l. Bài 12-Tl.4 - Trần Xuân An -- Thơ Thái Thăng Long - con đường và hoài niệm (phần 1)

 

► Cập nhật (05-10 HB9): Bài mới nhất: Trần Xuân An --  THƠ THÁI THĂNG LONG – CON ĐƯỜNG VÀ HOÀI NIỆM ----- Khởi viết:

14:45, ngày 05-10 HB9 (2009):

Cách đây vài hôm, nhà thơ Thái Thăng Long đưa cho tôi bài viết của Lê Thiếu Nhơn về thơ anh, và nói, trong đó có một câu rất đúng, anh “lúc nào cũng như một người đi lạc trong chính thế hệ mình”. Tôi cảm thấy có điều gì đó, và chưa kịp nói lời ngạc nhiên, chỉ nhìn vào bìa tập thơ mới nhất của anh: “Đồng hành thế kỷ” (01-2009). Đồng hành nhưng vẫn là người đi lạc giữa những người cùng trang lứa, đồng đội và giới cầm bút sao? Tối hôm đó, khi đang đọc ngay vào tập “Đồng hành thế kỷ”, chứ chưa phải là “Ám ảnh” (1992), “Thời gian huyền thoại” (2000), cũng không phải đọc lại “Chiều Phủ Tây Hồ” (1994), bất ngờ anh gọi điện thoại đến tôi. Được dịp, tôi hỏi anh về hình ảnh con đường anh thường nhắc đến trong tập, với câu hỏi trớ đi, và thầm hi vọng anh sẽ nói đúng như tôi cảm nhận. Quả thế, anh nói, con đường chúng ta đi đấy. Vâng, và cả con đường của riêng anh, đường bay của cánh chim “lạc đàn” nữa: con đường thơ ca của Thái Thăng Long.

 

 

 

Bấm vào đây: Ảnh rõ nét

 

Cũng cách đây vài hôm, hôm ấy, anh còn nói, anh đã xuất bản trước tập “Ám ảnh” (1992) ba tập thơ và một trường ca thơ, không kể truyện dài, một tập văn xuôi in chung, nhưng đáng để đọc lại vẫn là từ “Ám ảnh” (1992) trở về sau. Chưa kịp nghĩ ngợi, tôi chào anh và ra về, sau khi nghe tiếng gõ vào cửa kính, bất chợt nhìn thấy bóng dáng của một người khách nữ (một phóng viên truyền hình thì phải). Cũng tối hôm đó, trước khi chuyện trò đôi câu trong một cuộc điện thoại ngắn, tôi đã để ý xem ở các phần bìa sách cũng như những trang khác, cũng chỉ thấy anh ghi lại trên phần gấp bìa 1 tên bốn tập thơ kia mà thôi. Thậm chí, trong bài tự đề tựa, anh chỉ nhắc đến ba tập, trừ luôn cả “Ám ảnh”! Tuy vậy, anh vẫn viết ở mấy dòng kết bài tự tựa ấy: “Tôi yêu những gì tôi đã viết, viết tặng người thân, bạn bè và những nỗi buồn nhân thế mà tôi thấy hàng ngày. Tôi đồng hành cùng thế kỉ, để chiêm nghiệm, để “trả” cái phần nợ của mình với đất nước, quê hương yêu dấu” (sđd., tr. 6). Như vậy, tập “Ám ảnh” vẫn còn như một phân vân, một “bước ngoặt”. Tôi tự hỏi, phải chăng anh nhận thấy trái tim thi ca của anh thực sự chín muộn, ở tuổi trên dưới bốn mươi, cái tuổi “bất hoặc”, thời điểm “Ám ảnh” được xuất bản, gồm những bài thơ anh viết trước đó (1992) vài năm? Một khi trái tim thơ ca chín muộn, thì những bài thơ đẹp nhất, sâu lắng nhất của Thái Thăng Long phải là những kết tinh hoài niệm, hoài niệm của người đàn ông đứng tuổi về tình yêu đương, hoài niệm của người xa xứ về bao hình ảnh quê nhà, trong đó có cả sự chiêm nghiệm về tâm linh, nẻo Phật. Vâng, nhà Phật, điều anh gần như nhấn mạnh ở lời tự tựa (sđd., tr. 6)...

 

Và đó là cảm nhận ban đầu của tôi: Thơ Thái Thăng Long - con đường và hoài niệm.

 

Đang viết tiếp (05-10 HB9)

&

Đã viết xong:

Viết phần 1 từ 14:45, ngày 05-10 HB9 (2009) đến 10:40, ngày 06-10 HB9

Viết phần 2 từ 06:56 đến 16:16, ngày 08-10 HB9 (2009)

Trân trọng mời đọc ở các trang thông tin, báo chí in giấy và điện tử...

 

 

07 & 08-10 HB9: Bài viết đã được đăng trọn vẹn (phần 1 & phần 2) trên Điểm mạng toàn cầu do nhà thơ Trần Nhương phụ trách:

http://trannhuong.com/news_detail/2772/THƠ-THÁI-THĂNG-LONG-–-CON-ĐƯỜNG-VÀ-HOÀI-NIỆM   

 

07 & 08-10 HB9:  Bài viết cũng đã được đăng trọn vẹn (phần 1 & phần 2) trên Điểm mạng toàn cầu do nhà văn Phong Điệp phụ trách:

http://www.phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=8613

http://www.phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=8626

 

Thành thật cảm ơn Tran Nhuong . Com & Phong Diep . Net

 

10 & 11-10 HB9:  Bài viết cũng đã được đăng trọn vẹn (phần 1 & phần 2) trên Điểm mạng toàn cầu Trúc Sơn Trang do nhà văn Xuân Đức phụ trách:

http://xuanduc.vn/baiviet.aspx?id=917&nhom=6

http://xuanduc.vn/baiviet.aspx?id=918&nhom=6

Thành thật cảm ơn nhà văn Xuân Đức.

 

 

 

 

 

 

 

THƠ THÁI THĂNG LONG – CON ĐƯỜNG VÀ HOÀI NIỆM

 

Trần Xuân An

 

(Phần 1)

 

 

Cách đây vài hôm, nhà thơ Thái Thăng Long đưa cho tôi bài viết của Lê Thiếu Nhơn về thơ anh, và nói, trong đó có một câu rất đúng, anh “lúc nào cũng như một người đi lạc trong chính thế hệ mình”. Tôi cảm thấy có điều gì đó, và chưa kịp nói lời ngạc nhiên, chỉ nhìn vào bìa tập thơ mới nhất của anh: “Đồng hành thế kỷ” (01-2009). Đồng hành nhưng vẫn là người đi lạc giữa những người cùng trang lứa, đồng đội và giới cầm bút sao? Tối hôm đó, khi đang đọc ngay vào tập “Đồng hành thế kỷ”, chứ chưa phải là “Ám ảnh” (1992), “Thời gian huyền thoại” (2000), cũng không phải đọc lại “Chiều Phủ Tây Hồ” (1994) (1), bất ngờ anh gọi điện thoại đến tôi. Được dịp, tôi hỏi anh về hình ảnh con đường anh thường nhắc đến trong tập, với câu hỏi trớ đi, và thầm hi vọng anh sẽ nói đúng như tôi cảm nhận. Quả thế, anh nói, con đường chúng ta đi đấy. Vâng, và cả con đường anh ao ước được độc sáng của riêng anh, đường bay của cánh chim “lạc đàn” nữa: con đường thơ ca của Thái Thăng Long.

 

Cũng cách đây vài hôm, hôm ấy, anh còn nói, anh đã xuất bản trước tập “Ám ảnh” (1992) ba tập thơ và một trường ca thơ, không kể truyện dài, một tập văn xuôi in chung, nhưng đáng để đọc lại vẫn là từ “Ám ảnh” (1992) trở về sau. Chưa kịp nghĩ ngợi, tôi chào anh và ra về, sau khi nghe tiếng gõ vào cửa kính, bất chợt nhìn thấy bóng dáng của một người khách nữ (một phóng viên truyền hình thì phải). Cũng tối hôm đó, trước khi chuyện trò đôi câu trong một cuộc điện thoại ngắn, tôi đã để ý xem ở các phần bìa sách “Đồng hành thế kỷ” cũng như những trang khác, cũng chỉ thấy anh ghi lại trên phần gấp bìa 1 tên bốn tập thơ kia mà thôi. Thậm chí, trong bài tự đề tựa, anh chỉ nhắc đến ba tập, trừ luôn cả “Ám ảnh”! Tuy vậy, anh vẫn viết ở mấy dòng kết bài tự tựa ấy: “Tôi yêu những gì tôi đã viết, viết tặng người thân, bạn bè và những nỗi buồn nhân thế mà tôi thấy hàng ngày. Tôi đồng hành cùng thế kỉ, để chiêm nghiệm, để “trả” cái phần nợ của mình với đất nước, quê hương yêu dấu” (ĐHTK., sđd., tr. 6). Như vậy, tập “Ám ảnh” vẫn còn như một phân vân, một “bước ngoặt”. Tôi tự hỏi, phải chăng anh nhận thấy trái tim thi ca của anh thực sự chín muộn, ở tuổi trên dưới bốn mươi, cái tuổi “bất hoặc”, thời điểm “Ám ảnh” được xuất bản, gồm những bài thơ anh viết trước đó (1992) vài năm? Một khi trái tim thơ ca chín muộn, thì những bài thơ đẹp nhất, sâu lắng nhất của Thái Thăng Long phải là những kết tinh hoài niệm, hoài niệm của người đàn ông đứng tuổi về tình yêu đương, hoài niệm của người xa xứ về bao hình ảnh quê nhà, trong đó có cả sự chiêm nghiệm về tâm linh, nẻo Phật. Vâng, nhà Phật, điều anh gần như nhấn mạnh ở lời tự tựa (ĐHTK., sđd., tr. 6)...

