Trần Xuân An - HIỆN NAY CÓ MẤY DÒNG VĂN CHƯƠNG HỌC THUẬT VIỆT NAM? (ý kiến ngắn)

HIỆN NAY CÓ MẤY DÒNG

VĂN CHƯƠNG HỌC THUẬT VIỆT NAM?

Trần Xuân An

Gần đây, báo điện tử nọ có đăng bài viết của tác giả nào đó về thơ, truyện, phê bình, khảo luận trên mạng vi tính toàn cầu (internet), thường được gọi tắt là “văn – học mạng”. Như vậy, bên ngoài báo chí in giấy và các phương tiện truyền thông tuyệt đối do Nhà nước quản lí như truyền hình, phát thanh, còn có những dòng văn chương học thuật xuất hiện trên các điểm mạng toàn cầu tự lập (website, weblog cá nhân, mạng xã hội như Facebook …). Hẳn nhiều người khi đọc, sẽ bất chợt, trong vài giây phút, thử tính xem có bao nhiêu dòng văn chương học thuật ở nước ta, và sự giao thoa giữa các dòng như thế nào.

Xin thử phác họa:

1) Chính thống – quan phương (thuộc về Nhà nước, thân chính quyền, thường được quảng bá, đề cao trên báo đài — báo đài nước ta đều của Nhà nước)

2) Bán chính thống – tương đối độc lập (cũng thuộc về Nhà nước, hoặc chỉ là hội viên các hội văn nghệ, hội nhà văn cấp địa phương hay cấp toàn quốc, nhưng tương đối độc lập để sáng tạo)

3) Thất thế – không cầu cạnh, phe cánh (nạn nhân chủ nghĩa lí lịch; không thể hoặc không thích làm thành viên hay ủng hộ viên cho các “nhóm lợi ích”; không muốn lấy lòng kẻ có quyền trong báo chí; không có tiền bạc, chức quyền hoặc giữ phần hành gì có thể “lại quả”… Bộ phần này phần lớn là người sinh trưởng ở Miền Nam trước 1975)

4) Phi chính thống – phi quan phương (không thân chính quyền; chống chế độ… — chính xác phải gọi đây là dòng văn chương phản quan phương)

5) Hải ngoại

Không biết dòng văn chương học thuật nào sẽ được giới cầm bút người Việt nói chung và các nhà văn chương ngoại quốc lưu ý?

T.X.A.

02-02 HB15 (2015)

_______________________

 

Google Sites /  host

WORDPRESS, GOOGLE PAGE CREATOR, DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE