/viewtopic.php?f=181&t=3519

(  http://www.stu.edu.vn/forum/viewtopic.php?f=181&t=3519#p3981  )

 

-- Cuộc họp mặt ngày 11-7-2010 tại Hội trường A Đại học Công nghệ Sài Gòn, 180 Cao Lỗ, Q.8, TP.HCM. (xem đầy đủ hơn ở tập trang thông tin điện tử trên). Dưới đây là vài tấm ảnh kỉ niệm của TXA.:

 

         

 

Ảnh 1  |  Ảnh 2  |  Ảnh 3  |  Ảnh 4

 

 -- 12-7 HB10 (2010):

Báo Thanh Niên điện tử (12/07/2010 4:23): Trung Quốc thông qua “Cương yếu quy hoạch xây dựng và phát triển đảo du lịch quốc tế Hải Nam 2010-2020”: Một kế hoạch tinh vi được tính toán kỹ lưỡng: 

http://www.tranxuanan-writer.net/Home/thong-bao-cap-nhat/dacbiet-ve-hoangsa-truongsa

 

-- 14-7 HB10 (2010):

Đọc báo Người Lao Động, bài của phóng viên Linh An:

 

 

Dựng tượng đài Hàm Nghi và đại thần

 

Theo ông Bình, hình ảnh vị vua trẻ tuổi yêu nước Hàm Nghi rời bỏ kinh thành Huế đi kháng chiến, ra Dụ Cần Vương tại Tân Sở kêu gọi nhân dân đứng lên đánh giặc cứu nước và hai đại thần Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường cần phải tôn vinh bằng hình thức khắc họa tượng đài, phù điêu.

 

Cùng chung ý tưởng này, PGS-TS Đỗ Bang cho rằng: “Cần xây dựng tượng đài vua Hàm Nghi và hai đại thần. Chúng tôi cũng đề nghị công nhận thành Tân Sở là di tích đặc biệt của quốc gia”.

 

Trích: Linh An, "Tân Sở - kinh đô kháng chiến",

báo Người Lao Động, 14-7-2010

 

  

Xem tư liệu chuẩn cứ:

NGUYÊN VĂN 4 VĂN KIỆN QUAN TRỌNG & MẤU CHỐT TRONG "ĐẠI NAM THỰC LỤC, CHÍNH BIÊN"

(Một phát hiện riêng rất tâm đắc của Trần Xuân An:

Dụ Cần vương & Dụ Nguyễn Văn Tường được ban hành trong một ngày,

thể hiện rõ sách lược "Kẻ ở (đàm) người đi (đánh)" của Nhóm Chủ chiến triều đình Huế)

 

-- 15-7 HB10 (2010):

Trân trọng giới thiệu & quảng bá: ĐIỂM MẠNG VI TÍNH TOÀN CẦU "KỈ NIỆM 125 NĂM TÂN SỞ DẤY NGHĨA CẦN VƯƠNG" CỦA TỈNH QUẢNG TRỊ 

 

Thông tin về Ban Chỉ đạo, Ban tổ chức Hội thảo khoa học: Thành Tân Sở với phong trào Cần Vương

12/07/2010 07:53:54

 

Link: Ảnh lớn hơn

Lệnh dụ Thiên hạ Cần vương

 

Một số giải pháp góp phần bảo tồn, tôn tạo khu di tích thành Tân Sở

(trích)

TS. Nguyễn Bình

Đi sâu vào công tác quy hoạch đầu tư, định hướng cho nhiệm vụ bảo tồn, tôn tạo di tích thành Tân Sở, chúng tôi xin đưa ra các nhóm giải pháp theo từng lĩnh vực như sau:

- Nhóm giải pháp bảo tồn các yếu tố gốc: Như phần đánh giá thực trạng di tích đã nêu, di tích thành Tân Sở chỉ còn lại là địa điểm ghi dấu, các công trình như thành lũy, hào thành, cổng thành cùng những kiến trúc khác hầu như không còn lại gì! Do đó, việc bảo tồn, tu bổ các yếu tố gốc hầu như không được đặt ra.

- Nhóm giải pháp phục dựng, tái tạo: Thành Tân Sở là một di tích thuộc loại hình kiến trúc thành lũy, do đó, căn cứ vào các nguồn tư liệu đã mô tả cũng như tư liệu điền dã, để phục dựng, tái tạo các yếu tố chính của di tích như: thành đất, lũy tre, hào thành, cổng thành… là rất cần thiết. Việc làm này một mặt cho chúng ta cảm nhận, gợi nhớ về dáng dấp của thành Tân Sở xa xưa, mặt khác nó cũng tạo ra một không gian cảnh quan để tổ chức lễ hội mang tính tái hiện lịch sử theo định kỳ tại di tích Tân Sở. Nếu điều kiện ngân sách và tư liệu hội đủ chúng ta có thể tái hiện công trình Hành cung, cột cờ, giếng nước, súng thần công…

- Nhóm giải pháp tôn tạo, tôn vinh: Tại khuôn viên di tích trên cơ sở kiến trúc của Hành cung, cần thiết phải xây dựng một công trình Bảo tàng Cần Vương; nhằm trưng bày các tư liệu, hiện vật liên quan đến di tích thành Tân Sở và phong trào Cần Vương chung trong cả nước là hết sức cần thiết. Thông qua trưng bày bảo tàng là nhằm tư liệu hóa, các sự kiện lịch sử về Tân Sở – Cần Vương tại một di tích hầu như chỉ còn là phế tích, địa điểm ghi dấu; đồng thời với vai trò là trung tâm dấy nghĩa Cần Vương, Tân Sở xứng đáng có một Bảo tàng Cần Vương mang tầm vóc Quốc gia.

+ Hình ảnh vị vua trẻ tuổi, yêu nước Hàm Nghi rời bỏ kinh thành Huế với cung vàng, điện ngọc, để cùng quan quân đi kháng chiến, hạ chiếu “Cần Vương” tại Tân Sở, kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên đánh giặc cứu nước và 2 vị quan Đại thần Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường là linh hồn của phái chủ chiến, những nhân vật lịch sử đã gắn bó với Tân Sở – Cần Vương cần phải được suy nghĩ để có giải pháp tôn vinh, khắc họa bằng các hình thức như tượng đài, phù điêu…

+ Thành Tân Sở là một di tích độc đáo và duy nhất của phong trào Cần Vương của cả nước. Với những ý nghĩa đó, bài Hịch Cần Vương đã trở thành lời hiệu triệu, tiếng kèn xung trận, dấy lên một phong trào từ Nam chí Bắc… Do đó, nên tìm tòi, lựa chọn giải pháp để chuyển tải toàn bộ nội dung bài Hịch tại di tích Tân Sở thì hiệu quả tái hiện lịch sử sẽ cao và tính giáo dục truyền thống yêu nước sẽ sâu sắc, sinh động.

+ Ngoài ra trong khuôn viên di tích cần quy hoạch một không gian lễ hội rộng, có sức chứa 2 đến 3 ngàn người, nơi sẽ được diễn ra các lễ hội gắn với phong trào Cần Vương theo định kỳ. Các điểm di tích liên quan, nơi đã từng gắn bó với các sự kiện hoặc các nhân vật lịch sử của phong trào Cần Vương tại vùng Cùa, cần phải được nghiên cứu để có hình thức bảo tồn như cắm bia biển ghi dấu sự kiện…

+ Một hình thức tôn vinh, ghi dấu khá hiệu quả, đó là đặt tên các nhân vật lịch sử, các phong trào tiêu biểu gắn với các công trình công cộng và các con đường trên địa bàn. Tại vùng Cùa hiện nay đã có một ngôi trường Trung học Cơ sở được mang tên trường Hàm Nghi, đây là việc làm có ý nghĩa; còn những con đường trên vùng Cùa thuộc hai xã Cam Chính và Cam Nghĩa đã được nhựa hóa hoặc đã quy hoạch mở rộng, nên chọn tên các nhân vật lịch sử gắn với Tân Sở – Cần Vương để đặt tên đường như: Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Đạm, Tôn Thất Thiệp, Phan Đình Phùng, Lê Trực, Trần Xuân Soạn, Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Quang Bích…

Qua hội thảo “Thành Tân Sở với phong trào Cần Vương”, với những đóng góp tâm huyết của các nhà khoa học, các nhà chuyên môn, chúng tôi mong rằng một đề án quy hoạch bảo tồn, tôn tạo di tích Tân Sở sớm được hình thành và thực thi.”

TS. NGUYỄN BÌNH

http://www.baoquangtri.vn/default.aspx?TabID=99&modid=488&ItemID=27358

Cũng có thể xem với dạng quét chụp (scan) theo nhan đề link-hóa ở bảng danh mục tham luận bên trên.

 

CÁC BÀI LIÊN QUAN

(xem trong: Trần Xuân An -- "Bàn thêm về mấy vấn nạn sử học", khảo luận - phê bình - trao đổi, 2005-2008)

I. Khảo luận (chính):

(số thứ tự trong sách)

4. Gs.Ts. Yoshiharu Tsuboi hiểu lầm bản tuyên cáo 16-6-1874 của Tôn Thất Thuyết

5. Sách lược “hai mặt” ở Tôn Thất Thuyết, Hàm Nghi -- trả lời một thắc mắc

6. Về cái được gọi là “Chiếu Cần vương – D’Argenlieu – 1889”

7. Bàn thêm về Thông báo cần vương (Cáo dụ Cần vương), Dụ Cần vương, Chiếu Cần vương

8. Phan Bội Châu trong quan hệ với Thiên Chúa giáo

9. Về tấm ảnh Phan Bội Châu và Cường Để chụp chung

10. Chủ nghĩa Pháp - Việt đề huề của Phan Bội Châu

II. Trao đổi (phụ):

(số thứ tự trong sách)

2. Trao đổi với nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân về bài viết: “Sau ngày thất thủ kinh đô (05-7-1885) Đại thần Nguyễn Văn Tường (1824-1886) khó thoát khỏi bước đường cùng”

6. Báo chí giới thiệu, bình luận sách mới của Trần Xuân An nhưng vẫn tránh né một trong hai mảng chủ đề cốt yếu thuộc nội dung chính (thêm một vài lời)

7. Nghĩ về các trích đoạn đề cập đến phong trào Văn thân & Cần vương chống Pháp (1883-1885-1886) từ bài viết “Cố Điện” của cố học giả Hoàng Xuân Hãn

8. Tiếp thu sự góp ý của ông Vương Đình Chữ về các ông Nguyễn Hoàng (Hoằng), Nguyễn Hữu Cư và Thierry D’Argenlieu

10. Ý kiến ngắn: Từ chân lí, sự thật lịch sử & tiêu chí nhận định: Có nên tôn vinh những nhân vật lịch sử đầu hàng, thoả hiệp (Phan Thanh Giản, Võ Trọng Bình, Hoàng Tá Viêm, Hàm Nghi, Duy Tân)? -- Cải táng di cốt vua Hàm Nghi tại Tân Sở, Cam Lộ, Quảng Trị, nơi phát Dụ Cần vương bi tráng

 

 

Xem tiếp

Thông báo cập nhật trang 22:

  

http://www.tranxuanan-writer.net/Home/thong-bao-cap-nhat/trang-22 

 

__________________

 

 

TIÊU ĐIỂM -- MỚI NHẤT:

 

http://www.tranxuanan-writer.net/Home/thong-bao-cap-nhat/tieudiem-moinhat-2 

 

 

Google Sites / host

DOTSTER, MSN., YAHOO, WORDPRESS ...  /  HOST, SEARCH & CACHE