 

Đó là cảm nhận ban đầu của tôi: Thơ Thái Thăng Long - con đường và hoài niệm. Cảm nhận này tuy chỉ là ban đầu, cái ban đầu của dự định đọc kĩ thơ anh lần này, nhưng ấn tượng xem ra như trực giác ấy không phải bất chợt, mà thực ra, ấn tượng ấy hình thành tự bao giờ trong tôi, có lẽ từ những bài thơ Thái Thăng Long trên tuần báo Văn nghệ giải phóng cho đến vài tập thơ của anh ở thập niên cuối thế kỉ gần đây, trong đó có tập anh đã trân trọng kí tặng tôi, tôi đã đọc từ dạo đó.   

 

Không phải đến khi Thái Thăng Long đặt bút viết “Đồng hành thế kỷ”, thơ anh mới thể hiện nhiều suy tư, chiêm nghiệm, thậm chí có khi nghĩ ngợi đến mức vật vã về con đườngánh sáng chiếu soi cho con đường ấy. Đây không phải là nhận thức thuở ban đầu, như Chế Lan Viên sau một chặng đường dài kháng chiến, ngẫm nghĩ để viết lại thành “Ánh sáng và phù sa”. Mặc dù Thái Thăng Long dấn bước trên con đường ấy, dưới ánh sáng chiếu soi ấy, với tuổi thơ, tuổi mới lớn trong trẻo, vô tư lự, chứ không như Chế Lan Viên, nhưng do sự phản hồi của thực tiễn bằng chính thực tế, phũ phàng, và do những biến chuyển của toàn cầu, rúng động, thơ anh cũng như bộ ba “Di cảo” của Chế Lan Viên, cùng nhiều tác phẩm từ sáng tác đến hồi kí của nhiều tên tuổi khác (tôi không nói đến những hồi kí thiếu trung thực), đã “đồng hành” với nhau, tạo nên một không khí nhận thức lại. Ở tập “Ám ảnh” (1992), anh đã thể hiện tâm trạng, suy tư ấy ngay trong bài “Ám ảnh” (7-1990, sđd., tr. 29). Trong đó, xen vào giữa ám ảnh về cánh rừng máu lửa, ám ảnh về cái chết không thể quên với lời trăn trối của bạn bè đồng đội bên một dòng sông, ám ảnh về đôi mắt những người mẹ mong con ra trận, bởi không còn con đường nào khác, là về một con đường tương lai dự phóng, con đường gần một nửa nhân loại đang tìm đường, tiến hành thử nghiệm một hình thái xã hội chưa từng có trong lịch sử loài người:

 

Chiến tranh làm cho ta không quên

Để hi vọng tương lai một thời chưa từng thấy

 

Dự phóng tương lai ấy, phải chăng Thái Thăng Long đã tan vỡ và anh viết nhan đề bài thơ là “Tan vỡ” (1992, AA., sđd., tr. 10) như một trách nhiệm. Anh nhìn vào bên trong hay nhìn ra thế giới:

 

Đi qua hết thảy

Sự rạn nứt bên trong

Sự huỷ diệt ngấm ngầm căn bệnh

Sự nghèo nàn bệnh hoạn

Bạc phếch những triết lí vu vơ...

... Tan vỡ sau dăm năm và thập kỉ...

 

Tan vỡ trong niềm tin yêu của em

Làm sao ta lấy nổi?

