z+g.c. Tư liệu 3 của phụ lục (bài 32) - Tl.2 - Toàn văn Hiệp định Paris 27-01-1973 (bản scan của SGb & bản dịch của locnhietdoi)

 

 

Web Tác giả Trần Xuân An

 

Toàn văn HIỆP ĐỊNH PARIS 27-01-1973

bản tiếng Việt

Hình ảnh tư liệu:

1. 0-geneve54_delteil-taquangbuu_AFP-ge.jpg  |  2.1-kissinger-chuanlai_1971_biografica.png  | 

3. 4-nixon_mao-21-feb-1972_TIME_AFP-get.jpg  |  4. 3-kissinger-chuanlai_7-oct-1972_aoik.jpg  | 

5. 2-nixon-breznev_1972-SALT-I_web-text.jpg  |  6. 5-kissinger_leductho_vnexpress.jpg  |  7. 6-nixon-breznev_30-6-1973.jpg 

 

Lê Đức Thọ & Kissinger tại Hội nghị Paris 13-5-1969 -- 27-01-1973

 

Lưu ý: Nhớ bấm nút mở lớn theo kích cỡ bình thường (expand to regular size) ỏ phía phải, cuối tấm hình

HÌNH ẢNH SCAN VĂN BẢN HIỆP ĐỊNH PARIS 1973

(3 thứ tiếng: Việt, Pháp, Anh)

http://www.saigonbao.com/hiepdinhparis/vietnam/trang1.htm ...

 

HIỆP ĐỊNH KẾT THÚC CHIẾN TRANH VÀ VÃN HỒI HÒA BÌNH TẠI VIỆT NAM.

Các bên tham gia cuộc hòa đàm Paris về Việt Nam,

trước viễn cảnh kết thúc chiến tranh và vãn hồi hòa bình trên cơ sở tôn trọng quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam cũng như cơ hội củng cố nền hòa bình ở châu Á và trên toàn thế giới,

đã thống nhất về các điều khoản sau và cam kết sẽ cùng nhau tôn trọng và thực thi các điều khoản này:

KHOẢN I: CÁC QUYỀN DÂN TỘC CƠ BẢN CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM

► Điều 1:

Hoa Kỳ và tất cả các quốc gia khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam như đã được công nhận trong Hiệp Định Geneva 1954 về Việt Nam.

KHOẢN II: ĐÌNH CHIẾN VÀ RÚT QUÂN

► Điều 2:

Lệnh ngừng bắn sẽ được thi hành trên toàn miền Nam Việt Nam vào thời điểm 24h00 giờ GMT ngày 27 tháng 1 năm 1973 (hai mươi tư giờ ngày hai mươi bẩy tháng một năm một nghìn chín trăm bẩy mươi ba).

Cùng thời điểm này, Hoa Kỳ sẽ ngừng tại chỗ mọi hành động quân sự nhắm vào hải phận, không phận và địa phận của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đồng thời ngừng phong tỏa bằng mìn các lãnh hải, hải cảng, bến tàu và hệ thống giao thông đường thủy cuả Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Ngay sau khi hiệp định này bắt đầu có hiệu lực, Hoa Kỳ sẽ di dời, vô hiệu hóa vĩnh viễn hoặc phá hủy toàn bộ số ngư lôi trong lãnh hải, hải cảng, bến tàu và hệ thống giao thông đường thủy tại miền Bắc Việt Nam.

Lệnh đình chiến hoàn toàn được quy định trong điều 2 này có hiệu lực vô thời hạn.

► Điều 3:

Các bên cam kết duy trì lệnh ngừng bắn và đảm bảo một nền hòa bình vững bền và ổn định.

Ngay sau khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực:

(a) Quân đội Hoa Kỳ cùng các nước đồng minh của Hoa Kỳ và của Việt Nam Cộng Hòa giữ nguyên vị trí cho đến khi thi hành kế hoạch rút quân. Ủy Ban Quân Sự Liên Hợp Bốn Bên (được quy định trong điều 16) sẽ quyết định thể thức rút quân.

(b) Các đơn vị vũ trang của hai phía miền Nam Việt Nam giữ nguyên vị trí. Các vùng kiểm sóat và thể thức đóng quân sẽ do Ủy Ban Quân Sự Liên Hợp Hai Bên (được quy định trong điều 17) quyết định.

(c) Mọi lực lượng thường trực thuộc mọi quân chủng, binh chủng và lực lượng không thường trực của tất cả các bên dừng mọi hành động tấn công lẫn nhau và tuân thủ tuyệt đối các quy định sau:

- Cấm mọi hành vi quân sự trên không, trên biển và trên đất liền;

- Cấm mọi hành vi tấn công, khủng bố, trả đũa đối với tất cả các bên;

► Điều 4:

Hoa Kỳ chấm dứt dính líu quân sự và can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.

► Điều 5:

Trong vòng 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày ký Hiệp Định, Hoa Kỳ và các nước can thiệp (được nhắc đến trong điều 3a) triệt thoái khỏi miền Nam Việt Nam toàn bộ quân đội, cố vấn quân sự, nhân viên quân sự (kể cả nhân viên kỹ thuật quân sự, nhân viên quân sự cộng tác với chương trình hòa bình), vũ khí, đạn dược và vật liệu chiến tranh. Lực lượng cảnh sát và các cố vấn của các nước nói trên cũng như của tất cả các tổ chức bán quân sự cũng phải rút quân trong thời hạn này.

► Điều 6:

Trong vòng 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày ký Hiệp Định, Hoa Kỳ và các nước can thiệp được nhắc đến trong điều 3a phải phá dỡ toàn bộ các căn cứ quân sự ở miền Nam Việt Nam.

► Điều 7:

Kể từ thời điểm lệnh ngừng bắn bắt đầu có hiệu lực đến khi thành lập chính phủ mới (được quy định trong điều 9b và 14 trong bản Hiêp Đinh này), hai phía miền Nam Việt Nam không chấp nhận bất cứ sự tăng cường nào của quân đội, cố vấn quân sự hay nhân viên quân sự (kể cả nhân viên kỹ thuật quân sự), vũ khí, đạn được và vật liệu chiến tranh vào miền Nam Việt Nam.

Sau lệnh ngừng bắn, hai phía miền Nam Việt Nam được phép tiến hành thay thế định kỳ những vũ khí, đạn dược, vật liệu chiến tranh đã bị phá hủy, hư hỏng, hao mòn hoặc hết thời hạn sử dụng theo nguyên tắc một-đổi-một, cùng đặc điểm, cùng thuộc tính dưới sự giám sát của Ủy Ban Quân Sự Liên Hợp Hai Bên và Ủy Ban Quốc Tế về Quản Lý và Giám Sát.

KHOẢN III: TRAO TRẢ TÙ BINH, DÂN THƯỜNG NGOẠI QUỐC, NHÂN VIÊN DÂN SỰ VIỆT NAM BỊ BẮT VÀ GIAM GIỮ

► Điều 8:

(a) Các bên tiến hành trao trả tù binh và dân thường ngoại quốc đồng thời hoặc kết thúc không trễ hơn một ngày sau lệnh rút quân quy đinh tại điều 5. Trong ngày ký kết Hiệp Định này, các bên sẽ trao đổi những danh sách đầy đủ tù nhân và dân thường ngoại quốc bị bắt.

(b) Các bên có trách nhiệm:

- Cung cấp thông tin về các tù binh và dân thường ngoại quốc mất tích khi đang làm nhiệm vụ;

- Giúp xác định vị trí và chăm sóc các phần mộ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai quật, hồi huơng các di hài;

- Áp dụng mọi biện pháp để dò tìm tung tích của những người được cho là mất tích trong chiến tranh.

(c) Vấn đề trao trả các nhân viên dân sự Việt Nam bị bắt và giam giữ ở miền Nam Việt Nam sẽ được giải quyết riêng giữa hai phía miền Nam Việt Nam trên cơ sở các nguyên tắc của điều 21b của hiệp định đình chiến tại Việt Nam ngày 20/07/1954 (ngày hai mươi tháng bẩy năm một nghìn chín trăm năm mươi tư). Hai phía miền Nam Việt Nam sẽ giải quyết vấn đề này trên tinh thần hòa hợp, hòa giải dân tộc, xóa bỏ hận thù, nhằm mục đích xoa dịu những mất mát và giúp các gia đình đoàn tụ. Hai phía miền Nam Việt Nam sẽ cố gắng hết sức để giải quyết vấn đề này trong vòng 90 (chín mươi) ngày kể từ ngày lệnh ngừng bắn bắt đầu có hiệu lực.

KHOẢN IV: THỰC THI QUYỀN TỰ QUYẾT CỦA NHÂN DÂN MIỀN NAM VIỆT NAM

► Điều 9:

Chính phủ Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ và Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cam kết tôn trọng những quy định sau về việc thực thi quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam:

(a) Quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam là thiêng liêng, không thể chuyển nhượng, và phải được tất cả các nước tôn trọng.

(b) Nhân dân miền Nam Việt Nam sẽ tự quyết định tương lai chính trị của miền Nam Việt Nam bằng tổng tuyển cử tự do, dân chủ dưới sự giám sát của quốc tế.

(c) Các nước quốc gia khác sẽ không áp đặt bất kỳ một xu hướng chính trị hay một cá nhân nào lên miền Nam Việt Nam.

► Điều 10:

Hai phía miền Nam Việt Nam cam kết tôn trọng lệnh ngừng bắn và duy trì hòa bình tại miền Nam Việt Nam, giải quyết các bất đồng bằng con đường đàm phán, tránh mọi xung đột vũ trang.

► Điều 11:

Ngay sau lệnh ngừng bắn, hai phía miền Nam Việt Nam:

Thực hiện hòa giải, hòa hợp dân tộc, xóa bỏ hận thù, nghiêm cấm mọi hành động thù địch, kỳ thị nhằm vào các cá nhân hay tổ chức đã từng cộng tác với bên này hoặc bên kia.

Bảo đảm tự do dân chủ cho nhân dân: tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do hoạt động chính trị, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại, tự do di trú, tự do làm việc, quyền tư hữu, quyền tự do kinh doanh.

► Điều 12:

(a) Ngay sau lệnh ngừng bắn, hai phía miền Nam Việt Nam sẽ cùng thảo luận trên tinh thần hòa hợp, hòa giải dân tộc, tôn trọng lẫn nhau, không thôn tính lẫn nhau để đi đến thành lập một Hội Đồng Quốc Gia về Hòa Giải, Hòa Hợp Dân Tộc tại 3 mảng tương đương. Hội Đồng này hoạt động trên nguyên tắc đồng thuận. Sau khi Hội Đồng Quốc Gia về Hòa Giải, Hòa Hợp Dân Tộc nhậm chức, hai phía miền Nam Việt Nam sẽ thảo luận để thành lập hội đồng ở các cấp thấp hơn. Hai phía miền Nam Việt Nam sẽ ký thỏa thuận về những vấn đề nội bộ sớm nhất có thể, và cố gắng tối đa để hoàn thành bản thỏa thuận này trong vòng 90 (chín mươi) ngày kể từ ngày lệnh ngừng bắn bắt đầu có hiệu lực, đảm bảo mong muốn hòa bình, độc lập, dân chủ của người dân.miền Nam Việt Nam.

(b) Hội Đồng Quốc Gia về Hòa Giải, Hòa Hợp Dân Tộc có nhiệm vụ đôn đốc hai phía miền Nam Việt Nam thực thi hiệp định này, tiến tới hòa giải, hòa hợp dân tộc và đảm bảo tự do dân chủ. Hội Đồng Quốc Gia về Hòa Giải, Hòa Hợp Dân Tộc sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do, dân chủ (được quy định trong điều 9b) và quyết định thủ tục cũng như thể thức bầu cử. Thể chế mà cuộc tổng tuyển cử xác định sẽ được hai phía miền Nam Việt Nam tán thành qua thảo luận.

Hội Đồng Quốc Gia về Hòa Giải, Hòa Hợp Dân Tộc cũng quy định thủ tục và thể thức của các cuộc bầu cử địa phương như hai phía miền Nam Việt Nam đã thỏa thuận.

► Điều 13:

Vấn đề về các lực lượng vũ trang tại miền Nam Việt Nam sẽ được hai phía miền Nam Việt Nam giải quyết trên tinh thần hòa giải, hòa hợp dân tộc, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, không có sự can thiệp từ bên ngoài và phù hợp với hoàn cảnh hậu chiến. Một trong những vấn đề sẽ được hai bên thảo luận là các bước tiến hành để giảm bớt quân chủ lực và giải giáp những lực lượng đã giảm bớt. Hai phía miền Nam Việt Nam sẽ hoàn tất vấn đề này trong thời hạn sớm nhất có thể.

► Điều 14:

Miền Nam Việt Nam sẽ theo đuổi một chính sách đối ngọai hòa bình và độc lập. Đây sẽ là nền tảng để thiết lập quan hệ với tất cả các quốc gia không phân biệt hệ thống chính trị, xã hội trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau vì độc lập, tự chủ và chỉ chấp nhận viện trợ kinh tế cũng như kỹ thuật khi không có điều kiện chính trị kèm theo. Trong tương lai, mọi quyết định chấp nhận viện trợ quân sự đều phải được sự chấp thuận của chính phủ thành lập bởi cuộc tổng tuyển cử tại miền Nam Việt Nam (được quy định trong điều 9b).

KHOẢN V: TÁI THỐNG NHẤT VIỆT NAM VÀ QUAN HỆ GIỮA HAI MIỀN NAM-BẮC VIỆT NAM

► Điều 15:

Sự tái thống nhất Việt Nam sẽ được tiến hành từng bước một bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở thảo luận và thống nhất giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam, không có sự cưỡng ép hay thôn tính của bên nào, cũng không có sự can thiệp của nước ngoài. Thời điểm tái thống nhất sẽ được hai miền quyết định.

Từ nay cho tới khi thống nhất:

(a) Như đã quy định trong đoạn 6 của Tuyên Bố Cuối Cùng tại Hội Nghị Geneva 1954, giới tuyến quân sự giữa hai miền tại vĩ tuyến 17 (mười bẩy) chỉ là tạm thời chứ không phải là ranh giới lãnh thổ hay chính trị.

(b) Miền Bắc và miền Nam Việt Nam tôn trọng vùng phi quân sự nằm ở hai bên của Giới Tuyến Quân Sự Tạm Thời.

(c) Miền Bắc và miền Nam Việt Nam sẽ nhanh chóng khởi động các cuộc đàm phán để ổn định, bình thường hóa quan hệ trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, hai miền sẽ thảo luận về thủ tục cho phép dân thường vượt qua Giới Tuyến Quân Sự Tạm Thời.

(d) Miền Bắc và miền Nam sẽ không tham gia bất kỳ liên minh quân sự hay khối quân sự nào. Hai miền cũng không cho phép bất kỳ một thế lực ngoại quốc nào duy trì căn cứ quân sự, quân đội, cố vấn an ninh hay nhân viên quân sự nào trên lãnh thổ riêng của họ như đã được quy định trong hiệp định Geneva 1954 về vấn đề Việt Nam.

KHOẢN VI: CÁC UỶ BAN QUÂN SỰ LIÊN HỢP, ỦY BAN QUỐC TẾ VỀ QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT, HỘI NGHỊ QUỐC TẾ

► Điều 16:

(a) Các bên tham gia Hòa Đàm Paris về Việt Nam cử ngay đại diện tham gia Ủy Ban Quân Sự Liên Hợp Bốn Bên. Ủy Ban này có nhiệm vụ đảm bảo sự phối hợp hành động của các bên trong khuôn khổ thực thi các điều khoản sau của bản hiệp định:

- Đoạn 1 điều 2 về lệnh ngừng bắn trên toàn miền Nam Việt Nam;

- Điều 3a về lệnh ngừng bắn đối với Hoa Kỳ và các nước được nhắc đến trong điều 3;

- Điều 3c về lệnh ngừng bắn đối với hai phía miền Nam Việt Nam;

- Điều 5 về lệnh rút toàn bộ quân đội ra khỏi miền Nam Việt Nam đối với Hoa Kỳ và các nước được nhắc đến trong điều 3a;

- Điều 6 về lệnh phá dỡ toàn bộ căn cứ quân sự trên miền Nam Việt Nam đối với Hoa Kỳ và các nước được nhắc đến trong điều 3a;

- Điều 8a về lệnh trao trả tù binh và dân thường ngoại quốc đối với tất cả các bên;

- Điều 8b về việc các bên hỗ trợ nhau dò tìm tung tích của những nhân viên quân sự hay dân thường ngoại quốc mất tích khi đang làm nhiêm vụ;

(b) Ủy Ban Quân Sự Liên Hợp Bốn Bên sẽ hoạt động trên nguyên tắc thảo luận và thống nhất. Mọi bất đồng sẽ được trình lên Ủy Ban Quốc Tế về Quản Lý và Giám Sát.

(c) Ủy Ban Quân Sự Liên Hợp Bốn Bên sẽ bắt đầu hoạt động ngay sau khi bản hiệp định này được ký kết và kết thúc hoạt động 60 (sáu mươi) ngày sau khi Hoa Kỳ và các nước được nhắc đến trong điều 3a rút toàn bộ quân đội ra khỏi miền Nam Việt Nam cũng như tù binh và dân thường ngoại quốc của các bên đều được thả.

(d) Bốn bên tham gia đàm phán thống nhất tại chỗ về tổ chức, thủ tục làm việc, phương thức hành động và ngân sách của Ủy Ban Quân Sự Liên Hợp Bốn Bên.

► Điều 17:

(a) Hai phía miền Nam Việt Nam cử ngay đại diện tham gia Ủy Ban Quân Sự Liên Hợp Hai Bên. Ủy ban này có nhiệm vụ bảo đảm sự phối hợp hành động giữa hai bên trong khuôn khổ thực thi các điều khoản sau của bản hiệp định:

- Đoạn 1 điều 2 về lệnh ngừng bắn trên toàn miền Nam Việt Nam, khi Ủy Ban Quân Sự Liên Hợp Bốn Bên hết thời hạn họat động;

- Điều 3b về lệnh ngừng bắn đối với hai phía miền Nam Việt Nam;

- Điều 3c về lệnh ngừng bắn đối với tất cả các bên trên toàn miền Nam Việt Nam , khi Ủy Ban Quân Sự Liên Hợp Bốn Bên hết thời hạn hoạt động;

- Điều 7 về lệnh cấm tăng cường binh lính vào miền Nam Viêt Nam và tất cả các quy định khác của điều 7;

- Điều 8c về việc lệnh trả tự do cho thường dân Việt Nam bị bắt và giam giữ tại miền Nam Việt Nam;

- Điều 13 về việc giảm bớt quân chủ lực và giải giáp những lực lượng đã giảm bớt.

(b) Mọi bất đồng đều được đệ trình lên Ủy Ban Quốc Tế về Quản Lý và Giám Sát.

(c) Ngay sau khi bản hiệp định này được ký kết, Ủy Ban Quân Sự Liên Hợp Hai Bên sẽ thống nhất về biện pháp và tổ chức nhằm củng cố lệnh ngừng bắn và giữ gìn hòa bình tại miền Nam Việt Nam;

► Điều 18:

(a) Ủy Ban Quản Lý và Giám Sát Quốc Tế sẽ được thành lập ngay sau khi bản hiệp định này được ký kết.

(b) Cho đến khi Hội Nghị Quốc Tế đưa ra phán quyết cuối cùng, Ủy Ban Quốc Tế Quản Lý và Giám Sát sẽ báo cáo cho bốn bên các vấn đề liên quan đến quản lý và giám sát việc thực thi các quy định sau của bản hiệp định:

Đoạn 1 điều 2 về việc thực thi lệnh ngừng bắn trên toàn miền Nam Viêt Nam;

Điều 3a về lệnh ngừng bắn đối với quân đội Hoa Kỳ và các quốc gia được nhắc đến trong điều 3;

Điều 3c về lệnh ngừng bắn tại miền Nam Việt Nam đối với tất cả các bên;

Điều 5 về lệnh triệt thóai khỏi miền Nam Việt Nam đối với toàn bộ quân đội Hoa Kỳ và các quốc gia được nhắc đến trong điều 3a;

Điều 6 về việc phá dỡ toàn bộ căn cứ quân sự trên miền Nam Việt Nam đối với Hoa Kỳ và các quốc gia được nhắc đến trong điều 3a;

Điều 8a về lệnh trao trả tù binh và dân thường ngoại quốc bị bắt và bị giam giữ đối với tất cả các bên.

Ủy Ban Quản Lý và Giám Sát Quốc Tế sẽ cử những đội giám sát để thực hiện nhiệm vụ. Bốn bên sẽ thống nhất tại chỗ về vị trí và hoạt động của các đội này cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho họat động của họ.

(c) Cho đến khi Hội Nghị Quốc Tế đưa ra phán quyết cuối cùng, Ủy Ban Quốc Tế về Quản Lý và Giám Sát sẽ báo cáo cho hai phía miền Nam Việt Nam các vấn đề liên quan đến quản lý và giám sát việc thực thi các quy định sau của bản hiệp định:

- Đoạn 1 điều 2 về việc thực thi lệnh ngừng bắn trên toàn miền Nam Viêt Nam, khi Ủy Ban Quân Sự Liên Hợp Bốn Bên hết thời hạn hoạt động;

- Điều 3b về lệnh ngừng bắn đối với hai phía miền Nam Việt Nam;

- Điều 3c về lệnh ngừng bắn trên toàn miền Nam Việt Nam đối với tất cả các bên, khi Uỷ Ban Quân Sự Liên Hợp Bốn Bên hết thời hạn hoạt động;

- Điều 7 về lệnh cấm tăng cường quân vào miền Nam Việt Nam và các quy định khác của điều 7;

- Điều 8c về lệnh trả tự do cho các dân thường Việt Nam bị bắt và bị giam giữ tại miền Nam Việt Nam;

- Điều 9b về tổng tuyển cử tự do, dân chủ tại miền Nam Việt Nam;

- Điều 13 về lệnh giảm bớt quân chủ lực và giải giáp các lực lượng đã giảm bớt đối với hai phía miền Nam Việt Nam.

Ủy Ban Quốc Tế về Quản Lý và Giám Sát lập ra các đội quản lý để thực hiện nhiệm vụ. Hai phía miền Nam Việt Nam thống nhất tại chỗ về vị trí và tổ chức của các đôi này cũng như tạo điều kiện cho các họat động của họ.

(d) Ủy Ban Quốc Tế về Quản Lý và Giám Sát gồm đại diện của bốn nước: Canada, Hungary, Indonesia và Ba Lan. Ủy Ban xác định các giai đoạn cụ thể trong đó các thành viên sẽ luân phiên nhau giữ chức chủ tịch.

(e) Ủy Ban Quốc Tế về Quản Lý và Giám Sát thực hiện các nhiệm vụ trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của miền Nam Việt Nam.

(f) Ủy Ban Quốc Tế về Quản Lý và Giám Sát hoạt động trên nguyên tắc thảo luận và thống nhất.

(g) Ủy Ban Quốc Tế về Quản Lý và Giám Sát bắt đầu hoạt động kể từ thời điểm lệnh ngừng bắn có hiệu lực tại Việt Nam. Đối với các quy định trong điều 18b liên quan tới bốn bên, Ủy Ban Quốc Tế về Quản Lý và Giám Sát sẽ ngừng hoạt động sau khi thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý và giám sát. Đối với các quy định trong điều 18c liên quan đến hai phía miền Nam Việt Nam, Ủy Ban Quốc Tế về Quản Lý và Giám Sát sẽ ngừng hoạt động nếu có yêu cầu từ phía Chính Phủ mới được thành lập thông qua cuộc tổng tuyển cử tại miền Nam Việt Nam (được quy định trong điều 9b).

(h) Bốn bên thống nhất tại chỗ về tổ chức, biện pháp hoạt động và ngân sách của Ủy Ban Quốc Tế về Quản Lý và Giám Sát. Quan hệ giữa Ủy Ban Quốc Tế và Hội Nghị Quốc Tế sẽ được Ủy Ban Quốc Tế và Hội Nghị Quốc Tế thống nhất.

► Điều 19:

Các bên thống nhất về việc triệu tập một Hội Nghị Quốc Tế trong vòng 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày ký kết hiệp định này. Hội Nghị Quốc Tế có chức năng chứng nhận cho bản hiệp ước đã ký; bảo đảm chấm dứt chiến tranh; duy trì hòa bình tại Việt Nam; tôn trọng quyền quốc gia cơ bản của người dân Việt Nam và quyền tự quyết của người dân miền Nam Việt Nam; và góp phần bảo đảm hòa bình tại Đông Dương.

Hoa Kỳ và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, với tư cách là các bên tham gia Hòa Đàm Paris sẽ đề nghị các quốc gia sau tham gia vào Hội Nghị Quốc Tế: Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, Cộng Hòa Pháp, Cộng Hòa Liên Bang Sô Viết, và Vương Quốc Anh cùng bốn quốc gia thành viên của Ủy Ban Quốc Tế về Quản Lý và Giám Sát và Tổng Thư Ký Liên Hợp Quốc cùng các bên tham gia Hòa Đàm Paris.

KHOẢN VII: VỀ LÀO VÀ CAMPUCHIA

► Điều 20:

(a) Các bên tham gia Hòa Đàm Paris về Việt Nam nghiêm chỉnh chấp hành Hiệp Định Geneva 1954 về Lào và Hiệp Định Geneva 1954 về Campuchia, trong đó khẳng định những quyền quốc gia cơ bản của người dân Lào và Campuchia cũng như độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của hai nước này. Các bên tôn trọng thái độ trung lập của họ.

Các bên tham gia Hòa Đàm Paris về Việt Nam cam kết không sử dụng lãnh thổ của Lào hay Campuchia để xâm phạm quyền tự chủ và an ninh của đối phương hay bất kỳ quốc gia nào khác.

(b) Các lực lượng ngọai quốc chấm dứt mọi hoạt động quân sự trên lãnh thổ Lào và Campuchia, triệt thoái toàn bộ lực lượng và không tăng cường thêm quân đội, cố vấn quân sự hay nhân viên quân sự, vũ khí, đạn dược hay vật liệu chiến tranh vào hai nước này.

(c) Nhân dân Lào và Campuchia sẽ giải quyết các vấn đề nội bộ của nước mình mà không có sự can thiệp từ bên ngoài.

(d) Các vấn đề tồn tại giữa ba nước Đông Dương sẽ được ba nước này giải quyết trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

KHOẢN VIII: MỐI QUAN HỆ GIỮA HOA KỲ VÀ CỘNG HÒA DÂN CHỦ VIỆT NAM

► Điều 21:

Hoa Kỳ tin tưởng rằng hiệp định này sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho hòa giải dân tộc của nước Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam cũng như toàn thể nhân dân trên bán đảo Đông Dương. Vẫn theo đuổi những chính sách truyền thống, Hoa Kỳ sẽ đóng góp vào công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh và tái thiết sau chiến tranh tại Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cũng như trên toàn Đông Dương.

► Điều 22:

Chấm dứt chiến tranh, vãn hồi hòa bình và nghiêm chỉnh chấp hành hiệp định này là những điều kiện tốt để thiết lập mối quan hệ mới, bình đẳng và hai bên cùng có lợi giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trên cơ sở tôn trọng độc lập và chủ quyền của nhau, không can thiệp vào công việc của nhau. Đồng thời điều đó cũng bảo đảm cho một nền hòa bình ổn định tại Việt Nam và góp phần duy trì nền hòa bình ở Đông Dương và Đông Nam Á.

 

KHOẢN IX: CÁC QUY ĐỊNH KHÁC

► Điều 23:

Hiệp định này có hiệu lực sau lễ ký kết của các đại diện toàn quyền của mỗi bên tham gia Hòa Đàm Paris về Việt Nam. Tất cả các bên liên quan phải nghiêm chỉnh thực thi hiệp định này và các nghị định thư kèm theo.

Soạn thảo tại Paris ngày 27/01/1973 (hai mươi bẩy tháng một năm một nghìn chín trăm bẩy mươi ba) bằng tiếng Anh và tiếng Việt. Cả hai bản đều có giá trị như nhau và chính thức.

Thay mặt chính phủ Việt Nam Cộng hòa:

(đã ký)

Trần Văn Lắm.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

 

Thay mặt chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ:

(đã ký)

William P. Rogers

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

Thay mặt chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam:

(đã ký)

Nguyễn Thị Bình

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

Thay mặt chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa:

(đã ký)

Nguyễn Duy Trinh

Bộ Trưởng Bộ Ngoại giao

 

 

Nguồn:

2 bản từ 2 web khác nhau

toàn văn hiệp định Paris

BẢN DỊCH TỪ BẢN TIẾNG ANH

của locnhietdoi

student

Joined: 24 Jun 2007

Joined: Jun 25 2007

Posted: Mon Jun 25, 2007 5:07 am

 

Link Google search : toàn văn hiệp định Paris

http://vnntu.com/forum/viewtopic.php?t=7539&view=next&sid=188dbff90b4e88ace95b40bffb46e752

http://vnntu.com/forum/viewtopic.php?t=7539&view=next&sid=188dbff90b4e88ace95b40bffb46e752

 

 

Hiệp định Paris 1973

Paris Peace Accords

Agreement on Ending the War and Restoring Peace in Vietnam, signed in Paris and entered into force January 17, 1973.

AGREEMENT ON ENDING THE WAR AND RESTORING PEACE IN VIET-NAM

The Parties participating in the Paris Conference on Viet-Nam,

With a view to ending the war and restoring peace in Viet-Nam on the basis of respect for the Vietnamese people's fundamental national rights and the South Vietnamese people's right to self- determination, and to contributing to the consolidation of peace in Asia and the world,

Have agreed on the following provisions and undertake to respect and to implement them:

Chapter I

THE VIETNAMESE PEOPLE'S FUNDAMENTAL NATIONAL RIGHTS

► Article 1

The United States and all other countries respect the independence, sovereignty, unity, and territorial integrity of Viet-Nam as recognized by the 1954 Geneva Agreements on Viet- Nam.

Chapter II

CESSATION OF HOSTILITIES - WITHDRAWAL OF TROOPS,

► Article 2

A cease-fire shall be observed throughout South Viet-Nam as of 2400 hours G.M.T. [Greenwich Mean Time], on January 27, 1973.

At the same hour, the United States will stop all its military activities against the territory of the Democratic Republic of Viet-Nam by ground, air and naval forces, wherever they may be based, and end the mining of the territorial waters, ports, harbors, and waterways of the Democratic Republic of Viet-Nam. The United States will remove, permanently deactivate or destroy all the mines in the territorial waters, ports, harbors, and waterways of North Viet-Nam as soon as this Agreement goes into effect.

The complete cessation of hostilities mentioned in this Article shall be durable and without limit of time.

► Article 3

The parties undertake to maintain the cease-fire and to ensure a lasting and stable peace.

As soon as the cease-fire goes into effect:

(a) The United States forces and those of the other foreign countries allied with the United States and the Republic of Viet-Nam shall remain in-place pending the implementation of the plan of troop withdrawal. The Four-Party Joint Military Commission described in Article 16 shall determine the modalities.

(b) The armed forces of the two South Vietnamese parties shall remain in-place. The Two-Party Joint Military Commission described in Article 17 shall determine the areas controlled by each party and the modalities of stationing.

(c) The regular forces of all services and arms and the irregular forces of the parties in South Viet-Nam shall stop all offensive activities against each other and shall strictly abide by the following stipulations:

- All acts of force on the ground, in the air, and on the sea shall be prohibited;

- All hostile acts, terrorism and reprisals by both sides will be banned.

► Article 4

The United States will not continue its military involvement or intervene in the internal affairs of South Viet-Nam.

► Article 5

Within sixty days of the signing of this Agreement, there will be a total withdrawal from South Viet-Nam of troops, military advisers, and military personnel, including technical military personnel and military personnel associated with the pacification program, armaments, munitions, and war material of the United States and those of the other foreign countries mentioned in Article 3 (a). Advisers from the above-mentioned countries to all paramilitary organizations and the police force will also be withdrawn within the same period of time.

► Article 6

The dismantlement of all military bases in South Viet-Nam of the United States and of the other foreign countries mentioned in Article 3 (a) shall be completed within sixty days of the signing of this agreement.

► Article 7

From the enforcement of the cease-fire to the formation of the government provided for in Article 9 (b) and 14 of this Agreement, the two South Vietnamese parties shall not accept the introduction of troops, military advisers, and military personnel including technical military personnel, armaments, munitions, and war material into South Viet-Nam.

The two South Vietnamese parties shall be permitted to make periodic replacement of armaments, munitions and war material which have been destroyed, damaged, worn out or used up after the cease-fire, on the basis of piece-for-piece, of the same characteristics and properties, under the supervision of the Joint Military Commission of the two South Vietnamese parties and of the International Commission of Control and Supervision.

 

Chapter III

THE RETURN OF CAPTURED MILITARY PERSONNEL AND FOREIGN CIVILIANS AND CAPTURED AND DETAINED VIETNAMESE CIVILIAN PERSONNEL

► Article 8

(a) The return of captured military personnel and foreign civilians of the parties shall be carried out simultaneously with and completed not later than the same day as the troop withdrawal mentioned in Article 5. The parties shall exchange complete lists of the above-mentioned captured military personnel and foreign civilians on the day of the signing of this Agreement.

(b) The parties shall help each other to get information about those military personnel and foreign civilians of the parties missing in action, to determine the location and take care of the graves of the dead so as to facilitate the exhumation and repatriation of the remains, and to take any such other measures as may be required to get information about those still considered missing in action.

(c) The question of the return of Vietnamese civilian personnel captured and detained in South Viet-Nam will be resolved by the two South Vietnamese parties on the basis of the principles of Article 21 (b) of the Agreement on the Cessation of Hostilities in Viet-Nam of July 20, 1954. The two South Vietnamese parties will do so in a spirit of national reconciliation and concord, with a view to ending hatred and enmity, in order to ease suffering and to reunite families. The two South Vietnamese parties will do their utmost to resolve this question within ninety days after the cease-fire comes into effect.

Chapter IV

THE EXERCISE OF THE SOUTH VIETNAMESE PEOPLE'S RIGHT TO SELF- DETERMINATION

► Article 9

The Government of the United States of America and the Government of the Democratic Republic of Viet-Nam undertake to respect the following principles for the exercise of the South Vietnamese people's right to self-determination:

(a) The South Vietnamese people's right to self-determination is sacred, inalienable, and shall be respected by all countries.

(b) The South Vietnamese people shall decide themselves the political future of South Viet-Nam through genuinely free and democratic general elections under international supervision.

(c) Foreign countries shall not impose any political tendency or personality on the South Vietnamese people.

► Article 10

The two South Vietnamese parties undertake to respect the cease- fire and maintain peace in South Viet-Nam, settle all matters of contention through negotiations, and avoid all armed conflict.

► Article 11

Immediately after the cease-fire, the two South Vietnamese parties will:

- achieve national reconciliation and concord, end hatred and enmity, prohibit all acts of reprisal and discrimination against individuals or organizations that have collaborated with one side or the other;

- ensure the democratic liberties of the people: personal freedom, freedom of speech, freedom of the press, freedom of meeting, freedom of organization, freedom of political activities, freedom of belief, freedom of movement, freedom of residence, freedom of work, right to property ownership, and right to free enterprise.

► Article l2

(a) Immediately after the cease-fire, the two South Vietnamese parties shall hold consultations in a spirit of national reconciliation and concord, mutual respect, and mutual non- elimination to set up a National Council of National Reconciliation and Concord of three equal segments. The Council shall operate on the principle of unanimity, After the National Council of National Reconciliation and Concord has assumed its functions, the two South Vietnamese parties will consult about the formation of councils at lower levels. The two South Vietnamese parties shall sign an agreement on the internal matters of South Viet-Nam as soon as possible and do their utmost to accomplish this within ninety days after the cease- fire comes into effect, in keeping with the South Vietnamese people's aspirations for peace, independence and democracy.

(b) The National Council of National Reconciliation and Concord shall have the task of promoting the two South Vietnamese parties' implementation of this Agreement, achievement of national reconciliation and concord and ensurance of democratic liberties. The National Council of National Reconciliation and Concord will organize the free and democratic general elections provided for in Article 9 (b) and decide the procedures and modalities of these general elections. The institutions for which the general elections are to be held will be agreed upon through consultations between the two South Vietnamese parties. The National Council of National Reconciliation and Concord will also decide the procedures and modalities of such local elections as the two South Vietnamese parties agree upon.

► Article 13

The question of Vietnamese armed forces in South Viet-Nam shall be settled by the two South Vietnamese parties in a spirit of national reconciliation and concord, equality and mutual respect, without foreign interference, in accordance with the postwar situation. Among the questions to be discussed by the two South Vietnamese parties are steps to reduce their military effectives and to demobilize the troops being reduced. The two South Vietnamese parties will accomplish this as soon as possible.

► Article 14

South Viet-Nam will pursue a foreign policy of peace and independence. It will be prepared to establish relations with all countries irrespective of their political and social systems on the basis of mutual respect for independence and sovereignty and accept economic and technical aid from any country with no political conditions attached. The acceptance of military aid by South Viet-Nam in the future shall come under the authority of the government set up after the general elections in South Viet- Nam provided for in Article 9 (b).

Chapter V

THE REUNIFICATION OF VIET-NAM AND THE RELATIONSHIP BETWEEN NORTH AND SOUTH VIET-NAM

► Article 15

The reunification of Viet-Nam shall be carried out step by step through peaceful means on the basis of discussions and agreements between North and South Viet-Nam, without coercion or annexation by either party, and without foreign interference. The time for reunification will be agreed upon by North and South Viet-Nam-

Pending reunification:

(a) The military demarcation line between the two zones at the 17th parallel is only provisional and not a political or territorial boundary, as provided for in paragraph 6 of the Final Declaration of the 1954 Geneva Conference.

(b) North and South Viet-Nam shall respect the Demilitarized Zone on either side of the Provisional Military Demarcation Line.

(c) North and South Viet-Nam shall promptly start negotiations with a view to reestablishing-normal relations in various fields. Among the questions to be negotiated are the modalities of civilian movement across the Provisional Military Demarcation Line,

(d) North and South Viet-Nam shall not join any military alliance or military bloc and shall not allow foreign powers to maintain military bases, troops; military advisers, and military personnel on their respective territories, as stipulated in the 1954 Geneva Agreements on Viet-Nam.

 

Chapter VI

THE JOINT MILITARY COMMISSIONS, THE INTERNATIONAL COMMISSION OF CONTROL AND SUPERVISION, THE INTERNATIONAL CONFERENCE

► Article 16

(a) The Parties participating in the Paris Conference on Viet- Nam shall immediately designate representatives to form a Four- Party Joint Military Commission with the task of ensuring joint action by the parties in implementing the following provisions of this Agreement:

- The first paragraph of Article 2, regarding the enforcement of the cease-fire throughout South Viet-Nam;

- Article 3 (a), regarding the cease-fire by U.S. forces and those of the other foreign countries referred to in that Article;

- Article 3 (c), regarding the cease-fire between all parties in South Viet-Nam;

- Article 5, regarding the withdrawal from South Viet-Nam of U.S. troops and those of the other foreign countries mentioned in Article 3 (a);

- Article 6, regarding the dismantlement of military bases in South Viet-Nam of the United States and those of the other foreign countries mentioned in Article 3 (a);

- Article 8 (a), regarding the return of captured military personnel and foreign civilians of the parties;

- Article 8 (b), regarding the mutual assistance of the parties in getting information about those military personnel and foreign civilians of the parties missing in action.

(b) The Four-Party Joint Military Commission shall operate in accordance with the principle of consultations and unanimity. Disagreements shall be referred to the International Commission of Control and Supervision.

(c) The Four-Party Joint Military Commission shall begin operating immediately after the signing of this Agreement and end its activities in sixty days, after the completion of the withdrawal of U.S. troops and those of the other foreign countries mentioned in Article 3 (a) and the completion of the return of captured military personnel and foreign civilians of the parties.

(d) The four parties shall agree immediately on the organization, the working procedure, means of activity, and expenditures of the Four-Party Joint Military Commission.

► Article 17

(a) The two South Vietnamese parties shall immediately designate representatives to form a Two-Party Joint Military Commission with the task of ensuring joint action by the two South Vietnamese parties in implementing the following provisions of this Agreement:

- The first paragraph of Article 2, regarding the enforcement of the cease-fire throughout South Viet-Nam, when the Four-Party Joint Military Commission has ended its activities;

- Article 3 (b), regarding the cease-fire between the two South Vietnamese parties;

- Article 3 (c), regarding the cease-fire between all parties in South Viet-Nam, when the Four-Party Joint Military Commission has ended its activities;

- Article 7, regarding the prohibition of the introduction of troops into South Viet-Nam and all other provisions of this Article;

- Article 8 (c), regarding the question of the return of Vietnamese civilian personnel captured and detained in South Viet-Nam;

- Article 1 3, regarding the reduction of the military effectives of the two South Vietnamese parties and the demobilization of the troops being reduced.

(b) Disagreements shall be referred to the International Commission of Control and Supervision.

(c) After the signing of this Agreement, the Two-Party Joint Military Commission shall agree immediately on the measures and organization aimed at enforcing the cease-fire and preserving peace in South Viet-Nam,

► Article 18

(a) After the signing of this Agreement, an International Commission of Control and Supervision shall be established immediately.

(b) Until the International Conference provided for in Article 19 makes definitive arrangements, the International Commission of Control and Supervision will report to the four parties on matters concerning the control and supervision of the implementation of the following provisions of this Agreement:

- The first paragraph of Article 2, regarding the enforcement of the cease-fire throughout South Viet-Nam;

- Article 3 (a), regarding the cease-fire by U.S. forces and those of the other foreign countries referred to in that Article;

- Article 3 (c), regarding the cease-fire between all the parties in South Viet-Nam;

- Article 5, regarding the withdrawal from South Viet-Nam of U.S. troops and those of the other foreign countries mentioned in Article 3 (a);

- Article 6, regarding the dismantlement of military bases in South Viet-Nam of the United States and those of the other foreign countries mentioned in Article 3 (a);

- Article 8 (a), regarding the return of captured military personnel and foreign civilians of the parties.

The International Commission of Control and Supervision shall form control teams for carrying out its tasks. The four parties shall agree immediately on the location and operation of these teams. The parties will facilitate their operation.

(c) Until the International Conference makes definitive arrangements, the International Commission of Control and Supervision will report to the two South Vietnamese parties on matters concerning the control and supervision of the implementation of the following provisions of this Agreement:

- The first paragraph of Article 2, regarding the enforcement of the cease-fire throughout South Viet-Nam, when the Four-Party Joint Military Commission has ended its activities;

- Article 3 (b), regarding the cease-fire between the two South Vietnamese parties;

- Article 3 (c), regarding the cease-fire between all parties in South Viet-Nam, when the Four-Party Joint Military Commission has ended its activities;

- Article 7, regarding the prohibition of the introduction of troops into South Viet-Nam and all other provisions of this Article;

- Article 8 (c), regarding the question of the return of Vietnamese civilian personnel captured and detained in South Viet-Nam;

- Article 9 (b), regarding the free and democratic general elections in South Viet-Nam;

- Article 13, regarding the reduction of the military effectives of the two South Vietnamese parties and the demobilization of the troops being reduced.

The International Commission of Control and Supervision shall form control teams for carrying out its tasks. The two South Vietnamese parties shall agree immediately on the location and operation of these teams. The two South Vietnamese parties will facilitate their operation.

(d) The International Commission of Control and Supervision shall be composed of representatives of four countries: Canada, Hungary, Indonesia and Poland. The chairmanship of this Commission will rotate among the members for specific periods to be determined by the Commission.

(e) The International Commission of Control and Supervision shall carry out its tasks in accordance with the principle of respect for the sovereignty of South Viet-Nam.

(f) The International Commission of Control and Supervision shall operate in accordance with the principle of consultations and unanimity.

(g) The International Commission of Control and Supervision shall begin operating when a cease-fire comes into force in Viet-Nam. As regards the provisions in Article 18 (b) concerning the four parties, the International Commission of Control and Supervision shall end its activities when the Commission's tasks of control and supervision regarding these provisions have been fulfilled. As regards the provisions in Article 18 (c) concerning the two South Vietnamese parties, the International Commission of Control and Supervision shall end its activities on the request of the government formed after the general elections in South Viet-Nam provided for in Article 9 (b).

(h) The four parties shall agree immediately on the organization, means of activity, and expenditures of the International Commission of Control and Supervision. The relationship between the International Commission and the International Conference will be agreed upon by the International Commission and the International Conference.

► Article 19

The parties agree on the convening of an International Conference within thirty days of the signing of this Agreement to acknowledge the signed agreements; to guarantee the ending of the war, the maintenance of peace in Viet-Nam, the respect of the Vietnamese people's fundamental national rights, and the South Vietnamese people's right to self-determination; and to contribute to and guarantee peace in Indochina.

The United States and the Democratic Republic of Viet-Nam, on behalf of the parties participating in the Paris Conference on Viet-Nam will propose to the following parties that they participate in this International Conference: the People's Republic of China, the Republic of France, the Union of Soviet Socialist Republics, the United Kingdom, the four countries of the International Commission of Control and Supervision, and the Secretary General of the United Nations, together with the parties participating in the Paris Conference on Viet-Nam.

Chapter VII

REGARDING CAMBODIA AND LAOS

► Article 20

(a) The parties participating in the Paris Conference on Viet- Nam shall strictly respect the 1954 Geneva Agreements on Cambodia's and the 1954 Geneva Agreements on Laos, which recognized the Cambodian and the Lao peoples' fundamental national rights, i.e., the independence, sovereignty, unity, and territorial integrity of these countries. The parties shall respect the neutrality of Cambodia and Laos.

The parties participating in the Paris Conference on Viet-Nam undertake to refrain from using the territory of Cambodia and the territory of Laos to encroach on the sovereignty and security of one another and of other countries.

(b) Foreign countries shall put an end to all military activities in Cambodia and Laos, totally withdraw from and refrain from reintroducing into these two countries troops, military advisers and military personnel, armaments, munitions and war material.

(c) The internal affairs of Cambodia and Laos shall be settled by the people of each of these countries without foreign interference.

(d) The problems existing between the Indochinese countries shall be settled by the Indochinese parties on the basis of respect for each other's independence, sovereignty, and territorial integrity, and non-interference in each other's internal affairs.

Chapter VIII

THE RELATIONSHIP BETWEEN THE UNITED STATES AND THE DEMOCRATIC REPUBLIC OF VIET-NAM

► Article 21

The United States anticipates that this Agreement will usher in an era of reconciliation with the Democratic Republic of Viet- Nam as with all the peoples of Indochina. In pursuance of its traditional policy, the United States will contribute to healing the wounds of war and to postwar reconstruction of the Democratic Republic of Viet-Nam and throughout Indochina.

► Article 22

The ending of the war, the restoration of peace in Viet-Nam, and the strict implementation of this Agreement will create conditions for establishing a new, equal and mutually beneficial relationship between the United States and the Democratic Republic of Viet-Nam on the basis of respect for each other's independence and sovereignty, and non-interference in each other's internal affairs. At the same time this will ensure stable peace in Viet-Nam and contribute to the preservation of lasting peace in Indochina and Southeast Asia.

Chapter IX

OTHER PROVISIONS

► Article 23

This Agreement shall enter into force upon signature by plenipotentiary representatives of the parties participating in the Paris Conference on Viet-Nam. All the parties concerned shall strictly implement this Agreement and its Protocols.

 

Done in Paris this twenty-seventh day of January, one thousand nine hundred and seventy-three, in English and Vietnamese. The English and Vietnamese texts are official and equally authentic.

FOR THE GOVERNMENT OF

THE UNITED STATES OF AMERICA:

(Signed):

William P. Rogers 

Secretary of State 

 

FOR THE GOVERNMENT OF

THE REPUBLIC OF VIET-NAM:

(Signed):

Tran Van Lam

Minister for Foreign Affairs

FOR THE GOVERNMENT OF

THE DEMOCRATIC REPUBLIC OF VIET-NAM:

(Signed):

Nguyen Duy Trinh

Minister for Foreign Affairs 

 

FOR THE PROVISIONAL REVOLUTIONARY GOVERNMENT

OF THE REPUBLIC OF SOUTH VIET-NAM:

(Signed):

Nguyen Thi Binh

Minister for Foreign Affairs

------

http://vietnam.vassar.edu/doc16.html

(en) Texte des accords de Paix de Paris

Accords de paix de Paris - Wikipédia

Signature des accords de paix de Paris le 27 janvier 1973. Au départ, les États-Unis ne reconnaissaient pas le rôle du FNL, comme la République démocratique

 

 

 

►► Xem lại:

Toàn văn HIỆP ĐỊNH GENÈVE, 20-7-1954

& Toàn văn TUYÊN BỐ CUỐI CỦA HỘI NGHỊ GENÈVE, 21-7-1954

http://tranxuanan.writer.2.googlepages.com/dich_hd-geneve-1954.htm

►► Xem lại toàn văn 4 cưỡng ước thời Pháp xâm lược: 

Cưỡng ước 1862  |  Cưỡng ước 1874  |  Cưỡng ước 1883  |  Cưỡng ước 1884

________________________________________________________________________________________________

    

Ý KIẾN NGƯỜI ĐỌC  (Link cũ)

http://txawriter.wordpress.com  (Link mới)

 

Trở về

 

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/baimoi-sachmoi-tinmoi-4

 

 

trang bài mới -- sách mới -- tin tức mới: 

 

http://tranxuanan.writer.2.googlepages.com/baimoi-sachmoi-tinmoi-1.htm

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/baimoi-sachmoi-2

 

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/baimoi-sachmoi-tinmoi-3

 

trang "Những trang mục trên 'Web Tác giả Trần Xuân An'":

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/webtacgiatranxuanan

 

trang chủ "Web tác giả Trần Xuân An":

 

http://tranxuanan.writer.googlepages.com

Google page creator  /  host

DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE  

    lên đầu trang (top page)   

 

Đưa lên web: từ ngày 09-8 HB7

 

 

 

 

 

 

 

Web Tác giả Trần Xuân An

 

Tư liệu HỘI NGHỊ PARIS, 1973:

 

 

TOÀN VĂN TIẾNG VIỆT

“ĐỊNH ƯỚC CỦA HỘI NGHỊ QUỐC TẾ VỀ VIỆT NAM”

KÍ KẾT TẠI PARIS NGÀY 02 THÁNG 3 NĂM 1973

 

Chính phủ Canada, Chính phủ Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Chính phủ Hoa Kỳ, Chính phủ Cộng hoà Pháp, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam, Chính phủ Cộng hoà nhân dân Hungary, Chính phủ Cộng hoà Indonésia, Chính phủ Cộng hoà nhân dân Ba Lan, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Vương quốc Anh và Bắc Ái Nhĩ Lan, Chính phủ Việt Nam cộng hoà và Chính phủ Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Sô-viết;

 

Với sự có mặt của ông Tổng Thư kí Liên hiệp quốc;

 

Nhằm mục đích ghi nhận các Hiệp định đã kí kết, bảo đảm chấm dứt chiến tranh, giữ vững hoà bình ở Việt Nam, tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam và quyền tự quyết của nhân dân Miền Nam Việt Nam (1), góp phần vào hoà bình và bảo đảm hoà bình ở Đông Dương, đã thoả thuận cam kết tôn trọng và thi hành những điều khoản sau đây:

 

Điều 1:

 

Các bên kí kết Định ước này trịnh trọng ghi nhận tuyên bố tán thành và ủng hộ bản hiệp định hoà bình chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam ngày 27-01-1973 và bốn nghị định (2) kí kết cũng vào ngày đó.

 

Điều 2:

 

Các bên kí kết Định ước này ghi nhận Hiệp định đáp ứng các nguyện vọng, các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam, quyền tự quyết của nhân dân Miền Nam Việt Nam (1) và đáp ứng nguyện vọng tha thiết về hoà bình của tất cả các nước trên thế giới. Hiệp định là một cống hiến to lớn đối với hoà bình, quyền tự quyết, độc lập dân tộc và việc cải thiện quan hệ giữa các nước. Hiệp định và các Nghị định thư phải được tôn trọng triệt để và phải thi hành nghiêm chỉnh.

 

Điều 3:

 

Các bên kí kết Định ước này trịnh trọng ghi nhận những cam kết của các bên kí kết Hiệp định và các Hiệp định thư tôn trọng triệt để và thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định và các Nghị định thư.

 

Điều 4:

 

Các bên kí kết Định ước này trịnh trọng công nhận và triệt để tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam cũng như quyền tự quyết của nhân dân Miền Nam Việt Nam. Các bên kí kết Định ước này triệt để tôn trọng Hiệp định và các Nghị định thư bằng cách không có hành động nào trái với các điều khoản của Hiệp định và các Nghị định thư.

 

Điều 5:

 

Vì sự nghiệp hoà bình lâu dài ở Việt Nam, các bên kí kết Định ước này kêu gọi tất cả các nước triệt để tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam và quyền tự quyết của nhân dân Miền Nam Việt Nam. Triệt để tôn trọng Hiệp định và các Nghị định thư bằng cách không có bất cứ hành động nào trái với các điều khoản của Hiệp định và các Nghị định thư.

 

Điều 6:

 

(a) Bốn bên kí kết Hiệp định hoặc hai bên Miền Nam Việt Nam, mỗi bên có thể tự mình hoặc bằng hành động thống nhất, thông báo cho các bên khác kí kết Định ước này về tình hình thi hành Hiệp định và các Nghị định thư. Vì các báo cáo và ý kiến của Uỷ ban Quốc tế Kiểm soát và Giám sát về việc kiểm soát và giám sát việc thực hiện các điều khoản của Hiệp định và các nghị định thư thuộc nhiệm vụ của Uỷ ban sẽ gửi đến bốn bên kí kết Hiệp định và hai bên Miền Nam Việt Nam nên các bên đó có trách nhiệm, mỗi bên tự mình hoặc hành động thống nhất, nhanh chóng chuyển các báo cáo và ý kiến đó đến các bên khác kí kết Định ước này.

 

(b) Bốn bên kí kết Hiệp định và hai bên Miền Nam Việt Nam cũng sẽ mỗi bên tự mình hoặc bằng hành động thống nhất, chuyển thông báo những báo cáo và ý kiến nói trên cho các bên tham gia Hội nghị Quốc tế về Việt Nam để biết.

 

Điều 7:

 

(a) Trong trường hợp xảy ra một sự vi phạm Hiệp định và các Nghị định thư, đe doạ hoà bình, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam,hoặc quyền tự quyết của nhân dân Miền Nam Việt Nam, các bên kí kết Hiệp định và các Nghị định thư, mỗi bên sẽ tự mình hoặc bằng hành động thống nhất, trao đổi ý kiến với các bên khác kí kết Định ước này, để xác định những biện pháp cần thiết để giải quyết.

 

(b) Hội nghị Quốc tế về Việt Nam sẽ được họp lại khi Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà và Chính phủ Hoa Kỳ thay mặt cho các bên kí kết Hiệp định (3) cùng yêu cầu, hoặc khi có sáu, hoặc hơn sáu bên kí kết Định ước này, yêu cầu.

 

Điều 8:

 

Để góp phần vào hoà bình và bảo đảm hoà bình ở Đông Dương, các bên kí kết Định ước này nghi nhận lời cam kết của các bên kí kết Hiệp định tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và nền trung lập của Kampuchea và của Lào như Hiệp định đã quy định.

 

Các bên kí kết Định ước cũng thoả thuận tôn trọng các điều trên và sẽ không có bất cứ hành động nào trái với các điều trên, và kêu gọi các nước khác cũng làm như thế.

 

Điều 9:

 

Định ước này sẽ có hiệu lực từ khi đại diện toàn quyền của tất cả 12 bên kí và sẽ được tất cả các bên thi hành triệt để. Việc kí kết vào Định ước này không phải là sự công nhận bất cứ một bên nào trong trường hợp mà trước đây chưa có sự công nhận đó (4).

 

 

Làm thành 12 bản tại Paris, ngày 02 tháng 3 năm 1973, bằng tiếng Việt Nam, tiếng Anh, tiếng Trung Hoa, tiếng Pháp và tiếng Nga. Tất cả các bản đều có giá trị như nhau.

 

 

Thay mặt (TM.) Chính phủ Canada

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

MITCHELL SHARP

 

TM. Chính phủ Cộng hoà nhân dân Trung Hoa

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

CƠ BẰNG PHI

 

TM. Chính phủ Hoa Kỳ

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

WILLIAM P. ROGERS

 

TM. Chính phủ Cộng hoà Pháp

Tổng trưởng Bộ Ngoại giao

MAURICE SCHUMANN

 

TM. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

NGUYỄN THỊ BÌNH

 

TM. Chính phủ Cộng hoà nhân dân Hungary

Tổng trưởng Bộ Ngoại giao

JANOS PETER

 

TM. Chính phủ Cộng hoà Indonesia

Tổng trưởng Bộ Ngoại giao

ADAM MALIK

 

TM. Chính phủ Cộng hoà nhân dân Ba Lan

Tổng trưởng Bộ Ngoại giao

STEFAN OLSZOWSKI

 

TM. Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

NGUYỄN DUY TRINH

 

TM. Chính phủ Vương quốc Anh và Bắc Ái Nhĩ Lan

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

ALEC DOUGLAS-HOME

 

TM. Chính phủ Việt Nam cộng hoà

Tổng trưởng Bộ Ngoại giao

TRẦN VĂN LẮM

 

TM. Chính phủ Hoa Kỳ

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

ANDREI A. GROMYKO

 

___________________________

 

Ghi chú của WebTgTXA.:

 

(1) WebTgTXA. dùng chữ nghiêng và đậm nét, để nhấn mạnh các cụm từ được lặp lại nhiều lần trong Định ước này, đặc biệt là: “quyền tự quyết của nhân dân Miền Nam Việt Nam”.

 

(2) Bốn Nghị định thư:

 

1. Về Uỷ ban quốc tế Kiểm soát và Giám sát;

 

2. Về việc trao trả nhân viên quân sự bị bắt, thường dân nước ngoài bị bắt và nhân viên dân sự Việt Nam bị bắt và giam giữ;

 

3. Về ngưng bắn ở Miền Nam Việt Nam và về các Ban Liên hợp Quân sự;

 

4. Về việc tháo gỡ và vô hiệu hoá mìn trên các thuỷ lột Việt Nam dân chủ cộng hoà.

 

(3) Căn cứ vào những cụm từ, WebTgTXA. sử dụng bằng kiểu chữ nghiêng và đậm nét trên, người tìm hiểu, nghiên cứu tư liệu sử học này sẽ thấy: vai trò chủ chốt vẫn chỉ hai bên: “Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà” “Chính phủ Hoa Kỳ”. Chính Uỷ ban Giải Nobel Hoà bình cũng đã trao giải cho Lê Đức Thọ (VNDCCH.) & Kissinger (HK.).

 

http://nobelprize.org/nobel_prizes/peace/laureates/1973/

 

Kissinger nhận giải (1/2) nhưng Lê Đức Thọ từ chối không nhận giải (1/2). Sự từ chối của Lê Đức Thọ chắc hẳn là vì Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam tại Hà Nội đã dự đoán tình hình và quyết tâm giải quyết vấn đề bằng bạo lực chiến tranh, như từ sau thời điểm ấy cho đến 30-4-1975, chúng ta đã thấy và sử kí đã ghi nhận.

 

(4) Mặt trận Giải phóng Miền Nam Việt Nam, trong những cuộc họp đầu tiên của Hội nghị Paris, không được phía Hoa Kỳ và Việt Nam cộng hoà công nhận. Hẳn câu này ám chỉ điều đó.

 

 

Nguồn tư liệu: Tạp chí Đối Diện, số 48, tháng 7-1973, tr. 111-115.

Bản gõ phím vi tính & ghi chú: WebTgTXA., 15-8 HB7 (2007).

 

 

►► Xem thêm:

Toàn văn HIỆP ĐỊNH GENÈVE, 20-7-1954

& Toàn văn TUYÊN BỐ CUỐI CỦA HỘI NGHỊ GENÈVE, 21-7-1954

http://tranxuanan.writer.2.googlepages.com/dich_hd-geneve-1954.htm

Toàn văn HIỆP ĐỊNH PARIS 27-01-1973, bản tiếng Việt

http://tranxuanan.writer.2.googlepages.com/hdparis-1973_saigonbao.htm

►► Xem lại toàn văn 4 cưỡng ước thời kì đầu thực dân Pháp xâm lược (1858-1885): 

Cưỡng ước 1862  |  Cưỡng ước 1874  |  Cưỡng ước 1883  |  Cưỡng ước 1884

 

& 3 bài viết:

 

________________________________________________________________________________________________

    

Ý KIẾN NGƯỜI ĐỌC  (Link cũ)

http://txawriter.wordpress.com  (Link mới)

 

Trở về

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/baimoi-sachmoi-tinmoi-4

 

& trang bài mới -- sách mới -- tin tức mới 1, 2 & 3: 

 

http://tranxuanan.writer.2.googlepages.com/baimoi-sachmoi-tinmoi-1.htm

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/baimoi-sachmoi-2

 

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/baimoi-sachmoi-tinmoi-3

 

trang "Những trang mục trên 'Web Tác giả Trần Xuân An'":

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/webtacgiatranxuanan

 

trang chủ "Web tác giả Trần Xuân An":

 

http://tranxuanan.writer.googlepages.com

Google page creator  /  host

DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE  

    lên đầu trang (top page)   

 

Đưa lên web: từ ngày 15-8 HB7