h.a. Phụ lục của bài 8-Tl.3 - Không nên vô tình tạo sự cố

 

"CÂY MUỐN LẶNG, GIÓ CHẲNG NGỪNG" !

KHÔNG NÊN VÔ TÌNH TẠO SỰ CỐ, RƠI VÀO KẾ LI GIÁN, HẠ UY TÍN LẪN NHAU, DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG "NGỘ NHẬN", THẬM CHÍ ĐÁNH TRÁO TÁC GIẢ - TÁC QUYỀN VỀ SAU

1a.

Gửi anh Nguyễn Hoà & bạn Trần Hữu Dũng

13-7 HB8

Trần Hữu Dũng quý mến,

Suốt tuần lễ vừa rồi, đường dây cáp ADSL của mình bị ai đó ngắt đứt, nên không thể đọc và gửi e-mail, cũng không thể đưa lên web cái gì được! Chiều nay, 13-7 HB8, lúc 15 giờ, công ti FPT Telecom mới cho nhân viên xuống nối lại.

Mình vừa đọc xong bài viết giới thiệu của Trần Hữu Dũng về cuốn sách của mình: “Thơ Nguyễn Văn Tường (1824-1886) – Vài nét về con người, tâm hồn và tư tưởng” (Nxb. Thanh Niên, quý II, 2008).

Trước hết, xin cảm ơn nhã ý của Trần Hữu Dũng.

Tuy nhiên, bài giới thiệu có thể khiến người đọc hiểu lầm là mình chỉ làm công việc góp nhặt bài vở của người khác để làm thành cuốn sách!

Thực tế không phải như vậy. Mình phải chú giải thơ, chuyển lại ngôn ngữ thơ (chiếm hơn nửa số trang sách), ngoài phần thưa ngỏ, khảo luận của mình (trên 60 trang)... Có thể nói không ngoa là hầu như mình làm tất (trừ các bàn phiên âm, dịch nghĩa, khảo luận của các ông Trần Viết Ngạc, Trần Đại Vinh, Vũ Đức Sao Biển, Đoàn Quang Hưng, Võ Xuân Đàn; một số bản phiên âm, dịch nghĩa của Nguyễn Tôn Nhan; những điểm hiệu đính của Ngô Thời Đôn). Những phần trong cuốn sách không kí tên tác giả bên dưới đều là của mình. Do đó mình mới đặt tên mình lên bìa sách (*). Ấy là theo nguyên tắc chung về việc biên soạn sách: Những phần không kí tên bên dưới trong cuốn sách là của người chủ biên.

Mình cần phải khẳng định công sức lao động đồng thời cũng là bản quyền của mình.

Năm 2006, anh Cao Quảng Văn trên “Kiến thức Ngày nay” cũng đã một lần vô tình lấy kiến thức, công sức lao động của mình “trao” cho người khác. Mình không chịu.

Mong Trần Hữu Dũng thông cảm.

Thành thật cảm ơn.

Trần Xuân An.

 ________________

(*) Bổ sung ngày 17-6 HB8: Xin nói rõ hơn: Từ năm 2000, chính nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh và nhà nghiên cứu Trần Viết Ngạc đã đề xuất trước tiên ý kiến là tôi nên đưa tên của chính tôi (Trần Xuân An) ra bìa 1 của cuốn sách, sau khi hai ông nhận thấy công sức lao động của tôi thể hiện ở bản thảo cuốn sách ấy.

1b.

XIN SỬA BÀI GIỚI THIỆU LẠI NHƯ SAU:

Đọc sách: Thơ Nguyễn Văn Tường (1824 -1886) – Nghĩa khí của một nhà nho yêu nước. 

Cuốn Thơ Nguyễn Văn Tường (1824-1886) – Vài nét  về con người, tâm hồn và tư tưởng do Trần Xuân An biên soạn và khảo cứu là một tư liệu quý dành cho bạn đọc muốn tìm hiểu về nhân vật chính trong phái chủ chiến triều đình Huế, vừa được NXB Thanh Niên ấn hành vào quí 2 năm 2008. Sách dày 462 trang, chủ yếu là thơ Nguyễn Văn Tường (*) với phần chú giải của Trần Xuân An. Ngoài ra, còn có các bài viết, khảo luận, của các nhà nghiên cứu như Trần Viết Ngạc, Trần Đại Vinh, Vũ Đức Sao Biển, Đoàn Quang Hưng, Võ Xuân Đàn và của chính Trần Xuân An.

   Di cảo Thơ Nguyễn Văn Tường gồm 66 bài thơ chữ Hán viết từ năm 1869 đến năm 1878, thể hiện tấm lòng yêu nước, thương dân của một trí thức đang phải gánh vác trọng trách nặng nề trước hoàn cảnh đất nước gieo neo.

   Đọc tác phẩm này càng thấy ông Nguyễn Văn Tường là nhà nho hành động bộc lộ rõ nét qua các bài thơ tràn đầy nghĩa khí. Cuộc binh biến năm 1885 nổ ra tại kinh đô Huế. Vua Hàm Nghi được Tôn Thất  Thuyết phò ra Tân Sở. Quan phụ chính Nguyễn Văn Tường, quan thượng thư Bộ Hộ Phạm Thuận Duật và ông Tôn Thất Đính, cha của Tôn Thất Thuyết, bị đày ra Côn Đảo, rồi lại bị đày qua đảo Tahiti. Sau đó ông Nguyễn Văn Tường mất, thân xác được đưa về an táng tại quê nhà. Ông đúng là cây tùng, cây bách trong triều đình Huế lúc bấy giờ, dù khiêm tốn tự nhận mình là  một cây xà nhỏ : Khẳng tác nhân gia tiểu giác lương (Xà nhỏ trong nhà cũng một cây). Ngoài ra người biên soạn Trần Xuân An còn đưa vào sách những sáng tác ngoài thi tập như Tự trào, Điếu Bùi Viện (câu đối)… cùng nguyên tác thơ chữ Hán của ông Nguyễn Văn Tường để bạn đọc dễ dàng tham khảo, đối chiếu.

TRẦN HỮU DŨNG

_________________

(*) Trần Đại Vinh, Vũ Đức Sao Biển phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ; Nguyễn Tôn Nhan phiên âm, dịch nghĩa bổ sung; Trần Xuân An chuyển lại ngôn ngữ thơ; Ts. Ngô Thời Đôn hiệu đính các bản dịch.

 

2a.

16-7 HB8

NHƯNG BÀI VIẾT CÓ CHI TIẾT SAI LẠC ẤY, GOOGLE ĐÃ “CACHE” !!!

LINK / GOOGLE SEARCH (bấm vào đây)

http://209.85.175.104/search?q=cache:NhBZE5iz59MJ:vannghesongcuulong.org/ vietnamese/vanhoc_tacpham.asp%3FTPID%3D8350%26LOAIID%3D21%26TGID%3D608 +%22Th%C6%A1+Nguy%E1%BB%85n+V%C4%83n+T%C6%B0%E1%BB%9Dng%22+ %22Tr%E1%BA%A7n+Xu%C3%A2n+An%22+%22NXB+Thanh+Ni%C3% AAn%22&hl=vi&ct=clnk&cd=50&gl=vn

 

Đây là cache của http://vannghesongcuulong.org/vietnamese/vanhoc_tacpham.asp?TPID=8350&LOAIID=21&TGID=608

được lưu ngày 12 Tháng Bảy 2008 22:03:50 GMT. của G o o g l e

Bộ nhớ cache của G o o g l e là một bản sao của trang web chúng tôi đã lưu lại khi thu lượm trên Web.

Trang này có thể đã thay đổi kể từ khi đó. Hãy bấm vào đây để tới trang mới nhất mà không đánh dấu.

Trang được lưu trong bộ nhớ cache này có thể chứa những hình ảnh không tồn tại nữa. Bấm vào đây để xem

phần văn bản được lưu trong bộ nhớ cache.

Để liên kết tới hoặc đánh dấu trang này, hãy sử dụng URL sau:

 http://www.google.com/search?q=cache:NhBZE5iz59MJ:vannghesongcuulong.org/

vietnamese/vanhoc_tacpham.asp%3FTPID%3D8350%26LOAIID%3D21%26TGID%3D608+%22

Th%C6%A1+Nguy%E1%BB%85n+V%C4%83n+T%C6%B0%E1%BB%9Dng%22+%22Tr%E1%BA%A7n+Xu%C3%A2n+An%22+

%22NXB+Thanh+Ni%C3%AAn%22&hl=vi&ct=clnk&cd=7&gl=vn

 

Google không có một mối liên hệ nào đến các tác giả của các trang web này cũng như không chịu trách nhiệm về nội dung của chúng.

Thơ Nguyễn Văn Tường (1824 -1886) – Nghĩa khí của một nhà nho yêu nước.

Trần Hữu Dũng

 

 

Cuốn Thơ Nguyễn Văn Tường (1824-1886) – Vài nét  về con người, tâm hồn và tư tưởng do Trần Xuân An biên soạn là một tư liệu quí dành cho bạn đọc muốn tìm hiểu về nhân vật chính trong phái chủ chiến triều đình Huế, vừa được NXB Thanh Niên ấn hành vào quí 2 năm 2008. Sách dày 462 trang gồm nhiều khảo luận của các nhà nghiên cứu như Trần Viết Ngạc, Trần Đại Vinh, Vũ Đức Sao Biển, Đoàn Quang Hưng, Võ Xuân Đàn, Nguyễn Tôn Nhan...

Di cảo Thơ Nguyễn Văn Tường gồm 66 bài thơ chữ Hán viết từ năm 1869 đến năm 1876, thể hiện tấm lòng yêu nước, thương dân của một trí thức đang phải gánh vác trọng trách nặng nề trước hoàn cảnh đất nước gieo neo.

Đọc tác phẩm này càng thấy ông Nguyễn Văn Tường là nhà nho hành động bộc lộ rõ nét qua các bài thơ tràn đầy nghĩa khí. Cuộc binh biến năm 1885 nổ ra tại kinh đô Huế. Vua Hàm Nghi được Tôn Thất  Thuyết phò ra Tân Sở. Quan phụ chính Nguyễn Văn Tường, quan thượng thư Bộ Hộ Phạm Thuận Duật và ông Tôn Thất Đính, cha của Tôn Thất Thuyết, bị đày ra Côn Đảo, sau đó bị đày qua đảo Tahiti. Sau đó ông Nguyễn Văn Tường mất, thân xác được đưa về an táng tại quê nhà. Ông đúng là cây tùng, cây bách trong triều đình Huế lúc bấy giờ, dù khiêm tốn tự nhận mình là  một cây xà nhỏ : Khẳng tác nhân gia tiểu giác lương (Xà nhỏ  trong nhà cũng một cây). Ngoài ra người biên soạn Trần Xuân An còn đưa vào sách những sáng tác ngoài thi tập như Tự trào (câu đối), Điếu Bùi Viện…cùng nguyên tác thơ chữ Hán của ông Nguyễn Văn Tường để bạn đọc dễ dàng tham khảo.

TRẦN HỮU DŨNG

Ngày đăng: 12.7.2008 - Số lượt xem : 24

 

2b.

Anh Nguyễn Hoà & bạn Trần Hữu Dũng quý mến,

Bài giới thiệu do bạn Trần Hữu Dũng viết về cuốn sách mới của tôi, GOOGLE (và cả Yahoo) đã "cache", lưu vào bộ nhớ!

Bài ấy, chúng ta nhất trí với nhau là xoá đi và đã xóa rồi. Nói rõ ra là do tôi không đồng ý, hai anh đành phải xoá. Nhưng dẫu sao Google (và cả Yahoo) cũng đã lưu, nên thật là tai hại!

Tôi nói thật là tai hại, vì trong bài viết của bạn Trần Hữu Dũng có một vài thông tin sai lạc, nhất là câu "Sách dày 462 trang gồm nhiều khảo luận của các nhà nghiên cứu như Trần Viết Ngạc, Trần Đại Vinh, Vũ Đức Sao Biển, Đoàn Quang Hưng, Võ Xuân Đàn, Nguyễn Tôn Nhan...".

Như tôi đã nói lại với anh Nguyễn Hoà và bạn Trần Hữu Dũng, anh Nguyễn Tôn Nhan không viết một câu nào trong cuốn sách ấy. Anh Nhan chỉ phiên âm (45 bài ông Trần Đại Vinh và ông Vũ Đức Sao Biển đã phiên âm, anh Nhan chỉ dò lại) và dịch nghĩa (chứ không dịch thơ) khoảng 20 bài thơ chữ Hán của Nguyễn Văn Tường mà thôi. Nói cho ngay, phần dịch nghĩa của anh Nguyễn Tôn Nhan, tôi cũng đã biên soạn lại, cho phù hợp với cách dịch nghĩa khoa học (không xem nặng phần xuôi tai, dễ đọc). Tôi đã ghi rõ ở TRANG 3 và ở phần LỜI THƯA ĐẦU SÁCH.

Nếu đọc bài của bạn Trần Hữu Dũng, người ta sẽ không hiểu tại sao bạn Trần Hữu Dũng không nhắc đến bài khảo luận sử học của tôi (Trần Xuân An); thậm chí có người hiểu là trong cuốn sách ấy còn có bài khảo luận của anh Nguyễn Tôn Nhan !!!???

Phải chăng “ai đó” cố tình “chơi khăm”. Khi người ta “chơi khăm”, cố tình tạo ra sự cố, mình cãi, tức là mình mắc mưu người ta rồi!

Và chúng ta rất cần bình tĩnh kẻo sa vào kế li gián!

Đề nghị anh Nguyễn Hoà và bạn Trần Hữu Dũng giải quyết vấn đề này (*).

Trân trọng,

Quý mến,

Trần Xuân An.

_________________

(*) Có thể đề nghị GOOGLE (và YAHOO) xoá trang CACHE này khỏi bộ nhớ GOOGLE (và bộ nhớ YAHOO).

 

_________________________

 

Xem thêm: http://www.vannghesongcuulong.org/vietnamese/anpham_chitiet.asp?APSID=342

VĂN CHƯƠNG VIỆT

Tư liệu văn hoá nghệ thuật

 

THơ NGUYễN VăN TườNG (1824-1886) - VÀI NÉT Về CON NGườI, TÂM HồN VÀ Tư TưởNG, NXB. THANH NIÊN, QUÝ 2 2008 - TRẦN XUÂN AN BIÊN SOạN, KHảO CứU

 

 

Nnc. TRẦN VIẾT NGẠC sưu tầm, khảo luận sử học (thay lời giới thiệu) -Nnc. TRẦN ĐẠI VINH, Nnc. VŨ ĐỨC SAO BIỂN phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, khảo luận sử học & giới thiệu thi tập - Gs. ĐOÀN QUANG HƯNG, PGs.Ts. VÕ XUÂN ĐÀN khảo luận sử học - Nnc. NGUYỄN TÔN NHAN phiên âm, dịch nghĩa - Ts. NGÔ THỜI ĐÔN hiệu đính các bản dịch - TRẦN XUÂN AN biên soạn, khảo cứu (tổ chức nội dung, khảo luận sử học, sưu tầm thơ ngoài tập, thơ phụ lục, chú thích và bị chú phản biện các bài khảo luận của các tác giả, chú giải thơ, chuyển ra ngôn ngữ thơ trên cơ sở các bản phiên dịch Thi tập, thơ ngoài tập, thơ phụ lục chữ Hán...).

NHỮNG THÔNG TIN Ở TRANG NÀY   http://www.vannghesongcuulong.org/vietnamese/anpham_chitiet.asp?APSID=342  LÀ HOÀN TOÀN CHÍNH XÁC.

________________________________________

Quay lại trang 16 "Bài mới - sách mới - tin tức mới" (WebTgTXA.):

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/baimoi-sachmoi-tinmoi-16

Trang này được đưa lên mạng liên thông toàn cầu (internet) vào chiều ngày 16-7 HB8 (2008); bổ sung vào sáng 17-7 HB8

 

 

 

 

Google page creator /  host

 

GOOGLE BLOGGER, DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE