D.(4). Trang 4 - Thông báo cập nhật

Thông báo cập nhật

(trang 4)

trên WebTgTXA. & các tin tức khác

u

Các trang thuộc mục này: 

 Trang 1 | Trang 2 | Trang 3 | Trang 4 | Trang 5 | Trang 6 ... 

 

u 

 

Chào mừng người đọc quý mến đến với "Web Tác giả Trần Xuân An" -- http://tranxuanan.writer.googlepages.com -- Xin vui lòng nghiền ngẫm từng câu, chữ. Hi vọng người đọc quý mến sẽ không nản lòng trong thế giới duy nhất này, sẽ không tránh né những vấn đề về Việt Nam trong chiến tranh (1858-1885-1930-1945-1954-1975-1989), nhất là về Miền Nam Việt Nam với Vĩ tuyến 17 (1954-1975) và trong thời hậu chiến (1975-1989-???)... & ...

 

Welcome to "Author Tran Xuan An's web" -- http://tranxuanan.writer.googlepages.com -- Read my works for details, please, and think about them. The revered and loved readers, I hope you will not be dispirited in this only one world, you will not evade the problems about Vietnam in the war (1858-1885-1930-1945-1954-1975-1989), especially, about The South of Vietnam with The 17th Parallel (1954-1975) and in the post-war (1975-1989-???)... & ...

 

 

Website: Tác giả Trần Xuân An

Poet / writer & researcher

Twenty one published-books

(poem; novel; essay; research; critical contribution on history, literature...)

The HCM City Literature-writer Association member

 

KỂ TỪ THÁNG 11 HB7 (2007), WEBTGTXA. MỞ THÊM MỘT TRANG MỚI ĐỂ TIỆN VIỆC THEO DÕI, TRUY CẬP CỦA NGƯỜI ĐỌC.

ĐÂY LÀ TRANG THÔNG BÁO TẤT CẢ NHỮNG GÌ ĐÃ ĐƯỢC CẬP NHẬT (UPDATED)

Ở CÁC TRANG KHÔNG PHẢI LÀ TRANG "BÀI MỚI - SÁCH MỚI - TIN TỨC MỚI",

NHƯ "THÔNG TIN - GIAO LƯU - ĐOÀN KẾT", "WEBS NGÀN NHÀ"...

NGOÀI RA, CŨNG CÓ THỂ THÔNG BÁO THÊM MỘT SỐ TIN TỨC KHÁC VỀ BẠN BÈ, ĐỒNG NGHIỆP. GỒM CẢ THƯ TÍN CÔNG KHAI & TIN CẬY ĐĂNG  

(TẤT CẢ CHỈ TRONG GIỚI HẠN NHẤT ĐỊNH, THEO NGUYÊN TẮC HIỆN HÀNH ĐỐI VỚI LOẠI THÔNG TIN BẢO MẬT)...

 

 

uuu Tháng 03 HB8 (2008) (tiếp theo):

► 09-03 HB8: Thư của một người viết văn: Thông báo và bàn về nhan đề bài phỏng vấn giảng viên đại học, nhà văn Dương Như Nguyện (Hoa Kỳ) (h.1):  “Lịch sử trở thành kẻ hiếp dâm, mà văn hoá là nạn nhân bị hãm hiếp”  (Bản sao), do nhà thơ Lý Đợi (Việt Nam) thực hiện, đăng trên TALAWAS (phamthihoai.org) -- Văn học -- Văn học Việt Nam, ngày 7.3.2008  ---  Xem tiếp ... (Xin lưu ý trước: có một vài từ ngữ thuộc phạm trù mĩ học cái tục tĩu trong loại truyện tiếu lâm chính trị).

 

►►

Một trong những thủ đoạn chính trị (trong chính trị cũng như trong văn hoá - tư tưởng và tôn giáo) là kéo chệch hướng, xô ngã, dìm ngắc ngoải người cầm bút có ý thức độc lập vào vũng lầy tính dục thấp hèn, tước mất chủ trương, tôn chỉ nhân văn, nhân quyền chân chính, cao đẹp.

    (09-03 HB8) (h.1)                   (13-03 HB8) (h.2)                   (13-03 HB8) (h.3)

 

► 13-03 HB8: Vừa từ Népal trở về sau chuyến hành hương Đất Phật (từ ngày17-02 HB8 [2008]), nhà báo, cư sĩ Minh Mẫn đã kịp thời cho ra mắt đĩa nén (compact disk) "Về nguồn" (h.2). Những thước phim védio đã ghi lại thật rõ nét 4 địa điểm hành hương: Nơi đản sanh (Lumbini), nơi thành đạo (Uruvelà), nơi bắt đầu khai thị chân lí (Lộc uyển ở Isipatana, gần Benares) và nơi nhập diệt (Kusinàrà) của Đức Phật Thích Ca. Trong đoàn hành hương, còn có nhà thơ Nguyễn Duy, giám đốc Nxb. Văn Nghệ TP.HCM. Nguyễn Đức Bình. "Về nguồn" đặc biệt ghi lại hình ảnh ân cần, niềm nở tiếp đón đoàn của Thượng toạ Thích Huyền Diệu... Ấn tượng nhất vẫn là hình ảnh hậu duệ dòng họ Thích Ca (Sakiya): những gương mặt hiền lành với làn da nâu. Chính các hậu duệ này giúp chúng ta xác định được màu da của Đức Phật Thích Ca. Đĩa "Về nguồn" do chính nhà báo, cư sĩ Minh Mẫn quay phim; Anh Ngọc dựng phim. WebTgTXA. tin chắc việc phát hành đĩa "Về nguồn" sẽ được đón nhận nồng nhiệt.

 

► 13-03 HB8: Nhà thơ Phương Xích-lô đã qua đời đã được 6 năm. Cuốn sách có tên "Nguyễn Văn Phương -- Xích lô hành" cũng đã được Nxb. Hội Nhà văn cấp giấy phép ấn hành từ năm ngoái (2007). Nội dung chính thứ nhất là phần chuyên đề dày đến 60 trang sách, nhà thơ Nhất Lâm viết về thơ Nguyễn Văn Phương, những kỉ niệm giữa Nguyễn Văn Phương và các bạn thơ. Nội dung chính thứ hai là in lại tập thơ "Chở gió" và 6 bài thơ di cảo của Nguyễn Văn Phương. Ngoài ra, còn có lời bạt của Phạm Nguyên Tường cuối tập thơ "Chở gió", cùng các bài viết khác của Xuân Dân, Nguỵ Nguyên, Lương Ngọc An, Ngô Minh. Việc giới thiệu tập sách này quả là quá muộn màng, nên WebTgTXA. xem đây là một nén hương tưởng nhớ, khi Lê Phước Sinh, bạn của Nguyễn Văn Phương thời ở Hương Lâm (Đạ Lây, Đạ Huoai, Lâm Đồng), vừa mới trao cho WebTgTXA. cách đây hai hôm. 

 

► 13-03 HB8: ---- THIỀN SƯ LÊ MẠNH THÁT VÀ NHỮNG PHÁT HIỆN LỊCH SỬ CHẤN ĐỘNG ----

Loạt bài báo của nhà báo Hoàng Hải Vân với nhan đề gây ấn tượng như thế, gồm 7 kì trên 7 số báo giấy cùng báo điện tử Thanh Niên, từ 26-02 HB8 (2008) đến 06-3 HB8. Tiếp sau đó, trên 2 số báo ngày 11 và 13-03 HB8 là 2 đề mục: "Trao đổi xung quanh loạt bài "Thiền sư Lê Mạnh Thát (h.1) và những phát hiện lịch sử chấn động"""Làm gì trước những phát hiện mới về lịch sử?", gồm các bài viết của các nhà nghiên cứu, giảng viên đại học như Trương Thái Du, Hà Văn Thịnh, Nguyễn Đắc Xuân, Trần Lưu, Hoàng Ngọc Kỷ, Trần Chinh Đức. Ngoài ra, báo Sài Gòn Giải phóng đưa tin Hội Khoa học Lịch sử sẽ tổ chức hội thảo, báo Thể thao - Văn hoá phỏng vấn nhà sử học Dương Trung Quốc, báo Tin Tức đăng bài của TS. Nguyễn Việt, báo Nhân Dân cũng đăng lại bài trao đổi của Trương Thái Du, về sự kiện chấn động này... Đối với không khí thiếu vắng tinh thần tranh luận khoa học lâu nay, đây là một khởi động mới rất đáng vui mừng. Tuy nhiên, thật đáng tiếc là sự kiện chấn động báo chí này lại nổ ra đúng vào lúc Thiền sư Lê Mạnh Thát bận rộn nhất -- Thiền sư là Chủ tịch Uỷ ban Quốc tế Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc (UN-VESAK ''08), sẽ được tổ chức vào tháng 5 sắp tới (chẳng còn bao ngày nữa!). WebTgTXA. xin giới thiệu link chính về loạt bài này trên Thanh Niên trực tuyến:

http://www2.thanhnien.com.vn/News/Event.aspx?EventID=1213

Lạm bàn của WebTgTXA.: Hẳn giới nghiên cứu sử, nhiều người đọc và đông đảo tăng ni, đệ tử Đức Phật mong rằng, trước hết, Đại lễ UN-VESAK ''08 với nghi thức và hội thảo về Phật học sẽ thành công tốt đẹp. Đây là việc cấp bách nhất, không thể trì hoãn. Sau đó, cuộc tranh luận khoa học với chuyên đề "Thiền sư Lê Mạnh Thát và những phát hiện lịch sử chấn động" sẽ được phát động mạnh mẽ để đi đến tận cùng vấn nạn sử học đã nêu ra -- vấn nạn không thể tranh luận chỉ một sớm một chiều.

Thiển nghĩ, cho dù có trí tuệ và sức khoẻ phi thường, thiền sư Lê Mạnh Thát cũng khó đứng 2 mũi chịu 2 sào, 2 vai 2 gánh nặng trong cùng một thời điểm.

 

                              

 

                             (h.1)                                     (h.2)                                            (h.3)

 

                            GSTS. Lê Mạnh Thát                                    GS. Phan Huy Lê                    Nhà thơ, nguyên UV.BCT. Nguyễn Khoa Điềm

                                                                                          Nguồn ảnh: báo Thanh Niên & bao SGGP.                                                                           

 

► 14-03 HB8: Báo Sài Gòn giải phóng: GS. Phan Huy Lê trả lời phỏng vấn (h.2) -- Trần Lưu thực hiện.

 

► 15-03 HB8: Theo Thanh Niên online: "Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Khoa Điềm (h.3) nói về những phát hiện lịch sử của Thiền sư Lê Mạnh Thát: “Tôi hoan nghênh loạt bài của Thanh Niên đã hâm nóng một thời kỳ lịch sử...” "

"Sau khi đọc loạt bài "Thiền sư Lê Mạnh Thát và những phát hiện lịch sử" và những ý kiến trao đổi đăng trên các báo, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) Nguyễn Khoa Điềm đã gọi điện thoại hoan nghênh Báo Thanh Niên về loạt bài này. Tiếp đó, trong cuộc gặp gỡ trực tiếp với Báo Thanh Niên, ông đã chính thức bày tỏ quan điểm của mình..."  Xem tiếp... 

 

► 16-03 HB8: Cách đây 5 ngày, Tạp chí điện tử Văn chương Việt đăng lại bài "Lịch sử, sự thật và sử học" của nhà sử học Hà Văn Tấn, với bản vi tính của NTH. (TS. Nguyễn Thị Hậu [?]), như một cách khơi lại ý thức trung thực và khát vọng được trung thực của giới sử học. WebTgTXA. mạn phép dẫn link theo yêu cầu người đọc. Theo người đọc quý mến này, giữa ý thức, khát vọng trung thực và trang sử trung thực vẫn còn một quãng cách lắm khi quá xa, đặc biệt đối với lịch sử cận - hiện đại, nhất là trước thời điểm "Cởi trói" (1987).

 

 

► 16-03 HB8: Trân trọng dẫn link web của nhà văn Đào Hiếu (Bình Định - TP.HCM.): Ngàn webs của ngàn nhà (trang chính của mục)  

 

► 17-03 HB8: ---- THIỀN SƯ LÊ MẠNH THÁT VÀ NHỮNG PHÁT HIỆN LỊCH SỬ CHẤN ĐỘNG (tiếp theo) ----

Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam sẽ tranh luận công khai 3 vấn đề chính với Thiền sư Lê Mạnh Thát  &

Báo Sài Gòn giải phóng: PGS.TS. Phạm Minh Huyền trả lời phỏng vấn  -- Trần Lưu đưa tin và phỏng vấn (16-03 HB8).

 

<<< PGS.TS Phạm Minh Huyền (Ảnh: SGGP)

► 21-03 HB8: TS. Nguyễn Việt -- Về việc “Thiền sư Lê Mạnh Thát và những phát hiện lịch sử chấn động”: Làm sáng tỏ những khoảng trống của lịch sử ? (Hà Nội mới online, 19/03/2008 08:42)

 

Ngoài ra, WebTgTXA. con thấy có những bài viết trên các web-blogs, các diễn đàn web (như blog quachhiennb, website viethoc...) nhưng nhiều tác giả lại sử dụng "nickname", cố ý viết theo kiểu nhật kí với giọng điệu bông đùa, các từ "hi hi; hu hu; hic hic..." thường thấy ở truyện tranh, lại khẳng định là chỉ mới phác thảo, chưa tra cứu lại, nên không tiện dẫn links để quảng bá.

                    

   <<< Nguồn ảnh: BBC-Vietnamese 

 

21-03 HB8: Cuộc biểu tình đấu tranh chống chính quyền Trung Quốc để giành độc lập, tự do (hoặc chỉ giới hạn trong phạm vi quyền tự quyết dân tộc về ngôn ngữ, tôn giáo, văn hoá...) của nhân dân Tây Tạng do các nhà sư Phật giáo lãnh đạo trong những ngày gần đây đã bị Trung Quốc đàn áp khốc liệt. WebTgTXA. vẫn trung thành với phương châm ủng hộ phong trào giành độc lập của các đất nước, các dân tộc vốn đã có truyền thống lịch sử lâu dài với chính quyền độc lập, và hiện nay hội đủ điều kiện để trở thành một quốc gia độc lập thật sự. Đó là dân tộc với số lượng nhân khẩu khả dĩ, lãnh thổ với diện tích khả dĩ, chính quyền với tính hợp pháp khả dĩ, không bị lũng đoạn bởi các thế lực ngoại quốc, không có người ngoại quốc tham dự vào chính quyền ấy.

        

 

 

►Ghi chú theo thông lệ ►

WebTgTXA. chưa đọc hết và tất nhiên cũng không chịu trách nhiệm về nội dung các bài viết khác 

trên các tạp chí điện tử được dẫn đường nối kết (link).

 

 

__________________________

 

 

                                             

 

Lăng mộ Triệu Văn vương (cháu nội Triệu Đà): Bức tường mới xây có hình khắc hoa văn TRỐNG ĐỒNG LẠC VIỆT (Việt Nam). Phải chăng điều đó cho thấy giới sử học Trung Quốc cũng thừa nhận có sự xâm lược của Triệu Đà, đánh bại An Dương vương? 

 ---  Link WebTgTXA.: Nguồn ảnh: Quốc Vinh - BBCVietnamese ---

 

__________________________

 

 

Link: Xem ảnh lớn

 

SUY NGHĨ VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG LỊCH SỬ CỔ ĐẠI NƯỚC TA -- khảo luận sử học của TRẦN XUÂN AN :

Bài 1: GIAI ĐOẠN HUYỀN SỬ TRONG ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ (1697) VÀ KHÂM ĐỊNH VIỆT SỬ THÔNG GIÁM CƯƠNG MỤC (1884)

Bài 2: AN DƯƠNG VƯƠNG, “GIẶC THỤC” HAY ANH HÙNG BI TRÁNG?

Bài 3: NHẬN ĐỊNH DANH NGHĨA TRIỆU ĐÀ (NHÀ TRIỆU – HÁN) VÀ PHÂN KÌ LỊCH SỬ: GIAI ĐOẠN MẤT NƯỚC

 ...

     Chưa kể những di chỉ khảo cổ cực kì quan trọng, huyền sử gồm những thần thoại lịch sử và truyền thuyết lịch sử, tuy không phải là sử kí thành văn nhưng vẫn có yếu tố lịch sử.

 

-u- Thần thoại và truyền thuyết lịch sử của một dân tộc thường được hình thành từ nhiều nguồn và cũng có thể có chung mẫu đề (motif) với các thần thoại, truyền thuyết của các nước láng giềng, các nước có giao lưu văn hoá, tôn giáo.

-u- Cũng có trường hợp sự thật thật lịch sử của một dân tộc là có thật, nhưng lại được phủ lên tấm khăn voan huyền thoại và truyền thuyết vay mượn từ kinh sách nước ngoài.

-u- Ngược lại, giao lưu văn hoá, tôn giáo vốn có ít ra là hai chiều. Do đó, kinh sách nước ngoài khi được đưa vào một đất nước nào đó, cũng có nhiều chương, nhiều đoạn vay mượn, tiếp biến từ sự thật lịch sử, huyền sử của đất nước ấy.

 

     Cho dẫu thuộc trường hợp nào, thần thoại lịch sử "Lạc Long Quân - Âu Cơ và trăm trứng" cũng như truyền thuyết lịch sử "An Dương vương - Mỵ Châu - Trọng Thuỷ" vẫn mãi mãi được bảo tồn, nghiên cứu và lưu hành trong văn hoá dân tộc Việt Nam chúng ta với ý thức đó là huyền sử. Từ ý thức về huyền sử, chúng ta mãi còn nghiên cứu để chiết xuất ra bao nhiêu phần trăm sự thật lịch sử được người xưa ghi nhận, bao nhiêu phần trăm mẫu đề (motif) nghệ thuật truyền khẩu được người xưa vay mượn, bao nhiêu phần trăm hoang đường được người xưa hư cấu với niềm tự tôn dân tộc, với các tri thức tự nhiên, xã hội khác, trong thời kì sơ khai của lịch sử.

 

DẪU SAO, NHỮNG TƯ LIỆU DO THIỀN SƯ LÊ MẠNH THÁT PHÁT HIỆN MÃI MÃI CÓ GIÁ TRỊ. NHIỀU NHÀ NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ NƯỚC NGOÀI VẪN CÔNG NHẬN ĐÓ LÀ CÔNG LAO ĐÓNG GÓP CỦA THIỀN SƯ LÊ MẠNH THÁT VÀO SỬ HỌC NƯỚC TA. CHO ĐẾN NAY, TẠI THỜI ĐIỂM NÀY, ĐỐI VỚI PHẦN LỚN TRONG GIỚI SỬ HỌC, NHỮNG TƯ LIỆU ẤY VẪN CHƯA ĐƯỢC BIẾT ĐẾN!

-- Trần Xuân An (14 & 21-03 HB8)

___________________________________________________________

 

 

 

Xem tiếp trang 5: 23-03 HB8: Ý kiến của GS. Đinh Xuân Lâm trên website BBC-Vietnamese & bài viết của Nnc. Hà Văn Thuỳ trên Tạp chí điện tử Văn chương Việt

 

►Ghi chú theo thông lệ ►

WebTgTXA. chưa đọc hết và tất nhiên cũng không chịu trách nhiệm về nội dung các bài viết khác 

trên các tạp chí điện tử được dẫn đường nối kết (link).

 

 

 

 

__________________________ 

 

 Xem tiếp trang 5

 

Xem lại trang 2  &  trang 3

 

(thuộc mục này)

&

Xin mời xem trang 9 "Bài mới - Sách mới - tin tức mới" (cuối 12 HB7 -- 01 HB8):

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/baimoi-sachmoi-tinmoi-9

 "Ghi chép trong cải cách ruộng đất", ghi ngày 18-5-1953

Bài viết của nhà nghiên cứu sử học Trần Huy Liệu

SUY NGHĨ VÀ PHÁT TRIỂN THÊM NỘI DUNG

Ý NIỆM KHỔ ĐẾ (DUKKHA) TRONG TỨ DIỆU ĐẾ

-- NỀN TẢNG QUAN TRỌNG NHẤT CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO

Bài thứ 3 của Trần Xuân An, viết để hưởng ứng cuộc vận động sáng tác về  Vesak ''08 

 

Xin mời xem trang 10 "Bài mới - Sách mới - tin tức mới" (giữa 01 HB8):

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/baimoi-sachmoi-tinmoi-10

Trần Xuân An, SUY NGHĨ VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ SIÊU HÌNH TRONG TRIẾT HỌC VÀ GIÁO LÍ  ĐẠO PHẬT,

khởi viết từ 8 : 52’ ngày 19-01 HB8 (2008) (còn tiếp)   

Bài thứ 4 của Trần Xuân An, viết để hưởng ứng cuộc vận động sáng tác về  Vesak ''08

Trân trọng mời đọc lại một bài thơ cũ có cùng đề tài về khổ đế (dukkha), nhưng ở bình diện siêu hình:

"Quy luật trời đất điên khùng! Với thiên nhiên, loài người vốn bình tâm".

&

 TRANG ĐẶC BIỆT:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/baimoi-sachmoi-tinmoi-10-bis 

&

Xin mời xem trang 11 "Bài mới - Sách mới - tin tức mới" (02 HB8):

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/baimoi-sachmoi-tinmoi-11 

Những bài viết của Trần Xuân An:

Trước cây hoa mai áp Tết, cảm thông Cao Bá Quát  --  Đọc lại những khoảnh khắc tâm linh...  --  "Ngày xưa" & Nguyễn Nhược Pháp -- Nghĩ ngợi đôi điều nhân đọc thơ của một nghệ sĩ sáo trúc...

23 & 27-02 HB8: Trần Xuân An -- Đọc lại bài thơ "Các vị La Hán chùa Tây Phương" của Huy Cận  (trọn bài) -- Bài đã được gửi đăng trên Tạp chí điện tử Văn nghệ Sông Cửu Long online.

&

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/baimoi-sachmoi-tinmoi-12 

 

Xem lại trang 1:

THÔNG BÁO CẬP NHẬT Ở CÁC TRANG KHÔNG PHẢI TRANG BÀI MỚI - SÁCH MỚI - TIN TỨC MỚI:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/thongbao-update

 

    

Ý KIẾN NGƯỜI ĐỌC & NGƯỜI CẦM BÚT:

http://txawriter.wordpress.com (link mới)

THÔNG TIN - GIAO LƯU - ĐOÀN KẾT:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/linkdoanket

_______

 

Trở về

TRANG BÀI MỚI - SÁCH MỚI - TIN TỨC MỚI

trang "Các trang mục trên WebTgTXA.":

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/webtacgiatranxuanan

 

trang chủ "Web tác giả Trần Xuân An":

http://tranxuanan.writer.googlepages.com

đặc biệt, trang toàn bộ tác phẩm Trần Xuân An:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/danhmtphamtxa_googlepcreator.htm

 

 

Google page creator  /  host

DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE