Trên Báo Quảng Trị (in giấy)

 

Web Tác giả Trần Xuân An

 

BÁO QUẢNG TRỊ (in giấy),

năm thứ mười chín, số 2461, thứ hai, 4-6-2007 (19 tháng 4 Đinh hợi HB7)

 

Về lễ dựng bia minh oan và tôn vinh nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường, có các bài:

1. "Trao tặng bia lịch sử Kỳ Vĩ quận công Nguyễn Văn Tường (1824-1886)", bài của NTH., ảnh nhà bia cùng GS. Đinh Xuân Lâm, nhà sử học Dương Trung Quốc, các nhà nghiên cứu và khách quý khác,  tr. 1 -  xem tiếp tr. 4. Bài cũng đã được đăng trên "Trang Thông tin điện tử tỉnh Quảng Trị". Có thể xem theo link:

http://tranxuanan.writer.2.googlepages.com/ledungbia-nvt_webquangtri.htm

2. "Nhà sử học Dương Trung Quốc: "Sẽ có sự thay đổi cách đánh giá trong sách giáo khoa về nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường"", bài phỏng vấn do Nguyễn Hoàn, Thanh Hải thực hiện, và ảnh với ghi chú: "Phút trầm tư cùa nhà sử học Dương Trung Quốc tại lễ tặng bia Kỳ Vĩ quận công Nguyễn Văn Tường" (khác với ảnh trên "Trang Thông tin Khoa học & Công nghệ tỉnh Quảng Trị"), tr. 3.

http://tranxuanan.writer.2.googlepages.com/duongtquoc_nghoan-thhai-pv.htm

3. "Chị Trần Nguyễn Từ Vân, Việt kiều ở California, Mỹ, hậu duệ của Kỳ Vĩ quận công Nguyễn Văn Tường: "Người Việt mình có tinh thần cầu tiến, không chấp nhận thất bại"", do Nguyễn Hoàn, Thanh Hải thực hiện, ảnh chụp kí giả Nguyễn Hoàn, cô Trần Nguyễn Từ Vân trong cuộc phỏng vấn, trả lời phỏng vấn, tr. 3.

Theo như tôi được biết, cô Trần Nguyễn Từ Vân rất giỏi về kĩ thuật vi tính và mạng liên thông toàn cầu, đã hoặc đang thực hiện một website. Mong rằng, nhiều người đọc quan tâm đến những chuyến sưu tầm tư liệu về nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường (1824-1886) sẽ đọc bài phỏng vấn trên tại website của Trần Nguyễn Từ Vân. Tuy vậy, thiết tưởng cũng nên nói thêm đôi điều:

Nội dung cuộc phỏng vấn xoay quanh, xoáy sâu vào quá trình sưu tầm tư liệu của cô Trần Nguyễn Từ Vân (ngoại hậu duệ) và mẹ của cô, bà Nguyễn Thị Ngọc Oanh (nội hậu duệ), tại các trung tâm lưu trữ ở Pháp, Tahiti. Những thông tin trong bài phỏng vấn này cũng đã được Trần Nguyễn Từ Vân viết thành một bài bút kí, đăng trên Tạp chí Xưa & Nay, số 151 (199) – tháng 11. 2003, cùng với bài viết của Xưa & Nay. Tôi đã viết trong bộ sách "Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824-1886)" và hai cuốn sách khác cùng đề tài ("TSBN.PCĐT. NVT., KTKĐTC CCN TDP."; "NVT., MNTN.") về thông tin này, đồng thời cũng đã đăng trên Tạp chí điện tử Giao Điểm, đưa lên các web cá nhân của tôi:

"Bài viết ấy [bài của Xưa & Nay -- ct.] được đăng cùng số tạp chí Xưa & Nay ghi trên, tr. 10 – 12. Trong đó, có đoạn khẳng định rõ việc giám định về tính xác thực của tư liệu sưu tầm được: “Những chuyến đi dài ngày đến những nơi xa xôi trên trái đất, cuối cùng đã giúp hai người tìm được trong đống hồ sơ bị lãng quên những tài liệu chân xác liên quan đến Nguyễn Văn Tường”.

 

Về bài viết của Từ Vân, có đoạn thuật lại việc tìm được các tư liệu cực kì quan trọng: “Tim tôi càng đập mạnh khi cầm trong tay tờ điện tín cũ rích mang chữ kí kiêu ngạo của tướng De Courcy đã hơn 100 năm qua, ra lệnh lưu đày Nguyễn Văn Tường ra Côn Đảo, rồi đưa đến Tahiti. Giờ đây, 115 năm sau, cháu gái sáu đời có dịp chứng kiến. Rồi một sự tình cờ khác bỗng đến trước mắt tôi, một bằng chứng sống động chứa đựng lời buộc tội để kết án Nguyễn Văn Tường chống lại người Pháp: “Văn kiện dùng để nghiên cứu những giai đoạn về vấn đề Bắc Kỳ: Sự nổi dậy” đó, là do Tổng Giám mục Puginier soạn. Cái bằng chứng quan trọng này đã làm hai hàng nước mắt của tôi phải chảy ra. Tôi vội gọi điện thoại báo cha mẹ tôi những tin mừng của ngày đầu khám phá” (bài đã dẫn, tr. 11)"".

 

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/phu_cdtnvtuong_tep11_IV.htm

 

Tôi đã viết: "Trong đó, có đoạn khẳng định rõ việc giám định về tính xác thực của tư liệu sưu tầm được". Tuy nhiên, theo những phản hồi tôi nhận được từ phía một số nhà nghiên cứu và những người đọc quan tâm: Đó chỉ là sự giám định của phía Hội Khoa học lịch sử Việt Nam trên các bản ảnh chụp, hầu hết chưa có chứng thực, mà bà Oanh, cô Từ Vân mang về. Họ còn cho rằng, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam chỉ giám định có hiệu quả tối ưu nhất đối với tư liệu vốn có trong nước, nhất là tư liệu của tập thể sử thần Việt Nam đương thời, thuộc loại không thể thay thế được là "Đại Nam thực lục" các kỉ  IV, V, VI. Nếu muốn đạt hiệu quả tối ưu như vậy, bà Oanh, cô Từ Vân cần phải đề đạt ý nguyện lên Ban Chấp hành Hội; Hội cũng sẵn lòng cử chuyên gia sang các trung tâm lưu trữ tại Pháp, Tahiti...

Chúng ta hẳn phải thấy đó là những phản hồi với tinh thần khoa học, ý thức trách nhiệm chung rất quý báu.

 

■ ■ ■ ■

 

Dưới đây là những dòng nhắn tin riêng, vốn đã được đưa lên ở một trang khác trên web này:

NHẮN TIN (15 : 34' & 17 : 32' 21-5 HB7 & 17-6 HB7):

Nhân đây tôi cũng xin nhắn tin đến bà Nguyễn Thị Ngọc Oanh [cô] và cô Trần Nguyễn Từ Vân [em]:

Theo nguyên tắc, sau khi sao chụp tư liệu tại các trung tâm lưu trữ, cần nhờ các nhân viên thủ thư lập danh sách bản chụp, kế đến, nhờ các giám đốc các trung tâm kí tên, áp khuôn dấu, gồm cả dấu giáp lai, chứng thực "sao y bản chính", "bản chính có lưu trữ tại trung tâm" trên mỗi trang sao chụp tư liệu. Ít ra cũng như ở bản sao chứng từ khai tử tại Papeete, Tahiti. Như vậy mới là tối ưu về thủ tục.

Vui lòng thực hiện thêm công đoạn thuộc thủ tục này.

Tốt nhất là có thêm sự làm chứng trực tiếp của các chuyên gia giám định tư liệu thuộc Viện Sử học, Hội Sử học Việt Nam hoặc các chuyên gia tư liệu sử học ngoại quốc có uy tín quốc tế.

Một điều khác: Phải có một người có chuyên môn cao trong lĩnh vực dịch thuật hiệu đính các bản dịch.

Đề nghị thực hiện một website để công bố tư liệu đã chứng thực và đồng thời xuất bản thành sách (có sự giám định của Hội đồng Tư vấn, Phản biện & Giám định [khoa học] xã hội thuộc Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam).

Trân trọng,

Trần Xuân An

TẤT CẢ CHỈ VÌ MỤC ĐÍCH LÀM SÁNG TỎ SỰ THÂT LỊCH SỬ VỚI PHƯƠNG PHÁP KHOA HỌC TỐI ƯU NHẤT, CÓ TÍNH THUYẾT PHỤC CAO NHẤT, KHÔNG AI CÓ THỂ BÁC BỎ ĐƯỢC. BỞI MỘT LẼ RẤT GIẢN ĐƠN: CHÚT ĐÓNG GÓP CÔNG SỨC VÀO SỬ HỌC PHẢI LÀ MỘT CÔNG VIỆC THẬT SỰ KHOA HỌC ĐỂ CÓ GIÁ TRỊ LÂU DÀI, VĨNH CỬU. 

Và tôi vẫn kiên trì quan điểm khai thác, sử dụng tư liệu như sau:

"Về giai đoạn lich sử 1858-1885/1886, nắm vững và giữ vững tư liệu gốc của nước ta -- những châu bản và các văn kiện khác (kể cả tư liệu gốc của Pháp) trong"Đại Nam thực lục" -- là nắm giữ thanh gươm sử học hay ngọn bút sử học đằng cán (không ai nắm gươm, cầm bút đằng lưỡi!). Nói cách khác, đó là tư liệu ắt có (cần thiết phải có), còn tư liệu gốc của phía Pháp (trong sách báo Pháp, nhất là tư liệu mới sưu tầm được ở các trung tâm lưu trữ của Pháp, Tahiti, phải có chứng thực) là tư liệu đủ (bổ trợ thêm). Không thể hoán chuyển điều kiện đủ thành điều kiện ắt có. -- WebTgTXA.".

Cũng cần phải nói thêm: Tư liệu của Pháp (gồm cả quân viễn chinh và các cố đạo) cũng như các tư liệu của bộ phận người Việt (hoặc bảo hoàng mù quáng hoặc mang tâm thế Đàng Ngoài, thiếu tinh thần khách quan sử học) lại chịu ảnh hưởng tư liệu Pháp, là rất phức tạp. Cùng với thái độ thâm thù Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết và các thành viên khác của nhóm chủ chiến là sự xuyên tạc, bôi nhọ với ác ý, nhằm mục đích chính trị thực dân, bành trướng "tả đạo" (hoặc để thoả mãn tâm lí bảo hoàng mù quáng hay tâm thế Đàng Ngoài [không phải tác giả nào ở Đàng Ngoài thuở thế kỉ XIX - XX cũng thế!]). Do đó, khi khai thác, sử dụng loại tư liệu của Pháp hoặc tư liệu chịu ảnh hưởng Pháp và các cố đạo, cần phải lấy "Đại Nam thực lục" IV, V, VI làm chuẩn cứ.

Thêm một điều nữa: Ngay với "Đại Nam thực lục" IV, V và đặc biệt là kỉ VI, viết về nguỵ triều Đồng Khánh (1885-1888), cũng phải được khai thác, sử dụng với nhãn quan tiên tiến, khoa học.

Tóm lại, cần xác định: "Đại Nam thực lục" là tư liệu gốc ắt có (không thể thiếu hoặc xem nhẹ); "Đại Nam thực lục" là chuẩn cứ trong việc phân loại, đãi lọc các tư liệu của Pháp viễn chinh, Pháp cố đạo. Tất nhiên các tư liệu có xuất xứ từ Pháp ấy vẫn phải được giám định, chứng thực theo đúng nguyên tắc đã trình bày.

Một lần nữa, xin bày tỏ lòng trân trọng.

TXA.

 

 

Báo Quảng Trị (xuất xứ ghi trên), được gửi bởi Võ Văn Luyến qua đường bưu điện;

nhận được vào chiều 17-6 HB7. Thành thật cảm ơn.

_________________________________________________________________________________________________________

Trở về trang

bài mới -- sách mới -- tin tức mới: 

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/baimoi-sachmoi-2

trang chủ "Web tác giả Trần Xuân An":

 

http://tranxuanan.writer.googlepages.com

 

Google page creator  /  host

DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE  

 

    lên đầu trang (top page)   

Ngày đưa trang này lên mạng liên thông: 17-6 HB7 (2007)

Bổ sung: 18-6 HB7