Justification for Nguyen Van Tuong (1824-1886) - GS. Đinh Xuân Lâm

 

Web Tác giả Trần Xuân An

 

JUSTIFICATION FOR NGUYEN VAN TUONG *

 

DINH XUAN LAM

Professor, Vietnam Nation University, Hanoi

                             

Prof. Dinh Xuan Lam & The Journal of historical studies (No.1)

Source of picture: Web News.vnu

Website Tạp chí Nghiên cứu lịch sử (The Journal of historical studies):

http://journals.sfu.ca/vn/index.php/hists/announcement/view/1

Website Viện Khoa học xã hội Việt Nam (Vietnamese Academy of Social Sciences [VASS]):

http://www.iol.gov.vn/vietnam/?act=News&do=Detail&cid=2&nid=16

Website Viện Ngôn ngữ học -- Việt Nam (The Institute of Linguistics -- Vietnam):

http://www.vass.gov.vn/tintuc/mlnewsfolder.2005-01-28.7649218992/mlnews.2007-07-19.7731876383/view

 

Ho Chi Minh City Literature Publisher recently published the book “The Regent Nguyen Van Tuong (1824-1886)” by Tran Xuan An in 2004. This is a huge and carefully written book with four volumes and total pages of 983. It has a hard cover, good quality paper and printing though too few illustrations.

The book has many good points in design and content. First and foremost, it is necessary to look at the first good point that I think is decisive to its content and design, that is, the passion of the author. Right in the preface, author Tran Xuan An reveals that he is Nguyen Van Tuong’s great grandson (the fifth generation in his farther’s side); and that the book was written in honor of his great grandfather, Nguyen Van Tuong. This casts doubts on the objectiveness of the book for readers even before they start reading it. However, by reading every chapter of the book, readers will realize that the author has ensured the necessary science in its details and research methods.

The first objective the author set for himself is to return the deserved image to Nguyen Van Tuong, a historical personage,  who has been intentionally blackened by the French colonists and their followers because he was their strongest opposer. It is true that in the final sentence by the Appeal Court in October 1885 (at the end of August in Lunar year of At Dau) under the ruling of the French colonist and Dong Khanh Government (according to Dai Nam thuc luc chinh bien, volume 37, and translated version by Institute of History, Social Sciences Pubisher, p. 35), Nguyen Van Tuong topped the list of four fighting supporters, even before Ton That Thuyet. At this point, we can see the cunning of French political and military leaders who intended to use Nguyen Van Tuong for their plot, but still had an eye on him during his imprisonment in Thuong Bac station on the bank of Huong River in Hue. They sent him in exile to the island when they failed to use him for their purpose. The fact that he was sent in exile to the island with other fighting supporters, including Ton That Dinh (Ton That Thuyet’s father) and Pham Than Duat (arrested on the way to the North to lead Can vuong [pro-royal] movement) was adequate evidence to confirm that he was a constant fighting supporter. His return to Hue was also in the plan of the insurgents. And it is possible that the return of Nguyen Van Tuong and three royal women to Hue (Tu Du queen mother, Trang Queen, and Hoc Queen) was primarily to negotiate with French rulers to pave way for Emperor Ham Nghi to return to Hue. This ensured the nominal existence of a state (though occupied by foreign invaders) and its royal court to prepare for its future re-establishment. However, the plan failed because the French rulers quickly established a puppet government, led by Emperor Dong Khanh. As a result, Emperor Ham Nghi and Ton That Thuyet had to prepare the army to fight against French colonialism. That explained the reason why a constant French opposer like Nguyen Van Tuong came back to Hue at that time?

The author’s desire is not only to get insight into a historical tragedy, to return a good reputation to and identify the importance of Nguyen Van Tuong who has been mistakenly considered as a traitor for a long time. His passion was revealed to readers that “each of us has to look into ourselves, and regards this as desire of the history with many sufferings”. It is meant that he emphasized the historian’s responsibility to truthfully reflect the history so as to avoid any prolonged injustice. Finally, though he writes about the past, the author is well aware of the present by looking at the overall issues of national solidarity and human solidarity.

With his passion, Tran Xuan An is much likely to achieve his set objectives. He has opportunities to study different sources of references, both from Vietnam and from France. He paid special attention to original documents, including history books by historians during Nguyen dynasty. He also provided relative comparison and analysis. Particularly, he has added latest documents retrieved from France and Tahiti by Madam Nguyen Thi Ngoc Oanh, and her daughter Tran Nguyen Tu Van, the fifth and sixth ** generation of Nguyen Van Tuong. Many of these documents were retrieved from the archives of French Ministry of Foreign Affairs and Ministry of Customs and on Tahiti Islands where Nguyen Van Tuong pass away. The author always updated information and judgment about Nguyen Van Tuong in order to make honest and scientific judgments by following (and participating in) different history workshops by Ho Chi Minh University of Education (20th June 1996), by Center for Social Sciences and Humanities under Hue University and Thua Thien – Hue History Association (2nd July 2002), and the workshop on 1st  November 2003 by Assosiation of Vietnamese Historians “to disseminate studies and historical evidence on Nguyen Van Tuong during Can Vuong movement”. Though more evidence should be added, the existing evidence basically could confirm that Nguyen Van Tuong was a constant fighting supporter along with Ton That Thuyet and Emperor Ham Nghi, the most important leaders of the Vietnamese in our resistance movement against French occupation in the late 19th century. It is time to return Nguyen Van Tuong his deserved leadership in Can Vuong movement, which was once denied, to ease the soul of the decedent, to erase the clinging shame for his descendants and to solve a suspected case for others.

The last point I would like to share with the author is the book type. Right on 1st cover, 3rd cover [page 3] and in the preface on page 12, the author states that the book is “a story – record – research book on history” and intends to ensure the readers that “even though the book is a storybook, it has employed some evidence of the history”.  Indeed, readers can notice his emphasis on the diversity and precision of historical events, which are finely mixed with some fiction, making the characters and the story more vivid so that readers are fascinated in the flow of story. I strongly agree with him in this aspect. However, I kept thinking about the reason why the author used a lengthly term “a story – record – research book on history”  instead of shorter ones like “Chronicle history” or “Novel history”. In fact, there has been a Vietnamese writer, Nguyen Trieu Luat, who writes history novels sucessfully. Some of his fascinating novels such as “The man box”, “Che Queen”, “Arrogant soldiers’ insurgency”, “Trinh Khai Lord”, and “Up the way to examinations”, are written on the exact historical events during Le – Trinh time in the form of a fictitious novel. However, I think his intention to exploit historical materials is greater, not only to use historical events in the story but also to provide careful endnotes in each volume, which resembles a real history book. He must have wanted to provide more weight to his arguments. Any events which have not been mentioned or mentioned with scanty information in the main text are inserted in the endnotes, which highlights the main character. Anyway, the part “Reference to historical materials” of the book is irrelevant in such a historical fiction.

Above are my comments about the book “The Regent Nguyen Van Tuong (1824-1886)”, a carefully written and highly recommended book. I hope this paper will share my opinions with the author and other readers.

January 2005

Prof. Dinh Xuan Lam

 

* This text is the full article published in Vietnamese on Nghien cuu Lich su in 2005, No 5 (348): p. 71-73. (this endnote is by origin footnote of Journal of Historical Studies).

** fourth and fifth generation of Nguyen Van Tuong (TXA.’s endnote).

Source: Journal of Historical Studies (VIETNAMESE ACADEMY OF SOCIAL SCIENCES - INSTITUTE OF HISTORY), volume 1 number 1 (2006), p. 17-18.

(Journal of Historical Studies's Translators: Lam Quang Dong, Vu Thi Thanh Nha, Pham Thi Thuy, Lam Thi Hoa Binh, Dang Minh Quyen, Nguyen Hoang Mai, Dam Thanh Thuy, Dam Thanh Hang, Ly Thanh Yen; Revised by Lam Quang Dong, MA.).

________________

I determined my work, “The Regent Nguyen Van Tuong (1824-1886)”, belonged the historical study type (research on history), but, by me, it was written with the words (language) of biography (story – record).

I thought that: Prof. Xuan-Lam Dinh (Dinh Xuan Lam) forgave other writers because he let pass the endnotes of their historical story books. But I considered, in every historical book type, even historical novel, the endnotes were always necessary. With this requirement, all writers had to work carefully in a scientific way.

Respectful greetings and thanks to Prof. Xuan-Lam Dinh (Dinh Xuan Lam).

 

An Tran-Xuan (Tran Xuan An)

  Từ điển trực tuyến

_____________________

 

 

BẢN TIẾNG VIỆT:

 

Tạp chí Nghiên cứu lịch sử

(Viện Sử học, thuộc Viện KHXH. Việt Nam)

số tháng 5 (348) 2005

 

 

 

ĐINH XUÂN LÂM

(GS. Đại học Quốc gia Hà Nội)

Đọc sách

 

CHIÊU TUYẾT CHO NGUYỄN VĂN TƯỜNG

Nhà Xuất bản Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh mới phát hành vào dịp cuối năm 2004 cuốn “Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886)” của tác giả Trần Xuân An. Đây là một công trình biên soạn công phu, khá đồ sộ, trọn bộ gồm 4 tập với tổng số 983 trang. Sách in đẹp, bìa cứng, giấy trắng, chỉ tiếc rằng ảnh minh họa quá ít.

Ưu điểm của sách có nhiều, về cả hai mặt nội dung và hình thức. Nhưng trước tiên cần nhấn mạnh tới một ưu điểm lớn mà theo tôi đã quyết định các ưu điểm của nội dung và hình thức. Đó là cái tâm của tác giả khi cầm bút.

Ngay mở đầu bộ sách, tác giả Trần Xuân An đã cho biết ông là nội hậu duệ thế hệ thứ năm, và sách này được biên soạn với mục đích “kính dâng lên bàn thờ cao tổ phụ: Nguyễn Văn Tường”. Điều đó làm cho người đọc trước khi đi vào nội dung sách không khỏi nghi ngờ về tính khách quan của bộ sách. Nhưng khi đọc đến dòng cuối cùng bộ sách, người đọc có thể nhận thấy tác giả bộ sách đã bảo đảm chặt chẽ tính khoa học cần có cả về nội dung và phương pháp.

Yêu cầu đầu tiên tác giả tự đặt cho mình là khôi phục được bộ mặt chân chính của nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường lâu nay vẫn bị thực dân Pháp và bè lũ tay sai các loại cố tình bôi đen vì một lẽ duy nhất ông là một người chống lại chúng quyết liệt nhất. Chẳng phải trong bản án chung thẩm (10-1885, cuối tháng 8 năm Ất dậu) của thực dân Pháp và ngụy triều Đồng Khánh (Đại Nam thực lục chính biên, tập 37, bản dịch Viện Sử học, Nxb. Khoa học xã hội, tr. 35) chúng đã xếp Nguyễn Văn Tường đứng đầu danh sách 4 người thuộc phái chủ chiến, trước cả Tôn Thất Thuyết hay sao? Về điểm này có thể cho rằng tầng lớp chính trị và quân sự ở Pháp bấy giờ khá tinh quái, chúng định lợi dụng con bài Nguyễn Văn Tường để phục vụ cho ý đồ đen tối của chúng nhưng vẫn cảnh giác theo dõi Nguyễn Văn Tường trong thời gian trở về Huế vẫn bị giam lỏng tại Nha Thương bạc bên bờ sông Hương. Đến khi thấy thất bại trong thảm hại trong âm mưu sử dụng ông, chúng đã trắng trợn đày ông ra hải đảo. Chỉ riêng việc chúng quyết định đày ông ra hải đảo cùng với những nhân vật chủ chiến, như Tôn Thất Đính (cha của Tôn Thất Thuyết) và Phạm Thận Duật (bị bắt trên đường ra Bắc phụ trách phong trào Cần vương), đã khẳng định trước sau ông vẫn chủ chiến, việc trở về Huế cũng là nằm trong kế hoạch chung của phái kháng chiến. Và tại sao lại không đặt vấn đề trong việc Nguyễn Văn Tường cùng Ba cung (chỉ Từ Dũ thái hoàng thái hậu, Trang phi và Học phi) về Huế lúc đầu có ý định để điều đình, thương lượng với Pháp, dọn đường cho vua Hàm Nghi trở lại Huế, như vậy về danh nghĩa vẫn còn nhà nước, còn triều đình (dù cho đã bị ngoại bang chiếm) để chuẩn bị dần cho việc khôi phục về sau. Nhưng do Pháp đã nhanh chóng đặt lên ngôi ở triều đình Huế vua bù nhìn Đồng Khánh nên ý định đó đã thất bại, vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết mới phải đi sâu vào con đường vũ trang chống Pháp. Vì nếu không như vậy thì Nguyễn Văn Tường trước sau vẫn là một người chống Pháp triệt để sao lại về Huế lúc đó với mục đích gì?

Cái tâm của tác giả Trần Xuân An không phải chỉ mong làm sáng tỏ một bi kịch lịch sử, khôi phục danh tiết, xác định vị trí của nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường đã bị đánh giá sai lạc suốt trong một thời gian dài và đã từng bị xem là một người phản quốc. Cái tâm của ông do chính ông nêu lên để trần tình với bạn đọc – là qua công trình muốn thể hiện ước mong “mỗi người chúng ta tự đối diện với chính mình”, xem đấy đồng thời “cũng là nỗi ước mong của lịch sử với biết bao xương máu”, điều đó có nghĩa đề cao trách nhiệm của người viết sử, phải phản ánh trung thực lịch sử để không có những nỗi oan khiên kéo dài. Cuối cùng tác giả tuy viết về quá khứ, nhưng vẫn có ý thức gắn với hiện tại, đó là vấn đề bao trùm của đoàn kết dân tộc và đoàn kết nhân loại.

Rõ ràng là với cái tâm trong sáng đó, tác giả Trần Xuân An có điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ và đạt tới mục đích của mình. Tác giả đã mạnh dạn đi vào khai thác các nguồn tư liệu từ nhiều phía, về phía ta, về phía Pháp, những tài liệu gốc được đặc biệt chú ý khai thác, trong số đó có những cuốn sử do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, nhưng luôn luôn có sự liên hệ so sánh, phân tích kỹ lưỡng, đặc biệt gần đây được bổ sung những tư liệu sưu tầm tại Pháp và Tahiti do bà Nguyễn Thị Ngọc Oanh và con gái là Trần Nguyễn Từ Vân, là hậu duệ đời thứ 5 và 6 [thứ 4 và 5 – TXA.] của Nguyễn Văn Tường sưu tầm, trong số đó có nhiều tư liệu khai thác tại các trung tâm lưu trữ hồ sơ của Bộ Ngoại giao, Bộ Hải quân Pháp và tại ngay đảo Tahiti, nơi ông Nguyễn Văn Tường trút hơi thở cuối cùng. Tác giả cũng đặt biệt theo dõi (và tham dự) các cuộc hội thảo khoa học lịch sử của Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh tổ chức ngày 20-6-1996, của Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn thuộc Đại học Huế cùng Hội Khoa học lịch sử Thừa Thiên – Huế phối hợp tổ chức (2-7-2002), Hội nghị “Thông báo những nghiên cứu và sử liệu về nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường trong phong trào Cần vương” do Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức tại Hà Nội (1-11-2003) để được cập nhật hơn về thông tin và nhận định đánh giá, trên cơ sở đó có điều kiện suy nghĩ và hình thành những nhận định, đánh giá nhân vật Nguyễn Văn Tường một cách chân thực và khoa học. Kết quả là mặc dù công việc sưu tầm tư liệu ngày thêm phong phú nhưng vẫn phải tiếp tục, trên cơ bản đã có thể khẳng định Nguyễn Văn Tường là một nhân vật chủ chiến đến cùng, cùng Tôn Thất Thuyết bên cạnh vua Hàm Nghi là những người lãnh đạo cao nhất trong phong trào yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược nước ta hồi cuối thế kỷ XIX. Đã đến lúc vai trò lãnh đạo của ông trong phong trào Cần vương là một thực tế hào hùng trước kia bị phủ định nay cần được khôi phục lại một cách xứng đáng để không những làm thỏa linh hồn người xưa, làm cho các hậu duệ của Nguyễn Văn Tường rũ bỏ được mặc cảm lâu nay đeo đẳng, mà còn làm cho mọi người chúng ta giải tỏa được một vụ nghi án kéo dài.

Điểm cuối cùng tôi muốn cùng tác giả Trần Xuân An trao đổi là về thể loại sách. Ngay ở trang bìa 1, rồi trang 3, đặc biệt trong “Vài lời thưa trước” từ trang 12, tác giả đã ghi rõ ràng đây là một bộ sách: “Truyện – sử ký – khảo cứu tư liệu lịch sử” và dụng tâm làm rõ với bạn đọc rằng “công trình này mặc dù vẫn thuộc lĩnh vực văn nghệ, nhưng vẫn phải được sự bảo chứng của khoa học lịch sử”. Quả thực người đọc rất chú trọng đến sự phong phú và tính chính xác của các sự kiện lịch sử, lại được điểm xuyết đúng lúc, đúng chỗ đôi phần hư cấu nghệ thuật nên đã làm cho câu chuyện và nhân vật lịch sử trở nên sinh động hơn, lôi cuốn người đọc hòa mình vào trong dòng lịch sử. Tôi cũng hoàn toàn chia sẻ với tác giả ý kiến đó. Nhưng tôi cứ băn khoăn rằng tại sao tác giả lại phải ghi dài dòng “truyện – sử ký – khảo cứu tư liệu lịch sử” mà không ghi đơn giản, ngắn gọn rằng đây là thể loại “lịch sử ký sự” hay “tiểu thuyết lịch sử”. Thực tế ở nước ta đã có nhà văn Nguyễn Triệu Luật viết lịch sử ký sự khá thành công. Những cuốn Hòm đựng người, Bà Chúa Chè, Loạn kiêu binh, Chúa Trịnh Khải, Ngược đường trường thi của ông đều được xây dựng trên cơ sở khai thác sử liệu thời Lê – Trịnh một cách nghiêm túc, được chuyển tải với một hình thức văn nghệ thích hợp đã được bạn đọc trước kia ham thích. Tất nhiên tôi cũng thấy dụng công khai thác tư liệu lịch sử của tác giả Trần Xuân An lớn hơn nhiều, không những đưa tư liệu lịch sử vào chính truyện, mà con có phần chú thích khá kỹ dưới các truyện ký của các tập, mang lại dáng dấp một công trình sử học chính thức. Có lẽ tác giả muốn tăng cường thêm sức mạnh cho các lập luận của mình, có những sự kiện chưa được nói tới hay nói tới chưa sâu trên phần chính văn đều đưa vào phần chú thích, tất cả không ngoài mục đích khẳng định nhân vật trung tâm của mình. Nhưng dù sao thì phần “khảo cứu tư liệu lịch sử” theo tôi vẫn lạc lõng trong một cuốn truyện ký (*).

Trên đây là một số ý kiến nhân đọc “Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886)”, một công trình biên soạn công phu, một cuốn sách hay, rất đáng đọc. Mấy ý kiến trong bài viết nhỏ này, mong được trao đổi rộng rãi trước hết với tác giả và sau với đông đảo các bạn đọc thân mến.

 

Tháng 1 – 2005

GS. ĐINH XUÂN LÂM

Tạp chí Nghiên cứu lịch sử

(Viện Sử học, thuộc Viện KHXH. Việt Nam)

số tháng 5 (348) 2005, tr. 71 – 73.

(*) Ý kiến Trần Xuân An khi đọc bài viết này trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số tháng 5 (348) 2005: Tôi rất biết ơn GS. Đinh Xuân Lâm đã quan tâm đến bộ sách này, thể hiện qua việc GS. đã đọc kĩ và đã viết bài “Chiêu tuyết cho Nguyễn Văn Tường”. Chỉ xin có một ý kiến nhỏ về phần “khảo cứu tư liệu lịch sử”. Có lẽ GS. Đinh Xuân Lâm muốn thể tất cho các nhà văn, không yêu cầu gắt gao đối với những người vốn giàu trí tưởng tượng, trong công đoạn nghiên cứu, khảo chứng tư liệu lịch sử khi viết về đề tài lịch sử, để không gò bó năng lực hư cấu nghệ thuật của họ. Tuy nhiên, để thực sự có giá trị thuyết phục về tính xác thực sử học, cuốn sách không thể thiếu phần khảo cứu tư liệu lịch sử với hàng ngàn chú thích xuất xứ tư liệu, trưng dẫn tư liệu và thẩm định, đối chiếu tư liệu như thế. Xin được kính thưa như vậy, sau khi đã viết ở phần dẫn nhập: “Vài lời thưa trước” (PCĐT. NVT., sđd., tr 12 – 19). TXA.

 

 

 

Bản tiếng Việt vốn ở trang:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/phu_cdtnvtuong_tep11_IV.htm

 

_________________________________________________________________________________________________

Trở về

trang bài mới -- sách mới -- tin tức mới: 

 

http://tranxuanan.writer.2.googlepages.com/baimoi-sachmoi-tinmoi-1.htm

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/baimoi-sachmoi-2

 

trang "Những trang mục trên 'Web Tác giả Trần Xuân An'":

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/webtacgiatranxuanan

 

trang chủ "Web tác giả Trần Xuân An":

 

http://tranxuanan.writer.googlepages.com

 

Google page creator  /  host

DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE  

 

    lên đầu trang (top page)   

 

Bổ sung hình bìa TCNCLS. tiếng Anh và mấy dòng dưới đây, ngày 21-8 HB7 (2007):

Website Tạp chí Nghiên cứu lịch sử (The Journal of historical studies):

http://journals.sfu.ca/vn/index.php/hists/announcement/view/1

Website Viện Khoa học xã hội Việt Nam (Vietnamese Academy of Social Sciences [VASS]):

http://www.iol.gov.vn/vietnam/?act=News&do=Detail&cid=2&nid=16

Website Viện Ngôn ngữ học -- Việt Nam (The Institute of Linguistics -- Vietnam):

http://www.vass.gov.vn/tintuc/mlnewsfolder.2005-01-28.7649218992/mlnews.2007-07-19.7731876383/view