 

Thế đó, từ bao giờ, có thể từ “một chiều gió rừng luân chuyển”, anh đã không thể cất đi nổi sự tan vỡ trong lòng người em, giúp vơi đi niềm đau. 

 

Ta bâng quơ như chưa thấy chưa nghe

Đếm lịch sử tựa vòng xe trước mắt

Thế mới biết chân lí nào giả thực

Ta bâng quơ như chưa nghĩ bao giờ...

                               (bài Bâng quơ, 1991, AA., sđd., tr. 24)

 

Cũng trong tập “Ám ảnh”, anh viết về “Hai đường thẳng song song” (1991, AA., sđd., tr. 40):

 

Hai đường thẳng song song không bao giờ gặp cả

Lí thuyết nào bắt chúng phải gặp nhau?...

... Bắt chúng phải gặp nhau?

Con đường đi

Lại phải từ đầu

Từ đầu

Chứng minh hai con đường song song ấy

Ôi một thời oán giận

Máu đổ trên đầu

Chỉ vì điều chứng minh phi lí đâu đâu

 

“Hai đường thẳng song song” có thể gặp nhau ở vô cực. Nhưng vô cực chỉ là một ý niệm. Nhưng em anh, âmdương, đất trời, có thể gặp nhau không? Anh tự hỏi và tự trả lời: “Hơi thở tình yêu / Ước muốn mọi thời” (AA., sđd., tr. 40). Chúng không là một, mà là hai trong một nhân đôi. Nếu các cặp đối cực triệt tiêu tính đối cực của nó, có nghĩa là thế giới, vũ trụ cũng triệt tiêu.

 

Anh nhận ra “Trò chơi”, từ viết thường đến viết hoa, từ trò chơi trên vuông sân trẻ thơ đến Trò chơi ở tầm nhân loại! Hai chữ “Trò chơi” chất chứa, dồn nén biết bao cay đắng!

 

Vô nghĩa cả! / Những trò chơi gian dối / Vô nghĩa cả! / Những mưu toan rất vội / Vô nghĩa cả / [...] / Thiên nhiên... / Đánh lừa ta / Và em cũng đánh lừa / [...] / Những trò chơi lấy tốt thí quân / [...] / Ôi cái trò chơi tưởng chừng đơn giản vậy / Mà cha ta đánh đổi suốt cuộc đời! / Để rồi khiến em cười vui / Để rồi khiến ta cười vui / Để rồi Thế giới đảo xoay / Con người nghiệt ngã... (AA., sđd., tr. 30).

 

Nhưng dẫu sao, Thái Thăng Long vẫn còn niềm tin vào sức mạnh vạn năng của trái tim: “Tất cả những trò chơi giống vòng quay Trái đất này trở về Đích thực! / Có một điều sự yêu thương, khát vọng / Sẽ phá đi vô nghĩa của Trò chơi (AA., sđd., tr. 30).

 

Cơ chừng Thái Thăng Long đã cảm nhận ra ý nghĩa tích cực từ thực tế máu xương trong chiến tranh, từ mồ hôi cơ bắp và lao động chất xám, từ các quan hệ khác giữa người với người trong đời sống!

 

Cũng ngay trong tập “Ám ảnh”, anh có một bài thơ với nhan đề rất trọng đại với ý nghĩa lịch sử, “Người lính và Tháng Tư năm 1975” (1990, AA., sđd., tr.35-36), nhưng nỗi niềm anh là cả một nỗi đau:

 

Những người lính ngây thơ

Giống như tôi ngây thơ

Nhìn đời trong trẻo quá //

Một con đường thôi

Không có con đường nào khác cả

Ta bước đi – Chân lí – Một con đường!... //

... Qua rồi, những ngây thơ trong sáng ấy... //

... Nhìn chân lí cuộc đời còn có ngây thơ?

