C.(3). Trang 3 - Bài mới - sách mới - tin mới

bài mới - sách mới - tin tức mới

(trang 3)

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/baimoi-sachmoi-tinmoi-3

tiếp theo từ:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/baimoi-sachmoi-2

&

http://www.tranxuananwriter.blogspot.com

hoặc:

 http://tranxuanan.writer.2.googlepages.com/baimoi-sachmoi-tinmoi-1.htm

 

Website: Tác giả Trần Xuân An

Poet / writer & researcher

Twenty one published-books

(poem; novel; essay; research; critical contribution on history, literature...)

The HCM City Literature-writer Association member

 

XEM THÔNG TIN MỚI NHẤT Ở CUỐI TRANG

THEO THỨ TỰ THÔNG THƯỜNG

(tiếp theo trang 2 "Bài mới, sách mới, tin tức mới")

 

 

 25. Prof. DINH XUAN LAM,    JUSTIFICATION FOR NGUYEN VAN TUONG, Journal of Historical Studies (VIETNAMESE ACADEMY OF SOCIAL SCIENCES - INSTITUTE OF HISTORY), VOLUME 1 NUMBER 1 (2006), p. 17-18. (05-7 HB7, bổ sung bản dịch phát hành vào năm 2006 vào mục tháng 6 HB7) -- 

  Từ điển trực tuyến  (8-7 HB7, bổ sung)

 26.

 Bài viết và webs của Trần Xuân An được đăng tải và dẫn links trên Tạp chí điện tử (Tcđt.) Văn chương Việt / Văn nghệ Sông Cửu Long, ngày 27-6 HB7 (2007).

a. "Đọc 'Đi dưới mưa hồng' của Nhật Chiêu":

http://www.vannghesongcuulong.org/vietnamese/vanhoc_tacpham.asp?TPID=6534&LOAIID=28&LOAIREF=1&TGID=1343

 

Xin lưu ý: Bài viết chỉ giới hạn trong phạm vi nội dung và hình thức của tác phẩm "Đi dưới mưa hồng" (Nxb. Văn Nghệ TP.HCM., 6-2007).

 

b. Trang tác giả:

 

http://www.vannghesongcuulong.org/vietnamese/vanhoc_tacgia.asp?TGID=1343

Xin thành thật cảm ơn Tcđt. Văn Chương Việt / Tcđt. Văn Nghệ Sông Cửu Long. (02-7 HB7, bổ sung vào mục tháng 6). 

 27. Các bài của Trần Xuân An đã đăng trên Tạp chí Xưa & Nay trong các tháng gần đây:

a. "Về tấm ảnh Phan Bội Châu & Cường Để chụp chung" (số 282, tháng 4-2007, tr. 12-13);

b."'Ngọc đá đều cháy', chủ trương tạm thời trong vụ trấn áp cuộc nội chiến lương - giáo ở Thanh - Nghệ - Tĩnh - Bình năm 1874" (trích đăng, số 284, tháng 5-2007, tr.42);

c. "Phan Bội Châu trong quan hệ với Thiên Chúa giáo" (với bút danh Phan Huyên Đình, số 286, tháng 6-2007, tr. 30-31). Đây là một bài viết, theo tôi, rất quan trọng, vì đã chỉ rõ một trong vài nguyên nhân chính khiến trong "Việt Nam vong quốc sử" có khoảng một trang rưỡi (chỉ giới hạn trong 1 trang 1/2 này) viết về nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường (1824-1886) một cách hết sức sai lầm, trái ngược với sự thật lịch sử. Không nghi ngờ gì nữa, nhà yêu nước Phan Bội Châu đã "chịu ảnh hưởng" bởi luận điệu xuyên tạc của Thiên Chúa giáo. Trong những dòng cuối bài (được viết và đã đăng trên một tạp chí hải ngoại trước lễ minh oan và dựng bia tôn vinh nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường [1824-1886] vào ngày 03-6 HB7 [2007]), bài viết mong sự trao đổi, chỉ giáo, trong tinh thần khoa học. Xin xem thêm "Vài lời trước khi bước vào tháng 7 HB7 (2007)", ở mục kế tiếp trên trang này.

Có một điều khiến tôi rất cảm kích: Tạp chí Xưa & Nay đã giữ nguyên chú thích [7] (vốn là chú thích [8] trên weblog) của bài viết với 2 dòng dẫn (links) đến Web Tác phẩm Trần Xuân An và Web Trần Xuân An:

http://tranxuanan-nvtnntnghia.blogspot.com/ 

http://c.1asphost.com/TrXuanAn/an/nguyen_vtnntntxtkhduoc/nguyen_vtnntntxtkhduoc_nsach.htm

Xin thành thật cảm ơn Tạp chí Xưa & Nay. (02-7 HB7, bổ sung vào mục tháng 6).

 28. Hình ảnh, một chút riêng tư bạn bè:    Kỉ niệm, sau 29 năm  (03-7 HB7, bổ sung vào mục tháng 6)

 

Tháng 7 HB7 (2007):

Vài lời khi bước vào tháng 7 HB7 (2007):

Vấn nạn sử học về Nguyễn Văn Tường (1824-1886) đã thực sự khép lại bằng lễ minh oan và dựng bia tưởng niệm, tôn vinh nhân vật lịch sử này, do Hội Khoa học lịch sử Việt Nam và Hội Khoa học lịch sử Thừa Thiên - Huế thay mặt giới sử học trong và ngoài nước tổ chức vào ngày 03-6 HB7 [2007] (18-4 Đinh hợi HB7) tại quê hương ông. Web.Tg.TXA. sẽ không quay lại vấn nạn đã được nghiên cứu và đã đi đến kết luận cuối cùng của giới sử học, trong đó có sự góp phần của bản thân của người phụ trách web này, trừ phi trong muôn một có những bài viết nào đó công bố những tài liệu thực sự có giá trị về mặt sử học, nhằm chứng minh ngược lại. Tuy nói vậy, nhưng thật ra, là không thể có, vì đã vượt quá thời hạn giải mật trên 100 năm (1886 - 1906 : 20 năm; 1906 - 2007 : 101 năm), thời hạn nghiên cứu lại vấn nạn sử học cũng trên 15 năm (1991-2007). 

Tóm lại, mặc dù không phủ chính những góp ý vào bản văn bia, và trong khi chờ đợi sự hoàn tất thủ tục chứng thực các tư liệu do bà Nguyễn Thị Ngọc Oanh, cô Trần Nguyễn Từ Vân sưu tầm ở các trung tâm lưu trữ tại Pháp, Tahiti, Web.Tg.TXA. vẫn một lần nữa khẳng định kết luận của Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Hội Khoa học lịch sử Thừa Thiên - Huế về nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường (1824-1886). (14 : 38', 02-7 HB7)

 

 1. Bài cậy đăng & đăng trong niềm đồng cảm:    NGUYỄN CÔNG DÂN -- Quyền biểu tình (17 : 36', 7-7 HB7)

 3. Trần Xuân An --    Ý nghĩ về dự kiến sửa đổi sách giáo khoa sử học và văn học (14-7 HB7) -- Bài viết góp ý xây dựng: Tại sao sau 32 năm đất nước liền một dải, vẫn còn những vết thương không lành lặn trong tâm hồn, trí tuệ của cả dân tộc? Nói là "của cả dân tộc", bởi lẽ, như cách nói của một cựu thủ tướng chính phủ, bệnh trạng của cả nước là cứ một triệu người vui, thì đồng thời cũng có một triệu người buồn. Vui như thế, phải chăng đó là niềm vui không trọn, thiếu chân thực? Buồn như thế, phải chăng đó là nỗi buồn vì sự thật lịch sử trong văn học, sử học bị bóp méo? Cần phải hoà hợp, hoà giải thực sự, thống nhất đất nước ở chiều sâu, trên nền tảng sử học và văn học sử chân thực, khoa học (24-7 HB7) --  Hình ảnh sưu tầm (nguồn: xem cuối links / Google, Yahoo search -- bấm vào dòng dẫn): Hiệp định Geneva 1954 & Hiệp định Paris 1973:1. 0-geneve54_delteil-taquangbuu_AFP-ge.jpg  |  2.1-kissinger-chuanlai_1971_biografica.png  |  3. 4-nixon_mao-21-feb-1972_TIME_AFP-get.jpg  |  4. 3-kissinger-chuanlai_7-oct-1972_aoik.jpg  | 5. 2-nixon-breznev_1972-SALT-I_web-text.jpg  |  6. 5-kissinger_leductho_vnexpress.jpg  |  7. 6-nixon-breznev_30-6-1973.jpg  (15-7 HB7) Xem thêm hình ảnh tư liệu lịch sử (1858-1975-1989)  (16-7 HB7) Đặc biệt, ảnh chụp tranh "Le Jeune" (Tuần chay trước Lễ Phục sinh) của Girolamo Da Trexiso: Bốn tác giả chính của Tân ước -- "Kinh Thánh" trừng phạt giáo hoàng (nguồn: Tuần báo Văn Nghệ HNV.VN., số 39, 27-9-2003, tr. 20) (17-7 HB7) --   

 4. Thông tin: Hoan nghênh tranh bích chương CẢNH CÁO & BẢO VỆ VỀ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ  trên Web Chúng ta (mặc dù tôi cũng chỉ đọc được một vài bài trên ấy):

 

+++ Ý kiến của Trần Xuân An: Phải chăng truyện cổ Thạch Sanh - Lý Thông đã đặt ra vấn đề tác quyền -- người lập chiến công & kẻ cướp công: tác giả đích thực & kẻ chiếm đoạt tác phẩm? Đó là một khía cạnh chủ yếu của truyện cổ này, nhưng xét về phương diện khác, nó là một trong những điển hình tiêu cực của nạn trùng lặp mẫu đề (motif) cốt truyện trong văn học dân gian và ngay cả văn học viết trung đại, ở Phương Tây (Goethe, Shakespeare...) cũng như ở Phương Đông (Nguyễn Du...). Xét theo quan điểm lịch sử - cụ thể, cũng như loại thơ tập cổ, tập Kiều (sử dụng ý, tứ và từ ngữ thơ cổ, truyện thơ Kiều), việc sử dụng mẫu đề trong văn học trung đại là khá phổ biến, được chấp nhận vào thuở bấy giờ, mà đến nay đã bị lên án, xếp vào loại vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Luật sở hữu trí tuệ hiện đại đã thực sự tiến bộ hơn. Sự truy tố, kết án theo bộ luật ấy hoàn toàn chính đáng, nếu một tác giả nào tập cổ, tập Kiều như thế hay "mượn" cốt truyện (bao hàm ý nghĩa nội dung) kiểu như vậy. +++ Web.Tg.TXA. xin mời quý người đọc xem đoạn "Thế nào là đạo văn?" trong một bài viết khác trên Web Chúng ta: bài "Đạo văn trong nghiên cứu" của tác giả Nguyễn Văn Tuấn (vốn đã đăng trên tạp chí Tia Sáng) (19-7 HB7)

 6. Hồ Sĩ Bình (Đà Nẵng) --  Nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường (1824-1886) được gỡ bỏ nỗi oan nghiệt (Báo Kinh tế hợp tác Việt Nam, 25-7 HB7) (27-7 HB7)    Bản sao & phản hồi

 7. Các vấn đề sử học giai đoạn 1954-1975 trong cuộc chiến tranh 131 năm (1858-1875-1989) đã vượt quá thời hạn giải mật (1975 - 2007 = 32 năm). WebTgTXA. mạnh dạn dẫn đường nối web (link) từ WIKIPEDIA đến đây:

Wikipedia: "Chiến tranh Việt Nam"  (1954-1975)

Xem thêm: Wikipedia: "Chiến tranh Đông Dương" (1945-1954)  &

► Link cũ: Links hai bài viết của Trần Xuân An & bình luận, mở rộng các điểm nhấn của độc giả không nêu tên  

    .

Link mới: Links hai bài viết của Trần Xuân An & bình luận, mở rộng các điểm nhấn của độc giả không nêu tên

WebTgTXA. nhận thấy không thể để muộn hơn trong việc làm sáng tỏ sự thật lịch sử trong giai đoạn 1954-1975. Đến thời điểm này (2007), nhân chứng lịch sử từ người dân thường cho đến các nhân vật quan trọng không phải đều là người thiên cổ. Sử học đâu phải chỉ nghiên cứu "xác chết lịch sử". Việc tìm hiểu, nghiên cứu giai đoạn lịch sử này là một yêu cầu bức xúc đối với các nhà tản văn, nhà thơ, nhà giáo đang cầm bút và cầm phấn... Có thể xem lại tiểu thuyết "Mùa hè bên sông"  (29-7 HB7)

 8. Thông tin:

► Lê Tiến Công (thạc sĩ, phóng viên Tạp chí Huế Xưa & Nay) -- Tạp chí Xưa & Nay (cơ quan của Hội KHLS.VN.), số 288, tháng 7-2007, tr. 10 + tr. 15: Bản tin về lễ minh oan và dựng bia tôn vinh nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường (1824-1886) vào ngày 03-6-2007, tại làng An Cư, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị & LTC. - NQTT. -- Hình ảnh tấm bia lịch sử Nguyễn Văn Tường do Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên - Huế trao tặng quê hương ông (trong hai dãy người đứng trước nhà bia, có GS. Đinh Xuân Lâm, Nhà sử học Dương Trung Quốc, PGS.TS. Đỗ Bang và nhiều nhà nghiên cứu cùng các vị khách quý khác).

 

Và trước đây, vào tháng 6-2007:

 

► Nguyễn Quang Trung Tiến (thạc sĩ, nhà nghiên cứu sử học, giảng viên Đại học Khoa học Huế) – Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển (Sở Khoa học và công nghệ Thừa Thiên - Huế), số 2 (61) - 2007, tr. 98, 99, 101, 102: Chùm ảnh về lễ minh oan và dựng bia tôn vinh nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường (1824-1886): 1. Ảnh toàn cảnh đền thờ; 2. Ảnh toàn cảnh lăng mộ (có nhiều người đến viếng); 3. Ảnh chụp trước nhà bia lịch sử (cùng các khách quý), như trên (ảnh đăng kèm bản tin của Lê Tiến Công); 4. Ảnh chụp cận cảnh, ghi rõ trọn vẹn nội dung văn bia trên mặt trước tấm bia ; 5. Ảnh chụp cận cảnh, ghi rõ toàn bộ nội dung trên mặt sau tấm bia. Hai tấm ảnh 4 và 5 được đăng trọn trên 2 trang tạp chí, cỡ trang 19 cm x 27 cm, người đọc có thể đọc rõ từng chữ một.

 

Trong vài ngày gần đây WebTgTXA. mới có số Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển này, nên hôm nay xin ghi nhận bổ sung.

 

Xin được nhắc lại: Mặc dù không phủ chính những góp ý vào bản văn bia, và trong khi chờ đợi sự hoàn tất thủ tục chứng thực các tư liệu do bà Nguyễn Thị Ngọc Oanh, cô Trần Nguyễn Từ Vân sưu tầm ở các trung tâm lưu trữ tại Pháp, Tahiti, Web.Tg.TXA. vẫn một lần nữa khẳng định kết luận của Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Hội Khoa học lịch sử Thừa Thiên - Huế về nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường (1824-1886). (30 & 31-7 HB7)

 

 9. Thông tin - tư liệu về Hiệp định Geneva (Genève) - 1954: Tạp chí Xưa & Nay (cơ quan của Hội KHLS.VN.), số 288, tháng 7-2007, tr. 3 & tr. 6-9, đăng phần 1 bài "Hội nghị Liễu Châu 1954" do Dương Danh Dy trích & biên dịch từ cuốn "Chu Ân Lai và hội nghị Genève", Nxb. Lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc, tháng 1-2005, tr. 434-452. Lời giới thiệu được Ban biên tập Toà soạn Xưa & Nay viết và in đậm: "Giữa mùa hè năm 1954, các nhà lãnh đạo hai nước Trung - Việt đã tiến hành 8 lần họp trong 3 ngày tại thành phố Liễu Châu, nhằm điều hoà lập trường của hai bên tại hội nghị Genève. Chu Ân Lai là người chủ trương cuộc gặp ở Liễu Châu, được sự đồng tình của Hồ Chí Minh. Đây là sự kiện mà các nhà sử học và ngoại giao nước ta chưa đề cập đến. Nhưng theo nhận định của phía Trung Quốc, thì hội nghị đã hoàn toàn thực hiện suy nghĩ trước của Chu Ân Lai về vấn đề Đông Dương. Kỷ niệm ngày ký kết Hiệp nghị Genève 20-7-1954, chúng tôi xin trích đăng bài viết về Chu Ân Lai của Trung Quốc để bạn đọc tham khảo, vì ở đây còn có những điểm chưa phù hợp với nhận định của giới nghiên cứu Việt Nam". WebTgTXA. xin góp phần quảng bá phần trích dịch này đến những người đọc quý mến của tiểu thuyết "Mùa hè bên sông" & tập bài nghị luận (sơ thảo) "Luận về thời chúng ta: Những vấn đề của chiến tranh và hậu chiến"  của Trần Xuân An (01-8 HB7)

 

 

Trân trọng mời xem tiếp

Trang 4 "Bài mới - sách mới - tin tức mới":

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/baimoi-sachmoi-tinmoi-4

 

 

    

Ý KIẾN NGƯỜI ĐỌC (link cũ)

http://txawriter.wordpress.com (link mới)

THÔNG TIN - GIAO LƯU - ĐOÀN KẾT:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/linkdoanket

 _______

 

Tác giả Trần Xuân An giữ bản quyền -- Author Tran Xuan An's copyrights

(All rights reserved) 

Trở về trang chủ website: Tác giả Trần Xuân An 

 

TOÀN BỘ TÁC PHẨM TRẦN XUÂN AN TRÊN GOOGLE PAGE CREATOR:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/danhmtphamtxa_googlepcreator.htm

 

 

Bổ sung: 9 : 40', 04-7 HB7  & 7 : 17', 05-7 HB7;

7-7 HB7 & 8-7 HB7 ; 19 & 20-7 HB7; 29-7 HB7