 

Cùng đồng đội, anh lại “Bắt đầu” (1991, AA., sđd., tr. 72-73), bắt đầu một cách cảm động và hạnh phúc: “Ta bắt đầu thôi, ta bắt đầu / Một con đường riêng giữa rừng gai góc / Một ngôi nhà con giữa tầng tầng nhà cao ngất / Ta bắt đầu thôi / Một sắc màu riêng / Ta bắt đầu thôi / Một suy nghĩ mới / Một trang giấy mới... / Một niềm tin đánh đổi / Hai mươi năm rong ruổi đói nghèo // [...] Tỉnh thức giấc mơ / Ta bắt đầu thôi / Ngòi bút cùn và câu thơ thừa / Câu thơ nghèo như gã ăn mày trong sạch... // [...] / Ta bắt đầu thôi / Khi nhận hương lúa thu / Thổi vào hồn ta / Tận cùng đam mê / Sung sướng / Hương cốm ngát / Cùng ước vọng / Đất đai kia / Cũng như ta bắt đầu / Tri thức kia / Cũng như ta mới bắt đầu... // ... Còn gì đâu / Ta lại bắt đầu...”. Anh cũng không phủ nhận quá khứ:

 

Quá khứ của ta

Yêu em một nửa

Một nửa tình yêu

Để lại tương lai

Ôi mái chèo ta nâng trên vai

Hi vọng tràn trề

Dồn căng sức trẻ

Tóc điểm bạc

Mà thơ dại thế 

Quá khứ ta chẳng lẽ lại viển vông

                      (bài Quá khứ, 1990, AA., sđd., tr. 74)

 

Con đườngánh sáng qua hai tập thơ tiếp theo, “Chiều Phủ Tây Hồ” (1994), “Thời gian huyền thoại” (2000), hầu như không còn được nhà thơ Thái Thăng Long xem như là trung tâm suy nghĩ và cảm xúc của anh nữa. Mãi cho đến mười bảy năm sau, ở tập “Đồng hành thế kỷ” (2009), một lần nữa, vấn nạn đó lại trở về. Lần này, trầm tĩnh hơn, sau khi đã thấm thía những mặt tối của hiện thực mới từ khi công cuộc Đổi mới mở ra, đan chen trong những mặt sáng của nó.

 

Mặc dù nhà thơ Thái Thăng Long không nguôi hi vọng ở tương lai, không phải cho anh, mà cho thế hệ mới, nhưng anh vẫn một lần nữa tỉnh táo đến lạnh người: “Đi tìm / Những chân lí / Và con đường đã thấy / Vẫn là vòng vèo / Khoả lấp...”  (bài Đi tìm, 1990, ĐHTK., sđd., tr. 10).

 

Ai bảo rằng thi ca không có cảm xúc lạnh!

 

Thậm chí, anh gần như kết án “Kẻ dẫn dụ thế kỉ”, đó chính là những “kẻ dẫn dụ ở gần hay xa xôi / Tim ứa máu bao hao mòn của đất / Kẻ dẫn dụ đưa ta vào mê cung ma trận”. Anh “khước từ tình yêu / Lời đường mật nỉ non...”. Và anh chờ đợi một ngày: “Ta đợi lời nguyền ngàn năm / Sông trong vắt / Rừng xanh trở lại / Núi đồi gồng mình không sợ hãi / Em đón tình yêu / Đưa tiễn kẻ dối lừa...” (ĐHTK., sđd., tr. 85).

 

“Kẻ dẫn dụ thế kỉ” chính là bóng ma ngoại xâm, đủ thứ ngoại xâm trên nhiều lĩnh vực, gồm cả bành trướng.

 

Anh độc thoại:

 

Ngày buồn của ta vơi một cánh rừng xanh

Ngày buồn của ta mất đi hòn đảo

Kẻ thù săm soi sau hàng rào dông bão

Kẻ thù săm soi sau dải núi cao

               (bài Ngày..., 3-2008, ĐHTK., sđd., tr. 84)                    

 

Mặc dù trong bài thơ anh dường như đặt trọng tâm của cả tập thơ vào đó, anh viết: “Đi hết trăm năm / Liệu sông có cạn / Liệu đời có hát / Những câu hát viển vông / Những chân lí viển vông?” (bài Đồng hành thế kỷ, ĐHTK., sđd., tr. 85), anh vẫn khẳng định bằng bài thơ có tên là “Chân lý”:

 

Ánh sáng cong!

Vẫn là thuở ban đầu

Bao ma trận do tay người rắc rối

Lại trở về những con số đầy tin yêu biết nói //

Những con số vô tư

Không lẩn khuất, ta tìm

Yêu một điều

Một điều được tin

Con đường ấy phải đi hàng thế kỉ //

Em biết không

Tuổi già bắt đầu bằng thơ trẻ

Sẽ chẳng đâu xa

Chân lí một con đường

               (bài Chân lý, 9-2008, ĐHTK., sđd., tr. 84)

 

Ánh sáng cũng phải đi con đường cong bởi sự khúc xạ theo luật tự nhiên, nữa là chân lí. Có điều không hiểu “yêu một điều” thì “một điều được tin” hay “yêu một điều” ấy là “một điều được tin”? Yêu bằng trái tim nên tin tưởng bằng trí óc hay tin tưởng bằng trí óc nên yêu bằng trái tim? Cái nào là hệ quả của cái nào? Tôi nghĩ, nhà thơ Thái Thăng Long không còn cả tin, đặt lòng yêu trước khi phân tích bằng lí trí để xác lập niềm tin. Cũng như “Nhà triết học cô đơn” (ĐHTK., sđd., tr. 28), người từng tâm sự: “Đi suốt cuộc đời / Chân lí không mơ hồ / Chân lí chậm chạp trên đời này bạn ạ”, anh đã tự bảo, “Con đường ấy phải đi hàng thế kỉ”. Điều đó được anh thể hiện qua những bài “Ngày ta ước mơ” (sđd., tr. 38-39). Đặc biệt ở bài “Tương lai” (sđd., tr. 109), anh khẳng định: “Tương lai rực sáng –  một con đường!”.

 

Nhưng đó là tương lai xa, trên “con đường ấy phải đi hàng thế kỉ”. Trước mắt, hiện tại, thật và giả vẫn còn lẫn lộn, thì con đường kia, vốn là con đường hiện thực, con đường xã hội lại gần như trở thành con đường trong tâm hồn, tư tưởng – con đường của lí tưởng: “Con đường sáng trong tâm thức ta là thật” (bài Số cộng, 9-2007, ĐHTK., sđd., tr. 147). Con đường đấu tranh – xây dựng đã thành Lẽ Đạo. Nói đúng hơn, những bước đi trên con đường ấy lẽ ra phải nhẹ nhàng hơn, nhân văn, dân chủ hơn, và mục tiêu chủ nghĩa xã hội dĩ nhiên cũng là Đạo lí. Chẳng lẽ người không bóc lột người, người không là chó sói đối với người không phải là Đạo lí sao?

 

Dẫu đau đớn, phê phán, phẫn nộ, chua chát trước những sai lầm chung, Thái Thăng Long cuối cùng cũng gìn giữ Lẽ Đạo, Đạo lí xã hội của anh, tôi nghĩ vậy, khi anh khẳng quyết “đồng hành cùng thế kỉ”.

 

Thơ Thái Thăng Long còn là hoài niệm. Tình yêu đương thời trai trẻ, góc phố thủ đô quê nhà và tiếng chuông chùa Hà Nội mới thật là những gì tinh tế, trong trẻo, sâu lắng nhất anh thể hiện qua ngôn từ riêng, giàu biểu cảm và đẹp nhuần nhị. Hai tập “Chiều Phủ Tây Hồ” (1994), “Thời gian huyền thoại” (2000) hầu như ôm trọn mảng thơ này.

 

 

 

Trân trọng mời xem tiếp phần 2

 

 

 

Trần Xuân An

Viết từ 14:45, ngày 05-10 HB9 (2009) đến 10:40, ngày 06-10 HB9

___________________________

 

(1) “Ám ảnh” (viết tắt: AA., Nxb. Hội Nhà văn, 1992), “Chiều Phủ Tây Hồ” (CPTH., Nxb. Trẻ, 1994), “Thời gian huyền thoại” (TGHT., Nxb. Thanh Niên, 2000), “Đồng hành thế kỷ” (ĐHTK., Nxb. Thanh Niên, 2009).

 

Chiều 06-10 HB9 (2009): Phần 1 đã được gửi đến nhà thơ Thái Thăng Long.

Sáng ngày 07-10 HB9 (2009): 

Phần 1 bài viết đã được gửi đến các báo, tạp chí (điện tử, in giấy) và các điểm mạng toàn cầu: Tr.Ttđt. Hội Nhà văn Việt Nam, Tạp chí Nhà văn, Tạp chí Sông Hương, Tr.Ttđt. Sông Cửu Long, TranNhuong Com, PhongDiep Net, LeThieuNhon Net, XuanDuc Vn…

 

_____________________________________ 

 

>>>>>  Trang chủ‎  >>>>>

>>>>>  ‎I. Danh mục tác phẩm Trần Xuân An‎  >>>>>

>>>>>  ‎Z.(25). Trần Xuân An - Tập tiểu luận 4 & các bài khác (mới viết)‎  >>>>> 

 

 

Google Sites / host 

 

GOOGLE PAGE CREATOR, DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE